643158

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

643158
LawNet .vn

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu: 67/2025/UBTVQH15 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 06/02/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 67/2025/UBTVQH15
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 06/02/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 67/2025/UBTVQH15

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2025

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ BẬC, ĐIỀU KIỆN CỦA TỪNG BẬC, VIỆC NÂNG BẬC VÀ SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU TỶ LỆ CÁC BẬC THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

Các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Điều 2. Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc Tòa án quân sự khu vực;

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

3. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực.

Điều 3. Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

2. Người có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

5. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

Điều 4. Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

2. Người có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

5. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương;

6. Người được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân và đang đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao và năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Điều 5. Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2

1. Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết này.

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà số lượng người đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

b) Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 1;

c) Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 1;

d) Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

e) Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

g) Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Điều 6. Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3

1. Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương quy định tại khoản 4 Điều 4, Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc, bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà số lượng người có đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

b) Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 2;

c) Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 2;

d) Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

e) Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

g) Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Điều 7. Nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

1. Nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân:

a) Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thông qua việc xét nâng bậc; bảo đảm điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; căn cứ vào vị trí việc làm, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án được giao và các quy định khác tại Nghị quyết này;

b) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;

c) Chỉ thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân lên bậc cao hơn liền kề với bậc đang giữ;

d) Không thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân đối với trường hợp đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân:

a) Căn cứ số lượng của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao; điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và các quy định khác của Nghị quyết này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp quản lý đề nghị xét nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân;

b) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Điều 8. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

1. Tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7.004 người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân như sau:

a) Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao là 50 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 40%, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

b) Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3, số lượng là 170 người;

c) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.235 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

d) Tòa án nhân dân cấp huyện có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 và Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện là 5.549 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1.

2. Tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự là 129 người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự như sau:

a) Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3, số lượng là 15 người;

b) Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự quân khu và tương đương là 54 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

c) Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự khu vực là 60 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1.

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

1. Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 được chuyển thành Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 152 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

a) Thẩm phán cao cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3. Thời gian giữ bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 tính từ thời điểm bổ nhiệm lần đầu Thẩm phán cao cấp;

b) Thẩm phán trung cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2. Thời gian giữ bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 tính từ thời điểm bổ nhiệm lần đầu Thẩm phán trung cấp;

c) Thẩm phán sơ cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1. Thời gian giữ bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 tính từ thời điểm bổ nhiệm lần đầu Thẩm phán sơ cấp.

2. Việc chuyển, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện đồng thời với xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua.

2. Quy định về số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp tại Nghị quyết số 473a/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012; Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH13 ngày 01 tháng 7 năm 2016; Nghị quyết số 571/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 9 năm 2018; Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định số lượng, cơ cấu tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 và Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt khi thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt trong tổng biên chế của Tòa án nhân dân do cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 42 thông qua ngày 06 tháng 02 năm 2025.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Trần Thanh Mẫn

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác