CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 144/2021/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH,
TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU
NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6
năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng
11 năm 2007;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm
2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Cảnh vệ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý,
sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
ngày 15 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày
14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày
30 tháng 3 năm 2021;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17
tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
ngày 17 tháng 3 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền
lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống
bạo lực gia đình.
2.
Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy
định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử
phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm
vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu
bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2.
Công dân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này
ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
3.
Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu
nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện
pháp khắc phục hậu quả
1.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt chính sau đây:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền.
2.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị
áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b)
Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c)
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
d)
Trục xuất.
3.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,
c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức
có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a)
Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
b)
Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ
và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ
bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp
thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận
kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch
nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt
động);
c)
Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước
công dân;
d)
Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
đ)
Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;
e)
Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi
phạm hành chính;
g)
Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
h)
Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;
i)
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc
buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo
quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm
theo quy định;
k)
Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;
l)
Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy
định;
m)
Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ;
n)
Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ;
o)
Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai
sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;
p)
Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;
q)
Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
r)
Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;
s)
Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi
biên bản kiểm định;
t)
Buộc xin lỗi công khai;
u)
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;
v)
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4.
Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
a)
Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi
hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề,
giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện
theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi
phạm hành chính;
b)
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy
định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm
quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử
phạt vi phạm hành chính
1.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá
nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối
đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là
40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng,
đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng,
chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là
150.000.000 đồng.
2.
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối
với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi
phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3.
Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a)
Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật
Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b)
Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật
Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c)
Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d)
Đơn vị sự nghiệp;
đ)
Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý
nhà nước được giao;
e)
Tổ hợp tác.
4.
Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng,
chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2.
Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a)
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm
chấm dứt hành vi vi phạm;
b)
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời
điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c)
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp
dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến
thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 6. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời
được quy định trong Bộ luật Hình sự
Khi
phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c
khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều
7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a
khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản
5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều
12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các
điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15;
điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm
c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản
4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2,
khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản
4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và
d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm
c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và
khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang
thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường
hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố
vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định
đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định
đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết
định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm
quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều
62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Nghị định này.
Chương II
HÀNH
VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN
XÃ HỘI
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến
500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật,
nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ
quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định
tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn
lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu
dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và
khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật
tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng
gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại
tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở
khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện
bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi
chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa
điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác
khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng,
ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác
tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người
lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng
các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người
lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ
điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên
tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu
chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ
quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ,
bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động
người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc
xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113,
114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm
tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm
tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn
nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm
tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang
thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có
thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm
tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an
toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động
người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các
loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả
năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự
công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn
giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật
tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất,
đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người
khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục
tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy
định của phép bay;
i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội
dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại
vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả
năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực
cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng,
thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của
tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng
không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền
cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa
đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu
nhẹ không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám
sát hoạt động bay.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu
bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không
người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm
quyền cấp.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu
nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở
hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
12. Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh
chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3;
các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản
xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu
bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm
h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm
hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm
lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn
nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3
và điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu
dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ
sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có
quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện
khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường
trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc
điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú,
khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận
thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch
nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác
liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,
xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện
hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,
xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện
hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng
ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của
pháp luật;
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh,
cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện
thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới,
cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ,
tài liệu về cư trú;
h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu
về cư trú.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để
vụ lợi;
b) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh,
cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện
thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
c) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản
lý cư trú.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về
cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư
trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật
khác;
b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về
cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú,
cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật
khác;
c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để
đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện
hành vi trái pháp luật khác;
d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh,
cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện
thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo
quy định của pháp luật;
e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú,
kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại
các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy
định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy
chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến
500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng
minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân
khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp,
đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh
nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị
tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại
Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ
quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi
hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng
minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân
của người khác;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch
nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công
dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân
dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng
minh nhân dân.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để
được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân
hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp
Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy
xác nhận số Chứng minh nhân dân.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân
dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân
dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân
dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân,
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh
nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm
b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh
nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với
hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy
đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công
cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
c) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, công cụ hỗ
trợ;
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi
nguy hiểm bị cấm;
đ) Lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng
nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn
giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ
được giao;
b) Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn,
cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận,
giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
c) Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng
nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành
vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
đ) Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng
chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
e) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng
không thực hiện đúng quy định của pháp luật;
g) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều
kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Phân công người không đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật để quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ;
i) Không bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
theo quy định của pháp luật;
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí,
công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch
thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ,
tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
l) Không xuất trình, giao nộp giấy phép, giấy xác nhận,
giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
m) Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không mang theo giấy
chứng nhận, giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký;
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
o) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép,
giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho
thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc
pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ
hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền
chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi
trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký
theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi
được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu,
phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị
cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp
khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy
phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy
phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa
vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của
pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa,
sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí,
công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết,
cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép
các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí
thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ
trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa,
sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc
nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để
tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác
trái phép;
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép
cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và
pháo dưới mọi hình thức.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa,
sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
b) Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào,
ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm,
khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử
lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản
2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i
khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận
đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định
tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy
chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12
tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều
này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b,
c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều
này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng
nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm
o khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình, kết quả thực hiện
các quy định về an ninh, trật tự không đúng thời gian, không trung thực, không
đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
b) Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động
kinh doanh không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
c) Quá 05 ngày kể từ ngày hoạt động kinh doanh mà
không có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh;
d) Quá 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động mà không
có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động;
đ) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nhưng không có văn bản thông báo
cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Quá 05 ngày kể từ ngày triển khai mục tiêu bảo vệ tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh dịch vụ
bảo vệ đặt trụ sở mà cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có văn bản thông báo
kèm theo các tài liệu có liên quan gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi triển
khai mục tiêu bảo vệ;
g) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai quy
trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở sản
xuất con dấu;
h) Không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm
quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình, kết quả
thực hiện các quy định về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến
an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở
kinh doanh hoạt động;
c) Không lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với
loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Không xây dựng Phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối
với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có phương án bảo đảm an
ninh, trật tự;
đ) Không bố trí kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, sản
phẩm kinh doanh hoặc có bố trí kho nhưng không đảm bảo yêu cầu theo quy định của
pháp luật;
e) Sử dụng nhân viên không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đối với
ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối
với nhân viên;
g) Không thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm
đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến hành hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện;
h) Không lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của người
mang tài sản đến cầm cố theo quy định của pháp luật;
i) Cung cấp dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách
hàng dưới 18 tuổi;
k) Không bố trí nhân viên y tế trực tại địa điểm diễn
ra dịch vụ cung ứng sử dụng súng bắn sơn để xử lý khi có sự cố xảy ra trong thời
gian cung ứng dịch vụ này;
l) Không kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân
của khách hàng đến thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ
thông tin của khách đến lưu trú, người đến thăm khách lưu trú theo quy định của
pháp luật;
n) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi người chịu
trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông
báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an
ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế
để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển
con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ
chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố
theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố
hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ
sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của
pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác
nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm
cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được
quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên
hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu
của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các
thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên
dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục,
biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký
hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng
thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ
là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ
trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo
quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng
chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị
tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an
ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong
mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;
c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh
nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu
theo quy định của pháp luật;
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố
tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật
Dân sự;
đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài
sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật
Dân sự;
e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản
cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc
các hoạt động trái pháp luật;
h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản
lý theo mẫu quy định và không lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch
vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho
người nước ngoài;
i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang,
quân dụng nhưng không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng
cho đối tượng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật
tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt
hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng
các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;
đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06
tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e
và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến
09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm
d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với
cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản
4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với
hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k
khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản
3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng
con dấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu con dấu bị mất;
b) Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp
trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu
bị hỏng;
c) Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có
liên quan biết trước khi sử dụng;
d) Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng
con dấu của cơ quan, tổ chức mình.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức
mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của
pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất
trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của
cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát
hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn
bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan
Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của
người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp,
mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức
khác để hoạt động;
d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;
đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã
đăng ký;
e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;
h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu
con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia
tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy
phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ
quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;
i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin
trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ
chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều
này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu
con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3
và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định
đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự,
thi hành các biện pháp xử lý hành chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người
chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt,
tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm
hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc có
hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác theo quy định
của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm
giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt
tịch thu tài sản, trục xuất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt
theo yêu cầu triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không
chấp hành việc bàn giao của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình
sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không
chấp hành việc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu
tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp
hành án;
e) Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp
kiểm điểm; không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
g) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp
xã;
h) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không cam kết việc chấp hành án;
i) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
k) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
l) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
không thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quyết định của
cơ quan thi hành án hình sự;
n) Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện
nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
o) Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo
yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà
không có lý do chính đáng;
p) Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc
chấp hành án;
q) Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện
và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt
theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
s) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc
chấp hành án;
t) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời
hạn có điều kiện;
u) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
cam kết chấp hành nghĩa vụ;
v) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
x) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
y) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù đi khỏi nơi cư
trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã;
b) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt tại
cơ quan thi hành án hình sự sau khi hết thời hạn hoãn hoặc theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không
có mặt tại nơi chấp hành án trước khi được tạm đình chỉ hoặc cơ quan thi hành
án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết
định thi hành án mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
đ) Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không
xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại
nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
e) Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi
chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
g) Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản
chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế
quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
h) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đi khỏi
nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
k) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay
đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
l) Người chấp hành án phạt cấm cư trú đến cư trú ở những
nơi đã bị cấm cư trú mà không được phép hoặc quá thời hạn cho phép;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đi
khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp
xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
n) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay
đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
o) Người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân
có hành vi thực hiện các quyền đã bị cấm theo bản án;
p) Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp
hành án theo quy định của pháp luật;
q) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không
thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản
của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho
bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm
đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt
tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều
kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn,
thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức
hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả
năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân,
tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người
khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn
giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người
khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc
chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ
khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với
hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới
trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi,
biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành
viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập
biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi
kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và
cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ,
lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ
100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi
suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình
công cộng, công trình an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ
chức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín,
cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;
b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây
hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục
tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động
lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được
phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến
500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không
mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ
cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ
ABTC.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất,
hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp
cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi
phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không
đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người
nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần
có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ
có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam
yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt
Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn
tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới
16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất
cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình
thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại
quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt
Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ
chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người
nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành,
giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh,
xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định
của pháp luật;
đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá
trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn
tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ
16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay
đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước
ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn
thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo
quy định của pháp luật;
h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện
nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của
người nước ngoài;
i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm
nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú
theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự
thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ
có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn
tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ
30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt
động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn
tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến
dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá
trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm
theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo
lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục
đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm
trú;
c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy
thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn
tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở
lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động,
làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ
trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá
trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại
Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người
nước ngoài cư trú;
d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều
khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái
phép;
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp,
che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở
lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất
cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm
c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm
c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà
nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu,
vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
c) Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
theo quy định của pháp luật;
d) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi
lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
đ) Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý
bí mật nhà nước;
e) Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
g) Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa
nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung
bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
h) Xác định sai độ mật theo quy định của pháp luật;
i) Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước
theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Thu thập bí mật nhà nước không đúng quy định của
pháp luật;
b) Không thực hiện biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu
quả khi để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
c) Không thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền
khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
d) Không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử
dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà
nước;
đ) Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không
đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật
nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng
Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu,
ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội
dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà
nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng
quy định của pháp luật;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc
quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà
không được phép của người có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện
thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng
quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông
tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm
b, đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối
với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm
d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối
với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi
quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành
vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục,
cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ
khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với
hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy
chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công
an nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu,
giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng
Công an nhân dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số
hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực
lượng Công an nhân dân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối
với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của
pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động
người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi
hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi
hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan
nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi
ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước
công dân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối
với hành vi cố ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo
thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý,
khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú,
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ
liệu và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu
về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu
căn cước công dân nhưng không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá
trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu
về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu
căn cước công dân;
b) Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công
dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát
tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú,
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và
các trang, thiết bị phục vụ hoạt động bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm
a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm
soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và
các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người
được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao
thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu
trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường,
kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động
tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do
mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người
khác sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng,
tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm
định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận
chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng,
trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa
khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động
được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động
cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối
với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp
phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề,
giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với
hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
6 Điều này.
Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này.
Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến
500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong
trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành
vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 26. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán
dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến
500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua
dâm, bán dâm.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì
hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động
mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy
trì hoạt động mua dâm, bán dâm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 27. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt
động mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm
phương thức kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở
kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở
cơ sở do mình quản lý.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản
1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định
tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều này.
Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như
xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh
ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức
khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao,
vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc,
nơi đánh bạc khác;
b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc
đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ
cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở
kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở
do mình quản lý.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái
phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của
mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác
cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể
thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b,
c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với
hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều
này.
Mục 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU
NẠN, CỨU HỘ
Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến
và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chấp hành không đầy đủ nội quy về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển
chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở nơi bị che khuất tầm nhìn
hoặc để bị mất tác dụng;
c) Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng
cháy và chữa cháy không đúng quy cách, mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ
dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy
hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;
d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ không đầy đủ nội dung quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất
hoạt động của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng
văn bản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra
an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm
việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm
tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng
cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 31. Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi
hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt
động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt
động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo
đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo
quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều
kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập
trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo
quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo
quy định của pháp luật;
b) Không lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện hoặc
thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp
luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ của
các chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh;
b) Không có phương án xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết
bị, đường ống chứa, đựng, dẫn chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;
b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy,
nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc
danh mục cấm kinh doanh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống
chống tĩnh điện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
1 Điều này;
c) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử
lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã
được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương
tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng
cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm
về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan
có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên
phương tiện vận chuyển.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá
số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không
có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy
và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền
khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận
chuyển theo quy định;
e) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn
phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ
cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
h) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan
có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm
b, c và d khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a
khoản 5 Điều này;
b) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến
kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5
Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc
các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa,
nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt
mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc
các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng
cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống
điện, thiết bị điện mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc
thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ
theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho
hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định
của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa
cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo
quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống
chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải
lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống
chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối
với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong đầu tư, xây dựng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và
chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình theo quy định của pháp
luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc
hoán cải phương tiện giao thông cơ giới khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng
nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc
giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chế tạo phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện
phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn
bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa
cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng
cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm
duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với
hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng
cháy và chữa cháy và ngăn cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm khoảng
cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn
đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các
giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những
nơi không được phép.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an
toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách
an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng
không bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo
quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn
cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy
định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng
cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều
thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao
thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện
chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về
phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn
về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự
cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương
tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn
thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng
quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn,
đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công
trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
2; các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về phương án chữa cháy,
phương án cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định của
pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu
hộ không bảo đảm yêu cầu và nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập
phương án chữa cháy đến cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan
quản lý có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu
hộ chưa được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống
trong phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài
liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn,
cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương
án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi
quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy
động.
Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố,
tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc
thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo
cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản
trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Điều 43. Vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về
phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi cập nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với
hành vi không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên thiết bị truyền tin báo sự
cố theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi không cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp
luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa
cháy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này;
b) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết
bị truyền tin báo sự cố đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử
dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện
phòng cháy và chữa cháy;
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo
đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện
phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá
nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không
đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;
d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho
phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;
đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa
cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ
chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy
và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không
phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực
chữa cháy dùng vào mục đích khác;
d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc
không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện
phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt;
e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho
phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo
quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho
nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của
pháp luật;
b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện
chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;
c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của
phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị
theo quy định của pháp luật;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng
nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy
theo quy định của pháp luật;
b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo
quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện
phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều
này.
Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không
được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng,
phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu
nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực
điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu
cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy
định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối
tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa
cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại
đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
Điều
46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi
làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về
phòng cháy và chữa cháy.
2.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b)
Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn
làm lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc,
người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29
chỗ ngồi hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
về cháy, nổ hoặc làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên
tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ;
c)
Sử dụng người thực hiện chuyên trách nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi chưa được cấp
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp
vụ cứu nạn, cứu hộ đã hết thời hạn;
d)
Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật.
3.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều
47. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy
cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a)
Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
b)
Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại
cơ sở.
2.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại
cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp
luật.
3.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a) Thành
lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người
theo quy định của pháp luật;
b)
Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc
chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c)
Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy
cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp
luật;
d)
Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của
pháp luật.
4.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia
hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.
5.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập
đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định.
6.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập
đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều
48. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa
cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải
có chứng chỉ hành nghề;
b)
Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c)
Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d)
Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện,
thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi
đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy;
đ)
Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại
phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với danh mục phương tiện đã được
cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm định;
e)
Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi không thực hiện
đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b)
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không đúng với lĩnh vực trong Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c)
Cấp biên bản kiểm định mà không thực hiện việc kiểm định hoặc không đúng sự thật.
4.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy không đúng
thông số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa
cháy đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
b)
Đưa phương tiện phòng cháy và chữa cháy vào lưu thông khi chưa được kiểm định
theo quy định của pháp luật.
5.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy từ 03 tháng đến
06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
6.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi
phạm quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b)
Buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
c) Buộc
thu hồi biên bản kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều
này;
d)
Buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều
49. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ
bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b)
Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội
dung theo quy định của pháp luật.
2.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện
phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp
phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và
chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều
50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt
hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại
về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b)
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c)
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này dưới 61%.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản
2 Điều này.
Điều
51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về
tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định
an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ
20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định
an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ
50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt
hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b)
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c)
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này dưới 61%.
5.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản
4 Điều này.
Mục 4.
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều
52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây
thương tích cho thành viên gia đình.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho
thành viên gia đình;
b)
Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần
được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều
trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại
các khoản 1 và 2 Điều này;
b)
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản
1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều
53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn
uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi,
yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai
khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều
54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì
chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a) Tiết
lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình
nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b)
Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên
gia đình;
c) Phổ
biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nạn nhân.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều này;
b)
Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy
định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Điều
55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên
gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp,
lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành
viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội
hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người,
con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu
dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với
thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai
khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều
56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm
nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau.
Điều
57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ
chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông
bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b)
Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng,
chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ
đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều
58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1.
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2.
Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định
của pháp luật về lao động.
3.
Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Điều
59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của
họ
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên
gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo
lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Điều
60. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia
đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn
nhân bạo lực gia đình;
b)
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia
đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a)
Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn
nhân bạo lực gia đình;
b)
Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia
đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản
2 Điều này;
b)
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều này.
Điều
61. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành
vi bạo lực gia đình
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi
giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người
khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Điều
62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc
ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
1.
Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
2.
Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền.
3. Cản
trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
Điều
63. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động
hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá
thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.
Điều
64. Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:
1. Tiết
lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của
nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín của nạn nhân.
2. Cố
ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của
nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều
65. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có
hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ
tin cậy tại cộng đồng;
c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình
để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình,
cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền
sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến
12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều
66. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động ngoài phạm
vi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động khi
chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc không đăng ký hoạt động.
Điều
67. Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
cố tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định
cấm tiếp xúc.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại,
phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia
đình.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương
III
THẨM QUYỀN XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều
68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1.
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng,
chống tệ nạn xã hội.
2.
Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội.
3.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế
xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục
An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động,
Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ
trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng
phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng
và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập
cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng
phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy
đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng
đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục
trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về
tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt
theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất.
Điều
70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1.
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
2.
Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Đội
trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5.
Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6.
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng,
Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh
sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 800.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội.
2. Tổ
trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội.
3. Đội
trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải
đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải
đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được
quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6.
Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
72. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1.
Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội.
2. Đội
trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi
cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội.
3.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông
quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống
buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm
soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra
chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm
tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục
trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc
Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1.
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.
2.
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục
trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
74. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
1.
Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này.
2.
Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
3.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục
trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
75. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
1.
Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội.
2. Đội
trưởng Đội quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được
quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục
trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị
trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
4. Tổng
cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
Điều
76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
1.
Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000
đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 750.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2.
Chánh Thanh tra Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
3.
Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến
75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
4.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản
2 Điều này.
Điều
77. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội.
3. Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính.
4. Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều
78. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều
68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền
áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt
tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với
cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II
Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định
này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử
phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều
69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực,
địa bàn mình quản lý.
4. Người có thẩm quyền xử
phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại các Điều 7, 8 và 15; khoản 1, các điểm
c, d và đ khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 18; các Điều
24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 và các Điều tại Mục 4 Chương II Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 Nghị định này
trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
5. Người có thẩm quyền xử
phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3, điểm d khoản 4,
các điểm a và c khoản 5 Điều 7; điểm a khoản 1, các điểm a,
b và c khoản 2, các điểm b và d khoản 4 Điều 10; các điểm
a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b, c, d, e, g và m khoản 2, các điểm a, b,
d, đ, g, h, i và k khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các
điểm a, b và c khoản 5 Điều 11; các điểm a, b và đ khoản 1,
các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 20;
các Điều 21, 23 và 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định
tại Điều 71 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
địa bàn trên vùng biển được giao.
6. Người có thẩm quyền xử
phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c và đ khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 7; các điểm
đ và k khoản 3, các điểm a, c, d và e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 11 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 72 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
7. Người có thẩm quyền xử
phạt của Kiểm lâm, Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Điều 21 và Mục 3 Chương II Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại các Điều 73 và 74 Nghị định
này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối
với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18 và
21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 77 Nghị
định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Thanh tra Lao động -
Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại
Mục 2 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
10. Thanh tra Văn hóa, Thể
thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
11. Thanh tra Bộ Tài
chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1
và khoản 3 Điều 49 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
12. Các lực lượng Thanh
tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi
vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 7 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
13. Người có thẩm quyền xử
phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với
các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 Nghị định này
và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều
79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
các Điều 68, 69, 70, 71, 72,
73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công
an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
3. Công an viên có thẩm
quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản
lý.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
80. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định này thay thế
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều
81. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình xảy
ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc
đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường
hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm
pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu
lực thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm
Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành
chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật
Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Các hành vi vi phạm
hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú xảy ra trước
ngày 31 tháng 12 năm 2022 được áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Điều
82. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an
chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện Nghị định
này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh
|