Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
Số hiệu: | 51/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 51/2002/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 05/06/2002 |
Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 51/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002 |
NGHỊ ĐỊNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm
1989;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân, bảo hộ và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện quyền
hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Báo chí" là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
2. "Báo in" là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).
3. "Báo nói" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh).
4. "Báo hình" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).
5. "Báo điện tử" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet).
6. "Bản tin thời sự" là ấn phẩm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quan thông tấn nhà nước.
7. "Bản tin thông tấn" là ấn phẩm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấn nhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế.
8. "Số phụ" là ấn phẩm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối tuần, tháng, cuối tháng.
9. ''Phụ trương'' là trang tăng thêm ngoài số trang quy định của báo và được phát hành cùng số báo chính.
10. "Đặc san" là ấn phẩm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vào một sự kiện, một chủ đề.
11. ''Chương trình phụ'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình định kỳ được thực hiện ngoài chương trình chính.
12. ''Chương trình đặc biệt'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình không định kỳ, tập trung vào một sự kiện, một chủ đề.
13. "Họp báo" là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó.
14. "Lưu chiểu báo chí" là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của cơ quan báo chí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi phát hành.
15. "Phát hành báo chí" là việc lưu hành các sản phẩm báo chí đến người sử dụng báo chí thông qua các phương tiện khác nhau.
16. "Quảng cáo trên báo chí" là hình thức thông báo, giới thiệu đến công chúng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại và dịch vụ phi thương mại của tổ chức, cá nhân bằng các loại hình báo chí.
17. "Đăng, phát trên báo chí" là việc đưa thông tin trên báo chí.
18. "Tác phẩm báo chí" là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh ...đã được đăng, phát trên báo chí.
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
1. Các cơ quan báo chí thực hiện quyền tự do báo chí và có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, định hướng thông tin và không vi phạm Điều 10 của Luật Báo chí và những quy định cụ thể trong Nghị định này. Trường hợp không đăng, phát thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời cho tác giả bằng văn bản hoặc đăng, phát trên báo chí bằng hình thức hộp thư, nhắn tin.
3. Kể từ khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo, hoặc văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị, phê bình đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận thì cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phê bình hoặc đăng, phát trên báo chí của mình trong thời hạn mười (10) ngày đối với báo ngày và đài phát thanh, đài truyền hình, mười lăm (15) ngày đối với báo tuần, trên số ra tiếp gần nhất đối với tạp chí.
Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, người có chức vụ
Khi cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội (gọi chung là tổ chức) và người có chức vụ nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.
Chương 3:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ
Điều 4. Cải chính trên báo chí
1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phải đăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử), đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.
Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên ba mươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, còn phải thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạp chí mình để đăng, phát kết luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cải chính.
2. Trường hợp cơ quan báo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí, tác phẩm của mình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.
Thể thức cải chính, xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đề cập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Thể thức, thời gian đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Điều 5. Những điều không được thông tin trên báo chí
Quy định cụ thể các khoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:
1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).
4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Không được đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).
6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.
Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.
Điều 6. Cơ quan chủ quản báo chí
1. Căn cứ vào Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và quy hoạch phát triển báo chí của Chính phủ, các tổ chức quy định tại Điều 1 Luật Báo chí có quyền đứng tên xin thành lập cơ quan báo chí và là cơ quan chủ quản báo chí sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
3. Cơ quan chủ quản báo chí bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập (báo in, báo điện tử), Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc (đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở nghe - nhìn thời sự) sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, người được cử thay mặt cơ quan chủ quản theo dõi, chỉ đạo cơ quan báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
4. Cơ quan chủ quản báo chí quy định chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí, định kỳ báo cáo về hoạt động của cơ quan báo chí với Bộ Văn hóa - Thông tin.
5. Cơ quan chủ quản báo chí có trách nhiệm cấp kinh phí ban đầu, trụ sở, đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, trợ giá cho cơ quan báo chí trong trường hợp báo chí do thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phải bán dưới giá thành, hoặc được cấp kinh phí hoạt động (đối với đài phát thanh, đài truyền hình).
Điều 7. Quyền hạn của cơ quan báo chí
1. Được cơ quan chủ quản báo chí cấp vốn, kinh phí hoạt động, trợ giá, bù lỗ. Ngoài các chế độ ưu đãi về thuế, ưu đãi về phí đối với hoạt động xuất bản, phát hành báo chí, các cơ quan báo chí của các tổ chức chính trị, báo chí phục vụ thiếu nhi, phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo, đồng bào các dân tộc thiểu số, báo chí đối ngoại và khoa học kỹ thuật được Nhà nước xem xét để tài trợ hàng năm.
2. Được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách báo, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh các thiết bị, vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí.
Cơ quan báo chí có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan báo chí thì phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí để biết.
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kinh doanh tách biệt với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan báo chí và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mà cơ quan báo chí kinh doanh.
3. Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước vào các hoạt động phù hợp quy định của luật pháp.
Cơ quan chủ quản báo chí có trách nhiệm hướng dẫn việc tiếp nhận sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện theo đúng quy định của Nhà nước.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ.
1. Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.
3. Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
4. Được ưu tiên trong việc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ.
5. Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.
Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương
1. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí (bao gồm báo in, báo điện tử, thông tấn, phát thanh, truyền hình); kế hoạch đầu tư, ngân sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thông tin đại chúng;
b) Soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí, chính sách, chế độ đối với cơ quan báo chí và nhà báo;
c) Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 19 Luật Báo chí; cấp giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương, chương trình đặc biệt, chương trình phụ theo quy định tại Điều 21 Luật Báo chí;
d) Cấp và kiểm tra việc sử dụng thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo;
đ) Kiểm tra báo lưu chiểu, quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia;
e) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích. Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí;
g) Tổ chức thông tin cho báo chí theo các quy định của Luật Báo chí;
h) Quản lý hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
i) Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực báo chí;
k) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý báo chí thuộc các lĩnh vực theo sự phân công của Chính phủ.
Cục Báo chí là cơ quan giúp Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí trong cả nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về báo chí bao gồm các nội dung:
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí đối với các cơ quan báo chí trực thuộc;
b) Xây dựng quy hoạch hệ thống báo chí trực thuộc;
c) Trực tiếp chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc;
d) Có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc.
Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí của địa phương. Thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí Trung ương và báo chí địa phương khác hoạt động tại địa phương mình theo ủy quyền của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức thanh tra, hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhập khẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hóa - Thông tin giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí.
1. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.
2. Nội dung hoạt động thanh tra:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;
b) Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách báo chí.
3. Đối tượng thanh tra là hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.
4. Quyền hạn của thanh tra:
a) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí;
b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;
c) Yêu cầu các đương sự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
d) Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Điều kiện được cấp phép hoạt động báo chí
1. Có người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.
2. Xác định rõ tên cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in đối với báo in, báo điện tử; công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng đối với báo nói, báo hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.
4. Có trụ sở chính thức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
5. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình, ngoài các điều kiện trên, việc sử dụng máy phát (công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về tần số cấp.
Điều 13. Cấp giấy phép hoạt động báo chí
1. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấy phép.
2. Cơ quan báo chí muốn xuất bản các ấn phẩm, phát sóng các chương trình không nằm trong quy định của giấy phép hoạt động báo chí đã cấp, phải xin phép Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức không có cơ quan báo chí, muốn xuất bản đặc san phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.
4. Hồ sơ xin phép hoạt động báo chí và xuất bản đặc san theo quy định và mẫu thống nhất của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu hồ sơ, giấy phép, quy chế và hướng dẫn thủ tục xin, cấp giấy phép.
5. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
Điều 14. Hiệu lực của giấy phép
1. Sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.
2. Sau chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
3. Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước mười (10) ngày bằng văn bản cho Bộ Văn hóa - Thông tin; phải tự thông báo trên báo chí của mình. Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.
4. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép Bộ Văn hóa -Thông tin:
a) Tên báo chí;
b) Tôn chỉ, mục đích, kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện.
5. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về tần số:
a) Loại máy phát, công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng, đặc điểm kỹ thuật của ăng-ten phát;
b) Tần số hoặc kênh tần số vô tuyến điện.
6. Thay đổi cách trình bày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thời gian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng văn bản và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin đồng ý bằng văn bản.
Điều 15. Các nội dung phải ghi trên trang một, bìa một, trang trong của báo và tạp chí
1. Trang một của báo, bìa một của tạp chí:
a) Tên báo chí;
b) Tên cơ quan chủ quản (in dưới tên báo chí);
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Trang trong của báo, tạp chí:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, telex, fax;
c) Họ, tên Tổng biên tập;
d) Nơi in, khuôn khổ, số trang;
đ) Kỳ hạn xuất bản;
e) Giá bán.
1. Đối tượng:
a) Báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành;
b) Báo chí nộp lưu chiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.
2. Thời gian nộp báo chí lưu chiểu:
a) Báo in xuất bản hàng ngày phải nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày.
b) Báo in không ra hàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành sáu (6) tiếng đồng hồ.
c) Báo chí nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành mười hai (12) tiếng đồng hồ.
3. Địa điểm và số lượng báo chí nộp lưu chiểu:
a) Báo chí lưu chiểu nộp cho:
- Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí): sáu (6) bản (báo chí nước ngoài nhập để phát hành rộng rãi chỉ nộp hai (2) bản).
- Sở Văn hóa - Thông tin địa phương nơi báo chí xuất bản: một (1) bản.
- Thư viện quốc gia: theo thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm;
b) Báo chí không xuất bản ở Hà Nội, nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hóa - Thông tin qua Bưu điện cùng một lúc nộp lưu chiểu cho Sở Văn hóa - Thông tin địa phương, tính thời gian nộp lưu chiểu theo dấu tem Bưu điện;
c) Báo chí được phép in lại, phải nộp lưu chiểu như lần thứ nhất.
4. Báo chí nộp lưu chiểu qua bưu điện phải đăng ký với cơ quan bưu điện nơi báo chí xuất bản. Báo chí lưu chiểu được chuyển nhanh nhất và đầy đủ đến cơ quan nhận lưu chiểu.
5. Chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng, báo điện tử đã phát trên mạng phải lưu giữ văn bản tại cơ quan báo chí ít nhất sáu (6) tháng, lưu giữ các phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, trên mạng ít nhất ba mươi (30) ngày.
1. Cơ quan báo chí thực hiện phát hành báo chí theo đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
2. Ngành bưu chính viễn thông có trách nhiệm phát hành báo chí xuất bản trong nước và báo chí nước ngoài nhập vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng với cơ quan báo chí và cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí đúng với quy định ghi trong giấy phép.
Tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu đặt mua báo chí qua hệ thống phát hành của ngành bưu chính viễn thông thì ngành bưu chính viễn thông ký kết hợp đồng với cơ quan báo chí để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Cước phí vận chuyển đến từng vùng theo khung cước phí phát hành do Chính phủ quy định.
Cơ quan báo chí tự phát hành một phần hoặc toàn bộ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp mạng lưới phát hành của mình hoạt động đúng pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về phát hành báo chí.
Trường hợp có lệnh thu hồi của Bộ Văn hóa - Thông tin, thì các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí, cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện. Cơ quan báo chí hoặc cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí phải chịu chi phí cho việc thu hồi những ấn phẩm của mình.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin cùng cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính quy định cụ thể về phát hành báo chí in. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định mức khung cước phí phát hành cho từng khu vực trong cả nước nhằm phát hành báo chí đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể về quản lý nội dung thông tin thu, phát trực tiếp qua vệ tinh, qua mạng máy tính và thông tin phát lại của đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được nhận ủy thác của cơ quan báo chí, cơ sở phát hành báo chí để phát hành báo chí Việt Nam ra nước ngoài.
6. Báo chí xuất bản ở nước ngoài phát hành vào Việt Nam phải được phép của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu báo chí phi mậu dịch phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.
Điều 18. Quảng cáo trên báo chí
Báo chí được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
a) Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
b) Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
1. Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến vào hoạt động báo chí thì được khen thưởng theo các quy định về khen thưởng của Nhà nước.
2. Chính phủ hỗ trợ ngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hàng năm cho các tác phẩm báo chí xuất sắc.
Cơ quan báo chí; cơ quan chủ quản báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí; tổ chức, cá nhân khác có các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc xử phạt hành chính phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
Điều 22. Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân trong cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân ở địa phương.
Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý không thỏa đáng thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định hình thức xử lý thích hợp.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định việc thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; thu hồi thẻ nhà báo.
Trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền ra lệnh tạm thời và phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin xem xét và ra quyết định chính thức.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 133/HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989.
2. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 25. Hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 26. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 27. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây