293312

Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

293312
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Số hiệu: 30/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/05/2016 Số công báo: 327-328
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 30/2016/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/05/2016
Số công báo: 327-328
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi Tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này được áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 3. Nguyên tắc đầu tư

Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

Điều 4. Các hình thức đầu tư

1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Cho ngân sách nhà nước vay;

c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 5. Xây dựng phương án đầu tư

1. Căn cứ tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm và các hình thức đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Phương án đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng cùng với việc lập dự toán thu, chi và tổng hợp trong dự toán thu, chi hằng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung gồm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đầu tư năm trước, ước thực hiện năm nay, chi Tiết theo từng hình thức đầu tư, gồm các chỉ tiêu: Số dư nợ đầu tư, số tiền đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), mức lãi suất đầu tư;

b) Dự kiến đầu tư trong năm kế hoạch, gồm các chỉ tiêu: Tổng số tiền sử dụng đầu tư, các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, thời hạn đầu tư, mức lãi suất đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), số dư nợ đầu tư cuối năm.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đầu tư phải theo đúng hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này và phương án đầu tư đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải Điều chỉnh hoặc bổ sung phương án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý xem xét, quyết định.

Chương II

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Điều 6. Mua trái phiếu Chính phủ

1. Trái phiếu Chính phủ được mua bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước và theo các hình thức sau:

a) Mua trái phiếu từ Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;

b) Mua trái phiếu Chính phủ từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ.

2. Mức mua trái phiếu do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

3. Thời hạn đầu tư mua trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn của từng loại trái phiếu Chính phủ cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Việc thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu Chính phủ khi đến hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.

5. Trường hợp cần thiết phải bán trái phiếu Chính phủ để thu hồi vốn trước hạn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 7. Cho ngân sách nhà nước vay

1. Mức cho vay do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào nhu cầu vay của ngân sách nhà nước và phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Thời hạn cho vay được tính kể từ ngày cho vay đến ngày thu nợ; thời hạn cho vay cụ thể của từng Khoản vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10 năm.

3. Mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay. Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời Điểm gần nhất.

4. Thu hồi nợ vay:

a) Tiền gốc được thanh toán một lần khi đến hạn hoặc thanh toán trước hạn một hoặc nhiều lần và phải thanh toán đầy đủ khi đến hạn;

b) Tiền lãi được thanh toán hằng năm tính trên số dư nợ cho vay và mức lãi suất cho vay của từng hợp đồng. Thời Điểm cụ thể tính lãi và thanh toán tiền lãi của từng Khoản cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng phải ghi rõ trong hợp đồng cho vay.

5. Trường hợp đến hạn trả nợ gốc, Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, xử lý thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ chính phủ và các Mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nếu Bộ Tài chính có văn bản đề nghị gia hạn thời gian trả nợ gốc hoặc vay lại Khoản nợ gốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:

a) Trường hợp gia hạn nợ: Mỗi Khoản vay chỉ được gia hạn nợ một lần, thời hạn tối đa không quá 01 năm; lãi suất cho vay tiếp tục thực hiện theo mức lãi suất của hợp đồng khi đến hạn hoặc mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp cho vay lại: Bộ Tài chính chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả hết tiền lãi của hợp đồng đến hạn trả nợ, sau đó cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập lại hợp đồng cho vay theo quy định tại Khoản 6 Điều này; thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng mới được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc của hợp đồng đến hạn. Căn cứ hợp đồng cho vay đến hạn và hợp đồng cho vay mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hạch toán thu nợ gốc của Khoản vay đến hạn và cho vay theo hợp đồng mới, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;

c) Thủ tục gia hạn nợ, cho vay lại theo quy định tại Khoản này phải được hoàn thành trước khi đến hạn trả nợ gốc chậm nhất là 05 ngày làm việc.

6. Việc cho ngân sách nhà nước vay được lập thành hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay phải ghi rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, thời Điểm tính lãi, thời Điểm thanh toán, phương thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc cho vay.

Điều 8. Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Mức gửi tiền tại các ngân hàng thương mại do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Thời hạn gửi tiền được tính kể từ ngày gửi đến ngày thu hồi. Thời hạn cụ thể do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn căn cứ vào từng loại kỳ hạn gửi tiền của ngân hàng thương mại nhưng tối đa không quá 03 năm.

3. Mức lãi suất gửi tiền thực hiện theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức trung bình lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn tại thời Điểm gửi tiền của bốn chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc bốn ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Việc lựa chọn bốn chi nhánh thuộc bốn ngân hàng thương mại tương ứng quy định tại Khoản này do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

4. Việc thanh toán tiền gốc, tiền lãi thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng.

Trường hợp đến hạn thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc, nếu ngân hàng thương mại thanh toán không kịp thời, thì ngoài việc phải thanh toán đủ số tiền lãi hoặc tiền gốc chậm thanh toán, còn phải thanh toán tiền lãi chậm thanh toán bằng 150% mức lãi suất gửi tiền tại thời Điểm thanh toán tính trên số tiền chậm thanh toán, thời gian chậm thanh toán.

Điều 9. Mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Việc mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng thương mại phát hành phải thuộc phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Thời hạn đầu tư mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tùy thuộc vào thời hạn của từng loại giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hành nhưng tối đa không quá 05 năm.

3. Mức lãi suất mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thực hiện theo lãi suất phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng thương mại phát hành nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm mua. Trường hợp trong 03 tháng trước thời Điểm mua không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì lãi suất mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thực hiện theo mức lãi suất đầu tư gửi tiền tại ngân hàng thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

4. Việc thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi khi đến hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng thương mại.

5. Trường hợp cần thiết phải bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi để thu hồi vốn trước hạn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 10. Mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành

1. Mức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và tỷ trọng vốn đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

2. Thời hạn đầu tư mua trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn của từng loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nhưng tối đa không quá 05 năm.

3. Việc thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khi đến hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong nước.

4. Trường hợp cần thiết phải bán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để thu hồi vốn trước hạn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 11. Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Dự án được đầu tư là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm Mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa Điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.

2. Mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư:

a) Mức vốn đầu tư vào từng dự án được căn cứ vào nhu cầu của chủ đầu tư, phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và tỷ trọng vốn đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Thời hạn đầu tư tùy theo từng dự án nhưng tối đa không quá 05 năm.

Trường hợp đến hạn thanh toán tiền gốc, chủ đầu tư tập trung nguồn lực để mở rộng dự án sản xuất kinh doanh hoặc chưa tập trung kịp thời nguồn vốn để thanh toán do các nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư nếu có văn bản đề nghị gia hạn thời gian thanh toán, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;

c) Mức lãi suất đầu tư phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm đầu tư, chưa bao gồm Khoản phí có liên quan (nếu có). Trường hợp trong 03 tháng trước thời Điểm đầu tư không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chủ đầu tư thỏa thuận nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất đầu tư theo hình thức gửi tiền quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

3. Chủ đầu tư khi có nhu cầu huy động vốn từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồ sơ gồm:

a) Các tài liệu chứng minh là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;

b) Nhu cầu vốn thực hiện dự án, trong đó nêu rõ nhu cầu huy động vốn từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Mục đích sử dụng và mức lãi suất đầu tư dự kiến; cam kết sử dụng vốn đầu tư đúng Mục đích, có hiệu quả.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thực hiện xong việc xem xét các tài liệu chứng minh là dự án quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đề xuất mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua để tổ chức thực hiện. Trường hợp không nhất trí đầu tư thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư.

5. Việc thực hiện đầu tư vào dự án quan trọng được lập thành hợp đồng, trong đó phải ghi rõ tên dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm Mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa Điểm, thời gian, tiến độ thực hiện), mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, phương thức giải ngân, thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp, cam kết của các bên và thỏa thuận khác liên quan.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn; yêu cầu chủ đầu tư báo cáo việc sử dụng vốn và chứng minh vốn đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng đúng Mục đích.

Chương III

SỬ DỤNG TIỀN SINH LỜI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Điều 12. Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư

Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này và số tiền lãi phát sinh trên tài Khoản tiền gửi phản ánh các Khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

1. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc như sau:

a) Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hằng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào các hình thức quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định này của năm trước liền kề. Mức trích cụ thể hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định;

b) Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho số tiền đầu tư bị rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;

c) Quỹ dự phòng rủi ro trong thời gian chưa sử dụng, được sử dụng đầu tư vào các hình thức quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm và sử dụng như sau:

a) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm xã hội sau khi trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm;

b) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng để Điều Tiết chung;

c) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 13. Xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư

1. Phạm vi xử lý rủi ro:

a) Các Khoản đầu tư vào hình thức gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại bị rủi ro do ngân hàng thương mại gặp rủi ro theo quy định của pháp luật;

b) Các Khoản đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bị rủi ro do chủ đầu tư gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng gồm thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.

2. Biện pháp xử lý rủi ro:

a) Gia hạn nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư khi đến hạn thu hồi trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;

b) Khoanh nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thu hồi trong thời gian nhất định và không tính lãi đối với số tiền (gốc) chưa thu trong thời gian được khoanh nợ; thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 03 năm;

c) Xóa lãi là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đầu tư của bên có liên quan khi đến hạn thanh toán;

d) Bán nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao quyền chủ nợ đối với Khoản đầu tư bị rủi ro cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng, trong đó xác định rõ giá bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan. Trường hợp số tiền thu được của bên mua nợ nhỏ hơn số tiền bị rủi ro (nếu có), thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định tại Điểm đ Khoản này;

đ) Xóa gốc là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền gốc đầu tư của bên có liên quan. Nguồn bù đắp xóa nợ được trích từ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Nguyên tắc xử lý rủi ro:

a) Khoản đầu tư được thực hiện theo đúng thẩm quyền và phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này;

b) Có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Khoản đầu tư bị rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư (tiền gốc, lãi);

c) Việc xử lý rủi ro được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự và quy định của pháp luật;

d) Một Khoản đầu tư bị rủi ro có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp gia hạn nợ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp khoanh nợ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp xóa lãi, bán nợ, xóa nợ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Khi xảy ra rủi ro dẫn đến vốn đầu tư không thu hồi đúng hạn hoặc không có khả năng thu hồi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:

a) Phải kịp thời báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có liên quan để xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất về tài sản và lập hồ sơ đề nghị xử lý;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và cơ quan có liên quan thẩm định, đề xuất các biện pháp xử lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Điều Khoản chuyển tiếp

Đối với các hợp đồng cho ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay và đầu tư vào các công trình kinh tế trọng Điểm quốc gia được ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bên có liên quan tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Trường hợp gia hạn các hợp đồng này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 6 năm 2016.

2. Điều 9 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo đảm việc đầu tư theo đúng quy định.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết quả xếp loại tín nhiệm đối với các ngân hàng thương mại hằng năm để phục vụ cho hoạt động đầu tư an toàn, hiệu quả.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo bộ phận quản lý đầu tư quỹ phải thường xuyên cập nhật thông tin về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt; đối chiếu số tiền đầu tư, số tiền đến hạn thu hồi và số dư của từng hình thức đầu tư, đối tượng đầu tư để phục vụ cho việc xác định lãi suất đầu tư sát thực tế, thu hồi tiền gốc, lãi được kịp thời và đúng hạn;

b) Định kỳ 3 tháng một lần, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

c) Thực hiện lưu giữ hồ sơ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

d) Cung cấp đầy đủ và kịp thời các số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản