Chỉ thị 05/2006/CT-NHNN về việc tăng cường công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chỉ thị 05/2006/CT-NHNN về việc tăng cường công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 05/2006/CT-NHNN | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 21/12/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/01/2007 | Số công báo: | 5-6 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 05/2006/CT-NHNN |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 21/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/01/2007 |
Số công báo: | 5-6 |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2006/CT-NHNN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
SỐ 05/2006/CT-NHNN VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước luôn xác định rõ vị trí, vai trò, tác dụng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật và coi là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây viết tắt là Chỉ thị 32 của Ban Bí thư), công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả và chuyển biến đáng kể như: đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nội dung phong phú, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã từng bước tiếp cận đến số đông cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngân hàng (sau đây viết tắt là cán bộ Ngân hàng). Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các bộ Ngân hàng, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động quản lý và thực thi các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nhận thức về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong ngành ngân hàng còn chưa đầy đủ, việc triển khai chưa đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ.
Để tiếp tục đẩy mạnh cộng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm giúp cán bộ Ngân hàng nắm bắt đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định pháp luật về lĩnh vực ngân hàng, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ Ngân hàng bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật theo tinh thần Chỉ thị 32 của Ban Bí thư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các cơ quan thường trực hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý, các tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là các đơn vị ) thực hiện một số nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 32 của Ban bí thư, kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Gắn việc thực hiện Chỉ thị 32 của Ban bí thư với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, chương trình, kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng trong từng thời kỳ. Tiến tới hoạt động sơ kết toàn quốc 3 năm việc thực hiện Chỉ thị 32 của Ban bí thư vào đầu năm 2007, Vụ pháp chế tham mưu cho Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32 về công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong ngành Ngân hàng.
2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tăng cường đổi mới về phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; Tăng cường xuất bản và phát hành tài liệu hỏi – đáp pháp luật; Đăng tải thường xuyên các văn bản mới trên mạng website Ngân hàng Nhà nước và mạng nội bộ Ngân hàng Nhà nước; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong toàn ngành Ngân hàng; Tạo điều kiện và trang bị đầy đủ cho cán bộ Ngân hàng các kiến thức pháp luật về quản lý kinh tế, thương mại, dân sự, các Điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế về hợp tác quốc tế của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia liên quan đến hoạt động ngân hàng…
Công tác này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp, bảo đảm tính khoa học và cập nhật; Lựa chọn và áp dụng các biện pháp, hình thức phổ biến phù hợp với từng loại đối tượng đáp ứng nhu cầu của công tác phổ biến giáo dục trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
3. Các đơn vị tiếp tục xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cán bộ Ngân hàng phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu pháp luật là trách nhiệm của mình, gương mẫu chấp hành pháp luật, góp phần giúp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng có hiệu quả.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, trực tiếp của các cấp ủy đảng. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong ngành Ngân hàng chủ động phát huy vai trò của tổ chức mình trong việc vận động các thành viên tham gia tích cực các công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật, có các biện pháp vận dụng thích hợp nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật tạo thói quen nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; Kịp thời tổ chức biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt; Giám sát việc thi hành pháp luật của các đơn vị, cán bộ Ngân hàng. Đồng thời, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong ngành Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Các cơ quan, phương tiện thông tin báo chí trong ngành Ngân hàng tiếp tục phối hợp với các đơn vị kịp thời đăng tải các thông tin về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Đăng tải nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; Thông tin về các hội nghị, lớp tập huấn về công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong ngành ngân hàng… Cơ quan báo chí của ngành cần tăng cường các chuyên trang, chuyên mục về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức thích hợp.
6. Khai thác có hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học của Chính phủ, của Quốc hội, của các Bộ ngành. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật trên mạng website Ngân hàng Nhà nước và mạng nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ yêu cầu công việc cũng như sử dụng cơ sở dữ liệu này như một phương thức phổ biến pháp luật rộng rãi.
7. Kiện toàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương (thành lập Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của ngành Ngân hàng) đến các tổ chức, bộ phận pháp chế của các đơn vị. Mỗi tổ chức, bộ phận pháp chế của các đơn vị cần bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của ngành ngân hàng. Tăng cường công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hoạt động chất lượng, có hiệu quả.
8. Vụ Pháp chế có trách nhiệm làm đầu mối triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong ngành ngân hàng; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này. Vụ Pháp chế chủ động trong việc xây dựng đề cương, hướng dẫn phổ biến các văn bản Luật, Pháp lệnh. Phối hợp với các đơn vị chủ trì soạn thảo phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật trong ngành ngân hàng.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này cũng như kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cán bộ trong đơn vị: Định kỳ báo cáo tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị 6 tháng đầu năm (trước ngày 01/7 hàng năm) và tổng kết cuối năm (trước ngày 01/12 hàng năm) về Vụ Pháp chế để báo cáo Thống đốc.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo./.
Nơi nhận: |
KT.
THỐNG ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây