Văn bản hợp nhất 1607/VBHN-BLĐTBXH năm 2023 hợp nhất Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Văn bản hợp nhất 1607/VBHN-BLĐTBXH năm 2023 hợp nhất Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 1607/VBHN-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 04/05/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/05/2023 | Số công báo: | 709-710 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1607/VBHN-BLĐTBXH |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 04/05/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/05/2023 |
Số công báo: | 709-710 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1607/VBHN-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2023 |
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019;
Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.1 2
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm.
1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Việc làm.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động.
3. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Mục 1. LỰA CHỌN VÀ THÔNG BÁO DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG
Điều 3. Lựa chọn dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
1. Các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:
a) Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch;
c) Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường;
d) Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quyết định thực hiện chính sách việc làm công đối với các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Thông báo dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện; chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được và nhu cầu sử dụng lao động tham gia thực hiện chính sách việc làm công.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã về các nội dung thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Mục 2. THAM GIA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG
Điều 5. Đăng ký tham gia chính sách việc làm công
1. Người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công đăng ký tham gia dự án, hoạt động quy định tại Điều 3 Nghị định này với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã.
Điều 6. Lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trong danh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên:
1. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm.
2. Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
3. Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.
Điều 7. Chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công
1. Người sử dụng lao động có sử dụng lao động tham gia chính sách việc làm công phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và bảo đảm các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công có sự tham gia của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các chế độ đối với người lao động.
Mục 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG
Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chính sách việc làm công.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; kiểm tra và gửi kết quả thực hiện chính sách việc làm công đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công trên địa bàn; kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 9. Giám sát việc thực hiện chính sách việc làm công của cộng đồng
1. Cộng đồng dân cư giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.
HỖ TRỢ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 10. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Điều 11. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Điều 12. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước
1. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động ngoài nước;
b) Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam;
c) Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung và mức hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Nguồn kinh phí để hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước. Riêng nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn.
HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Điều 14. Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 15. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 16. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 17. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề
Nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Mục 2. HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP, KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
Điều 18. Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Học sinh các trường trung học phổ thông;
b) Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Định hướng nghề nghiệp;
b) Cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp;
c) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc;
d) Tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên lập nghiệp.
Điều 19. Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp;
b) Thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp;
b) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp;
c) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp.
Mục 1. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
Điều 20. Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 21. Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm
1.3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm.
2.4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 22. Nguyên tắc cho vay vốn
1. Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Bảo toàn vốn.
3. Thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
1.7 Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Điều kiện bảo đảm tiền vay8
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
2.9 Hồ sơ vay vốn
a)10 Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh11 và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh12 của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
3.13 (được bãi bỏ)
Điều 29. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn
1. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
2. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Điều 30. Thu hồi và sử dụng vốn vay
1. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn, đối tượng vay có thể thỏa thuận trả vốn vay trước hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, không bảo đảm chỉ tiêu tạo việc làm theo dự án vay vốn trong thời gian vay vốn thì báo cáo với cơ quan phê duyệt hồ sơ vay vốn ra quyết định thu hồi vốn vay trước thời hạn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn vay đã thu hồi để cho vay, hạn chế vốn tồn đọng.
3.14 Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4.15 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5.16 Cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình.
1.17 Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và hạch toán tiền lãi thu được vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng và các khoản chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Trích 0,3% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ để hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trích 15% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý.
2. Các cơ quan phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình thẩm định, giải ngân và thu hồi vốn vay được hưởng phí do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả từ lãi vốn vay.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng lãi vốn vay theo quy định tại Điều này.
Điều 32. Xử lý nợ rủi ro vốn vay
Xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 33. Huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm19
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mục 3. CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 34.20 Nguyên tắc cho vay vốn
1. Bảo đảm đúng đối tượng.
2. Bảo toàn vốn.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch.
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 36. Điều kiện bảo đảm tiền vay22
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Thời hạn vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Lãi suất vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi cư trú.
2.26 Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc hộ cận nghèo theo Mẫu số 3a và Mẫu số 3b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với người lao động là thân nhân người có công với cách mạng:
- Giấy đề nghị vay vốn theo quy định tại điểm a khoản này;
- Bản sao giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 40.27 Thẩm định, phê duyệt vốn vay
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn; người lao động có thể thỏa thuận về việc trả vốn vay trước hạn.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp, người lao động và Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận về việc doanh nghiệp chuyển tiền lương của người lao động để trả vốn vay.
Điều 42.29 Sử dụng lãi vốn vay
1. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng;
b) Chi kinh phí quản lý cho vay, thu hồi vốn vay;
c) Bổ sung vốn vay cho Quỹ.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng lãi vốn vay theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 43.30 Xử lý nợ rủi ro vốn vay
Xử lý nợ rủi ro vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 44. Huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng32
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 45.33 Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành 34 35
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.
2. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg; các quy định về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề; Điều 4 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo dự án đã được phê duyệt.
4. Các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo chương trình, dự án, đề án đã được phê duyệt.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số 137 |
Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm |
Mẫu số 1b38 |
Được bãi bỏ |
Mẫu số 2 |
Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm |
Mẫu số 3a |
Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Cho vay trực tiếp người lao động) |
Mẫu số 3b |
Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Cho vay người lao động thông qua hộ gia đình) |
Mẫu số 4 |
Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ……
Họ và tên: ................................................................. Ngày, tháng, năm sinh:…./…/……….
Dân tộc: ....................................................... Giới tính: ........................................................
Số CCCD/CMND: .................................................................................................................
Ngày cấp: ....................................... Nơi cấp: ......................................................................
Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú(1): ......................................................................................
Điện thoại: ...........................................................................................................................
Thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có):
□ Người khuyết tật theo Giấy xác nhận khuyết tật số………………… do Ủy ban nhân dân xã ……….. cấp ngày …………..
□ Người dân tộc thiểu số ………… đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Tôi có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để thực hiện dự án:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Nơi thực hiện dự án: ............................................................................................................
..............................................................................................................................................
Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: ... người, trong đó:
- Lao động nữ (nếu có): .................................................................................người
- Lao động là người khuyết tật (nếu có): ...................................................... người
- Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): .............................................người
Vốn thực hiện dự án: ..................................................................... đồng, trong đó:
- Vốn tự có: .................................................................................................... đồng
Đề nghị ngân hàng cho vay số tiền: ........................................................................ đồng
(Bằng chữ:............................................................................................................. )
để dùng vào việc: .................................................................. , cụ thể như sau:
STT |
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY |
SỐ LƯỢNG |
THÀNH TIỀN (đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời hạn vay: ......................... tháng Trả gốc: ................... Trả lãi: .......................
Tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN ………………. Ông/bà: …………………………… Có dự án được thực hiện tại địa phương. ..., ngày...
tháng... năm ... |
…., ngày ...
tháng... năm … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DỰ ÁN VAY VỐN HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội……
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Tên Doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ hợp tác/Hộ kinh doanh: ..............................................
...............................................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................
3. Điện thoại: ............................................................. Fax: ..................................................
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh số:
Ngày cấp: ............................ Cơ quan cấp: .........................................................................
Hoặc hợp đồng hợp tác số: .................................................................................................
5. Họ và tên người đại diện: ........................................................ Chức vụ: ........................
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: .............................................
Ngày cấp: ..................................... Nơi cấp: ........................................................................
Quyết định bổ nhiệm số: ................... Ngày: ................ Do: .............................. quyết định
Hoặc giấy ủy quyền số: .................. Ngày: ................ Do: .................................. ủy quyền
6. Mã số thuế: ......................................................................................................................
7. Vốn điều lệ/Vốn góp/Vốn tự có: ................................................... đồng
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của 02 năm trước thời điểm vay vốn (nếu có)
Năm ……:
- Tổng doanh thu: ……...................................…………………….................... đồng
- Tổng chi phí: ...................................………………..…………………..……… đồng
- Thuế: ……….....................................……………………………………..……. đồng
- Lợi nhuận: …...................................…………………………………..………... đồng
Năm ……:
- Tổng doanh thu: ……...................................…………………….................... đồng
- Tổng chi phí: ...................................………………..…………………..……… đồng
- Thuế: ……….....................................……………………………………..……. đồng
- Lợi nhuận: …...................................…………………………………..………... đồng
2. Tình hình sử dụng lao động
Tổng số lao động hiện có: ........................................................... người, trong đó:
- Lao động nữ (nếu có): .................................................................... người
- Lao động là người khuyết tật (nếu có): ........................................... người
- Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): ................................. người
III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN VÀ NHU CẦU VAY VỐN
1. Tên dự án: ........................................................................................................................
Nơi thực hiện dự án: ............................................................................................................
2. Nội dung dự án
a) Hiện trạng
- Văn phòng/chi nhánh/cửa hàng kinh doanh (địa chỉ, diện tích): .............
..............................................................................................................................................
- Nhà xưởng, kho bãi (số lượng, diện tích, tình trạng hoạt động, địa chỉ):
..............................................................................................................................................
- Trang thiết bị, máy móc (số lượng, giá trị, tình trạng hoạt động): ...........
..............................................................................................................................................
b) Dự án phát triển sản xuất, kinh doanh
- Mở rộng, cải tạo nhà xưởng, kho bãi:
+ Diện tích mở rộng, cải tạo: .....................................................................
+ Chi phí mở rộng, cải tạo: ........................................................................
- Đầu tư trang thiết bị:
+ Máy móc, thiết bị (chủng loại, số lượng, giá trị): .....................................
+ Phương tiện (chủng loại, số lượng, giá trị): ............................................
- Đầu tư vốn lưu động: Vật tư, nguyên, nhiên liệu, hàng hóa, dịch vụ (chủng loại, số lượng, giá trị): ............................................................................
c) Phương án sử dụng lao động.
Tổng số lao động:.............................................................. người, trong đó:
- Số người lao động được tạo việc làm (nếu có): ............. người, trong đó:
+ Lao động nữ (nếu có): .................................................................. người
+ Lao động là người khuyết tật (nếu có): ........................................ người
+ Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): .............................. người.
- Số người lao động được duy trì và mở rộng việc làm: … người, trong đó:
+ Lao động nữ (nếu có): .................................................................. người
+ Lao động là người khuyết tật (nếu có): ........................................ người
+ Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): .............................. người
d) Hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn
- Tổng doanh thu: .......................... đồng
- Tổng chi phí: ............................... đồng
- Lợi nhuận: ................................... đồng
đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án: tháng ... năm ............
3. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án: ................................. đồng, trong đó:
- Vốn tự có: ...................................................................................... đồng
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền: .................................................. đồng
(Bằng chữ: ................................................................................................. )
để dùng vào việc: ................................................................................................
4. Thời hạn vay: .. tháng
5. Nguồn tiền trả nợ ngân hàng
- Khấu hao tài sản từ vốn vay: ....................................................................... đồng
- Khấu hao tài sản từ nguồn vốn tự có: .......................................................... đồng
- Lợi nhuận từ dự án và các nguồn khác: ...................................................... đồng
- Dự kiến tổng số tiền trả nợ một năm là: ....................................................... đồng
6. Trả gốc: ……………………… Trả lãi theo: .........................................
7. Tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có)
STT |
TÊN TÀI SẢN |
SỐ LƯỢNG |
GIÁ TRỊ ƯỚC TÍNH(đồng) |
GIẤY TỜ VỀ TÀI SẢN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN .......................................... Cơ sở sản xuất, kinh
doanh:.......................... Có dự án được thực hiện tại địa phương./. …, ngày …
tháng … năm … |
…, ngày …
tháng … năm … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Cho vay trực tiếp người lao động)
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ……
Họ và tên: …………………………………. Ngày, tháng, năm sinh: ………./………/………..
Dân tộc: ………....…………………………….. Giới tính: ……………………………………….
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: .............................................
Ngày cấp: ……………................. Nơi cấp: ……………………………………………………..
Nơi cư trú: ………………………………………........……………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………........………………………………………
Thuộc đối tượng:
- Thuộc hộ cận nghèo □
- Thân nhân người có công với cách mạng □
Tôi có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số ………… tại quốc gia/vùng lãnh thổ …………………………… ký ngày …………. với (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài), địa chỉ ……………………………………….. trong thời hạn ……………. tháng.
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền: …………………………………………….. đồng
(Bằng chữ: ………………………………………………………………………………..)
Thời hạn vay: ……………… tháng .................................. Trả gốc: …………………
Trả lãi: …………….. .................................................................................................
Tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có):
STT |
TÊN TÀI SẢN |
SỐ LƯỢNG |
GIÁ TRỊ ƯỚC TÍNH (đồng) |
GIẤY TỜ VỀ TÀI SẢN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN …………… Ông/bà:
……………………………………. ..., ngày ...
tháng ... năm ... |
..., ngày ...
tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã ghi rõ đối tượng vay vốn thuộc hộ cận nghèo (nếu có)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Cho vay người lao động thông qua hộ gia đình)
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội …………..
Họ và tên: ...................................................... Ngày, tháng, năm sinh:........./......../..............
Dân tộc: ............................................................. Giới tính: ..................................................
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: .............................................
Ngày cấp: ................................ Nơi cấp: .............................................................................
Điện thoại: ............................................................................................................................
Là người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền đại diện cho hộ gia đình cư trú tại: ....................................................................................................
Tôi đề nghị vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho Ông/bà: ................................................................ là thành viên của hộ gia đình.
Ngày, tháng, năm sinh:........./......../....... Dân tộc:................................. Giới tính: ...............
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số:..............................................
Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp: .....................................................................
Quan hệ với người đại diện hộ gia đình :.............................................................................
Thuộc đối tượng:
- Thuộc hộ cận nghèo □
- Thân nhân người có công với cách mạng □
Để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số ………… tại quốc gia/vùng lãnh thổ ....................................... ký ngày ……………với (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài), địa chỉ ………………………………. trong thời hạn ............. tháng.
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền: .............................................................. đồng
(Bằng chữ: ..............................................................................................................)
Thời hạn vay: ………..… tháng Trả gốc: ..….. Trả lãi: ....................
Tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có):
STT |
TÊN TÀI SẢN |
SỐ LƯỢNG |
GIÁ TRỊ ƯỚC TÍNH (đồng) |
GIẤY TỜ VỀ TÀI SẢN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN …………… Các
ông/bà: ………………………………… ..., ngày ...
tháng ... năm ... |
..., ngày ...
tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã ghi rõ đối tượng vay vốn thuộc hộ cận nghèo (nếu có)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY XÁC NHẬN THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1. Thông tin về thân nhân người có công với cách mạng
Họ và tên: ……………………………………………………………...…………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ......………./……../……. Giới tính: ……………………………………
Nơi cư trú: ... ……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………..
Quan hệ với người có công với cách mạng (1): ……………..………………………………….
2. Thông tin về người có công với cách mạng
Họ và tên: ……………………..…………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: .. ……./…../……. Giới tính: ……………………………………………
Thuộc diện người có công với cách mạng (2): …......………………………………………….
Số hồ sơ: ………………………………………....…………………………………………………
Nơi cư trú: ………………………………......………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (4) Ông/bà: …………………… Là thân nhân người có công với cách mạng./. ...,
ngày....tháng...năm... |
…,
ngày....tháng...năm... |
….,
ngày...tháng....năm... |
Ghi chú:
(1) Ghi quan hệ người đề nghị xác nhận với người có công với cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
(2) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng.
(3) Mục này không áp dụng đối với liệt sỹ, người có công với cách mạng đã từ trần.
(4) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
- Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý;
- Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang cư trú tại xã.
1 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm có căn cứ ban hành như sau:
“ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây viết tắt là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).”
2 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.”
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
5 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
6 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
7 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
8 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
9 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
11 Cụm từ này được thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
12 Cụm từ này được thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
13 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
14 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
15 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
16 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
17 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
18 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
19 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
20 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
21 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gi a về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
22 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
23 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
24 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
25 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
26 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
27 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
28 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
29 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
30 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
31 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
32 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
33 Số thứ tự điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
34 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
2. Mức vay, thời hạn vay vốn, lãi suất vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay đối với dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; điều kiện bảo đảm tiền vay đối với dự án vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
35 Điều 15 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm thực hiện và điều khoản thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này và thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các thủ tục hành chính, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy được thay thế bằng việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.”
36 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019
37 Mẫu này được thay thế theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
38 Mẫu này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây