592623

Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

592623
LawNet .vn

Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 10/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 28/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 28/12/2023 Số công báo: 1347-1348
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 10/VBHN-BGTVT
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 28/07/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 28/12/2023
Số công báo: 1347-1348
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2023

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIÁ, QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ DỊCH VỤ VẬN HÀNH KHAI THÁC BẾN PHÀ ĐƯỜNG BỘ TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG

Thông tư số 39/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xây dựng phương án giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng.

Điều 2. Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương

1. Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nhóm công việc:

a) Nhóm công việc có tính chất thường xuyên gồm: quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận hành hệ thống giao thông thông minh (sau đây viết tắt là ITS);

b) Nhóm công việc có tính chất tư vấn gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các công việc tư vấn khảo sát, lập dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, thẩm tra các công trình sửa chữa, tư vấn kiểm toán và dịch vụ sự nghiệp công có tính chất tư vấn khác trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

c) Nhóm công việc có tính chất sửa chữa gồm: sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (bao gồm cả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

d) Nhóm công việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Dịch vụ sự nghiệp công vận hành, khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương gồm các nhóm công việc:

a) Nhóm công việc có tính chất thường xuyên gồm: quản lý, vận hành khai thác bến phà đường bộ. Các công việc quản lý, điều hành đảm bảo giao thông bến phà trong thời gian phà dừng hoạt động thuộc công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Nhóm công việc có tính chất không thường xuyên gồm: sửa chữa định kỳ, đột xuất, mua sắm bổ sung, thay thế các phương tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý, vận hành và khai thác bến phà đường bộ. Các công việc sửa chữa: công trình đường dẫn xuống bến, công trình bến phà và các công trình phụ trợ khác là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc nhóm công việc sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng phương án giá

Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giá dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương (sau đây viết tắt là dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ) được xây dựng theo các quy định của pháp luật về giá, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Xác định bằng dự toán quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận hành khai thác bến phà đường bộ;

2. Bù đắp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, bảo trì đường bộ hoặc quy trình vận hành khai thác bến phà đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

3. Phù hợp với mặt bằng giá, tình hình thị trường nơi thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, khối lượng, chất lượng dịch vụ và được xác định trên cơ sở hiện trạng công trình, cụ thể như sau:

a) Đối với các công việc có tính chất thường xuyên: được xác định định kỳ hàng năm;

b) Đối với các công việc khác: được xác định phù hợp với tính chất công việc theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và ngân sách nhà nước;

4. Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động cho việc thực hiện dịch vụ công. Trong trường hợp theo quy định của pháp luật phải phát sinh các chi phí liên quan khác như: tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, kiểm toán, tư vấn khác liên quan; thẩm định, quyết toán; đảm bảo an toàn giao thông phục vụ công tác thi công sửa chữa công trình; bảo hiểm hoặc các chi phí khác thì các chi phí này được tính riêng cho từng nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở căn cứ vào quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Điều 4. Phương pháp xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ

Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ được xây dựng theo các phương pháp sau đây:

1. Định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%);

2. Khối lượng và đơn giá, trong đó gồm: khối lượng công việc thực hiện phù hợp kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kế hoạch vận hành khai thác bến phà đường bộ và đơn giá các công việc tương ứng (trừ trường hợp công việc khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này);

3. Kết hợp các phương pháp nêu trên.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIÁ

Mục 1. PHƯƠNG ÁN GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất thường xuyên

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công có tính chất thường xuyên được xác định như sau:

a) Phần trực tiếp của giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định bằng khối lượng, số lượng công việc cần thực hiện phù hợp kế hoạch bảo trì được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên và các tiêu chuẩn khác có liên quan, quy trình quản lý bảo trì, quy trình vận hành khai thác được duyệt, định mức bảo dưỡng thường xuyên, đơn giá chi tiết của các công việc cụ thể;

b) Các chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn tại Biểu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định qua việc lập, thẩm tra (nếu có), thẩm định, phê duyệt dự toán và các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp cơ quan, đơn vị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan quản lý đường bộ được giao tổ chức lập giá và quản lý dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhưng chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm cho các công việc liên quan đến hoạt động này thì được tính các chi phí để thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức thực hiện lập giá dịch vụ;

b) Giám sát, nghiệm thu kết quả thực hiện dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

c) Trường hợp được thuê tư vấn thực hiện thì sử dụng chi phí tại các điểm a, và b khoản này để chi trả cho tư vấn.

3. Giá dịch vụ sự nghiệp công đối với nhóm công việc có tính chất thường xuyên có kết cấu và phương pháp xác định theo hướng dẫn tại Biểu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất tư vấn

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công có tính chất tư vấn để thực hiện sửa chữa công trình, thiết bị từ 500 triệu đồng trở lên bao gồm các công việc: lập dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, thẩm tra các công trình sửa chữa, tư vấn kiểm toán và dịch sự nghiệp công có tính chất tư vấn khác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công tư vấn khảo sát xây dựng được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

3. Giá dịch vụ sự nghiệp công đối với nhóm công việc có tính chất tư vấn khác (kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các công việc tư vấn khác) chưa có định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) thì được xác định theo nguyên tắc và phương pháp lập dự toán theo quy định tại Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này; có kết cấu và phương pháp xác định theo hướng dẫn tại Biểu số 02 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở khối lượng thực hiện theo đề cương được duyệt và định mức kinh tế - kỹ thuật của từng công việc.

Điều 7. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất sửa chữa

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công đối với nhóm công việc có tính chất sửa chữa được xác định như sau:

a) Đối với chi phí bảo trì trực tiếp trong giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định bằng khối lượng công việc theo thiết kế, dự án được duyệt trong phạm vi kế hoạch bảo trì được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chi tiết của các công việc cụ thể;

b) Đối với chi phí bảo trì gián tiếp, các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác được xác định theo quy định tại Thông tư này và quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Đối với công tác mua bảo hiểm và các công việc cần thiết khác liên quan đến việc thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì chi phí được xác định theo các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.

3. Giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất sửa chữa có kết cấu và phương pháp xác định theo hướng dẫn tại Biểu số 03 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Giá dịch vụ sự nghiệp công sửa chữa đột xuất bước 1 để khắc phục thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được xác định cụ thể theo từng loại công việc:

a) Trông coi, bảo quản thiết bị, vật tư dự phòng;

b) Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1;

c) Sửa chữa kho bảo quản vật tư dự phòng, mua sắm thiết bị, vật tư dự phòng;

d) Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 2.

2. Giá dịch vụ sự nghiệp công để thực hiện công việc tại điểm a khoản 1 Điều này có nguyên tắc và phương pháp xác định theo quy định tại Điều 5 và Biểu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Giá dịch vụ sự nghiệp nhóm công việc khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 tại điểm b khoản 1 Điều này được xây dựng phương án giá trên cơ sở hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1; nguyên tắc và phương pháp xác định theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Biểu số 04 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Không tính các chi phí nhà tạm, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đối với dịch vụ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 của những công việc có chi phí trực tiếp nhỏ hơn 500 triệu đồng có tính chất đơn giản như thu dọn, vận chuyển vật cản: cây đổ, cột điện, đất, đá sụt, lở, trôi tràn ra mặt đường, rãnh, cống, khôi phục hệ thống báo hiệu đường bộ.

4. Giá dịch vụ sự nghiệp công để thực hiện công việc tại điểm c và d khoản 1 Điều này có nguyên tắc và phương pháp xác định theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 và Biểu số 03 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tổ chức, cá nhân lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai có trách nhiệm rà soát các chi phí cần thiết trong quá trình thực hiện để xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.

Mục 2. PHƯƠNG ÁN GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VẬN HÀNH KHAI THÁC BẾN PHÀ ĐƯỜNG BỘ TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ

Điều 9. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất thường xuyên

Giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất thường xuyên vận hành khai thác bến phà đường bộ được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Chi phí vận hành, khai thác bến phà và công tác điều hành hoạt động ở hai đầu bến được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Chi phí quản lý, điều hành đảm bảo giao thông trong thời gian bến phà dừng hoạt động do yếu tố bất khả kháng, quyết định tạm dừng phà của cấp có thẩm quyền được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 10. Phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất không thường xuyên

Các chi phí sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, mua sắm bổ sung phương tiện, trang thiết bị, sửa chữa phà, ca nô, tàu kéo, phương tiện vượt sông, phương tiện cứu hộ khác phải được lập dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) và thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Mục 3. ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG

Điều 11. Chi phí nhân công trong giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ

Chi phí nhân công trong giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mục 4. ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN GIÁ

Điều 12. Điều chỉnh phương án giá

Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về giá.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN[2]

Điều 13. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Cục Đường bộ Việt Nam[3]:

a) Tổ chức thẩm định phương án giá vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ, trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận; quyết định giá vận hành, khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ thực hiện theo phương thức đặt hàng;

b) Tổ chức thẩm định, quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ trừ các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận hành khai thác bến phà đường bộ:

a) Căn cứ các quy định của pháp luật về giá, về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, các pháp luật có liên quan và tình hình thực tế để xác định các chi phí cần thiết làm cơ sở tổ chức xây dựng phương án giá;

b) Tổ chức xây dựng phương án giá, trình Cục Đường bộ Việt Nam[4] thẩm định, quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021, thay thế Thông tư liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn lập và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[5], Thủ trưởng các cơ quan được giao quản lý quốc lộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC (02).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Đình Thọ

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số:          /2020 /TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Biểu số 01

XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NHÓM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT THƯỜNG XUYÊN

I. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất thường xuyên được xác định tại bảng sau:

TT

Nội dung

Cách tính

Ký hiệu

A

Giá dịch vụ sự nghiệp công để đặt hàng

 

A

I

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

T

1

Chi phí vật liệu

VL

2

Chi phí nhân công

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

M

II

Chi phí gián tiếp

C+LT

GT

1

Chi phí chung

NC x tỷ lệ %

C

2

Chi phí bảo dưỡng nhà hạt

 

LT

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T+GT) x 6 %

TL

 

Chi phí công việc có tính chất thường xuyên trước thuế

(T+GT+TL)

GTT

IV

Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có)

Được xác định bằng phương pháp lập dự toán

ĐBGT

V

Thuế giá trị gia tăng

(GTT +ĐBGT)x TGTGT

VAT

 

Giá dịch vụ công sau thuế

Gst = GTT + VAT

Gst

B

Các chi phí khác

 

B

1

Chi phí khảo sát, lập giá

Được xác định bằng định mức chi phí hoặc lập dự toán

Cơ quan, đơn vị được giao quản lý quốc lộ không được ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hành chính chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ này.

2

Chi phí để thực hiện các công việc quản lý, giám sát, nghiệm thu nhà thầu thực hiện dịch vụ

Được xác định bằng định mức chi phí

C

Tổng chi phí

A+B

 

II. Cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công: giá dịch vụ sự nghiệp công gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:

1. Chi phí trực tiếp: chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá chi tiết của công việc có tính chất thường xuyên được xác định theo các công thức tại mục A phần I Biểu này, trong đó:

+ Qj là khối lượng công tác có tính chất thường xuyên thứ j;

+ Djvl, Djm là chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công trong đơn giá chi tiết của công việc có tính chất thường xuyên đối với công tác thứ j.

- Chi phí nhân công (NC):

+ Được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động thì phải loại trừ phần chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công (NC) khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí khác có liên quan xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) nếu có.

2. Chi phí chung (C)

2.1. Chi phí chung gồm:

- Chi phí quản lý tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là chi phí quản lý của doanh nghiệp phân bổ cho việc tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, gồm các chi phí: lương cho những người làm công tác điều hành và phục vụ điều hành của đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; các khoản chi phí theo lương của những người làm công tác điều hành và phục vụ điều hành của đơn vị thực hiện dịch vụ sự nghiệp công gồm: chi trả trợ cấp mất việc, chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định, chi phí phúc lợi; chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí thông tin liên lạc và giao thông đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí quảng cáo; chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng; chi phí khấu hao (tài sản phục vụ quản lý của doanh nghiệp được phân bổ vào giá dịch vụ); khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; chi phí bảo đảm hợp đồng; các chi phí khác liên quan đến công tác này;

- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp để tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, gồm các chi phí: chi phí quản lý lao động; điện nước tại công trường, chi phí huấn luyện an toàn; lương và phụ cấp cho người lao động bao gồm lương và các loại phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường và chi phí khác liên quan đến công tác này;

- Chi phí bảo hiểm của người lao động trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).

2.2. Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí nhân công trong giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng dẫn tại Bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG TÍNH TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công tác

Chi phí nhân công trực tiếp

(tỷ đồng)

≤ 15

100

>100

1

Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

66%

60%

56%

- Trường hợp quy mô chi phí nhân công nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 1.1 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:

Trong đó:

+ Gt: chi phí nhân công trong dự toán đang cần xác định;

+ Ga: giá trị chi phí nhân công cận trên giá trị cần tính định mức;

+ Gb: giá trị chi phí nhân công cận dưới giá trị cần tính định mức;

+ Ka: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;

+ Kb: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb.

2.3. Đối với các công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định giá quyết định tùy điều kiện cụ thể của nơi thực hiện dịch vụ công.

3. Chi phí bảo dưỡng nhà hạt quản lý đường bộ

Trường hợp trên tuyến có nhà hạt quản lý đường bộ đã được Nhà nước xây dựng để phục vụ dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì chi phí dùng để phục vụ công tác bảo dưỡng nhà hạt hàng năm được xác định như sau:

Bảng 1.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BẢO DƯỠNG NHÀ HẠT

Đơn vị tính: %

Stt

Loại công trình

Định mức (t)

1

Công trình nhà hạt quản lý đường bộ

0,08 ÷ 0,1

a) Cách xác định: chi phí này được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo bảng trên nhân với chi phí xây dựng tính theo suất vốn đầu tư của công trình cùng loại và cùng cấp với nhà hạt quản lý đường bộ tại thời điểm lập giá dịch vụ sự nghiệp công như sau:

CBTHN = t x CXD

Trong đó:

- CBTHN: chi phí bảo dưỡng hàng năm của đối tượng công trình cần bảo trì;

- t: tỷ lệ phần trăm (%) được xác định theo bảng trên;

- CXD: chi phí xây dựng của công trình nhà hạt quản lý đường bộ được tính theo suất vốn đầu tư của công trình cùng loại và cùng cấp tại thời điểm lập giá dịch vụ sự nghiệp công.

b) Tổ chức, cá nhân lập, thẩm tra, thẩm định và quyết định giá có trách nhiệm xác định định mức tỷ lệ phần trăm (%) trong phạm vi tỷ lệ nêu trên căn cứ vào các điều kiện cụ thể về quản lý, khai thác, tuổi thọ, loại, cấp nhà hạt quản lý đường bộ. Năm đầu tiên đưa nhà hạt vào khai thác sử dụng thì sử dụng tỷ lệ 0,08%; từ thời điểm hết thời hạn sử dụng theo thiết kế mà vẫn tiếp tục sử dụng nhà hạt thì sử dụng tỷ lệ 0,1%. Trong thời gian sử dụng nhà hạt, tỷ lệ này được xác định bằng phương pháp nội suy. Thời điểm nhà hạt hết thời hạn sử dụng theo thiết kế, căn cứ vào cấp và loại công trình nhà hạt, thời hạn khai thác sử dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá quyết định tỷ lệ % định mức chi phí.

c) Chi phí bảo dưỡng nhà hạt được sử dụng để quản lý, bảo dưỡng thường xuyên nhà hạt và phải quy định trong hợp đồng bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để giao nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng thường xuyên nhà hạt quản lý đường bộ. Khi nghiệm thu kết quả của đơn vị thực hiện dịch vụ, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm kiểm tra tình trạng quản lý, bảo dưỡng thường xuyên nhà hạt quản lý đường bộ.

4. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong giá dịch vụ sự nghiệp công.

Thu nhập chịu thuế tính trước được xây dựng bảo đảm giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với mặt bằng thị trường, trong phạm vi dự toán được giao và bằng 6% tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong bảng kết cấu dự toán tại phần I Biểu này.

5. Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công: trong trường hợp cần phải có chi phí để tổ chức đảm bảo giao thông phục vụ thi công như công tác bảo dưỡng thường xuyên trên đường cao tốc, chi phí này được xác định bằng phương pháp lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

6. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: thực hiện theo quy định hiện hành.

III. Cách xác định các chi phí khác

1. Chi phí để thực hiện các công việc quản lý, giám sát, nghiệm thu nhà thầu thực hiện dịch vụ được xác định theo định mức chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.

2. Chi phí tư vấn khảo sát tình trạng công trình và các dữ liệu cần thiết để lập giá xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này; chi phí lập giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định bằng chi phí công tác lập dự toán xây dựng công trình trong bước thiết kế kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

Biểu số 02

XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NHÓM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT TƯ VẤN CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TỶ LỆ %

I. Giá dịch vụ sự nghiệp công có tính chất tư vấn chưa có định mức chi phí theo tỷ lệ % được xác định trên cơ sở số lượng, khối lượng công việc được xác định theo đề cương nhiệm vụ được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý bảo trì được duyệt (nếu có), định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chi tiết của từng công việc cụ thể.

II. Phương pháp xác định

Dự toán chi phí tư vấn gồm các khoản chi phí: chi phí nhân công (Ccg); chi phí quản lý (Cql); chi phí khác (Ck); thu nhập chịu thuế tính trước (TN); thuế giá trị gia tăng (VAT) và chi phí dự phòng (Cdp). Các khoản chi phí được xác định cụ thể như sau:

1. Chi phí nhân công (Ccg): xác định theo số lượng nhân công, thời gian làm việc của nhân công (số lượng tháng - người, ngày - người hoặc giờ - người) và tiền lương của nhân công tư vấn:

a) Số lượng nhân công, thời gian làm việc của nhân công (gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia, kỹ thuật viên và nhân công cần thiết khác) được xác định theo yêu cầu cụ thể về nội dung, khối lượng công việc, tiến độ thực hiện của từng loại công việc tư vấn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng loại nhân công tư vấn. Việc dự kiến số lượng, loại nhân công và thời gian thực hiện của từng người phải được thể hiện trong đề cương, phương án thực hiện công việc tư vấn. Đề cương, phương án thực hiện công việc tư vấn phải phù hợp với phạm vi công việc, khối lượng công việc, nội dung, tiến độ thực hiện của công việc tư vấn cần lập dự toán;

b) Tiền lương nhân công tư vấn được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

2. Chi phí quản lý (Cql): bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn gồm: tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng làm việc, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và một số khoản chi khác phục vụ công tác quản lý (trừ các nội dung tại mục 3 phần II). Chi phí quản lý xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí nhân công, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ

Chi phí nhân công (tỷ đồng)

< 1

1 ÷ <5

≥ 5

Chi phí quản lý (tỷ lệ %)

55

50

45

3. Chi phí khác (Ck): bao gồm chi phí văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; phân bổ chi phí mua phần mềm ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, áp dụng hệ thống thông tin công trình (nếu có); chi phí hội nghị, hội thảo và các khoản chi phí khác (nếu có). Các khoản chi phí này xác định trên cơ sở dự kiến nhu cầu cần thiết của từng loại công việc tư vấn.

4. Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): là khoản chi phí đảm bảo sự phát triển của nhà thầu tư vấn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập chịu thuế tính trước xác định bằng 6% của chi phí nhân công và chi phí quản lý.

5. Thuế giá trị gia tăng (VAT): được xác định theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại công việc tư vấn.

6. Chi phí dự phòng (Cdp): để dự tính chi phí cho những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc tư vấn. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% tổng của các khoản chi phí nêu trên.

Bảng 2.2: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN

TT

Khoản mục chi phí

Diễn giải

Giá trị
(đồng)

Ký hiệu

1

Chi phí nhân công

 

 

Ccg

2

Chi phí quản lý

Xác định theo tỷ lệ % chi phí nhân công tại khoản 2

 

Cql

3

Chi phí khác

 

 

Ck

4

Thu nhập chịu thuế tính trước

6% x (Ccg+Cql)

 

TN

5

Thuế giá trị gia tăng

% x (Ccg+Cql+TN+Ck)

 

VAT

6

Chi phí dự phòng

% x (Ccg+Cql+Ck+TN+VAT)

 

Cdp

 

Tổng cộng:

Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp

 

Ctv

 

Biểu số 03

XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NHÓM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT SỬA CHỮA

I. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất sửa chữa được xác định tại bảng sau:

TT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

A

Giá dịch vụ sự nghiệp công có tính chất sửa chữa

 

 

 

I

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

 

T

1

Chi phí vật liệu

 

 

VL

2

Chi phí nhân công

 

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

 

 

M

II

Chi phí gián tiếp

C + LT + TT

 

GT

1

Chi phí chung

T x tỷ lệ %

 

c

2

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

T x tỷ lệ %

 

LT

3

Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

T x tỷ lệ %

 

TT

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T+GT) x tỷ lệ%

 

TL

IV

Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có)

Lập dự toán

 

ĐBGT

 

Chi phí sửa chữa trước thuế

(T+GT+TL+ĐBGT)

 

G

V

Thuế giá trị gia tăng

G x TGTGT-XD

 

GTGT

 

Chi phí sửa chữa sau thuế

G + GTGT

 

B

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

C

Chi phí tư vấn sửa chữa

 

 

 

4.1

Chi phí thiết kế sửa chữa

 

 

 

4.2

Chi phí giám sát thi công

 

 

 

...

...

 

 

 

D

Chi phí khác

 

 

 

5.1

Phí thẩm định

 

 

 

5.2

Chi phí bảo hiểm công trình

 

 

 

5.3

Chi phí thẩm tra quyết toán

 

 

 

5.4.

Chi phí kiểm toán quyết toán hoàn thành công trình

 

 

 

5.5

Chi phí ….

 

 

 

Đ

Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)

 

 

 

6.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

 

6.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

 

TỔNG CỘNG ( A + B + C + D + Đ)

II. Phương pháp xác định

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công có tính chất sửa chữa được xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo các phương pháp cụ thể như sau:

a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình:

- Chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc sửa chữa và giá sửa chữa công trình được xác định theo mục 2 Phần này;

- Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công, chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế, chi phí gián tiếp khác; được xác định bằng tỷ lệ (%) hoặc lập dự toán chi phí theo hướng dẫn tại các mục 3, 4, 5 Phần này;

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được hướng dẫn tại mục 6 Phần này;

- Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước;

- Khối lượng các công tác sửa chữa được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Phương pháp đo bóc khối lượng công tác xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Giá sửa chữa công trình sử dụng để tính dự toán chi phí sửa chữa có thể là giá sửa chữa chi tiết hoặc giá sửa chữa tổng hợp phù hợp với khối lượng công việc sửa chữa được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nội dung và phương pháp xác định giá sửa chữa công trình thực hiện theo hướng dẫn xác định chi phí xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

b) Tính theo hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí tương ứng:

- Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu, nhân công, máy, thiết bị thi công và giá của các chi phí này;

- Khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công tác sửa chữa đo bóc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và định mức kinh tế kỹ thuật;

- Giá vật liệu xây dựng, máy và thiết bị thi công xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại điểm a mục này.

2. Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa chi tiết của công trình được xác định theo các công thức sau:

Trong đó:

+ Qj là khối lượng công tác sửa chữa thứ j;

+ Djvl, Djm là chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công trong đơn giá sửa chữa chi tiết của công trình đối với công tác sửa chữa thứ j.

- Chi phí nhân công (NC):

+ Được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động thì phải loại trừ phần chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công (NC) khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí khác có liên quan xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) nếu có.

3. Chi phí chung (C)

3.1. Chi phí chung gồm

- Chi phí quản lý tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là chi phí quản lý của doanh nghiệp phân bổ cho việc tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, gồm các chi phí: lương cho những người làm công tác điều hành và phục vụ điều hành của đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; các khoản chi phí theo lương của những người làm công tác điều hành và phục vụ điều hành của đơn vị thực hiện dịch vụ sự nghiệp công gồm: chi trả trợ cấp mất việc, chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định, chi phí phúc lợi; chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí thông tin liên lạc và giao thông đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí quảng cáo; chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng; chi phí khấu hao (tài sản phục vụ quản lý của doanh nghiệp được phân bổ vào giá dịch vụ); khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; chi phí bảo đảm hợp đồng; các chi phí khác liên quan đến công tác này;

- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp để tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, gồm các chi phí: chi phí quản lý lao động; điện nước tại công trường, chi phí huấn luyện an toàn; lương và phụ cấp cho người lao động bao gồm lương và các loại phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường và chi phí khác liên quan đến công tác này;

- Chi phí bảo hiểm của người lao động trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).

3.2. Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng dẫn tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công tác

Chi phí trực tiếp của từng loại, từng

nhóm công trình (tỷ đồng)

≤ 15

100

500

1000

>1000

 

Bảo trì có tính chất sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

6,2

5,6

5,1

4,9

4,6

Trường hợp quy mô chi phí trực tiếp nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.1 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:

Trong đó:

+ Gt: chi phí trực tiếp trong dự toán đang cần xác định;

+ Ga: giá trị chi phí trực tiếp cận trên giá trị cần tính định mức;

+ Gb: giá trị chi phí trực tiếp cận dưới giá trị cần tính định mức;

+ Ka: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;

+ Kb: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb.

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán xây dựng được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình;

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

3.3. Đối với các công tác sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định giá quyết định tùy điều kiện cụ thể của nơi thực hiện dịch vụ sự nghiệp công.

4. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định trên chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình trong giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Bảng 3.2 Biểu này.

Bảng 3.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NHÀ TẠM ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công trình

Chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình (tỷ đồng)

 

 

≤ 15

≤ 100

≤500

≤1000

>1000

1

Công trình sửa chữa theo tuyến

2,3

2,2

2,0

1,9

1,8

2

Công trình sửa chữa còn lại

1,2

1,1

1,0

0,95

0,9

5. Thu nhập chịu thuế tính trước: (là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí sửa chữa và bằng 6%.

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

6. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

III. Cách xác định các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và các chi phí khác và chi phí dự phòng

1. Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí quản lý dự án được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng ở các giai đoạn khác nhau theo trình tự đầu tư xây dựng gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc xác định bằng dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, khối lượng công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của gói thầu và các quy định về chế độ, chính sách do nhà nước ban hành. Cụ thể như sau:

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;

- Thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Thiết kế xây dựng công trình;

- Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Thẩm tra an toàn giao thông;

- Ứng dụng hệ thống thông tin công trình (BIM) (nếu có);

- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình (nếu có);

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Thực hiện các công việc tư vấn khác.

Riêng đối với chi phí khảo sát xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng.

3. Chi phí khác trong dự toán xây dựng gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) hoặc lập dự toán chi phí theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng để thực hiện các công việc của dự án, gồm các chi phí sau:

- Rà phá bom mìn, vật nổ;

- Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng;

- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có);

- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện);

- Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);

- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;

- Các chi phí khác (nếu có).

4. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

Biểu số 04

XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, BẢO ĐẢM GIAO THÔNG BƯỚC 1 TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

I. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 được xác định tại bảng sau:

TT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

A

Giá dịch vụ sự nghiệp công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

I

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

 

T

1

Chi phí vật liệu

 

 

VL

2

Chi phí nhân công

 

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

 

 

M

II

Chi phí gián tiếp

C+LT+GTk

 

GT

1

Chi phí chung

T x tỷ lệ %

 

c

2

Chi phí nhà tạm và điều

hành thi công

T x tỷ lệ %

 

LT

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T+GT) x tỷ lệ %

 

TL

IV

Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có)

Lập dự toán

 

ĐBGT

 

Chi phí sửa chữa trước thuế

(T+GT+TL+ĐBGT)

 

G

V

Thuế giá trị gia tăng

G x TGTGT-XD

 

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

B

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

C

Chi phí tư vấn xây dựng

 

 

 

1

Chi phí thiết kế sửa chữa

 

 

 

2

Chi phí giám sát thi công

 

 

 

...

...

 

 

 

D

Chi phí khác

 

 

 

1

Chi phí thẩm định

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG ( A + B + C + D)

II. Phương pháp xác định

1. Chi phí trực tiếp

a) Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định theo các công thức sau:

Trong đó:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;

+ Djvl, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j.

- Chi phí nhân công (NC):

+ Được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động thì phải loại trừ phần chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công (NC) khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí khác có liên quan xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) nếu có.

b) Khối lượng công việc để xác định giá: được xác định trên cơ sở biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại; biên bản xác nhận khối lượng đã thực hiện kèm theo bản kê chi tiết; các định mức bảo dưỡng thường xuyên, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan và thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

2. Hướng dẫn xác định chi phí chung (C)

Chi phí chung được xác định như đối với dịch vụ sự nghiệp công có tính chất sửa chữa tại Biểu số 3 Phụ lục này.

3. Chi phí nhà tạm và điều hành thi công

Chi phí nhà tạm và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm và điều hành thi công được xác định trên chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình trong giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng dẫn tại Bảng 4.2 Biểu này.

Bảng 4.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NHÀ TẠM VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công trình

Chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ sự nghiệp công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 (tỷ đồng)

 

 

≤ 10

≤15

≤100

1

Công trình sửa chữa theo tuyến

2,3

2,2

2,0

2

Công trình sửa chữa còn lại

1,2

1,1

1,0

4. Thu nhập chịu thuế tính trước: (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí sửa chữa và bằng 6%.

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

5. Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực thi công: trong trường hợp cần thiết, cần phải có chi phí để tổ chức đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực thi công, chi phí này được xác định bằng phương pháp lập dự toán theo quy định của pháp luật về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

6. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: theo quy định hiện hành.

III. Cách xác định các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác

Các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác được xác định theo hướng dẫn tại phần III Biểu số 3 Phụ lục này.

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VẬN HÀNH, KHAI THÁC BẾN PHÀ ĐƯỜNG BỘ TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CÓ TÍNH CHẤT THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số:     /2020 /TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Kết cấu và phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công vận hành, khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Trung ương có tính chất thường xuyên được xác định theo hướng dẫn tại bảng sau đây:

TT

Nội dung

Cách tính

Ký hiệu

A

Giá dịch vụ sự nghiệp công cho

một chuyến phà

 

G

I

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

T

1

Chi phí vật liệu (vật tư, vật liệu, nhiên liệu vận hành máy)

 

VL

2

Chi phí nhân công

 

NC

3

Chi phí máy và phương tiện

 

M

II

Chi phí chung

T x tỷ lệ %

GT

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T+GT) x 6 %

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T+GT+TL)

GTT

IV

Thuế giá trị gia tăng

GTT x TGTGT

VAT

 

Giá dịch vụ sự nghiệp công một chuyến phà sau thuế

Gst = GTT + VAT

Gst

B

Số lượng dịch vụ

 

SC

C

Chi phí quản lý, điều hành đảm bảo giao thông trong thời gian bến phà tạm dừng hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo phương pháp lập dự toán quy định tại Điều 5

TD

D

Tổng giá trị dịch vụ sự nghiệp công để đặt hàng

G x SC+TD

TG

II. Cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ được xác định trên cơ sở chi phí thực hiện công tác vận hành phà, công tác điều hành hoạt động ở hai đầu bến và công tác quản lý, điều hành phà trong thời gian dừng hoạt động. Trong đó:

- Chi phí thực hiện công tác vận hành phà được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

- Chi phí thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động ở hai đầu bến phà được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và phân bổ theo số chuyến phà dự kiến thực hiện;

- Chi phí thực hiện công tác quản lý, điều hành phà trong thời gian dừng hoạt động được xác định bằng phương pháp lập dự toán;

Tổng giá trị dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ để đặt hàng được xác định cho thời gian khai thác từng năm hoặc thời gian do cơ quan quản lý quy định tại Điều 13 Thông tư này quyết định trên cơ sở các yếu tố sau:

a) Chi phí cho một chuyến phà bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp;

+ Chi phí chung;

+ Thu nhập chịu thuế tính trước;

+ Thuế giá trị gia tăng;

+ Chi phí quản lý điều hành trong thời gian phà dừng hoạt động.

b) Số chuyến phà dự kiến thực hiện.

2. Chi phí trực tiếp (T)

Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (vật tư, vật liệu, nhiên liệu vận hành máy), chi phí nhân công, chi phí máy và phương tiện dự kiến trong thời gian tính giá thực hiện dịch vụ sự nghiệp công.

- Chi phí vật liệu (VL), máy và phương tiện (M) trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu, máy và thiết bị thi công và giá của các chi phí này:

+ Qj là khối lượng công tác (loại phà) thứ j;

+ DVL M

+  là chi phí vật liệu, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác (loại phà) thứ j;

+ Khối lượng các loại vật liệu, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng cần thực hiện theo quy trình quản lý, vận hành khai thác bến phà và định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

+ Giá vật liệu (nhiên liệu), máy và thiết bị thi công xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Chi phí nhân công (NC):

+ Được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động thì phải loại trừ phần chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công (NC) khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí khác có liên quan xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) nếu có.

3. Chi phí chung (GT)

3.1. Chi phí chung gồm:

- Chi phí quản lý tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là chi phí quản lý của doanh nghiệp phân bổ cho việc tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, gồm các chi phí:

- Chi phí vật liệu cho công tác quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ;

- Thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí khác;

- Chi phí in vé, ấn chỉ phục vụ thu; chi phí bảo hiểm phương tiện và hành khách;

- Chi phí khác như: chi phí hội nghị, hội họp, công tác phí, tàu xe, trang bị đồng phục, bảo hộ lao động và một số chi phí khác liên quan;

- Chi đảm bảo trật tự hai đầu bến;

- Chi phí cho nhân công cho khối lao động thuộc văn phòng quản lý bến đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chi phí bảo hiểm của người lao động trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).

3.2. Chi phí chung được xác định như sau:

a) Trường hợp đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập, định mức tỷ lệ phần trăm chi phí chung bằng 66% nhân với chi phí nhân công (NC) trong chi phí trực tiếp;

b) Trường hợp đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ khác ngoài quy định tại điểm a khoản này: chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ 6,2% nhân với chi phí trực tiếp (T) trong giá dịch vụ sự nghiệp công.

4. Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)

Thu nhập chịu thuế tính trước được xây dựng bảo đảm giá sản phẩm, dịch vụ công ích phù hợp với mặt bằng thị trường, trong phạm vi dự toán được giao và bằng 6% tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong bảng kết cấu dự toán tại Mục I Phụ lục này.

5. Thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT): thực hiện theo quy định hiện hành.

6. Số chuyến phà dự kiến (SC)

Số chuyến phà dự kiến trong năm để xác định giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định qua các tiêu chí như sau:

- Bình quân tỷ lệ tăng trưởng của ba năm trước liền kề năm dự toán.

- Đánh giá yếu tố gây ảnh hưởng đến số chuyến phà dự kiến như tiến độ đầu tư nâng cấp của tuyến quốc lộ có bến phà, hoặc tiến độ xây dựng các công trình cầu lân cận ảnh hưởng đến lưu lượng bến phà (nếu có).



[1] Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.”

[2] Điều 20 của của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."

[3] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.

[4] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.

[5] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác