Tờ trình 1346/TTr-BNN-KHCN phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tờ trình 1346/TTr-BNN-KHCN phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1346/TTr-BNN-KHCN | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 18/05/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1346/TTr-BNN-KHCN |
Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 18/05/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1346/TTr-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Sau khi trao đổi và thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức xây dựng và phê duyệt “Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chính như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Sự cần thiết xây dựng Chương trình
Quá trình Đổi mới kinh tế từ năm 1986 đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ngày càng đặt ra những thách thức mà nếu không được giải quyết thì nền kinh tế, xã hội Việt Nam không thể tiếp tục phát triển bền vững được.
Trước yêu cầu thực tiễn đó, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó đã xác định nông thôn mới cần phải: “có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao nhanh; nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Từ năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thí điểm Đề án xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản theo phương pháp tiếp cận mới “dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ”. Đề án thí điểm này được triển khai ở 17 thôn tại 14 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế văn hóa xã hội khác nhau. Qua 2 năm thực hiện, Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới đã hình thành được 17 mô hình về xây dựng nông thôn mới cấp thôn theo phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và do cộng đồng làm chủ. Bên cạnh một số thành công đã cho thấy còn nhiều vấn đề phức tạp chưa thành công từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là nhận thức của các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án.
Để triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương để trực tiếp chỉ đạo triển khai Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới cấp xã trên 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước theo 19 tiêu chí (quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Chương trình thí điểm nhằm 3 mục tiêu:
- Xác định mục tiêu, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách cần thiết;
- Phân công, trách nhiệm rõ ràng cho các cấp trong chỉ đạo XD nông thôn mới.
- Tạo ra một số mô hình thực tế về nông thôn mới để học tập, rút kinh nghiệm.
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình thí điểm đã thành công, đạt được một số kết quả quan trọng tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các chính sách XD nông thôn mới và để hình thành, phát triển các mô hình nông thôn mới trong những năm tới.
Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu chung của chương trình là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Theo đó, đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt 50% vào năm 2020 (trên tổng số 9.121 xã của cả nước).
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cần phải giải quyết tiếp tục các vấn đề khó khăn, thách thức sau:
- Còn thiếu cơ sở lý luận cho xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
- Mặc dù đã có các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhưng cần làm rõ hơn hình hài của nông thôn Việt Nam trong thập kỷ tới cũng như trong tương lai 20 - 30 năm tới trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Hệ thống cơ chế, chính sách còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp vói thực tế để huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế, các nhà khoa học và đặc biệt là của người dân với tư cách là chủ thể của nông thôn mới.
- Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới; vấn đề xây dựng nông thôn gắn với sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ kiến trúc cảnh quan nông thôn, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng vùng miền, thậm chí của từng làng xã… đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới, có cơ sở khoa học vững chắc để giải quyết.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu thu hút đầu tư của tư nhân vào khu vực nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phân bố lao động, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng nhanh nông sản hàng hóa chất lượng cao với những cản trở về rủi ro, hiệu quả thấp và những khó khăn khác dẫn tới không hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Thách thức về nhu cầu phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của thị trường với tình trạng hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp yếu kém và không đồng bộ.
- Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới và trình độ của người dân còn thấp so với đòi hỏi của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, bền vững trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và tác động của biến đổi khí hậu.
Để khắc phục những khó khăn, thách thức, đảm bảo thực hiện thắng lợi, bền vững Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2010, cần hình thành Chương trình khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp, đưa ra các sở khoa học vững chắc phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động làm việc và thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức xây dựng Chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sớm tổ chức thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng tư vấn xây dựng Chương trình, gồm 15 nhà khoa học, quản lý của các Bộ, Ngành liên quan. Trong quá trình xây dựng Chương trình đã lấy ý kiến của các nhà khoa học, quản lý có kinh nghiệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời cũng nhận được ý kiến tham vấn của: đ/c Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; đ/c Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và một số đ/c trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
1.2. Quan điểm xây dựng Chương trình
- Chương trình bao gồm các nội dung khoa học công nghệ và khoa học xã hội, kinh tế để giải quyết một cách tổng thể những vấn đề đặt ra của nông thôn mới Việt Nam.
- Tiếp cận hệ thống, đồng bộ để bảo đảm những kết quả nghiên cứu góp phần vào giải quyết những yêu cầu thực tế xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực.
- Dành tỷ lệ thích đáng cho nghiên cứu cơ sở lý luận, hoàn thiện cơ chế, chính sách, dự báo, phương pháp tiếp cận, phương pháp, quy trình triển khai xây dựng nông thôn mới, đào tạo nông dân, chuyển giao công nghệ v.v.
- Tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, xây dựng mô hình nông thôn mới trên thực tế. Thu hút sự tham gia của các thành phần trong xã hội để giải quyết đồng bộ từng vấn đề, nội dung khoa học công nghệ theo yêu cầu của phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Không trùng lặp với các đề án, chương trình khoa học hiện có, kế thừa, phối hợp với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, của các địa phương và kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học công nghệ khác.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
2.2. Mục tiêu của Chương trình
- Xây dựng được cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng nông thôn mới Việt Nam.
- Đưa ra được các kiến nghị về cơ chế chỉnh chính sách xây dựng nông thôn mới.
- Đưa ra được các giải pháp khoa học xã hội, kinh tế và khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng được một số mô hình nông thôn mới ứng dụng tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học và cơ chế, chính sách đã đạt được.
- Đề xuất được lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ và nhận thức của người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
2.3. Nội dung của Chương trình
a) Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình nông thôn mới
- Nghiên cứu đánh giá và đưa ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới trong những năm qua và dự báo phát triển nông thôn đến năm 2020.
- Nghiên cứu dự báo phát triển nông thôn và hình thành định hướng nông thôn mới giai đoạn 2020-2030 và sau 2030.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, lý luận về xây dựng nông thôn mới và yêu cầu đối với xây dựng nông thôn trong từng giai đoạn phát triển.
b) Nghiên cứu kiến nghị bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới, huy động sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là nông dân, các doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.
- Cơ chế chính sách tích tụ đất đai.
- Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa…
- Cơ chế chính sách công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp.
- Cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
- Cơ chế chính sách bảo đảm xây dựng nông thôn bền vững, mang bản sắc, đặc trưng của từng vùng miền, phù hợp với đà phát triển chung và thích ứng trong điều kiện BĐKH.
c) Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ quy hoạch nông thôn, xây dựng hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường cảnh quan, bản sắc kiến trúc nông thôn của từng vùng miền, có xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học phát triển kinh tế nông thôn.
- Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mô hình tổ chức xã hội nông thôn mới.
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển văn hóa mang bản sắc nông thôn của từng vùng miền.
d) Xây dựng các mô hình trình diễn về nông thôn mới.
- Mô hình quy hoạch-kiến trúc nông thôn mới.
- Mô hình tổ chức xã hội nông thôn mới.
- Mô hình ứng dụng công nghệ tưới kết hợp biện pháp canh tác nông nghiệp giảm phát thải Mêtan và hiệu ứng nhà kính.
- Mô hình nông nghiệp xanh.
- Mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Mô hình bảo quản, chế biến nông sản.
- Mô hình ứng dụng cơ chế chính sách trong đầu tư, xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
- Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Mô hình áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo xây dựng nông thôn mới.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
e) Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và đào tạo phục vụ xây dựng nông thôn mới.
g) Xây dựng các chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các đối tượng có liên quan trong xây dựng nông thôn mới, chú trọng đối tượng là nông dân.
h) Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
2.4. Sản phẩm dự kiến của Chương trình
- Cơ sở lý luận xây dựng nông thôn mới, cơ chế, chính sách và lộ trình, bước đi thích hợp trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
- Các giải pháp khoa học, quy trình, trong xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan làng xã, phát triển kinh tế xã hội của từng vùng miền khác nhau, có xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa.
- Các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, bảo quản, chế biến nông sản, kết hợp nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học.
- Kết quả đào tạo, nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Lộ trình xây dựng nông thôn mới.
2.5. Kinh phí thực hiện Chương trình
Dự kiến kinh phí để thực hiện Chương trình là 1.500 tỷ đồng, trong đó bao gồm:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương là 1000 tỷ đồng;
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, từ tài trợ quốc tế, từ các tổ chức hợp tác nông nghiệp, từ người dân và các nguồn vốn khác là 500 tỷ đồng.
2.6. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
a) Chỉ tiêu về trình độ khoa học: 70% đề tài/dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế.
b) Chỉ tiêu về ứng dụng vào thực tiễn:
- Các đề xuất về cơ chế, chính sách được đưa vào sử dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Các đề xuất về mô hình phát triển nông thôn được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân áp dụng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Những nghiên cứu lí luận được xuất bản, sử dụng làm căn cứ xây dựng Chính sách của Trung ương, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
c) Chỉ tiêu về đào tạo: 40% số đề tài, dự án đào tạo được hoặc góp phần đào tạo ít nhất 1 tiến sĩ hoặc thạc sỹ và 50% số đề tài thực hiện đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân và các cơ sở sản xuất.
2.7. Tổ chức thực hiện Chương trình
a) Thời gian thực hiện Chương trình: từ 2011 đến 2015.
b) Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình
- Năm 2011: triển khai một số đề tài nghiên cứu có tính chất tiền đề, cấp bách phục vụ xây dựng nông thôn mới để thực hiện.
- Năm 2012-2015: tiếp tục triển khai các nội dung của Chương trình theo kế hoạch tổng thể.
- Năm 2015: tổng kết kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất giai đoạn 2016-2020.
c) Cơ quan tổ chức thực hiện Chương trình
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Phân công trách nhiệm
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
+ Đề xuất để Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thống nhất cân đối kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình do Trung ương trực tiếp quản lý và hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án được ủy quyền quản lý.
+ Thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình. Ban chỉ đạo Chương trình do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó trưởng ban thường trực, một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Phó trưởng ban và thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam và một số Bộ, ngành có liên quan.
+ Thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình gồm các nhà quản lý và một số nhà khoa học đại diện cho các Bộ, Ngành liên quan.
- Bộ Khoa học và Công nghệ
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cân đối, bố trí ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương và ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương và các nguồn vốn khác cho Chương trình.
+ Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Chương trình.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Cân đối kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện các dự án.
+ Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép nội dung của các dự án thuộc Chương trình, đặc biệt là các dự án được ủy quyền với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn.
Đây là Chương trình rất cấp thiết phục vụ trực tiếp vừa có ý nghĩa trước mắt và lâu dài cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt để các Bộ, Ngành, Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Cơ quan có liên quan triển khai thực hiện.
Trân trọng cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây