Tờ trình số 0739/TTR-BTM ngày 23/02/2004 của Bộ Thương mại về việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới
Tờ trình số 0739/TTR-BTM ngày 23/02/2004 của Bộ Thương mại về việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới
Số hiệu: | 0739/TTR-BTM | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Phan Thế Ruệ |
Ngày ban hành: | 23/02/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 0739/TTR-BTM |
Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Phan Thế Ruệ |
Ngày ban hành: | 23/02/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0739/TTR-BTM |
Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 2004 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã nghiên cứu và soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới. Sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành có liên quan, Bộ Thương mại đã hoàn chỉnh dự thảo trình Thủ tướng.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH CHỈ THỊ
Thời gian qua, nhiều chính sách, biện pháp nhằm tổ chức và phát triển thị trường nội địa đã được ban hành và triển khai, trong đó có Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 (gọi tắt là Quyết định 311). Những chính sách và biện pháp này đã tác động tích cực đối với sản xuất và lưu thông hàng hoá của các thành phần kinh tế trong cả nước. Nhờ vậy, thị trường nội địa không ngừng được mở rộng, lưu chuyển hàng hoá ngày một tăng, phục vụ tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống. Tuy vậy, hoạt động thương mại trên thị trường nội địa cũng còn không ít yếu kém và bất cập như chậm xác lập và phát triển các mô hình tổ chức thị trường và các kênh lưu thông để bảo đảm sự gắn kết ổn định giữa người mua với người bán, giữa sản xuất với thương mại; kết cấu hạ tầng thương mại ít được quan tâm đầu tư phát triển; công tác dự báo cung cầu và giá cả chưa đáp ứng tốt yêu cầu chỉ đạo điều hành vĩ mô nên kinh tế, quá trinh liên kết và tích tụ trong các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, do đó không tạo được sức mạnh cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập; quản lý nhà nước về thương mại còn nhiều hạn chế; thị trường vẫn mang nặng tính tự phát.
Thực trạng đó có nguyên nhân khách quan là nước ta đang ở giai đoạn đầu của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế kinh tế trong quá tình chuyển đổi, hầu hết các doanh nghiệp đều nhỏ bé, thành phần kinh tế tư nhân mới bắt đầu hình thành. Nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là nhận thức về tầm quan trọng của thị trường nội địa chưa được đầy đủ và sâu sắc, công tác tổ chức thị trường nội địa chưa được chú trọng chỉ đạo tập trung và quyết liệt.
Để khắc phục các yếu kém và bất cập trên đây nhằm phát huy vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của thị trường nội địa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo cơ sở cho việc phát triển xuất nhập khẩu và tạo tiền đề cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giai pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới là rất cần thiết và rất quan trọng.
Bộ Thương mại đã xây dựng Chỉ thị này trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế của Đảng đề ra trong Đại hội IX, các chủ trương, chính sách thực tiễn thị trường và hoạt động thương mại nội địa những năm qua, bám sát những chủ trương lớn thể hiện trong Quyết định 311 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị đã qua nhiều lần dự thảo và tổ chức lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành có liên quan. Hầu hết các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành đều nhất trí về sự cần thiết của Chỉ thị, đồng ý với kết cấu và nội dung chủ yếu của Chỉ thị. Những ý kiến đóng góp ý với dự thảo Chỉ thị đã được Bộ Thương mại tiếp thu nghiêm túc trong quá trình hoàn chỉnh dự thảo Chỉ thị và đã được thể hiện trong dự thảo Chỉ thị trình Thủ tướng Chính phủ dưới đây.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHỈ THỊ
Nội dung của Chỉ thị bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
1. Xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức thị trường nội địa về cả chiều rộng và chiều sâu phù hợp với từng địa bàn và từng mặt hàng.
Chỉ thị đã quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ quản lý ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện hai công việc lớn nhằm xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức thị trường nội địa:
Một là: Hình thành và phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi mua bán hàng hoá, bao gồm chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng của cư dân trên từng địa bàn.
Hai là: Tạo lập mối liên kết trong hệ thống các thương nhân gắn với quá tình lưu thông hàng hoá và mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Phát triển các phương thức đại lý mua bán và mua bán theo hợp đồng ổn định và lâu dài về hàng nông sản, vật tư sản xuất nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng giữa thương nhân với nông dân.
2. Hình thành từng bước các tập đoàn, các tổng công ty kinh doanh thương mại lớn trên cơ sở thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung, phát triển theo hướng văn minh và hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chỉ thị đã quy định trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành phối hợp với UBND các tỉnh lựa chọn và chỉ đạo một số doanh nghiệp nhà nước đi đầu thực hiện quá trình tổ chức các doanh nghiệp theo hệ thống, kinh doanh đa ngành hoặc chuyên ngành, vừa phát triển xuất khẩu, vừa chú trọng phát triển kinh doanh trên thị trường nội địa trên cơ sở phát triển hệ thống tổ chức kinh doanh xuyên suốt.
3. Thúc đẩy các hiệp hội thương nhân phát triển, phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trên thị trường nội địa.
Chỉ thị quy định trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành phối hợp với UBND các tỉnh lựa chọn và chỉ đạo một số doanh nghiệp nhà nước đứng ra làm nòng cốt, đồng thời khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần khác cùng nhau phát triển các hiệp hội; đề xuất các cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của hiệp hội trong việc phát triển thị trường và thương mại nội địa.
4. Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trên thị trường nông thôn.
Chỉ thị đã quy định trách nhiệm chủ trì của Liên minh HTXVN phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên các địa bàn, trọng tâm là địa bàn nông thôn theo mô hình chủ yếu là Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ với hoạt động chính là các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và mô hình hợp tác xã nông thôn với thành phần tham gia bao gồm cả thể nhân lẫn pháp nhân; đồng thời giao nhiệm vụ cho một số cơ quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi một số chính sách khuyến khích phát triển các Hợp tác xã cho phù hợp với Luật Hợp tác xã sửa đổi, nhất là các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, xúc tiến thương mại... đối với các hợp tác xã.
5. Tăng cường quản lý nhà nước, từng bước hoàn chỉnh thể chế quản lý lưu thông hàng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dự báo, điều hành thị trường và giá cả các mặt hàng trọng yếu, bảo đảm thị trường nội địa phát triển ổn định và bền vững.
Chỉ thị đã quy định Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh trong việc:
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thị trường nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi hoạt động buôn lậu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác, nhất là trên thị trường nông thôn nhằm bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ điều hành vĩ mô về thị trường các mặt hàng trọng yếu nhằm lường trước và chủ động đối phó với những tác động trong quan hệ cung cầu và các nhân tố ảnh hưởng của thị trường quốc tế, bảo đảm ổn định và phát triển thị trường nội địa.
- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách và thể chế hiện hành về lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa, để điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi, trước hết là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện và các mặt hàng hạn chế kinh doanh.
Các nội dung công việc và sự phân công trách nhiệm thực hiện 5 giải pháp lớn trên đây đều được các bộ, ngành hữu quan đồng tình chia sẻ và hưởng ứng thống nhất.
III. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
1. Về quan hệ giữa xây dựng mô hình thương mại và phát triển hạ tầng kỹ thuật:
Đa số ý kiến nhất trí như dự thảo Chỉ thị, số ít ý kiến đề nghị nên quy định vấn đề này làm hai phần riêng biệt. Bộ Thương mại cho rằng, hạ tầng kỹ thuật thương mại gắn rất chặt với mô hình thậm chí trong nhiều trường hợp chính hạ tầng kỹ thuật là mô hình (ví dụ như mạng lưới chợ). Vì vậy, Bộ Thương mại đề nghị được giữ nguyên như dự thảo Chỉ thị.
2. Về công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng chợ: Phần lớn ý kiến nhất trí như dự thảo Chỉ thị, chỉ có một ý kiến đề nghị: các tỉnh không nên lập các dự án chợ đầu mối bán buôn nông sản mà chỉ lập quy hoạch mạng lưới chợ nói chung, từ đó kêu gọi chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng chợ. ý kiến của Bộ Thương mại là các tỉnh phải xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới chợ địa bàn, trên cơ sở đó mới lập các dự án đầu tư xây dựng chợ đầu mối bán buôn nông sản, có ưu tiên trọng tâm, trọng điểm trên nguyên tắc thiết thực và cụ thể. Tuy nhiên, để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chợ này, phải có vốn đủ lớn. Nếu không có sự hỗ trợ một phần của ngân sách nhà nước thì các chủ đầu tư không đủ sức hoặc không dám bỏ vốn đầu tư. Vấn đề là ở chỗ phải bám sát nhu cầu và khả năng phù hợp với từng địa bàn.
3. Về kết cấu của Chỉ thị: Một số ít ý kiến cho rằng dự thảo Chỉ thị còn dài, ý kiến khác lại đề nghị bổ sung và cụ thể hơn một số nội dung, Bộ Thương mại cho rằng để phát triển thị trường và thương mại nội địa cần phải giải quyết nhiều vấn đề; tuy nhiên, trong phạm vi của Chỉ thị này chỉ tập trung vào một số giải pháp chủ yếu có tính cốt lõi và bức xúc nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới, còn những vấn đề có liên quan khác như công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, xúc tiến thương mại v.v... đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, không cần nêu quá chi tiết trong Chỉ thị và cũng không thể đề cập đến quá nhiều giải pháp.
Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau như trên không ảnh hưởng đến nội dung chủ yếu của Chỉ thị, Bộ Thương mại kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành Chỉ thị này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
CHÍNH PHỦ Số /2004/CT-TTg |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2004. |
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 12/NQ-TW ngày 3 tháng 1 năm 1996 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương mại, phát triển thị trường định hướng XHCN, nhiều chính sách, biện pháp nhằm tổ chức và phát triển thị trường nội địa đã được ban hành và triển khai, trong đó có Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. Những chính sách và biện pháp này đã tác động tích cực đối với sản xuất và lưu thông hàng hoá của các thành phần kinh tế trong cả nước. Nhờ vậy, thị trường nội địa không ngừng được mở rộng, lưu chuyển hàng hoá ngày một tăng, phục vụ tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống. Tuy vậy, hoạt động thương mại trên thị trường nội địa cũng còn không ít yếu kém và bất cập như chậm xác lập và phát triển các mô hình tổ chức thị trường và các kênh lưu thông để bảo đảm sự gắn kết ổn định giữa người mua với người bán, giữa sản xuất với thương mại; kết cấu hạ tầng thương mại ít được quan tâm đầu tư phát triển; công tác dự báo cung cầu và giá cả chưa đáp ứng tốt yêu cầu chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế; quá trình liên kết và tích tụ trong các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, do đó không tạo được sức mạnh cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập; quản lý nhà nước về thương mại có nhiều hạn chế; thị trường vẫn mang nặng tính tự phát... Thực trạng đó có nguyên nhân khách quan là nước ta đang ở giai đoạn đầu của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, hầu hết các doanh nghiệp đều nhỏ bé, thành phần kinh tế tư nhân mới bắt đầu hình thành. Nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là nhận thức về tầm quan trọng của thị trường nội địa chưa được đầy đủ và sâu sắc, công tác tổ chức thị trường nội địa chưa được chú trọng chỉ đạo tập trung và quyết liệt.
Để khắc phục các yếu kém và bất cập trên đây, phát huy vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của thị trường nội địa trong việc thúc đẩy tăng trường kinh tế của đất nước, tạo cơ sở cho việc phát triển xuất nhập khẩu và tạo tiền đề cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các tỉnh) tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu, trong đó trọng tâm là công tác tổ chức nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa trong những năm tới, như sau:
1. Hình thành và phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá; bao gồm chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng của cư dân trên từng địa bàn. Theo đó:
- Trên thị trường nông thôn: chú trọng phát triển chợ dân sinh bán lẻ tổng hợp tại các xã, cụm xã và chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh (trước hết là hàng nông sản; bao gồm cả lâm, thuỷ hải sản) tại các vùng nông sản hàng hoá tập trung.
- Trên thị trường thành thị: chú trọng phát triển các trung tâm thương mại tại các đô thị lớn, các khu kinh tế cửa khẩu và các địa bàn trọng điểm về thương mại cấp vùng, miền: phát triển phương thức bán hàng theo mô hình siêu thị, cửa hàng tự chọn tại các thành phố, thị xã, thị trấn và khu chung cư; hình thành chuỗi siêu thị của các thương nhân có tiềm lực về kinh tế và kỹ thuật từ các đô thị lớn ra các thành phố chung quanh.
Bộ Thương mại có trách nhiệm:
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của thị trường từng địa bàn, trọng tâm là quy hoạch phát triển các chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh, các trung tâm thương mại và các siêu thị lớn. Xác định đúng quy mô, tính chất và trình độ của từng loại hình để từ đó chủ động xác định vị trí địa lý, bố trí diện tích mặt bằng cho phù hợp. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đối với từng loại hình đến năm 2010; xác định rõ địa chỉ các công trình và lập dự trù nguồn vốn trung ương hỗ tợ đầu tư một phần, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối chung nguồn vốn này kèm theo danh sách phân bổ cho các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý ngành nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và thiết kế mẫu cho các loại hình chợ, siêu thị và trung tâm thương mại để trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng có liên quan.
- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng các dự án phát triển chợ đầu mối bán buôn. Căn cứ vào dung lượng thị trường của từng địa bàn cụ thể để tham gia xem xét, đánh giá về luật chứng kinh tế của các dự án có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước; tư vấn cho các chủ dự án trong việc thiết kế xây dựng các chợ đầu mối bán buôn, nhất là các chợ đầu mối bán buôn nông sản cấp vùng, bảo đảm trong chợ có được một cấu trúc đồng bộ các khu vực chức năng (tối thiểu phải có nơi giao dịch của doanh nghiệp, nơi giao dịch của nông dân, kho bảo quản hàng hoá, nơi cung cấp thông tin về thị trường và giá cả, cơ sở của ngân hàng...) sao cho chợ đầu mối bán buôn thực sự là môi trường và điều kiện thuận lợi đối với việc tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông dân.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và trên cơ sở đề xuất của Bộ Thương mại cân đối nguồn vốn từ ngân sách trung ương và bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ đầu tư một phần về hạ tầng kỹ thuật cho các dự án xây dựng chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh cấp vùng và một số chợ đầu mối bán buôn cấp tỉnh, trong đó ưu tiên cho những tỉnh trọng điểm về nông sản hàng hoá ở đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Hồng... Trước mắt, trong hai năm (2004 - 2005) tập trung hỗ trợ để hoàn thành việc thí điểm xây dựng, khai thác và quản lý 3 chợ đầu mối bán buôn nông sản cấp vùng, qua đó tạo tiền đề và rút kinh nghiệm để hình thành và phát triển các sàn giao dịch hàng hoá hiện đại, các chợ đấu giá, kể cả các trung tâm mua bán hàng hoá theo phương thức giao nhận và thanh toán sau (mua bán kỳ hạn). Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt tích cực đầu tư xây dựng các loại hình chợ ở khu vực nông thôn, trước hết là các chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh theo hướng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư.
Các Bộ quản lý ngành phối hợp với UBND các tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa theo các loại hình tổ chức phân phối hàng hoá văn minh và hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi siêu thị; chỉ đạo các tập đoàn, các tổng Công ty 91 và 90, đặc biệt là các Công ty chuyên doanh thương mại của Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn đi tiên phong, làm đầu tầu trong quá trình hình thành và phát triển các loại hình này tại một số thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... Trước mắt, trong hai năm (2004 - 2005) tập trung củng cố và xây dựng mới một số trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi siêu thị ở 5 đô thị hạng I trực thuộc trung ương và tại một số khu kinh tế cửa khẩu lớn.
UBND các tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển mạng lưới các loại hình chợ, các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị trên địa bàn.
- Dành quỹ đất cho việc xây dựng và huy động các nguồn vốn đầu tư để triển khai xây dựng các dự án nói trên, chủ yếu là nguồn lực của doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích (tài chính, tín dụng, đất đai...) kết hợp một phần của ngân sách địa phương. Trước mắt, trong hai năm (2004 - 2005) tập trung nguồn lực xây dựng các chợ đầu mối bán buôn nông sản, các trung tâm thương mại cấp tỉnh, các chợ dân sinh bán lẻ tổng hợp ở các xã các cụm xã đang có nhu cầu bức xúc về chợ nhưng chưa có chợ hoặc không có khả năng tự làm được chợ; chú trọng phát triển chợ ở các trung tâm cụng xã thuộc khu vực miền núi, biên giới và vùng đồng bào dân tộc với quy mô hợp lý, có tính đến tập quán họp chợ ở từng nơi.
2. Tạo lập mối liên kết trong hệ thống các thương nhân gắn với quá trình lưu thông hàng hoá và mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Phát triển các phương thức đại lý mua bán và mua bán theo hợp đồng ổn định và lâu dài về hàng nông sản, vật tư sản xuất nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng giữa thương nhân với nông dân.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành ban hành các hợp đồng mẫu, đơn hàng mẫu giữa doanh nghiệp, hợp tác xã nông thôn với nông dân, làm cơ sở cho các bên ký kết và thực hiện; bổ sung và hoàn chỉnh quy chế đại lý mua bán hàng hoá; hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập mạng lưới kinh doanh và mạng lưới đại lý. Đối với địa bàn miền núi, do cung cầu về hàng hoá thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên ngoài việc phát huy vai trò thúc đẩy lưu thông và trao đổi mua bán hàng hoá của các chợ, cần đặc biệt quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, trong đó trước hết là doanh nghiệp nhà nước phát triển mạng lưới đại lý mua bán hàng hoá, kể cả việc sử dụng các lực lượng của Nhà nước như các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị vũ trang và trường học... đứng ra làm đại lý mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ quản lý và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng để tiếp tục hoàn chỉnh và chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa phương thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân, tập trung vào những mặt hàng nông sản có sản lượng đủ lớn và ổn định. Lựa chọn các doanh nghiệp có khả năng về vốn, vật tư, mạng lưới và thị trường tiêu thụ để ký hợp đồng với các hợp tác xã nông thôn, các hộ nông dân có kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực về sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình có đăng ký hoạt động kinh doanh thương mại chuyên nghiệp.
Bộ Tài chính, phối hợp với Ngân hàng nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xem xét kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Từ đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thưởng... để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phương thức ký hợp đồng với nông dân trên cơ sở ứng trước vật tư, hàng hoá và mua lại sản phẩm nông nghiệp khi vào vụ.
Các Bộ quản lý ngành có trách nhiệm:
- Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đi đầu và làm gương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhất là mạng lưới kinh doanh trên địa bàn nông thôn, miền núi; thiết lập hệ thống mua bán hàng hoá của doanh nghiệp và hệ thống đại lý mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo chính quyền cơ sở thực hiện tốt chức năng tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng nông dân về chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, tổ chức tập huấn nghiệp vụ và kinh nghiệm về ký kết và thực hiện hợp đồng đi đôi với việc tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng; hướng dẫn doanh nghiệp có cơ chế thù lao và khuyến khích bằng vật chất đối với các UBND xã và hợp tác xã nông thôn trong việc tổ chức chỉ đạo hoàn thành hợp đồng; thống nhất cơ chế xử lý các bên vi phạm hợp đồng nhằm góp phần hoàn chỉnh phương thức mua bán này trên thị trường nông thôn.
Các Bộ quản lý ngành phối hợp với UBND các tỉnh lựa chọn và chỉ đạo một số doanh nghiệp nhà nước đi đầu thực hiện quá trình tổ chức các doanh nghiệp theo hệ thống, kinh doanh đa ngành hoặc chuyên ngành, vừa phát triển xuất nhập khẩu vừa mở rộng kinh doanh thương mại tại thị trường nội địa trên cơ sở phát triển rộng rãi mạng lưới kinh doanh (mạng lưới mua bán hàng hoá trực thuộc tổng Công ty, Công ty và mạng lưới đại lý mua bán hàng hoá do tổng công ty, công ty thiết lập); khuyến khích và thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung, hình thành nên các tập đoàn thương mại có hệ thống kinh doanh xuyên suốt trên các địa bàn. Mối liên kết kinh tế trong các hệ thống nay thông qua các phương thức mua bán theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng và qua mạng lưới đại lý.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh lựa chọn và chỉ đạo một số doanh nghiệp nhà nước đứng ra làm nòng cốt, đồng thời khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần khác cùng nhau phát triển các hiệp hội. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội. Kết hợp việc bảo vệ lợi ích của hội viên với việc bảo hiểm rủi ro và chia sẻ lợi ích cho người sản xuất, nhất là nông dân. Kết hợp việc tổ chức điều phối các hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa. Vừa phát huy vai trò của hiệp hội trên thị trường quốc tế, vừa phát huy vai trò của hiệp hội trong việc tham gia hoạch định các cơ chế, chính sách vĩ mô, trước hết là nhằm bình ổn thị trường và giá cả các mặt hàng trọng yếu. Trong thời gian tới, các hiệp hội cần tập trung mọi nguồn lực để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm xác định phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, tổ chức và phát triển thị trường nội địa, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao lực cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp hội viên.
4. Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trên thị trường nông thôn.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và UBND các tỉnh căn cứ vào Luật Hợp tác xã mới được Quốc hội thông qua để chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên các địa bàn, trọng tâm là địa bàn nông thôn theo mô hình chủ yếu là Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ (gọi chung là hợp tác xã nông thôn) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (những dịch vụ mà hợp tác xã thực hiện có hiệu quả hơn là từng hộ nông dân thực hiện) như cung ứng vật tư sản xuất đầu vào, hỗ trợ việc tìm kiếm thị trường, bạn hàng, nguồn hàng và tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hoá đầu ra cho nông dân. Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã nông thôn với thành phần tham gia bao gồm cả thể nhân (cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân...) lẫn pháp nhân (doanh nghiệp nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã khác...). Thống nhất lấy hợp tác xã làm đầu mối chủ yếu trong việc ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp và làm đại lý mua bán chủ yếu của doanh nghiệp trên thị trường nông thôn để đảm nhận tiêu thụ phần lớn nông sản và cung ứng phần lớn vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ quản lý ngành khẩn trương sửa đổi Nghị định 15/NĐ-CP ngày 21 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông thôn cho phù hợp với Luật Hợp tác xã sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua và những văn bản pháp luật khác có liên quan, nhất là về các chính sách: cho thuê đất - tạo mặt bằng kinh doanh, miễn-giảm thuế, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã...
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; sửa đổi, bổ sung chính sách về thuế, tín dụng đối với cá nhân và hộ kinh doanh theo hướng khuyến khích họ phát triển hoạt động thương mại, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, nhất là trong việc tiêu thụ nông sản thông qua phương thức hợp đồng hoặc đại lý.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và UBND các tỉnh đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác chống buôn lậu, sản xuất và lưu thông hàng giả, các hoạt động kinh doanh trái phép và các hành vi gian lận thương mại khác. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về chất lượng và quản lý chất lượng hàng hoá trong lưu thông; hạn chế tiến tới đẩy lùi việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn bán hàng giả, hàng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, nhất là trên thị trường nông thôn (giống cây trồng và vật nuôi, vật tư nông nghiệp, thực phẩm) nhằm bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ quản lý ngành, các hiệp hội và các tổng công ty, công ty lớn trong việc cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ điều hành vĩ mô về thị trường các mặt hàng trọng yếu trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác theo dõi, thu thập, xử lý, dự báo và cung cấp thông tin về quan hệ cung cầu và diễn biến giá cả các mặt hàng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, kịp thời; nâng cao chất lượng của các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ các giải pháp điều hành vĩ mô về thị trường và giá cả các mặt hàng nhằm lường trước và chủ động đối phó với những tác động trong quan hệ cung cầu và các nhân tố ảnh hưởng của thị trường quốc tế, bảo đảm ổn định và phát triển thị trường nội địa.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp cùng các Bộ quản lý ngành tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách và thể chế hiện hành về lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa, nhất là những mặt hàng và dịch vụ có tác động lớn sản xuất và đời sống, sức khoẻ của con người, đến môi trường sinh thái để điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, trước hết là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện và các mặt hàng hạn chế kinh doanh.
Các Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghiêm túc những nội dung của Chỉ thị này.
Bộ Thương mại có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc triển khai Chỉ thị này; hàng năm tổ chức sơ kết, đánh gái và tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất phương hướng chỉ đạo tiếp tục để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây