Dự thảo Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Dự thảo Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 21/11/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | Khongso |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 21/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2024/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung);
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các ngân hàng thương mại sau đây:
a) Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt;
b) Ngân hàng thương mại được can thiệp sớm thực hiện lộ trình tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn áp dụng việc tính toán tài sản tính theo rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ theo quy định tại Thông tư này sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản tài chính là các loại tài sản sau:
a) Tiền mặt;
b) Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;
c) Quyền theo hợp đồng để:
(i) Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc
(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác.
2. Nợ phải trả tài chính là các nghĩa vụ sau:
a) Mang tính bắt buộc để:
(i) Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác;
(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoặc
b) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
3. Công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của một đơn vị và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác.
4. Công cụ vốn chủ sở hữu là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó. Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành gồm cổ phiếu ưu đãi cổ tức và các công cụ vốn chủ sở hữu khác đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được mua lại theo quy định của pháp luật và đảm bảo sau khi thực hiện vẫn tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn theo quy định;
b) Có thể dùng để bù đắp khoản lỗ mà ngân hàng không phải ngừng các giao dịch tự doanh;
c) Không phải trả cổ tức ưu đãi và chuyển cổ tức ưu đãi sang năm tiếp theo trong trường hợp việc trả cổ tức ưu đãi dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng bị lỗ.
5. Nợ thứ cấp là khoản nợ mà chủ nợ đồng ý thỏa thuận thanh toán sau các nghĩa vụ, chủ nợ có bảo đảm và không bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.
6. Khách hàng là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ tín dụng, gửi tiền với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các đối tác quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Đối tác là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Khoản phải đòi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Các khoản cấp tín dụng, bao gồm cả khoản ủy thác cấp tín dụng và khoản mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, trừ các khoản mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (giao dịch reverse repo);
b) Giấy tờ có giá do đơn vị khác phát hành;
c) Quyền theo hợp đồng để nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác theo quy định của pháp luật, trừ các khoản quy định tại điểm a và b khoản này;
9. Bất động sản kinh doanh là bất động sản được đầu tư, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
10. Giao dịch Repo là giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.
11. Giao dịch Reverse Repo là giao dịch trong đó một bên mua và nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính từ một bên khác, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định, bao gồm cả giao dịch mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.
12. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập bao gồm:
a) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Standard & Poor’s, Fitch Rating;
b) Các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
13. Xếp hạng tín nhiệm tự nguyện là việc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập tự nguyện thực hiện xếp hạng tín nhiệm, không có thỏa thuận với đối tượng được xếp hạng tín nhiệm.
14. Xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận là việc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và đối tượng được xếp hạng tín nhiệm.
15. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
16. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association-IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency-MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The Africa Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank - IADB); Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
g) Quỹ Đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
17. Giảm thiểu rủi ro là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng các biện pháp làm giảm một phần hoặc toàn bộ tổn thất có thể xảy ra do các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
18. Sản phẩm phái sinh bao gồm:
a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 32 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
19. Tài sản cơ sở là tài sản tài chính gốc được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị sản phẩm phái sinh.
20. Rủi ro tín dụng bao gồm:
a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
21. Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hoá trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm:
a) Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ;
c) Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hoá trên thị trường đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
22. Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh do:
a) Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất;
b) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn;
c) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau;
d) Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố quyền chọn lãi suất.
23. Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tổn thất phi tài chính đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm:
a) Rủi ro danh tiếng;
b) Rủi ro chiến lược.
24. Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
25. Rủi ro chiến lược là rủi ro do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
26. Giao dịch tự doanh là giao dịch mua, bán, trao đổi do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của ngân hàng thực hiện theo quy định của pháp luật với mục đích mua, bán, trao đổi trong thời hạn không quá một năm để thu lợi từ chênh lệch giá thị trường cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các công cụ tài chính, gồm:
a) Các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ;
b) Các loại tiền tệ (bao gồm cả vàng);
c) Chứng khoán trên thị trường vốn;
d) Các sản phẩm phái sinh;
đ) Các công cụ tài chính khác được giao dịch trên thị trường chính thức.
27. Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của:
a) Giao dịch tự doanh (trừ các giao dịch quy định tại điểm b khoản 28 Điều này);
b) Giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành công cụ tài chính;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
28. Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của:
a) Giao dịch repo, reverse repo;
b) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm c, khoản 27 Điều này;
c) Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản;
d) Các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
29. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
30. Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp để tính toán yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro cho rủi ro tín dụng theo quy định tại Chương III Thông tư này.
31. Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) là phương pháp để tính toán yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro cho rủi ro tín dụng theo quy định tại Chương IV Thông tư này, trong đó cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ để đo lường thành phần rủi ro và mức độ rủi ro đối với các nhóm tài sản theo quy định. Việc sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Phương pháp xếp hạng nội bộ bao gồm phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản và phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao.
32. Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản (FIRB) là phương pháp xếp hạng nội bộ trong đó các ngân hàng phải tự đưa ra ước tính về xác suất vỡ nợ (PD). Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các ước tính các thành phần rủi ro liên quan khác theo quy định tại Thông tư này.
33. Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB) là phương pháp xếp hạng nội bộ trong đó các ngân hàng phải tự đưa ra ước tính về xác suất vỡ nợ (PD), tỷ lệ tổn thất khi khách hàng vỡ nợ (LGD), giá trị khoản phải đòi tại thời điểm khách hàng vỡ nợ (EAD).
34. Tổn thất ngoài dự kiến (UL) là phần tổn thất vượt quá mức tổn thất dự kiến mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần duy trì vốn tối thiểu để bù đắp cho phần tổn thất đó dựa trên tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ quy định tại Thông tư này.
35. Tổn thất dự kiến (EL) là phần tổn thất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ xảy ra.
36. Thời hạn hiệu lực của khoản phải đòi (M) là thời hạn còn lại của khoản phải đòi được dùng để tính tài sản có rủi ro tín dụng.
37. Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng vỡ nợ (LGD) là tỷ lệ giữa giá trị tổn thất và giá trị khoản phải đòi tại thời điểm khách hàng vỡ nợ. LGD có đơn vị đo lường là số thập phân hoặc phần trăm.
38. Xác suất vỡ nợ (PD) là khả năng khách hàng vay sẽ vỡ nợ. PD có đơn vị đo lường là số thập phân hoặc phần trăm.
39. Giá trị khoản phải đòi tại thời điểm khách hàng vỡ nợ (EAD) là giá trị khoản phải đòi hoặc giá trị khoản phải đòi dự kiến tại thời điểm khách hàng vỡ nợ. EAD được đo bằng giá trị tiền tệ (đồng Việt Nam).
40. Mô hình theo quy định tại Thông tư này là phương pháp định lượng; hệ thống hoặc phương pháp tiếp cận áp dụng các lý thuyết về thống kê, kinh tế, tài chính hoặc toán học; các kỹ thuật và giả định sử dụng để xử lý thông tin đầu vào cho ra các ước tính định lượng. Một mô hình bao gồm 3 cấu phần: (i) cấu phần thông tin đầu vào đưa dữ liệu và các giả định cho mô hình; (ii) cấu phần xử lý chuyển đổi thông tin đầu vào thành các ước tính; và (iii) cấu phần báo cáo chuyển đổi các ước tính thành các thông tin kinh tế hữu dụng.
41. Kiểm định mô hình là tập hợp các quy trình và các hoạt động tiến hành nhằm mục đích xác nhận rằng các mô hình đang hoạt động như kỳ vọng, phù hợp với mục đích thiết kế và nhu cầu sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Kiểm định mô hình cũng giúp xác định được các hạn chế tiềm tàng và đánh giá tác động dự kiến của các hạn chế của mô hình.
42. Người phát triển mô hình là các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, đánh giá, lập tài liệu về mô hình. Người phát triển mô hình có thể tham gia giám sát thường xuyên và phân tích kết quả mô hình cũng như đánh giá lại định kỳ khi mô hình đi vào sử dụng.
43. Người sở hữu mô hình là các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm lựa chọn, phối hợp phát triển mô hình, thử nghiệm ban đầu, giám sát thường xuyên, phân tích kết quả, quản lý thay đổi. Người sở hữu mô hình cũng có thể là người phát triển hoặc sử dụng mô hình.
44. Bộ phận đánh giá mô hình là các bộ phận độc lập chịu trách nhiệm sau: đánh giá, hiệu chỉnh mô hình và báo cáo các phát hiện và khuyến nghị cho Người phê duyệt mô hình; cung cấp cho bộ phận phát triển và sử dụng mô hình các hướng dẫn về sự phù hợp của mô hình cho mục đích xác định.
45. Người phê duyệt mô hình là các cá nhân và/hoặc ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá các phát hiện và khuyến nghị của bộ phận đánh giá mô hình và phê duyệt sử dụng và/hoặc giới hạn việc sử dụng các mô hình mới hoặc thay đổi đối với các mô hình hiện hữu. Tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng và mức độ trọng yếu của mô hình được đánh giá, chức năng của bộ phận đánh giá mô hình và phê duyệt mô hình có thể gộp lại.
Điều 3: Cơ cấu tổ chức và hoạt động kiểm soát đối với quản lý chất lượng tài sản có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có bộ phận đảm nhiệm chức năng quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đảm bảo:
a) Thực hiện thu thập và quản lý số liệu, thông tin khách hàng đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Thực hiện xây dựng, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ cho mục đích tính vốn đảm bảo:
(i) Kiểm tra và giám sát hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ;
(ii) Thực hiện báo cáo về hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó phân tích sự dịch chuyển của các hạng, theo dõi xu hướng của các tiêu chí xếp hạng chính;
(iii) Các khái niệm và yêu cầu về xếp hạng được áp dụng thống nhất trong toàn bộ mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Rà soát và lưu trữ bất kỳ sự thay đổi kèm theo lý do thay đổi trong quá trình xếp hạng;
(v) Rà soát các tiêu chí xếp hạng để đánh giá tính dự báo rủi ro của các tiêu chí xếp hạng.
c) Thực hiện đánh giá tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và trình Tổng giám đốc để báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
2. Hoạt động kiểm soát đối với quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ngân hàng thực hiện:
(i) Ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, bao gồm cả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ cho mục đích tính vốn;
(ii) Giám sát đối với Tổng giám đốc trong việc thực hiện quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Tổng giám đốc ngân hàng thực hiện:
(i) Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,
(ii) Quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đảm bảo phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi ro trong hoạt động, chu kỳ kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Giám sát đối với các cá nhân, bộ phận thực hiện quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
c) Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 4: Dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có dữ liệu đầy đủ và hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Có quy trình thu thập, đối chiếu dữ liệu (nội bộ và bên ngoài), lưu giữ, truy cập, bổ sung, dự phòng, sao lưu và tiêu hủy dữ liệu đảm bảo tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này;
b) Đáp ứng yêu cầu theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo, thống kê.
3. Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Kết nối, quản lý tập trung toàn hệ thống, đảm bảo bảo mật, an toàn và hiệu quả khi tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này;
b) Có công cụ được kết nối với các hệ thống khác để tính toán Vốn tự có, Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho từng loại rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo chính xác, kịp thời;
c) Có quy trình rà soát, kiểm tra, dự phòng, xử lý sự cố, bảo trì định kỳ, thường xuyên;
d) Đáp ứng yêu cầu theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo, thống kê.
Chương II:
TỶ LỆ AN TOÀN VỐN VÀ VỐN TỰ CÓ
Điều 5. Tỷ lệ an toàn vốn
1. Tỷ lệ Vốn lõi cấp 1 (CET1 CAR) được xác định theo công thức sau:
2. Tỷ lệ Vốn cấp 1 (Tier 1 CAR) được xác định theo công thức sau:
3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
4. Các yêu cầu tối thiểu:
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ trên cơ sở báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất. Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng.
Việc ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ không yêu cầu áp dụng cho các công ty con của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính toán tài sản có rủi ro của các các công ty con của ngân hàng thương mại khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.
Các tỷ lệ gồm:
a) Tỷ lệ Vốn lõi cấp 1 tối thiểu là 4,5%;
b) Tỷ lệ Vốn cấp 1 tối thiểu là 6%;
c) Phương án 1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%; (Trường hợp áp dụng phương án này thì áp dụng điểm d Khoản này và điểm 5.)
Phương án 2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng theo từng giai đoạn sau: (Trường hợp áp dụng phương án này thì không áp dụng điểm d Khoản này và điểm 5 Điều này).
|
2030 |
2031 |
2032 |
2033 |
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu |
8.625% |
9.25% |
9.875% |
10.5% |
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì mức đệm bảo toàn vốn (CCB) theo từng giai đoạn sau:
|
01/01/2030 |
01/01/2031 |
01/01/2032 |
01/01/2033 |
CCB |
0.625% |
1.25% |
1.875% |
2.5% |
Tỷ lệ Vốn lõi cấp 1+ CCB |
5.125% |
5.75% |
6.375% |
7% |
Vốn cấp 1 |
6% |
6% |
6% |
6% |
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + CCB |
8.625% |
9.25% |
9.875% |
10.5% |
5. Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định tại khoản 4 Điều này trong năm tài chính, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được dùng lợi nhuận chưa phân phối để chi cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ tối đa sau:
a) Từ năm 2030:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + CCB (%) |
Tỷ lệ chia cổ tức (%) |
<8 |
0 |
8 - 8,15625 |
20 |
8,15625 – 0,3125 |
40 |
0,3125 – 0,46875 |
60 |
0,46875 – 0,625 |
80 |
> 0,625 |
100 |
b) Từ năm 2031:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + CCB (%) |
Tỷ lệ chia cổ tức (%) |
<8 |
0 |
8 – 8,3125 |
20 |
8,3125– 8,625 |
40 |
8,625– 8,9375 |
60 |
8,9375– 9,25 |
80 |
> 9,25 |
100 |
c) Từ năm 2032:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + CCB (%) |
Tỷ lệ chia cổ tức (%) |
<8 |
0 |
8 – 8,46875 |
20 |
8,46875 – 8,9375 |
40 |
8,9375 – 9,40625 |
60 |
9,40625 – 9,875 |
80 |
> 9,875 |
100 |
d) Từ năm 2033:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + CCB (%) |
Tỷ lệ chia cổ tức (%) |
<8 |
0 |
8 – 8,625 |
20 |
8,625 – 9,25 |
40 |
9,25 – 9,875 |
60 |
9,875 – 10,5 |
80 |
> 10,5 |
100 |
6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng tỷ lệ đệm vốn phản chu kỳ (CCyB) trong từng thời kỳ trong trường hợp cần thiết.
7. Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:
a) Thực hiện theo quy định về hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ của pháp luật về hệ thống tài khoản kế toán;
b) Đối với rủi ro ngoại hối, tỷ giá quy đổi được thực hiện như sau:
(i) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;
(ii) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
c) Đối với giá vàng được thực hiện như sau:
(i) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoạt động kinh doanh vàng: sử dụng giá niêm yết mua vào của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không kinh doanh vàng: sử dụng giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch.
8. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với mức quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Vốn tự có
1. Vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này.
2. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 (bao gồm cả Vốn lõi cấp 1 và Bổ sung vốn cấp 1) và Vốn cấp 2 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III:
QUY ĐỊNH TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP TIÊU CHUẨN
Mục I: Quy định tính toán tổng tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn
Điều 7. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
1. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) bao gồm tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) và tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo công thức:
RWA = RWACR + RWACCR
Trong đó:
- RWACR : Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- RWACCR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác.
2. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR ) là tổng các tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính được tính theo công thức sau đây:
RWACR = ∑Ej x CRWj + ∑Max {0, (Ei* - SPi)} x CRWi
Trong đó:
- Ej: Giá trị tài sản (không phải là khoản phải đòi) thứ j;
- CRWj: Hệ số rủi ro tín dụng của tài sản thứ j theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
- Ei*: Giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei) được xác định theo khoản 3 Điều này, sau khi điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Thông tư này;
- SPi: Dự phòng cụ thể của khoản phải đòi thứ i;
- CRWi: Hệ số rủi ro tín dụng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Giá trị số dư của khoản phải đòi (bao gồm cả số dư gốc; lãi phải thu, phí phải thu nếu có đang được hạch toán vào thu nhập theo quy định của pháp luật) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức:
Ei = Eoni + Eoffi x CCFi
Trong đó:
- Ei: Giá trị số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;
- Eoni: Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;
- Eoffi: Số dư phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i;
- CCFi: Hệ số chuyển đổi của phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
4. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
a) Giao dịch tự doanh;
b) Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 27 Điều 2 Thông tư này.
5. Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Hệ số rủi ro tín dụng (CRW)
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại tài sản theo quy định tại Mục II Chương này và hướng dẫn tại Phụ lục 6 để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.
Khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, ngân hàng được áp dụng hệ số rủi ro theo quy định tại nước sở tại đối với các khoản phải đòi của công ty con, công ty liên kết, chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài.
2. Hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi được quy định tại Mục II Chương này.
Điều 9. Hệ số chuyển đổi (CCF)
1. Hệ số chuyển đổi 10% áp dụng đối với:
a) Cam kết ngoại bảng (bao gồm cả hạn mức tín dụng chưa sử dụng) mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang khi khách hàng vi phạm điều kiện hủy ngang hoặc suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ;
b) Hạn mức tín dụng chưa sử dụng của thẻ tín dụng.
2. Hệ số chuyển đổi 20% áp dụng đối với các giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc từ 1 năm trở xuống.
4. Hệ số chuyển đổi 50% áp dụng đối với:
a) Các giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc trên 1 năm;
b) Nợ tiềm tàng dựa trên hoạt động cụ thể (ví dụ: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, thư tín dụng dự phòng cho hoạt động cụ thể);
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, giấy tờ có giá.
5. Hệ số chuyển đổi 100% áp dụng đối với:
a) Các cam kết ngoại bảng tương đương khoản cho vay (ví dụ: cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết cho vay không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật; các khoản bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho khoản nợ hoặc trái phiếu; hạn mức tín dụng chưa giải ngân không hủy ngang...);
b) Các khoản chấp nhận thanh toán (ví dụ: ký hậu chấp nhận thanh toán bộ chứng từ...);
c) Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch bán giấy từ có giá có bảo lưu quyền truy đòi khi bên phát hành không thực hiện cam kết;
d) Các hợp đồng kỳ hạn về tài sản, tiền gửi và các chứng khoán trả trước một phần mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết thực hiện;
đ) Các cam kết ngoại bảng chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a, điểm b, điểm c, và điểm d khoản 4 Điều này.
6. Đối với cam kết ngoại bảng là cam kết cung cấp một cam kết ngoại bảng (ví dụ: cam kết cấp bảo lãnh, cam kết phát hành thư tín dụng, cam kết hoàn trả thư tín dụng...), hệ số chuyển đổi là hệ số thấp hơn giữa hệ số chuyển đổi của cam kết cung cấp cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi của cam kết ngoại bảng được cam kết cung cấp.
Mục II: Hệ số rủi ro tín dụng đối với các nhóm tài sản theo phương pháp tiêu chuẩn
Điều 10. Hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi quốc gia, khoản phải đòi phi Chính phủ, khoản phải đòi của chính quyền địa phương và khoản phải đòi của các tổ chức tài chính quốc tế
1. Đối với tài sản là khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách, hệ số rủi ro tín dụng là 0%. Đối với khoản phải đòi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), hệ số rủi ro là 20%.
2. Đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế, hệ số rủi ro tín dụng là 0%.
3. Đối với tài sản là khoản phải đòi Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:
Thứ hạng tín nhiệm |
Từ AAA đến AA- |
Từ A+ đến A- |
Từ BBB+ đến BBB- |
Từ BB+ đến B- |
Dưới B- hoặc không có xếp hạng |
Hệ số rủi ro tín dụng |
0% |
20% |
50% |
100% |
150% |
4. Đối với tài sản là khoản phải đòi các tổ chức công lập của Chính phủ (non-central government public sector entities (PSEs)), chính quyền địa phương các nước, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo hệ số rủi ro đối với khoản phải đòi Chính phủ đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 11. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tài sản là các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp, chứng khoán nợ khác
1. Đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
a) Đối với tổ chức tín dụng nước ngoài không phải là tổ chức tài chính quốc tế quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:
Thứ hạng tín nhiệm |
Từ AAA đến AA- |
Từ A+ đến BBB- |
Từ BB+ đến B- |
Dưới B- hoặc không có xếp hạng |
Hệ số rủi ro tín dụng |
20% |
50% |
100% |
150% |
b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại quốc gia khác, chi nhánh ngân hàng Việt Nam hoạt động tại nước ngoài áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo thứ hạng tín nhiệm của tổ chức tín dụng là ngân hàng mẹ.
c) Đối với tài sản là các khoản phải đòi tổ chức tín dụng trong nước, trừ các khoản phải đòi dưới hình thức giao dịch reverse repo đã được tính rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
Thứ hạng tín nhiệm |
AAA đến AA- |
A+ đến BBB- |
BB+ đến BB- |
B+ đến B- |
Dưới B- và Không có xếp hạng |
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu từ 3 tháng trở lên |
20% |
50% |
80% |
100% |
150% |
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu dưới 3 tháng |
10% |
20% |
40% |
50% |
70% |
d) Ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác được áp dụng hệ số rủi ro 0% đối với các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi tại bên được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
2. Đối với tài sản là các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp, chứng khoán nợ khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành không bị trừ khỏi Vốn cấp 2 quy định tại mục 19 Phần I, điểm A, mục 21 Phần II điểm A, mục 13 điểm B Phụ lục 1 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 12. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
Đối với tài sản là khoản phải đòi doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các khoản phải đòi quy định tại Điều 14 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
1. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc danh mục cấp tín dụng bán lẻ quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng là 75%.
2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hệ số rủi ro là 90%;
3. Đối với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b khoản này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có) hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật như sau:
- Doanh thu là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và được lấy số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng Nợ vay/Tổng tài sản;
Trong đó: Tổng Nợ vay (total debt) được xác định bằng tổng của các khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn theo quy định hiện hành về kế toán.
- Vốn chủ sở hữu lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán.
a) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như sau:
|
Doanh thu dưới 100 tỷ đồng |
Doanh thu từ 100 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng |
Doanh thu từ 400 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng |
Doanh thu trên 1500 tỷ đồng |
Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25% |
100% |
80% |
60% |
50% |
Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 50% |
125% |
110% |
95% |
80% |
Tỷ lệ đòn bẩy trên 50% |
160% |
150% |
140% |
120% |
Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0 |
250% |
b) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp Báo cáo tài chính cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bảy, vốn chủ sở hữu;
c) Đối với các doanh nghiệp thành lập mới (không bao gồm các trường hợp thành lập do tổ chức lại, chuyển đổi hình thức pháp lý,...), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số rủi ro tín dụng là 150%.
Điều 13. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng chuyên biệt
1. Khoản cấp tín dụng chuyên biệt theo phương pháp tiêu chuẩn là các khoản cấp tín dụng để thực hiện dự án, đầu tư máy móc thiết bị hoặc mua hàng hóa, đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Khách hàng vay vốn là pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc, thiết bị, kinh doanh hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, không có hoạt động kinh doanh khác;
b) Được bảo đảm bằng dự án, máy móc, thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng và toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó;
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền theo hợp đồng cấp tín dụng để kiểm soát toàn bộ việc thanh toán, giải ngân theo tiến độ của dự án, đầu tư máy móc, thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ theo hợp đồng cấp tín dụng
d) Được thực hiện dưới các hình thức:
(i) Cấp tín dụng tài trợ dự án (Project Finance) là khoản cấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện một dự án duy nhất có quy mô lớn, phức tạp và chi phí cao (như điện nhà máy, nhà máy chế biến hóa chất, mỏ, cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường, truyền thông, và viễn thông…);
(ii) Cấp tín dụng tài trợ máy móc thiết bị (Object Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để đầu tư máy móc, thiết bị (tàu thủy, máy bay, vệ tinh, tàu hỏa...);
(iii) Cấp tín dụng tài trợ hàng hóa (Commodities Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để mua hàng hóa (dầu thô, kim loại, ngũ cốc,...).
2. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng chuyên biệt:
Đối với khoản cấp tín dụng chuyên biệt là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án, tài trợ máy móc thiết bị và tài trợ hàng hóa, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số cao hơn giữa hệ số rủi ro tín dụng 160% và hệ số rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
Điều 14. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản
1. Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng bất động sản, dự án bất động sản theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo.
2. Việc xác định các loại bất động sản, dự án bất động sản quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định về các loại bất động sản, dự án bất động đưa vào kinh doanh quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản.
3. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản
Đối với tài sản là khoản phải đòi là khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định Tỷ lệ bảo đảm (viết tắt là LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản như sau:
(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:
- Tổng số dư khoản phải đòi (số dư nợ gốc nội bảng và cam kết ngoại bảng) bao gồm tổng số dư của khoản phải đòi và số dư của các khoản phải đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Giá trị của tài sản bảo đảm là tổng giá trị của các bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểm xét duyệt cho vay. Các bất động sản được tính vào “Giá trị của tài sản bảo đảm” phải là nhà ở, công trình xây dựng sẵn có theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản.
(ii) Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định lại khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin giá trị tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xét duyệt cho vay (đối với trường hợp xác định lại được thực hiện lần đầu tiên) hoặc so với giá trị tài sản bảo đảm xác định lại gần nhất; hoặc
- Bất động sản đáp ứng các quy định pháp luật trở thành nhà ở, công trình xây dựng sẵn có theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản.
b) Đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản không kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:
LTV |
LTV dưới 40% |
LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% |
LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% |
LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% |
LTV từ 100% trở lên |
Hệ số rủi ro |
30% |
40% |
50% |
70% |
80% |
100% |
c) Đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản kinh doanh (bao gồm bất động sản hỗn hợp là bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh) hoặc trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin để phân loại khoản phải đòi vào điểm b khoản này thì hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:
(i) Nguồn tiền trả nợ của khách hàng không hình thành từ nguồn tiền kinh doanh bất động sản hình thành từ vốn vay thì hệ số rủi ro tín dụng như sau:
LTV |
LTV dưới 60% |
LTV trên 60% |
|||
Khoản phải đòi của khách hàng cá nhân thuộc khoản cấp tín dụng bán lẻ |
Khoản phải đòi của khách hàng cá nhân khác |
Khoản phải đòi của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Khoản phải đòi của doanh nghiệp khác |
||
Hệ số rủi ro |
60% |
75% |
100% |
90% |
Hệ số rủi ro theo quy định tại Điều 12 Thông tư này |
(ii) Nguồn tiền trả nợ của khách hàng hình thành từ nguồn tiền kinh doanh bất động sản hình thành từ vốn vay hoặc trường hợp tổ chức tín dụng không có thông tin để phân loại khoản phải đòi vào điểm c(i) thì hệ số rủi ro tín dụng như sau:
|
LTV dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 75% |
LTV từ 75% trở lên |
Hệ số rủi ro |
75% |
100% |
120% |
đ) Đối với khoản phải đòi không xác định được LTV do bất động sản, dự án bất động sản không đáp ứng điều kiện để tính LTV, hệ số rủi ro tín dụng như sau:
- Khoản phải đòi của khách hàng cá nhân thuộc khoản cấp tín dụng bán lẻ là 80%;
- Khoản phải đòi của khách hàng cá nhân khác là 105%;
- Khoản phải đòi của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa là 95%;
- Khoản phải đòi của khách hàng doanh nghiệp khác là giá trị lớn nhất giữa 125% và hệ số rủi ro quy định tại Điều 12.
e) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV), trừ quy định tại điểm đ khoản này, hệ số rủi ro tín dụng là 150%;
g) Đối với trường hợp dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, hệ số rủi ro tín dụng là 200% , trừ trường hợp dự án bất động sản khu công nghiệp thì hệ số rủi ro tín dụng là 160%.
Điều 15. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà ở
1. Khoản cho vay thế chấp nhà ở là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà ở, bao gồm:
a) Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau:
i) Được bảo đảm bằng chính nhà hình thành từ khoản cho vay;
ii) Nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà;
iii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng vỡ nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở;
iv) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các điểm a(i), a(iii) và a(iv) khoản này.
2. Hệ số rủi ro tín dụng (CRW) đối với khoản phải đòi là khoản cho vay thế chấp nhà ở
a) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV), hệ số rủi ro tín dụng như sau:
Các khoản cho vay thế chấp nhà ở |
LTV dưới 40% |
LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% |
LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% |
LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% |
LTV từ 100% trở lên |
Hệ số rủi ro |
25% |
30% |
35% |
40% |
45% |
50% |
b) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở không thuộc quy định tại điểm a khoản này, hệ số rủi ro tín dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:
(i) Trường hợp nguồn tiền trả nợ của khách hàng không hình thành từ nguồn tiền từ nhà hình thành từ vốn vay:
Các khoản cho vay thế chấp nhà ở |
LTV dưới 40% |
LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% |
LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% |
LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% |
LTV từ 100% trở lên |
Hệ số rủi ro |
25% |
30% |
40% |
50% |
60% |
80% |
(ii) Trường hợp nguồn tiền trả nợ của khách hàng hình thành từ nguồn tiền từ nhà hình thành từ vốn vay hoặc trường hợp tổ chức tín dụng không có thông tin để phân loại khoản phải đòi vào điểm b(i):
Các khoản cho vay thế chấp nhà ở |
LTV dưới 40% |
LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% |
LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% |
LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% |
LTV từ 100% trở lên |
Hệ số rủi ro |
30% |
40% |
50% |
70% |
80% |
100% |
c) Đối với khoản cho vay thế chấp nhà mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV), hệ số rủi ro tín dụng là 200%.
3. Đối với các khoản cho vay thế chấp nhà ở quy định tại Điều này và khoản cấp tín dụng bán lẻ quy định tại Điều 16 Thông tư này có đồng tiền cho vay khác với đồng tiền trả nợ của khách hàng vay, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng hệ số nhân 1,5 lần hệ số rủi ro tín dụng áp dụng cho các khoản phải đòi đó, nhưng không được vượt quá 150%.
Điều 16. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ theo phương pháp tiêu chuẩn
1. Khoản cấp tín dụng bán lẻ theo phương pháp tiêu chuẩn là khoản cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân hoặc khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản quy định tại Điều 14 Thông tư này, khoản cho vay thế chấp nhà ở quy định tại Điều 15 Thông tư này, các khoản cho vay để kinh doanh chứng khoán) mà số dư cấp tín dụng (đã giải ngân và chưa giải ngân) của một khách hàng đảm bảo đồng thời:
a) Không vượt quá 8 tỷ đồng Việt Nam;
b) Không vượt quá 0,2% tổng số dư của toàn bộ danh mục cấp tín dụng bán lẻ (đã giải ngân và chưa giải ngân) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Đối với khoản phải đòi của khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phân loại vào khoản cấp tín dụng bán lẻ khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phương pháp tiếp cận, chính sách quản lý rủi ro và quy định nội bộ thực hiện quản lý các khoản phải đòi của khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này tương tự như một khoản phải đòi đối với cá nhân.
Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tiếp cận, thực hiện quản lý khoản phải đòi này tương tự như một khoản phải đòi đối với cá nhân hoặc không có chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ để thực hiện quản lý khoản phải đòi này tương tự như một khoản phải đòi đối với cá nhân thì khoản phải đòi của khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này cũng không được phân loại vào khoản cấp tín dụng bán lẻ.
3. Đối với tài sản là khoản cấp tín dụng bán lẻ, hệ số rủi ro tín dụng là 75%.
Điều 17. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đối với khoản phải đòi là khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ số rủi ro tín dụng là 50%.
Điều 18. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản nợ xấu
Đối với khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
1. Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu (trừ khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà ở có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu), hệ số rủi ro tín dụng là 150%;
2. Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể từ 20% đến 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà ở có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng là 100%;
3. Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể lớn hơn 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà ở và có dự phòng cụ thể từ 20% giá trị của khoản nợ xấu trở lên, hệ số rủi ro tín dụng là 50%.
Điều 19. Hệ số rủi ro tín dụng đối với tài sản khác
1. Đối với tài sản là tiền mặt, vàng và các khoản tương đương tiền mặt của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ số rủi ro tín dụng là 0%.
2. Đối với tài sản là công cụ vốn chủ sở hữu, mua cổ phiếu của doanh nghiệp (trừ các khoản đầu tư đã trừ khỏi vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) và các khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, khoản cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, hệ số rủi ro tín dụng là 150%.
3. Đối với tài sản là các khoản cho thuê tài chính, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số cao hơn giữa hệ số rủi ro tín dụng 160% và hệ số rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thuê tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
4. Đối với tài sản là các khoản mua lại khoản phải thu có bảo lưu quyền truy đòi của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính theo quy định, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số rủi ro của khoản phải đòi đối với bên bán khoản phải thu.
Đối với các khoản mua lại khoản phải thu của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số rủi ro của khoản phải đòi.
5. Đối với tài sản là các khoản phải thu phát sinh từ việc bán nợ xấu (không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong quá trình bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam), hệ số rủi ro tín dụng là 200%.
6. Đối với các tài sản khác trên Báo cáo tình hình tài chính trừ các tài sản quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18 và khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, hệ số rủi ro tín dụng là 100%.
Mục III: Việc sử dụng xếp hạng độc lập
Điều 20. Doanh nghiệp xếp hạng độc lập
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm để tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này khi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tính khách quan: Việc xếp hạng tín nhiệm phải chặt chẽ, có hệ thống, được đánh giá lại theo số liệu lịch sử đảm bảo chính xác ít nhất là một năm; được thực hiện liên tục, kịp thời trước thay đổi về tình hình tài chính;
2. Tính độc lập: Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không chịu sức ép về chính trị, kinh tế làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm;
3. Tính minh bạch: Việc xếp hạng tín nhiệm được công bố rộng rãi cho các bên (trong nước và nước ngoài) có lợi ích chính đáng liên quan;
4. Tính công khai: Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công khai các thông tin về phương pháp xếp hạng, khái niệm vỡ nợ, ý nghĩa của từng thứ hạng tín nhiệm, tỷ lệ vỡ nợ thực tế của từng thứ hạng tín nhiệm và chuyển đổi xếp hạng;
5. Năng lực: Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải có đủ nguồn lực để tiến hành xếp hạng đạt chất lượng tốt, thực hiện phương pháp xếp hạng định tính kết hợp với định lượng và tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các cấp của đối tượng được xếp hạng để tăng cường chất lượng giá trị xếp hạng tín nhiệm;
6. Độ tin cậy: Việc xếp hạng tín nhiệm phải được các tổ chức (nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đối tác thương mại) tin dùng. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải có các quy trình nội bộ để tránh sử dụng sai mục đích các thông tin mật liên quan đến đối tượng được xếp hạng tín nhiệm.
Điều 21. Nguyên tắc sử dụng xếp hạng tín nhiệm độc lập
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm do doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập cung cấp để quản lý rủi ro; trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định, đánh giá rủi ro thực tế của khách hàng cao hơn so với rủi ro từ xếp hạng tín nhiệm độc lập, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng hệ số rủi ro theo kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Thang thứ hạng tín nhiệm của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được xác định phân bố tương ứng theo mức độ rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:
a) Thứ hạng tín nhiệm của Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Rating được phân bố:
Standard & Poor’s |
Moody’s |
Fitch Rating |
AAA, AA+, AA, AA- |
Aaa, Aa1, Aa2, Aa3 |
AAA, AA+, AA, AA- |
A+, A, A- |
A1, A2, A3 |
A+, A, A- |
BBB+, BBB, BBB- |
Baa1, Baa2, Baa3 |
BBB+, BBB, BBB- |
BB+, BB, BB- |
Ba1, Ba2, Ba3 |
BB+, BB, BB- |
B+, B, B- |
B1, B2, B3 |
B+, B, B- |
CCC+ và thứ hạng thấp hơn |
Caa1 và thứ hạng thấp hơn |
CCC+ và thứ hạng thấp hơn |
b) Trường hợp doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm quy định tại điểm a khoản này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập đó phải chuyển đổi thứ hạng tín nhiệm tương ứng, phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc Standard & Poor’s hoặc Fitch Rating để xác định mức độ rủi ro của khách hàng, đối tác, khoản phải đòi khi tính tỷ lệ an toàn vốn.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng thứ hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập đảm bảo nguyên tắc sau đây:
a) Áp dụng thứ hạng tín nhiệm để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi trong các trường hợp sau:
(i) Trường hợp có thứ hạng tín nhiệm của khoản phải đòi: Thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản này;
(ii) Trường hợp không có thứ hạng tín nhiệm của khoản phải đòi: Thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản này.
b) Nguyên tắc chung:
(i) Chỉ được sử dụng xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận, không sử dụng xếp hạng tín nhiệm tự nguyện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập;
(ii) Chỉ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm còn hiệu lực để xác định hệ số rủi ro tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
c) Thứ hạng tín nhiệm của khoản phải đòi:
(i) Chỉ sử dụng thứ hạng tín nhiệm để áp dụng hệ số rủi ro đối với xếp hạng tín nhiệm cùng loại đồng tiền;
(ii) Trường hợp một khoản phải đòi có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác nhau thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng hệ số rủi ro tín dụng cao nhất để áp dụng đối với khoản phải đòi đó.
d) Thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác:
(i) Trường hợp một khách hàng, đối tác có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác nhau thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng hệ số rủi ro tín dụng cao nhất để áp dụng đối với khách hàng đó;
(ii) Không sử dụng thứ hạng tín nhiệm của tập đoàn để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng đối với công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn đó.
đ) Trường hợp khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng theo thứ tự như sau:
(i) Nếu khách hàng, đối tác có các khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác đó để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm khi khoản phải đòi này được ưu tiên thanh toán trước khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính có thứ hạng tín nhiệm;
(ii) Nếu khách hàng, đối tác có thứ hạng tín nhiệm thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác để áp dụng hệ số rủi ro cho các khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm mà không được bảo đảm và được ưu tiên thanh toán trước khoản nợ thứ cấp của khách hàng, đối tác đó;
(iii) Nếu khách hàng, đối tác có thứ hạng tín nhiệm đủ điều kiện áp dụng theo tiết (ii) điểm đ khoản này và có khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng đủ điều kiện áp dụng theo tiết (i) điểm đ khoản này thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác hoặc khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm tùy thuộc vào hệ số rủi ro nào cao hơn để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm;
(iv) Đối với các trường hợp không được quy định tại tiết (i), (ii) và (iii) điểm đ khoản này thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải coi là khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm.
Mục IV: Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
Điều 22. Giảm thiểu rủi ro tín dụng
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm;
b) Bù trừ số dư nội bảng;
c) Bảo lãnh của bên thứ ba;
d) Sản phẩm phái sinh tín dụng.
3. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;
b) Đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro (tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, sản phẩm phái sinh tín dụng) có thời hạn, khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro ngắn hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, việc điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi chỉ được thực hiện đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thời hạn gốc từ một năm trở lên và thời hạn còn lại từ ba tháng trở lên;
c) Giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng ít hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, giao dịch (sau đây gọi là độ lệch thời hạn);
d) Trường hợp biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và khoản phải đòi, giao dịch không cùng một loại tiền tệ (sau đây gọi là độ lệch tiền tệ), giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh theo độ lệch tiền tệ;
đ) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các chiến lược, chính sách, quy trình để quản lý rủi ro khác (rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) phát sinh từ việc giảm thiểu rủi ro tín dụng và đảm bảo vốn yêu cầu tương ứng đối với các rủi ro đó theo quy định tại Thông tư này;
e) Trường hợp kết hợp hai hoặc nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tính riêng giá trị số dư của từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp không phân tách được các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng một biện pháp có giá trị giảm thiểu rủi ro nhiều nhất.
4. Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch có giảm thiểu rủi ro tín dụng được tính theo công thức sau:
Ei* = max{0,[Ej - ∑Cj*(1-Hcj-Hfxcj)]} + max{0,[Ek - ∑Lk*(1-Hfxlk)]} + max{0,[El - ∑Gl (1-CRWgtorl/CRWl)]} + max{0,[En - ∑CDn*(1- Hfxcdn)]} + Ex
Trong đó:
Ei = Ej + Ek + El + En + Ex
- Ei*: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Ei : Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
- Ej: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm;
- Ek: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng;
- El: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba;
- En: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng;
- Ex: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này không được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Cj*: Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hcj: Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm;
- Lk*: Giá trị nợ phải trả nội bảng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Gl: Giá trị bảo lãnh của bên thứ ba;
- CRWgtorl: Hệ số rủi ro tín dụng của bên bảo lãnh;
- CRWl: Hệ số rủi ro tín dụng của khách hàng;
- CDn*: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hfxc, Hfxl, Hfxcd: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ tương ứng giữa khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ bằng không (0) khi khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro cùng một loại tiền tệ.
Điều 23. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:
a) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
b) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);
c) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
d) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;
đ) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;
e) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
c) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to-market).
3. Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm (Hc) tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được xác định như sau:
a) Tiền mặt, thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán có hệ số hiệu chỉnh bằng 0;
b) Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, chứng khoán, vàng có hệ số hiệu chỉnh như sau:
Xếp hạng tín nhiệm của người phát hành giấy tờ có giá, chứng khoán |
Thời hạn còn lại |
Chính phủ (bao gồm cả các tổ chức áp dụng hệ số rủi ro tín dụng tương đương Chính phủ) (%) |
Các tổ chức phát hành khác (%) |
AAA đến AA- |
≤ 1 năm |
0,5 |
1 |
> 1 năm, ≤ 5 năm |
2 |
4 |
|
> 5 năm, ≤ 10 năm |
4 |
6 |
|
> 10 năm |
12 |
||
- A+ đến BBB- - Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác |
≤ 1 năm |
1 |
2 |
> 1 năm, ≤ 3 năm |
3
|
4 |
|
> 3 , ≤ 5 năm |
6 |
||
> 5 , ≤ 10 năm |
6 |
12 |
|
>10 năm |
20 |
||
BB+ đến BB- trừ Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác |
Tất cả các loại thời hạn |
15 |
|
Cổ phiếu được tính vào chỉ số chứng khoán VN30/HNX30 (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi của các loại cổ phiếu này) và Vàng |
20 |
||
Cổ phiếu khác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam |
30 |
4. Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (C*) theo công thức sau:
C* = C x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- C: giá trị của tài sản bảo đảm;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm tính theo năm).
5. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và tài sản bảo đảm (Hfxc) là 8%.
Điều 24. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng
1. Bù trừ số dư nội bảng là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi theo số dư tiền gửi của chính khách hàng đó tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng bù trừ số dư nội bảng khi tính Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ hồ sơ pháp lý về thoả thuận bù trừ số dư tài sản và nợ phải trả của khách hàng, đối tác bất kể khách hàng, đối tác có mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
b) Xác định số dư tài sản và nợ phải trả đối với từng khách hàng, đối tác theo thoả thuận bù trừ số dư nội bảng tại mọi thời điểm;
c) Theo dõi và kiểm soát được các rủi ro;
d) Theo dõi và kiểm soát được trạng thái rủi ro của bù trừ số dư nội bảng.
3. Giá trị số dư tiền gửi của khách hàng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (L*) theo công thức sau:
L* = L x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- L: Số dư tiền gửi của khách hàng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của nợ phải trả nội bảng tính theo năm).
4. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và số dư tiền gửi của khách hàng (Hfxl) là 8%.
Điều 25. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh chỉ áp dụng đối với các bên bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều này và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bên bảo lãnh bao gồm :
a) Chính phủ, ngân hàng trung ương, tổ chức công lập của chính phủ, chính quyền địa phương;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xếp hạng tín nhiệm BBB- trở lên;
c) Doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm A- trở lên.
d) Tổ chức tài chính quốc tế.
3. Việc giảm thiểu rủi ro bằng bảo lãnh của bên thứ ba phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Quyền đòi nợ trực tiếp, được xác định rõ ràng và không thể bác bỏ đối với bên bảo lãnh cho từng nghĩa vụ cụ thể của khách hàng, đối tác;
b) Cam kết bảo lãnh là không huỷ ngang; bên bảo lãnh không được đơn phương chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh hoặc tăng phí bảo lãnh khi khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, đối tác bị suy giảm; bên bảo lãnh phải thực hiện kịp thời nghĩa vụ bảo lãnh khi khách hàng, đối tác không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
c) Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn tối thiểu bằng thời hạn của khoản phải đòi, giao dịch;
d) Bên bảo lãnh phải có hệ số rủi ro tín dụng thấp hơn bên được bảo lãnh (hoặc bên bảo lãnh có xếp hạng tín nhiệm tốt hơn bên được bảo lãnh);
đ) Bên bảo lãnh không phải là công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của bên được bảo lãnh.
4. Trường hợp khoản phải đòi không được bảo lãnh toàn bộ thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm cho phần số dư khoản phải đòi được bảo lãnh.
Điều 26. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các sự kiện tín dụng được các bên thỏa thuận phải tối thiểu gồm các trường hợp sau:
(i) Khách hàng không thực hiện đúng thời hạn các nghĩa vụ đã cam kết và sản phẩm phái sinh tín dụng có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện (với thời gian ân hạn phù hợp với thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở);
(ii) Khách hàng bị phá sản; khách hàng không chịu thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết khi đến hạn và các trường hợp tương tự;
(iii) Khách hàng phải cơ cấu lại các nghĩa vụ đã cam kết (bao gồm cả miễn, giảm lãi) do khó khăn về tài chính.
b) Không có sự khác nhau giữa nghĩa vụ cơ sở của khách hàng, đối tác và nghĩa vụ tham chiếu của sản phẩm phái sinh tín dụng;
c) Sản phẩm phái sinh tín dụng không được kết thúc trước thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở;
d) Có quy định rõ ràng căn cứ xác định sự kiện và trách nhiệm xác định sự kiện của các bên. Bên được bảo vệ phải có quyền hoặc khả năng thông báo cho bên bảo vệ khi xảy ra sự kiện.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này đối với bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng cho phần được giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng.
3. Giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (CD*) theo công thức sau:
CD* = CD x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của sản phẩm phái sinh tín dụng tính theo năm).
4. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và sản phẩm phái sinh tín dụng (Hfxcd) là 8%.
Chương IV:
QUY ĐỊNH TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG NỘI BỘ
Mục I: Quy định tính toán tổng tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 27. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA)
1. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) bao gồm tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) và tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo công thức:
RWA = RWACR + RWACCR
Trong đó:
- RWACR : Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- RWACCR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác.
2. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
a) Giao dịch tự doanh;
b) Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư này.
3. Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) là tổng các tài sản theo rủi ro tín dụng của từng khoản phải đòi.
3. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
a) Giao dịch tự doanh;
b) Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 27 Điều 2 Thông tư này.
4. Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 28. Áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho các loại tài sản
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính thành 04 loại tài sản chính, trong đó mỗi loại tài sản chính được chia thành các nhóm tài sản theo quy định tại Mục II Chương này và hướng dẫn tại Phụ lục 7 để áp dụng tính toán tài sản có rủi ro tín dụng như sau:
TT |
Loại tài sản |
Phương pháp |
Nhân tố cần ước tính |
1 |
Khoản phải đòi doanh nghiệp, trừ trường hợp nhóm tài sản là khoản cấp tín dụng chuyên biệt quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này và khoản phải đòi vỡ nợ quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này của doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. |
Phương pháp tiêu chuẩn hoặc Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản |
Tự tính toán PD tương ứng với xếp hạng của khách hàng vay và sử dụng các tham số LGD, EAD và M do Ngân hàng Nhà nước quy định |
2 |
Khoản phải đòi bán lẻ, trừ trường hợp nhóm tài sản là khoản cho vay thế chấp nhà ở xã hội quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư này, khoản cấp tín dụng bán lẻ vỡ nợ quy định tại khoản 5 Điều 34 Thông tư này và khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn quy định tại khoản 6 Điều 34 Thông tư này thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. |
Phương pháp tiêu chuẩn hoặc Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao |
Tự tính toán PD, LGD, EAD |
3 |
Khoản mua lại khoản phải thu đủ tiêu chuẩn, trừ trường hợp nhóm tài sản là Khoản mua lại khoản phải thu vỡ nợ quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. |
|
|
3.1 |
Khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn |
Phương pháp tiêu chuẩn hoặc Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản |
|
3.2 |
Khoản mua lại khoản phải thu bán lẻ |
Phương pháp tiêu chuẩn hoặc Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao |
|
4 |
Các loại tài sản khác |
Phương pháp tiêu chuẩn |
|
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân chia các nhóm tài sản trong mỗi loại tài sản chính thành các tiểu nhóm tài sản theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ hoặc phương pháp tiêu chuẩn cho từng nhóm, tiểu nhóm tài sản phù hợp với hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho một nhóm hoặc tiểu nhóm tài sản thì phải áp dụng trên toàn bộ các khoản phải đòi, giao dịch trong nhóm hoặc tiểu nhóm tài sản đó.
Việc ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ không yêu cầu áp dụng cho các công ty con của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính toán tài sản có rủi ro của các các công ty con của ngân hàng thương mại khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.
2. Trường hợp áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho các nhóm hoặc tiểu nhóm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đưa ra một kế hoạch thực hiện, trong đó có nội dung về phạm vi và thời điểm dự định triển khai các phương pháp xếp hạng nội bộ đối loại tài sản đó. Kế hoạch phải thực tế và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Việc áp dụng đảm bảo tính thực tế và khả thi, không nhằm giảm thiểu các yêu cầu về vốn.
3. Quy định tỷ lệ bao phủ:
Phương án 1 (Tỷ lệ bao phủ IRB theo toàn bộ tài sản):
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ phải đáp ứng tỷ lệ bao phủ tối thiểu 70%, cụ thể:
>= 70%
Theo đó tổng tài sản có rủi ro tín dụng tính theo phương pháp xếp hạng nội bộ phải chiếm tối thiểu 70% tổng tài sản có rủi ro tín dụng tính theo phương pháp xếp hạng nội bộ và phương pháp tiêu chuẩn (không bao gồm các loại tài sản khác đã quy định thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn tại Điều 36 Thông tư này) sau 03 năm kể từ ngày ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ.
Phương án 2 (Tỷ lệ bao phủ IRB theo từng loại tài sản):
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ phải đáp ứng tỷ lệ bao phủ tối thiểu 70% đối với từng loại tài sản (khoản phải đòi doanh nghiệp; khoản cấp tín dụng bán lẻ, khoản mua lại khoản phải thu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 Thông tư này), cụ thể:
>= 70%
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì việc đáp ứng tỷ lệ này trong suốt quá trình hoạt động kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ.
4. Trong quá trình hoạt động, trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày không đáp ứng, trong đó nêu rõ lý do, phương án và lộ trình khắc phục (tối đa trong vòng 02 năm).
Sau thời gian thực hiện phương án và lộ trình khắc phục mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không khắc phục được thì ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước quay trở lại áp dụng phương pháp tiêu chuẩn theo quy định tại Chương II Thông tư này đối với các khoản phải đòi thuộc loại tài sản không đáp ứng điều kiện tại khoản 3 Điều này.
5. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị quay trở lại áp dụng phương pháp tiêu chuẩn chỉ được phép trong những trường hợp đặc biệt (như phát sinh việc thay đổi lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện.
Điều 29. Giai đoạn chuyển đổi sang phương pháp xếp hạng nội bộ
Phương án 01 (hệ thống xếp hạng nội bộ phải hoàn thiện và được chạy thí điểm trong 2 năm trước khi nộp hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chính thức):
1. Các ngân hàng thương mại chuyển đổi sang áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ phải tự đánh giá hệ thống xếp hạng nội bộ đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này và thực hiện chuyển đổi như sau:
a) Ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký áp dụng thực hiện phương pháp xếp hạng nội bộ;
b) Trong thời gian 02 năm kể từ ngày có văn bản quy định tại điểm a khoản này, hằng năm ngân hàng thương mại phải thuê một bên thứ ba độc lập đánh giá hệ thống xếp hạng nội bộ đáp ứng các quy định tại Thông tư này. Báo cáo đánh giá của bên thứ ba phải được gửi Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.
Báo cáo đánh giá của bên thứ ba và việc chỉnh sửa, bổ sung hệ thống xếp hạng nội bộ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
2. Sau thời gian tối thiểu 02 năm kể từ ngày có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản này, ngân hàng thương mại lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng hệ thống xếp hạng nội bộ.
Phương án 2 (được áp dụng theo từng loại tài sản, sau 02 năm thì đảm bảo toàn bộ khoản phải đòi trong loại tài sản đó phải được áp dụng IRB):
1. Các ngân hàng thương mại chuyển đổi sang áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ phải tự đánh giá hệ thống xếp hạng nội bộ đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này và được thực hiện chuyển đổi áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ từng phần theo lộ trình như sau:
a) Ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký áp dụng thực hiện phương pháp xếp hạng nội bộ;
b) Ngân hàng thương mại được áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho một số loại tài sản hoặc tiểu mục tài sản (trong trường hợp khoản phải đòi bán lẻ), đảm bảo tỷ lệ bao phủ tối thiểu là 50%;
c) Ngân hàng thương mại phải có kế hoạch, lộ trình để đạt tỷ lệ bao phủ quy định tại Điều 27 Thông tư này trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày đăng ký áp dụng thực hiện phương pháp xếp hạng nội bộ;
d) Hằng năm ngân hàng thương mại phải thuê một bên thứ ba độc lập đánh giá hệ thống xếp hạng nội bộ đáp ứng các quy định tại Thông tư này. Báo cáo đánh giá của bên thứ ba phải được gửi Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Báo cáo đánh giá của bên thứ ba và việc chỉnh sửa, bổ sung hệ thống xếp hạng nội bộ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
2. Sau thời gian tối thiểu 02 năm kể từ ngày có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản này, ngân hàng thương mại lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng hệ thống xếp hạng nội bộ và đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
Điều 30. Phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ
1. Ngân hàng thương mại chỉ được chính thức áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để tính toán tài sản có rủi ro tín dụng sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Thông tư này và sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện phê duyệt việc áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại theo trình tự sau:
a) Ngân hàng Nhà nước có văn bản đã xác nhận được đầy đủ hồ sơ của ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này;
b) Ngân hàng Nhà nước xem xét, rà soát, đánh giá hồ sơ thông tin, dữ liệu do ngân hàng thương mại cung cấp;
c) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của ngân hàng thương mại theo quy định tại tại điểm a khoản ngày, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi ngân hàng thương mại về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho ngân hàng thương mại;
3. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có quyền:
a) Yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp hồ sơ bổ sung hoặc cung cấp các thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định phê duyệt;
b) Làm việc hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng thương mại để đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu của Thông tư này đối với hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại.
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ bao gồm:
a) Các quy định nội bộ được ban hành để triển khai áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ;
b) Tài liệu liên quan đến việc đánh giá, phê duyệt, điều chỉnh hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại (như chính sách, thủ tục, tài liệu kỹ thuật và báo cáo kiểm toán nội bộ hoặc đánh giá của bên thứ ba…);
c) Tài liệu chứng minh việc đáp ứng các yêu cầu của Thông tư này đối với hệ thống xếp hạng nội bộ;
d) Kế hoạch triển khai áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
5. Ngân hàng Nhà nước xem xét và phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại có tính đến tính chất, quy mô hoạt động và tiến độ thực hiện. Trong một số trường hợp, Ngân hàng Nhà nước được quyền bổ sung yêu cầu đối với ngân hàng thương mại khi xem xét, phê duyệt.
6. Quy trình phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Sửa đổi, bổ sung phương pháp xếp hạng nội bộ
1. Trong trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến có thay đổi lớn về việc tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ, sau khi được phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ, hoặc trong quá trình đề nghị phê duyệt, ngân hàng thương mại phải tuân thủ những quy định sau:
a) Ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định tại Thông tư trong quá trình sửa đổi hoặc điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ hoặc mô hình được sử dụng để ước lượng các thành phần rủi ro.
b) Ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước cụ thể về các nội dung sửa đổi, bổ sung trước khi áp dụng. Trường hợp có những thay đổi hoặc điều chỉnh lớn đối với hệ thống xếp hạng tín nhiệm hoặc mô hình được sử dụng để ước lượng các thành phần rủi ro, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu:
(i) Khoảng thời gian tối thiểu để tính song song theo hệ thống xếp hạng nội bộ đã hoặc mô hình được sử dụng để ước lượng các tham số rủi ro được điều chỉnh hoặc sửa đổi được điều chỉnh hoặc sửa đổi và/hoặc
(ii) Khoảng thời gian tối thiểu để tích hợp hệ thống xếp hạng nội bộ hoặc mô hình được sử dụng để ước lượng các thành phần rủi ro cho quá trình phê duyệt tín dụng, quản trị rủi ro và phân bổ vốn nội bộ.
2. Trong trường hợp những thay đổi lớn đối với hệ thống quản lý rủi ro tín dụng liên quan đến tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ (sáp nhập hoặc hợp nhất…), ngân hàng thương mại phải thông báo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp mong muốn tiếp tục áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ, ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước cụ thể việc điều chỉnh hệ thống, kèm theo phương án tính toán tài sản có rủi ro tín dụng trong quá trình điều chỉnh hệ thống.
Điều 32. Tỷ lệ sàn đầu ra
1. Tỷ lệ sàn đầu ra là tỷ lệ giữa tổng tài sản có rủi ro tín dụng tính theo phương pháp xếp hạng nội bộ và tổng tài sản có rủi ro tín dụng tính theo phương pháp tiêu chuẩn.
2. Tỷ lệ sàn đầu ra tối thiểu là 50% kể từ lúc ngân hàng bắt đầu được phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ và đạt tỷ lệ tối thiểu là 72,5% sau 05 năm triển khai.
Mục II: Phân loại tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 33. Khoản phải đòi doanh nghiệp
1. Khoản phải đòi doanh nghiệp là các khoản phải đòi đối với doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc khoản phải đòi của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không thuộc khoản cấp tín dụng bán lẻ, bao gồm các nhóm như sau:
(i) Khoản phải đòi doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(ii) Khoản cấp tín dụng chuyên biệt (SL);
(iii) Khoản phải đòi khác không thuộc quy định tại tiết (i), (ii) khoản này;
(iv) Khoản phải đòi vỡ nợ của doanh nghiệp;
2. Khoản cấp tín dụng chuyên biệt (Specialised lending) là các khoản cấp tín dụng để thực hiện dự án, đầu tư máy móc thiết bị hoặc mua hàng hóa, đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Khách hàng vay vốn là pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc, thiết bị, kinh doanh hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, không có hoạt động kinh doanh khác;
b) Được bảo đảm bằng dự án, máy móc, thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng và toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó;
c) Được thực hiện dưới các hình thức:
- Cấp tín dụng tài trợ dự án (Project Finance) là khoản cấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện một dự án duy nhất có quy mô lớn, phức tạp và chi phí cao (như điện nhà máy, nhà máy chế biến hóa chất, mỏ, cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường, truyền thông, và viễn thông…);
- Cấp tín dụng tài trợ máy móc thiết bị (Object Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để đầu tư máy móc, thiết bị (tàu thủy, máy bay, vệ tinh, tàu hỏa...);
- Cấp tín dụng tài trợ hàng hóa (Commodities Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để mua hàng hóa (dầu thô, kim loại, ngũ cốc,...).
- Cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản (Income producing real estate) là các khoản cấp tín dụng để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản (văn phòng, trung tâm thương mại, khu đô thị, tòa nhà phức hợp, kho bãi, khách sạn, khu công nghiệp...).
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng và có biện pháp để kiểm soát toàn bộ việc thanh toán, giải ngân theo tiến độ của dự án, đầu tư máy móc, thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ của các khoản cho vay chuyên biệt theo hợp đồng cấp tín dụng. Trường hợp có nhiều ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tài trợ cho cùng một dự án, đầu tư máy móc thiết bị hoặc mua hàng hóa thì các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thỏa thuận trách nhiệm, phân chia quyền lợi, nghĩa vụ để đảm bảo yêu cầu về việc kiểm soát nêu trên.
3. Khoản phải đòi vỡ nợ của doanh nghiệp là khoản nợ, cam kết ngoại bảng được phân loại vào nhóm nợ xấu theo kết quả phân loại nợ sau khi đã điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 34. Khoản phải đòi bán lẻ
1. Khoản cấp tín dụng bán lẻ theo phương pháp xếp hạng nội bộ là các khoản cấp tín dụng được ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý theo nhóm gồm nhiều khoản phải đòi có các đặc điểm rủi ro tương đồng nhằm mục đích đánh giá và đo lường rủi ro. Các khoản cấp tín dụng bán lẻ được chia thành 3 nhóm nhỏ là:
a) Khoản cho vay thế chấp nhà ở (trừ khoản cho vay thế chấp nhà ở xã hội thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn);
b) Khoản cấp tín dụng quay vòng đủ tiêu chuẩn;
c) Các khoản cấp tín dụng bán lẻ khác (trừ cấp tín dụng bán lẻ vỡ nợ, khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn).
2. Khoản cho vay thế chấp nhà ở là khoản cấp tín dụng bán lẻ đối với cá nhân, hộ gia đình để mua nhà ở đáp ứng điều kiện sau:
a) Được bảo đảm bằng chính nhà hình thành từ khoản cho vay;
b) Nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà;
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng vỡ nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở;
d) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn (QQRE) là khoản cấp tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đáp ứng đầy đủ các đặc điểm sau:
a) Các khoản cấp tín dụng có tính chất quay vòng, không được cam kết (ngân hàng hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể hủy bỏ cam kết vô điều kiện hoặc tự động hủy cam kết) và không có tài sản đảm bảo, bao gồm: thẻ tín dụng, thấu chi;
b) Dư nợ có thể dao động trong hạn mức tín dụng do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định căn cứ vào quyết định vay và trả nợ của khách hàng vay. Dư nợ tối đa đối với tất cả các khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn cho một khách hàng là 1 tỷ đồng Việt Nam.
c) Các khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng có biên độ dao động của tỷ lệ tổn thất nhỏ hơn biên độ dao động của tỷ lệ tổn thất của khoản cấp tín dụng bán lẻ khác.
d) Dữ liệu tỷ lệ tổn thất của nhóm tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn và nhóm tín dụng bán lẻ khác phải được lưu giữ nhằm phân tích độ biến động của tỷ lệ tổn thất.
4. Khoản cấp tín dụng bán lẻ khác là khoản cấp tín dụng bán lẻ đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khoản cấp tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình không phải là khoản cho vay thế chấp nhà ở, khoản cấp tín dụng quay vòng đủ tiêu chuẩn;
b) Khoản cấp tín dụng đối với tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không phải là khoản cấp tín dụng quay vòng đủ tiêu chuẩn.
c) Khoản cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có số dư cấp tín dụng (đã giải ngân và chưa giải ngân) của một khách hàng đảm bảo không vượt quá 8 tỷ đồng Việt Nam không phải là khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn.
5. Khoản cấp tín dụng bán lẻ vỡ nợ là khoản nợ, cam kết ngoại bảng được phân loại vào nhóm nợ xấu theo kết quả phân loại nợ khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tự phân loại đối với từng khoản nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn là khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 35. Khoản mua lại khoản phải thu đủ tiêu chuẩn
1. Khoản mua lại khoản phải thu là tài sản có phát sinh từ nghiệp vụ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua các khoản phải thu (bao gồm cả các khoản cấp tín dụng) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo quy định của pháp luật. Khoản mua lại khoản phải thu gồm 2 loại là khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp và khoản mua lại khoản phải thu bán lẻ.
2. Khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn khi đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Các khoản phải thu phải được mua lại từ bên thứ ba;
b) Các khoản phải thu được hình thành trên cơ sở giao dịch thông thường giữa bên bán và bên có nghĩa vụ của khoản phải thu. Các khoản phải đòi phát sinh từ khoản mục nội bộ và đối ứng không đáp ứng điều kiện này.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại khoản phải thu có toàn quyền hoặc phần lợi ích tương ứng đối với dòng tiền từ khoản phải thu hoặc nhóm các khoản phải thu.
3. Khoản mua lại khoản phải thu thực hiện theo phương pháp xếp hạng nội bộ như sau:
a) Đối với khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên thông qua ước tính các tham số rủi ro và tái ản có rủi ro ro quy đổi của từng khoản phải thu được mua lại của doanh nghiệp tương tự như các khoản phải đòi doanh nghiệp;
b) Đối với khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp ngoài trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống thông qua việc ước lượng các tham số rủi ro và tài sản có rủi ro quy đổi của danh mục các khoản phải thu;
c) Đối với các khoản mua lại khoản phải thu bán lẻ: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tính toán tương tự các khoản cấp tín dụng bán lẻ.
4. Khoản mua lại khoản phải thu vỡ nợ là khoản phải đòi vỡ nợ của doanh nghiệp đối với khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp và là khoản cấp tín dụng bán lẻ vỡ nợ đối với khoản mua lại khoản phải thu bán lẻ.
Điều 36. Các loại tài sản khác
Các loại tài sản khác thực hiện tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn gồm:
1. Khoản phải đòi quốc gia (sovereign exposure), khoản phải đòi phi chính phủ (non-central government public sector entities (PSEs)), khoản phải đòi của chính quyền địa phương và khoản phải đòi của các tổ chức tài chính quốc tế, cụ thể:
a) Tài sản là khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách;
b) Tài sản là Khoản phải đòi Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC);
c) Tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế;
d) Tài sản là khoản phải đòi chính phủ, ngân hàng Trung ương các nước khác;
đ) Đối với tài sản là khoản phải đòi các tổ chức công lập của chính phủ (non-central government public sector entities (PSEs)) và chính quyền địa phương các nước khác.
2. Khoản phải đòi tổ chức tín dụng (Bank exposure), cụ thể:
a) Tổ chức tín dụng nước ngoài, không phải là tổ chức tài chính quốc tế quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
c) Tổ chức tín dụng trong nước.
3. Khoản đầu tư vốn chủ sở hữu là công cụ vốn chủ sở hữu, khoản mua cổ phiếu của doanh nghiệp (trừ các khoản đầu tư đã trừ khỏi vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) và các khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, khoản cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán.
4. Tài sản khác là các tài sản còn lại chưa được phân loại ở các nhóm tài sản nêu tại điểm a, b, c khoản này.
Mục III: Cách xác định cấu phần để tính toán tài sản có rủi ro theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Nhóm 1: Các khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 37. Tài sản có rủi ro tín dụng của khoản phải đòi doanh nghiệp
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính toán PD tương ứng với xếp hạng của khách hàng vay và sử dụng kết quả tính toán các chỉ tiêu LGD, EAD và M do Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Công thức tính các giá trị tài sản có rủi ro của khoản phải đòi doanh nghiệp như sau:
a) Hệ số tương quan (R)
b) Điều chỉnh kỳ hạn (b)
b = [0.11852 - 0.05478 × ln (PD)]2
c) Yêu cầu vốn (K)
Trong đó:
- N(x) là hàm phân phối tích lũy cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
- G(z) là hàm phân phối tích lũy nghịch đảo cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
d) Trọng số rủi ro (RW):
RW = K x 12,5
đ) Giá trị tài sản được điều chỉnh theo rủi ro của khoản phải đòi không phải là nợ xấu là:
RWA = RW x EAD
3. Điều chỉnh theo quy mô doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được phép điều chỉnh quy mô doanh nghiệp để phân biệt rõ các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm không quá 300 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản này trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có) hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật.
b) Hệ số tương quan (R) được thay thế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này là:
Trong đó: S là tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm được tính theo đơn vị tỷ đồng.
c) Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm theo quy định tại điểm b khoản này nằm trong khoảng từ 30 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng.
Trường hợp S nhỏ hơn 30 tỷ đồng hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập dưới 1 năm chưa có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì S sẽ được xác định khi tính hệ số tương quan là 30 tỷ đồng.
Trường hợp S lớn hơn 300 tỷ đồng thì S sẽ được xác định khi tính hệ số tương quan là 300 tỷ đồng.
Điều 38. Tham số PD của khoản phải đòi doanh nghiệp
1. Tham số PD của khoản phải đòi doanh nghiệp được xác định là giá trị lớn hơn giữa giá trị PD trong vòng một năm của mức xếp hạng tín dụng nội bộ mà khoản phải đòi đó được xếp hạng và 0,05%.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng PD của bên bảo lãnh, bên phát hành sản phẩm phái sinh theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư này khi tính yêu cầu vốn (K) quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này.
Điều 39. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giá trị LGD theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro quy định định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm;
b) Bảo lãnh của bên thứ ba;
c) Sản phẩm phái sinh tín dụng.
3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;
b) Trường hợp biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và khoản phải đòi, giao dịch không cùng một loại tiền tệ (sau đây gọi là độ lệch tiền tệ), giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh theo độ lệch tiền tệ;
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các chiến lược, chính sách, quy trình để quản lý rủi ro khác (rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) phát sinh từ việc giảm thiểu rủi ro tín dụng và đảm bảo vốn yêu cầu tương ứng đối với các rủi ro đó theo quy định tại Thông tư này;
d) Trường hợp sử dụng nhiều biện pháp đảm bảo khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giá trị giao dịch, khoản phải đòi tương ứng theo từng biện pháp bảo đảm để tính riêng tham số LGD theo từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 Thông tư này.
Trường hợp không phân tách được phần giá trị giao dịch, khoản phải đòi, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện:
(i) Xác định giá trị tham số LGD tổng thể theo hướng lựa chọn giá trị LGD thành phần từ thấp đến cao.
(ii) Xác định giá trị tham số LGD tổng thể theo hướng lựa chọn giá trị LGD thành phần từ cao xuống thấp.
(iii) Lựa chọn LGD tính yêu cầu vốn (K) quy định tại khoản 3 Điều 30 là giá trị LGD bình quân của LGD xác định theo 02 phương pháp tại tiết (i) và (ii) điểm này.
Điều 40. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng tài sản bảo đảm
1. Đối với các khoản phải đòi không được bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đủ điều kiện để tính LGD, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định LGD như sau:
a) Các khoản phải đòi là nợ thứ cấp của doanh nghiệp áp dụng LGD là 75%;
b) Đối với các khoản phải đòi không phải là nợ thứ cấp, LGD được xác định như sau:
(i) Các khoản phải đòi của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm áp dụng LGD là 45%;
(ii) Các khoản phải đòi của doanh nghiệp khác áp dụng LGD là 40%.
2. Đối với các khoản phải đòi có tài sản bảo đảm đủ điều kiện để tính LGD theo quy định tại khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định LGD theo quy định tại khoản 4 Điều này.
a) Các tài sản đảm bảo đáp ứng điều kiện theo phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Điều 23 Thông tư này.
b) Các tài sản bảo đảm là khoản phải thu (eligible receivables) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(i) Các khoản phải thu tài chính hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các khoản phải thu với thời hạn gốc ngắn hơn một năm, trong đó việc trả nợ phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng khoản phải thu được sử dụng làm tài sảm bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng, trừ các khoản phải thu từ khoản nợ được chứng khoán hoá, hợp đồng sự thay thế (sub-participation) hoặc các sản phẩm tín dụng phái sinh.
- Các khoản phải thu phải phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền đối với số tiền thu được từ tài sản bảo đảm.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định pháp luật.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thỏa thuận với khách hàng bằng văn bản về tài sảm bảo đảm, trong đó có nội dung về nghĩa vụ thông báo, xác nhận của các bên liên quan; về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền bán hoặc chuyển nhượng các khoản phải thu cho các bên khác mà không cần sự đồng ý của khách hàng vay; về quy trình rõ ràng và chặt chẽ cho việc thu hồi kịp thời tài sản bảo đảm; về điều kiện về pháp lý để xác định khách hàng vỡ nợ và các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu lực thi hành pháp lý đối với quyền đối với số tiền thu được từ tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ có tối thiểu các nội dung sau:
- Có quy trình hợp lý để xác định rủi ro tín dụng của các khoản phải thu, phân tích về hoạt động kinh doanh của khách hàng vay, ngành mà doanh nghiệp của khách hàng vay đang hoạt động (như ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh) và đầu ra của doanh nghiệp khách hàng. Trường hợp dựa vào thông tin khách hàng vay để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát chính sách tín dụng của khách hàng vay để đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy.
- Biên độ chênh lệch giữa khoản phải đòi và giá trị của khoản phải thu là tài sản bảo đảm phải phản ánh tất các các yếu tố thích hợp, bao gồm chi phí thu hồi, mức độ tập trung trong nhóm các khoản phải thu được thế chấp bởi khách hàng vay, rủi ro tập trung tiềm năng trong tổng giá trị chịu rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Có quy trình giám sát liên tục phù hợp với các loại tài sản bảo đảm là khoản phải thu được sử dụng trong các biện pháp giảm thiểu rủi ro, báo cáo tuổi nợ, kiểm soát chứng từ thương mại, chứng chỉ cho vay (borrowing base certificate), kiểm toán tài sản bảo đảm thường xuyên, xác nhận tài khoản, kiểm soát số tiền thu từ tài khoản, phân tích pha loãng, phân tích tài chính của bên vay và tổ chức phát hành các khoản phải thu, đặc biệt là trường hợp một số lượng nhỏ các khoản phải thu có quy mô lớn được lấy làm tài sản thế chấp.
- Có quy trình được lập thành văn bản để thu hồi các khoản phải thu trong điều kiện khó khăn.
c) Các tài sản bảo đảm là nhà ở và bất động sản thương mại khi đáp ứng điều kiện:
(i) Nhà ở và bất động sản thương mại là:
- Tài sản bảo đảm của khách hàng vay mà việc hoàn trả khoản phải đòi của khách hàng vay không hình thành từ nguồn tiền kinh doanh tài sản bảo đảm.
- Giá trị tài sản bảo đảm không được phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của khách hàng vay, bao gồm cả việc hiệu quả hoạt động của khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô.
- Nhà ở và bất động sản thương mại là nhà ở, công trình xây dựng có sẵn theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản.
(ii) Các yêu cầu đối với tài sản là nhà ở và bất động sản thương mại đủ điều kiện
- Tài sản bảo đảm phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật.
- Tài sản bảo đảm phải được định giá độc lập định kỳ hoặc đột xuất (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tài sản bảo đảm phải được bảo hiểm trước những thiệt hại, hỏng hóc và mất giá.
d) Các tài sản bảo đảm khác khi đáp ứng điều kiện:
(i) Được Ngân hàng nhà nước cho phép ghi nhận biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho một số tài sản bảo đảm nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài sản bảo đảm phải có thị trường có tính thanh khoản đảm bảo cho việc xử lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá lại các điều kiện thị trường định kỳ và khi có thông tin cho thấy có sự thay đổi điều kiện thị trường một cách đáng kể.
- Có giá thị trường công khai đối với tài sản bảo đảm đó, số tiền nhận được từ tài sản bảo đảm không chênh lệch đáng kể so với giá cả thị trường.
(ii) Để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhất định được công nhận tài sản bảo đảm bổ sung, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải đáp ứng mọi điều kiện quy định tại điểm ckhoản này và các điều kiện khác như sau:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền ưu tiên hơn tất cả các bên cho vay khác đối với số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm.
- Hợp đồng cấp tín dụng phải miêu tả chi tiết về tài sản bảo đảm, quyền để kiểm tra và định giá lại bất cứ khi nào ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thấy cần thiết.
- Là loại tài sản bảo đảm hữu hình (physical collateral) được ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp nhận, các chính sách về giá trị tài sản bảo đảm so với giá trị khoản phải đòi, khả năng thanh lý tài sản bảo đảm, khả năng xác định giá cả hoặc giá trị thị trường của tài sản bảo đảm một cách khách quan, tần suất định giá và sự biến động của giá trị tài sản thế chấp.
- Đối với tài sản bảo đảm là hàng tồn kho (ví dụ nguyên vật liệu thô, hàng đang trong quá trình sản xuất, thành phẩm, hàng tồn kho) và thiết bị, quá trình đánh giá lại giá trị định kỳ phải bao gồm việc kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với tài sản bảo đảm.
3. Về ghi nhận cho thuê (leasing): Ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính toán khoản phải đòi cho thuê tài chính của các công ty tài chính là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.
4. Tham số LGD sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- E: giá trị số dư của khoản phải đòi;
- ESi: Giá trị của tài sản bảo đảm (Ci) sau khi hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn, hệ số hiệu chỉnh của tài sản bảo đảm (Hc) và hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi và tài sản bảo đảm (Hfxc) tương ứng với phần số dư khoản phải đòi được bảo đảm bằng tài sản thứ i và được tính theo công thức:
ESi = Ci x (t - 0.25)/(T - 0.25) x (1- HCi- HFXCi) và ∑ESi ≤ E
+ T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
+ t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm tính theo năm).
- Eu: giá trị còn lại của khoản phải đòi không được bảo đảm (the remaining value of the unsecured exposure) là hiệu số của giá trị số dư của khoản phải đòi trừ đi giá trị của tài sản bảo đảm sau khi hiệu chỉnh, được tính theo công thức Eu = E – ∑ESi;
- LGDSi: LGD áp dụng cho phần số dư khoản phải đòi có tài sản bảo đảm thứ i theo khoản 5 Điều này;
- LGDu: LGD áp dụng cho số dư khoản phải đòi không tài sản bảo đảm theo khoản 1 Điều này.
5. Hệ số hiệu chỉnh của tài sản bảo đảm (Hc) và LGDS tương ứng áp dụng cho công thức tại khoản 4 Điều này như sau:
Loại tài sản bảo đảm |
LGDs |
Hệ số hiệu chỉnh |
Tài sản bảo đảm được ghi nhận làm biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 22 Thông tư này |
0% |
Hệ số hiệu chỉnh Hc được áp dụng tương tự như phương pháp tiêu chuẩn |
Khoản phải thu đủ tiêu chuẩn |
20% |
40% |
Nhà ở/bất động sản thương mại đủ tiêu chuẩn |
20% |
40% |
Các tài sản bảo đảm khác đủ tiêu chuẩn |
25% |
40% |
6. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và tài sản bảo đảm (Hfxc) là 8%.
Điều 41. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng bảo lãnh của bên thứ ba
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh được áp dụng khi đáp ứng điều kiện quy định về việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh và về các bên bảo lãnh theo phương pháp tiêu chuẩn tại Điều 25 Thông tư này và bên bảo lãnh phải có PD thấp hơn PD của bên được bảo lãnh.
2. Đối với các bảo lãnh đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, các tham số PD, LGD để tính yêu cầu về vốn (K) quy định tại khoản 3 Điều 37 như sau:
a) Trường hợp bên bảo lãnh không sử dụng tài sản bảo đảm hoặc sử dụng tài sản bảo đảm không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 40 Thông tư này để bảo lãnh cho khoản phải đòi, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau:
(i) Đối với phần giá trị của khoản phải đòi được bảo lãnh, PD là PD của bên bảo lãnh và LGD là LGD của bên bảo lãnh trong trường hợp khoản phải đòi không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này.
Trường hợp khoản phải đòi của bên bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tiêu chuẩn, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định RWA theo phương pháp tiêu chuẩn đối với phần giá trị của khoản phải đòi được bảo lãnh.
(ii) Đối với phần giá trị còn lại của khoản phải đòi không được bảo lãnh, PD là PD của bên đi vay và LGD là LGD của bên đi vay trong trường hợp không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này.
b) Trường hợp bên bảo lãnh sử dụng tài sản bảo đảm đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này để bảo lãnh cho khoản phải đòi thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thay thế giá trị LGD của bên bảo lãnh bằng giá trị LGD được áp dụng cho khoản phải đòi có tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này.
Trường hợp khoản phải đòi của bên bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tiêu chuẩn và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không sử dụng giá trị LGD được áp dụng cho khoản phải đòi có tài sản bảo đảm để thay thế theo quy định tại điểm này thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định RWA theo phương pháp tiêu chuẩn đối với phần giá trị của khoản phải đòi được bảo lãnh.
3. Trường hợp có nhiều bên bảo lãnh, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách phần giá trị khoản phải đòi theo từng nghĩa vụ bảo lãnh và giá trị PD của các bên bảo lãnh được xác định theo từng phần giá trị bảo lãnh. Trường hợp không phân tách được, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng giá trị PD cao nhất trong các giá trị PD của các bên bảo lãnh.
Điều 42. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm phái sinh tín dụng
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng được áp dụng khi đáp ứng điều kiện quy định về việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn tại Điều 26 Thông tư này và bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng phải có PD thấp hơn PD sử dụng sản phẩm phái sinh tín dụng.
2. Đối với sản phảm phái sinh tín dụng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, các tham số PD, LGD để tính yêu cầu về vốn (K) quy định tại khoản 3 Điều 37 như sau:
a) Đối với phần giá trị của khoản phải đòi tương ứng với giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng sử dụng để giảm thiểu rủi ro (CD*), PD là PD của bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng và LGD là LGD của bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng.
Trường hợp khoản phải đòi của bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng phương pháp tiêu chuẩn, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định RWA theo phương pháp tiêu chuẩn đối với phần giá trị của khoản phải đòi được bảo lãnh.
b) Phần giá trị còn lại của khoản phải đòi, PD là PD của bên đi vay và LGD là LGD của bên đi vay.
3. Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng sử dụng để giảm thiểu rủi ro (CD*) là giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng sau khi hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn và hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và sản phẩm phái sinh tín dụng (Hfxcd) theo công thức sau:
CD* = CD x (t - 0.25)/(T - 0.25) x (1- Hfxcd)
Trong đó:
- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của sản phẩm phái sinh tín dụng tính theo năm).
- Hfxcd là 8%.
4. Trường hợp có nhiều sản phẩm phái sinh tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách phần giá trị khoản phải đòi tương ứng theo từng sản phẩm phái sinh tín dụng và giá trị PD của các bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng được xác định theo từng phần giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng. Trường hợp không phân tách được, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng giá trị PD cao nhất trong các giá trị PD của các bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng.
Điều 43. Tham số EAD của khoản phải đòi doanh nghiệp
1. Tổng giá trị khoản phải đòi hoặc giá trị khoản phải đòi dự kiến của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (EAD) là giá trị số dư của khoản phải đòi (bao gồm cả số dư gốc; lãi phải thu, phí phải thu nếu có đang được hạch toán vào thu nhập theo quy định của pháp luật) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức:
EAD = EADoni + EADoffi x CCFi
Trong đó:
- EADi: Giá trị số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;
- EADoni: Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;
- EADoffi: Số dư phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i (trừ các khoản mục có rủi ro tín dụng đối tác);
- CCFi: Hệ số chuyển đổi của phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hệ số chuyển đổi (CCF)
a) Đối với các khoản phải đòi doanh nghiệp ngoại bảng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển đổi thành khoản mục nội bảng theo hệ số chuyển đổi quy định theo phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Thông tư này.
b) Số tiền mà CCF áp dụng là giá trị thấp hơn giữa giá trị của hạn mức tín dụng đã cam kết chưa sử dụng và giới hạn cấp tín dụng đối với khoản cam kết ngoại bảng theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp có giới hạn cấp tín dụng đối với khoản cam kết ngoại bảng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có đủ quy trình quản lý và giám sát.
Điều 44. Tham số M của khoản phải đòi doanh nghiệp
Thời hạn hiệu lực (M) của khoản phải đòi doanh nghiệp là 2,5 năm - ngoại trừ các giao dịch repo thì M là 6 tháng.
Nhóm 2: Các khoản phải đòi bán lẻ
Điều 45. Tài sản có rủi ro của khoản phải đòi bán lẻ
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước lượng giá trị các tham số PD, LGD, EAD khi tính tài sản có rủi ro của các khoản cấp tín dụng bán lẻ. Các tham số của khoản cấp tín dụng bán lẻ có thể được ước lượng theo nhóm do có cùng đặc điểm rủi ro.
2. Công thức tính các giá trị tài sản có rủi ro của khoản cho vay thế chấp nhà ở như sau:
a) Hệ số tương quan (R): R = 0,15
b) Yêu cầu về vốn (K) :
Trong đó:
- N(x) là hàm phân phối tích lũy cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
- G(z) là hàm phân phối tích lũy nghịch đảo cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
c) Trọng số rủi ro (RW): RW = K x 12,5
d) Giá trị tài sản được điều chỉnh theo rủi ro (RWA):
RWA = RW x EAD
3. Công thức tính các giá trị tài sản có rủi ro của khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn như sau:
a) Hệ số tương quan (R): R= 0,04
b) Yêu cầu về vốn (K):
Trong đó:
- N(x) là hàm phân phối tích lũy cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
- G(z) là hàm phân phối tích lũy nghịch đảo cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
c) Trọng số rủi ro (RW): RW = K x 12,5
d) Giá trị tài sản được điều chỉnh theo rủi ro (RWA):
RWA = RW x EAD
4. Công thức tính các giá trị tài sản có rủi ro của khoản cấp tín dụng bán lẻ khác, hệ số rủi ro được tính theo công thức sau:
a) Hệ số tương quan (R):
b) Yêu cầu về vốn (K): K sẽ thay đổi tùy theo xác suất vỡ nợ (PD) cụ thể:
Trong đó:
- N(x) là hàm phân phối tích lũy cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
- G(z) là hàm phân phối tích lũy nghịch đảo cho một biến ngẫu nhiên chuẩn.
c) Trọng số rủi ro (RW): RW = Kx 12,5
d) Giá trị tài sản được điều chỉnh theo rủi ro (RWA):
RWA = RW x EAD
Điều 46. Tham số PD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ước lượng tham số PD cho mỗi nhóm khoản cấp tín dụng bán lẻ, là khả năng khoản phải đòi vỡ nợ trong vòng khoảng thời gian một (1) năm, được xác định bằng giá trị lớn hơn của (i) giá trị PD trong vòng một năm của mức xếp hạng tín dụng nội bộ mà khoản phải đòi đó được xếp hạng, và (ii) 0,1% đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn; 0,05% đối với các khoản cấp tín dụng bán lẻ còn lại.
Điều 47. Tham số LGD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
1. Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng vỡ nợ (LGD)
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự ước tính tham số LGD bảo đảm không thấp hơn mức LGD sàn như sau:
Danh mục bán lẻ |
Không tài sản bảo đảm |
Có tài sản bảo đảm |
Khoản cho vay thế chấp nhà ở |
|
5% |
Khoản cấp tín dụng bán lẻ quay vòng đủ tiêu chuẩn |
50% |
|
Các khoản cấp tín dụng bán lẻ khác |
30% |
Theo tài sản bảo đảm: 0% đối với tài sản bảo đảm được ghi nhận làm biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 22 Thông tư này 10% đối với khoản phải thu 10% đối với bất động sản 15% đối với các loại tài sản bảo đảm khác |
Mức LGD sàn cho khoản cấp tín dụng bán lẻ khác được bảo đảm một phần tính theo công thức sau:
Trong đó:
- : giá trị sàn cho các khoản đầu tư không được bảo đảm hoàn toàn và được bảo đảm hoàn toàn tương ứng, như được chỉ định trong bảng trên.
- E: giá trị số dư của khoản phải đòi.
- ES: Giá trị của tài sản bảo đảm (C) sau khi hiệu chỉnh theo hệ số hiệu chỉnh của tài sản bảo đảm (Hc) và hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi và tài sản bảo đảm (Hfxc) tương ứng với phần số dư khoản phải đòi được bảo đảm bằng tài sản thứ i và được tính theo công thức ES = C (1- HC- Hfxc).
- Eu: giá trị còn lại của khoản phải đòi không được bảo đảm (the remaining value of the unsecured exposure) là hiệu số của giá trị số dư của khoản phải đòi trừ đi giá trị của tài sản bảo đảm sau khi hiệu chỉnh, được tính theo công thức Eu = E – ∑ES;
b) Ghi nhận các khoản bảo lãnh và các sản phẩm phái sinh tín dụng
Các khoản bảo lãnh và sản phẩm phái sinh tín dụng đáp ứng điều kiện quy định tại theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư này có thể được sử dụng giảm thiểu rủi ro đối với bất kỳ khoản phải đòi riêng lẻ hay đối với nhóm các khoản phải đòi, thông qua việc qua điều chỉnh ước tính giá trị PD hay LGD.
2. Các yêu cầu cụ thể đối với ước tính LGD
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước tính LGD cho từng khoản phải đòi có tính đến các yếu tố suy thoái kinh tế khi cần thiết để nắm bắt các rủi ro có liên quan. LGD này không được thấp hơn tỷ lệ tổn thất trung bình có trọng số vỡ nợ dài hạn (long-run default-weighted average loss rate given default) được tính toán dựa trên tổn thất kinh tế trung bình (average economic loss) của tất cả các khoản vỡ nợ được quan sát trong nguồn dữ liệu cho loại khoản phải đòi đó.
Ngân hàng phải tính đến khả năng LGD của khoản vay cao hơn mức trung bình theo trọng số vỡ nợ trong giai đoạn mà tổn thất tín dụng cao hơn đáng kể so với mức trung bình:
- Đối với một số khoản phải đòi nhất định, mức độ nghiêm trọng của tổn thất có thể không thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế dẫn đến sự khác biệt giữa LGD ước tính và LGD được trung bình trong dài hạn theo trọng số có thể không đáng kể.
- Đối với một số khoản phải đòi khác, ước tính LGD phải tính đến sự biến động của mức độ nghiêm trọng của tổn thất do chu kỳ kinh tế hoặc điều kiện kinh tế. Trong trường hợp này, ước tính LGD có thể dựa trên mức trung bình của mức độ nghiêm trọng của tổn thất quan sát được trong thời kỳ suy thoái kinh tế với tổn thất tín dụng cao hoặc dự báo dựa trên các giả định thận trọng hoặc các phương pháp tương tự khác. Dữ liệu nội bộ và bên ngoài đều có thể được sử dụng để ước tính LGD trong khoảng thời gian đó.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xem xét và ước tính LGD một cách thận trọng hơn khi mức độ phụ thuộc giữa rủi ro của người đi vay và rủi ro của tài sản bảo đảm (collateral) hoặc bên cung cấp tài sản bảo đảm (collateral provider) là đáng kể hoặc khi có sự chênh lệch về tiền tệ giữa khoản phải đòi và tài sản bảo đảm. Các tài sản đảm bảo đáp ứng điều kiện theo phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Điều 23 Thông tư này.
c) Khi ước tính LGD, ngoài việc dựa trên giá trị thị trường ước tính của tài sản bảo đảm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dựa trên dữ liệu lịch sử về việc thu hồi tài sản bảo đảm trong trường hợp vỡ nợ (tỷ lệ thu hồi lịch sử) nhằm phản ánh khả năng không thể thu hoặc thanh lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng. Trong trường hợp ước tính LGD liên quan trực tiếp đến tài sản đảm bảo, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập các yêu cầu nội bộ về quản lý tài sản thế chấp, quy trình vận hành, tính chắc chắn về mặt pháp lý và quy trình quản lý rủi ro phù hợp với các điều kiện quy định về tài sản bảo đảm theo phương pháp tiêu chuẩn.
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định ước tính tốt nhất về tổn thất dự kiến trên cơ sở tình hình kinh tế hiện tại và hiện trạng khoản phải đòi. Trong đó, ước tính tốt nhất về tổn thất dự kiến phải tối thiểu bằng tổng số tiền dự phòng cụ thể và phần dư nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của khoản phải đòi đó. Trường hợp không đảm bảo yêu cầu như trên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
đ) Khoảng thời gian quan sát dữ liệu tối thiểu để ước tính LGD cho các khoản cấp tín dụng bán lẻ là năm (5) năm. Trường hợp dữ liệu hạn chế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước tính LGD một cách thận trọng hơn.
3. Yêu cầu tối thiểu để đánh giá hiệu quả của bảo lãnh và các sản phẩm phái sinh tín dụng
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận sử dụng ước tính LGD có thể phản ánh tác động giảm thiểu rủi ro tín dụng của bảo lãnh thông qua việc điều chỉnh LGD hoặc PD. Dù lựa chọn phương pháp điều chỉnh nào, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng thống nhất một phương pháp điều chỉnh cho tất cả các giao dịch có cùng loại hình bảo lãnh.
b) Trong mọi trường hợp, khách hàng vay và bên bảo lãnh được chấp nhận phải được xếp hạng ở cấp độ khách hàng tại cả thời điểm cấp tín dụng và xếp hạng định kỳ liên tục. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tất cả các yêu cầu tối thiểu để xếp hạng khách hàng vay theo quy định, bao gồm việc theo dõi thường xuyên tình trạng của bên bảo lãnh và khả năng cũng như thiện chí thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh. Ngân hàng phải lưu giữ tất cả thông tin có liên quan về khách hàng vay khi không có bảo lãnh và bên bảo lãnh. Trong trường hợp bảo lãnh bán lẻ, các yêu cầu này cũng áp dụng cho việc chỉ định một khoản cấp tín dụng cho một nhóm và ước tính PD.
c) Khi điều chỉnh mức PD hoặc LGD cho khoản phải đòi được bảo lãnh, hệ số rủi ro sau điều chỉnh không được thấp hơn hệ số rủi ro trực tiếp đối với bên bảo lãnh (là hệ số rủi ro của khoản phải đòi tương tự cấp trực tiếp cho bên bảo lãnh). Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính đến ảnh hưởng từ mối tương quan không hoàn hảo giữa PD của khoản phải đòi và bên bảo lãnh trong việc xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng nội bộ và quy trình xếp hạng.
4. Người bảo lãnh và bảo lãnh đủ điều kiện
a) Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh được áp dụng khi đáp ứng điều kiện quy định về việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh và về các bên bảo lãnh theo phương pháp tiêu chuẩn tại Điều 25 Thông tư này và bên bảo lãnh phải có PD thấp hơn PD của bên được bảo lãnh.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu bên bảo lãnh phải có hợp đồng bảo lãnh (trong đó ghi rõ giá trị bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh) có giá trị ràng buộc và có hiệu lực pháp luật trong việc kiểm soát tài sản của bên bảo lãnh. Hợp đồng không được có điều khoản cho phép bên bảo lãnh chấm dứt bảo lãnh.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng bảo lãnh có điều kiện cho phép bên bảo lãnh giới hạn phạm vi bảo lãnh. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh cho Ngân hàng Nhà nước rằng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tính đến tác động giảm thiểu rủi ro có thể xấu đi theo bảo lãnh có điều kiện.
d) Điều chỉnh PD hoặc LGD trong trường hợp bảo lãnh
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có yêu cầu rõ ràng về việc điều chỉnh mức xếp hạng hoặc LGD (hoặc quá trình phân bổ khoản phải đòi vào nhóm trong trường hợp các khoản phải thu được mua đủ điều kiện hoặc khoản phải đòi bán lẻ) để phản ánh tác động của bảo lãnh trong việc tính toán tài sản có rủi ro tín dụng. Các yêu cầu này phải có chi tiết về việc phân công xếp hạng nội bộ phù hợp và nhất quán với tất cả các yêu cầu tối thiểu liên quan để xếp hạng khách hàng vay và khoản phải đòi, giao dịch.
(ii) Khi quy định các yêu cầu điều chỉnh PD hoặc LGD và xếp hạng (hoặc quy trình phân bổ khoản phải đòi vào nhóm trong trường hợp các khoản phải thu được mua hoặc khoản phải đòi bán lẻ đủ điều kiện), ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xem xét tất cả các thông tin có liên quan.
(iii) Các yêu cầu về điều chỉnh PD hoặc LGD và xếp hạng (hoặc quy trình phân bổ khoản phải đòi vào nhóm trong trường hợp các khoản phải thu được mua hoặc khoản phải đòi bán lẻ đủ điều kiện) phải hợp lý và có thể giải thích được. Những yêu cầu này sẽ đề cập đến khả năng và sự sẵn lòng trả nợ của bên bảo lãnh, thời hạn trả nợ, mối tương quan giữa khả năng trả nợ của bên bảo lãnh và khách hàng vay, và các rủi ro còn lại khác, chẳng hạn như sự chênh lệch về tiền tệ giữa các khoản phải đòi và các khoản bảo lãnh.
5. Sản phẩm phái sinh tín dụng
a) Đối với sản phẩm phái sinh tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 26 Thông tư này khi áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng sản phẩm phái sinh tín dụng.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định các yêu cầu rõ ràng về việc điều chỉnh xếp hạng khoản phải đòi hoặc LGD (hoặc quy trình phân bổ khoản phải đòi vào nhóm trong trường hợp các khoản phải thu được mua hoặc khoản phải đòi bán lẻ đủ điều kiện) trong trường hợp các sản phẩm phái sinh tín dụng bù đắp một phần khoản phải đòi (bảo hiểm một phần) hoặc khi có sự chênh lệch về tiền tệ giữa các sản phẩm phái sinh tín dụng và nghĩa vụ cơ bản. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được điều chỉnh xếp hạng khoản phải đòi hoặc LGD trong trường hợp có sự khác biệt giữa nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ tham chiếu, ngoại trừ việc điều chỉnh phù hợp quy định về tính toán tài sản có rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính đến cơ cấu thanh toán của các sản phẩm phái sinh tín dụng và phải đánh giá thận trọng tác động của cơ cấu đó đối với mức độ, thời gian thu hồi và các rủi ro còn lại.
Điều 48. Tham số EAD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
1. Tổng giá trị khoản phải đòi hoặc giá trị khoản phải đòi dự kiến của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (EAD) là giá trị số dư của khoản phải đòi (bao gồm cả số dư gốc; lãi phải thu, phí phải thu nếu có đang được hạch toán vào thu nhập theo quy định của pháp luật) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức:
EAD = EADoni + EADoffi x CCFi
Trong đó:
- EADi: Giá trị số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;
- EADoni: Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;
- EADoffi: Số dư phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i (trừ các khoản mục có rủi ro tín dụng đối tác);
- CCFi: Hệ số chuyển đổi của phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tham số EAD của khoản phải đòi nội bảng:
a) Giá trị EAD của khoản phải đòi nội bảng không nhỏ hơn tổng của: (i) Giá trị giảm trừ vốn cấp 1 của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu khoản phải đòi được chuyển ra ngoại bảng và; (ii) Giá trị dự phòng cụ thể hoặc giá trị phần khoản phải đòi được chuyển ra ngoại bảng.
Trường hợp giá trị EAD trừ đi tổng của khoản mục (i) và (ii) nêu tại mục 2 nói trên là dương thì hiệu đó được coi là khoản chiết khấu. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ghi nhận khoản chiết khấu này khi tính tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, khoản chiết khấu này có thể xem xét khi tính toán tổng số dự phòng đủ điều kiện khi tính toán dự phòng theo quy định tại Điều 57 Thông tư này.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi nhận các khoản bù trừ số dư nội bảng bằng giá trị số dư tiền gửi của chính khách hàng của khoản cấp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng khi đáp ứng các điều kiện quy định theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư này.
3. Đối với việc xác định tham số EAD của khoản phải đòi ngoại bảng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tự ước tính hệ số chuyển đổi (CCF) cho các khoản mục ngoại bảng khác nhau, ngoại trừ các khoản mục ngoại bảng có CCF là 100% theo quy định về tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn. Để tự ước tính CCF, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về ước tính EAD nêu tại khoản 5 Điều này. Trường hợp không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng hệ số chuyển đổi quy định theo phương pháp tiêu chuẩn.
4. Đối với những khoản cấp tín dụng bán lẻ không xác định được thời điểm rút tiền trong tương lai như thẻ tín dụng, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xem xét lịch sử và/hoặc dự tính cho việc rút tiền thêm trước khi khách hàng vỡ nợ khi ước tính tổn thất dự kiến. Cụ thể, nếu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phản ánh các yếu tố chuyển đổi cho các hạn mức chưa rút tiền khi ước tính EAD thì phải phản ánh khả năng rút tiền thêm trước khi vỡ nợ khi ước tính LGD. Ngược lại, nếu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tính đến khả năng rút tiền thêm khi ước lượng LGD, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải tính đến khả năng rút tiền thêm khi ước tính EAD.
5. Các yêu cầu cụ thể đối với ước tính EAD
a) EAD đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ bằng tổng giá trị rủi ro (bao gồm cả lãi dự thu trên bảng cân đối kế toán trước khi trừ các khoản dự phòng cụ thể hoặc giá trị phần khoản phải đòi được chuyển ra ngoại bảng khi bên có nghĩa vụ vỡ nợ, các khoản phải trả quá hạn và giá trị vượt hạn mức).
Đối với các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, các ngân hàng phải ước tính EAD không thấp hơn số tiền cấp tín dụng, tùy thuộc vào việc ghi nhận các tác động của việc bù trừ trên bảng cân đối kế toán như được chỉ định trong phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản. Các yêu cầu tối thiểu để ghi nhận việc bù trừ giống như các yêu cầu theo phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản. Do đó, các yêu cầu tối thiểu bổ sung để ước tính EAD nội bộ theo phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao tập trung vào việc ước tính EAD đối với các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán (trừ các giao dịch khiến ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng đối tác theo quy định trong các tiêu chuẩn rủi ro tín dụng đối tác).
Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao phải có các quy trình được thiết lập để ước tính EAD đối với các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán. Các quy trình này phải chỉ định các ước tính EAD sẽ được sử dụng cho từng loại khoản vay. Các ước tính EAD của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phản ánh khả năng người vay có thể rút thêm tiền cho đến và sau thời điểm xảy ra sự kiện vỡ nợ. Trong trường hợp ước tính EAD khác nhau tùy theo loại cơ sở, việc phân định các cơ sở này phải rõ ràng và không gây nhầm lẫn.
b) Đối với các khoản vay có ước lượng EAD biến động trong chu kỳ kinh tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần ước tính EAD trung bình dài hạn có trọng số vỡ nợ cho mỗi khoản vay đủ điều kiện. Ước tính này là ước tính cho các khoản vay và người đi vay trong một khoảng thời gian đủ dài nhưng với biên độ thận trọng phù hợp với phạm vi lỗi có thể xảy ra trong ước tính. Trường hợp kỳ vọng mối tương quan dương giữa tần suất vỡ nợ và mức độ của EAD, ước tính EAD phải kết hợp một biên độ thận trọng lớn hơn. Đối với các rủi ro mà ước tính EAD biến động trong chu kỳ kinh tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng ước tính EAD phù hợp với suy thoái kinh tế, nếu kết quả ước tính thận trọng hơn so với ước tính trung bình dài hạn.
c) Các tiêu chí mà theo đó ước tính EAD được đưa ra phải hợp lý và trực quan và đại diện cho những yếu tố mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là yếu tố ảnh hưởng của EAD. Các lựa chọn phải được hỗ trợ bởi phân tích nội bộ đáng tin cậy của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phải có khả năng cung cấp sự phân tích chi tiết về kinh nghiệm ước lượng EAD của mình theo các yếu tố ảnh hưởng đến EAD. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng tất cả các thông tin có liên quan và quan trọng trong việc ước tính EAD của mình. Ngân hàng phải xem xét lại ước tính EAD của mình khi có thông tin mới quan trọng xuất hiện và ít nhất là hàng năm.
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các chính sách và chiến lược cụ thể về việc theo dõi khoản vay và quy trình thanh toán nhằm ngăn ngừa việc rút thêm tiền. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng cần xem xét biện pháp ngăn chặn các khoản rút tiền tiếp theo trong những trường hợp không phải là vỡ nợ thanh toán, chẳng hạn như vi phạm giao ước hoặc các sự kiện vỡ nợ kỹ thuật khác. Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải có các hệ thống, quy trình, thủ tục để giám sát khoản vay, dư nợ hiện tại và hạn mức đã cam kết, theo dõi thay đổi dư của mỗi người vay và mỗi mức xếp hạng tín dụng. Ngân hàng phải có khả năng theo dõi số dư nợ hiện tại hàng ngày.
đ) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ước tính EAD bằng cách sử dụng phương pháp khung quan sát cố định 12 tháng, được hiểu là đối với mỗi quan sát trong tập dữ liệu tham chiếu, các kết quả vỡ nợ phải được dựa trên các đặc điểm của khoản vay và khách hàng trong 12 trước khi vỡ nợ.
e) Ước tính EAD phải dựa trên dữ liệu tham chiếu phản ánh đặc điểm của khoản vay, khách hàng, biện pháp quản lý của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà ước tính được áp dụng. Phù hợp với nguyên tắc này, ước tính EAD áp dụng cho các khoản phải đòi cụ thể không được dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các tác động của các đặc điểm khác nhau hoặc dữ liệu từ các khoản phải trả thể hiện các đặc điểm khác nhau (như cùng một nhóm sản phẩm rộng nhưng các khách hàng khác nhau được ngân hàng quản lý khác nhau). Các ước tính phải dựa trên các phân khúc đồng nhất phù hợp. Các ước tính phải dựa trên phương pháp ước tính có hiệu quả trong việc tách biệt tác động của các đặc điểm khác nhau thể hiện trong tập dữ liệu có liên quan.
Các ước tính thường không tuân thủ nguyên tắc này bao gồm việc sử dụng các ước tính dựa trên hoặc một phần dựa trên: Dữ liệu SME/thị trường trung bình được áp dụng cho các bên có nghĩa vụ là doanh nghiệp lớn; Dữ liệu từ các cam kết có hạn mức chưa sử dụng 'nhỏ' được áp dụng cho các cơ sở có hạn mức chưa sử dụng 'lớn'; Dữ liệu từ những người có nghĩa vụ đã được xác định là có vấn đề tại ngày tham chiếu được áp dụng cho những người có nghĩa vụ hiện tại không có vấn đề nào được biết đến (ví dụ: khách hàng tại ngày tham chiếu đã quá hạn, bị ngân hàng đưa vào danh sách theo dõi, chịu các đợt giảm hạn mức do ngân hàng khởi xướng gần đây, bị chặn không được rút thêm tiền hoặc chịu các loại hoạt động thu nợ khác); Dữ liệu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm vay và các sản phẩm liên quan đến tín dụng khác của người có nghĩa vụ trong thời gian quan sát trừ khi dữ liệu đó đã được giảm thiểu hiệu quả đối với những thay đổi đó (ví dụ bằng cách điều chỉnh dữ liệu để loại bỏ tác động của những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm).
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần chứng minh sự hiểu biết chi tiết về tác động của những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm khách hàng đối với các tập dữ liệu tham chiếu EAD và các ước tính EAD liên quan và chứng minh rằng tác động này là không đáng kể hoặc đã được giảm thiểu hiệu quả trong quy trình ước tính của từng ngân hàng. Việc giảm thiểu hiệu quả sẽ không bao gồm việc: đặt ra mức sàn cho các quan sát CCF/EAD; sử dụng các ước tính ở cấp độ bên có nghĩa vụ không bao gồm đầy đủ các tùy chọn chuyển đổi sản phẩm có liên quan hoặc kết hợp không phù hợp các sản phẩm có đặc điểm rất khác nhau; chỉ điều chỉnh các quan sát có giá trị bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi sản phẩm; thường loại trừ các quan sát bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi hồ sơ sản phẩm có khả năng làm sai lệch tính đại diện của dữ liệu còn lại.
g) Khi sử dụng phương pháp hệ số hạn mức chưa sử dụng (ULF) để ước tính CCF là “khu vực bất ổn” (region of instability) liên quan đến khoản phải đòi gần như đã được rút hết hạn mức tại thời điểm tham chiếu, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo rằng các ước tính EAD loại bỏ hiệu quả các ảnh hưởng tiềm ẩn của “khu vực bất ổn” này.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng cách tiếp cận khác bao gồm sử dụng một phương pháp ước tính khác ngoài phương pháp ULF tránh được vấn đề “khu vực bất ổn” bằng cách không sử dụng các hạn mức chưa sử dụng tiềm ẩn nhỏ có thể tiếp cận với không trong mẫu số hoặc, khi thích hợp, chuyển sang một phương pháp khác ngoài ULF khi tiếp cận “khu vực bất ổn” như: hệ số hạn mức, hệ số dư nợ hoặc phương pháp hệ số sử dụng bổ sung.
Một cách tiếp cận phổ biến nhưng không hiệu quả khác để giảm thiểu vấn đề “khu vực bất ổn” bao gồm việc giới hạn trên và dưới dữ liệu tham chiếu (ví dụ, giới hạn CCF quan sát ở mức 100% và 0% tương ứng) hoặc bỏ qua các quan sát được đánh giá là bị ảnh hưởng.
h) Dữ liệu tham chiếu EAD không được giới hạn ở số tiền gốc chưa thanh toán hoặc giới hạn tiện ích. Lãi suất tích lũy, các khoản thanh toán đến hạn khác và các khoản vượt hạn mức phải được đưa vào dữ liệu tham chiếu EAD.
i) Đối với các giao dịch khiến ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng đối tác, ước tính EAD phải đáp ứng các yêu cầu được nêu trong các tiêu chuẩn rủi ro tín dụng đối tác.
k) Thời gian quan sát dữ liệu tối thiểu để ước tính EAD cho các khoản phải thu bán lẻ là năm (5) năm. Ngân hàng có càng ít dữ liệu thì càng phải thận trọng hơn trong ước tính của mình. Một ngân hàng không cần phải coi trọng dữ liệu lịch sử như nhau nếu có thể chứng minh với cơ quan giám sát của mình rằng dữ liệu gần đây hơn là yếu tố dự báo tốt hơn về việc rút tiền.
Nhóm 3: Khoản phải thu được mua lại
Điều 49: Tài sản có rủi ro của khoản mua lại khoản phải thu
Tài sản có rủi ro của các khoản mua lại khoản phải thu được xác định như sau:
RWAPR = RWADfR + RWADR
Trong đó:
- RWAPR: Tài sản có rủi ro của khoản mua lại khoản phải thu
- RWADfR: Tài sản có rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu. Rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu là rủi ro xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với khoản phải thu.
- RWADR: Tài sản có rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu. Rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu là rủi ro xảy ra khi giá trị của khoản mua lại khoản phải thu bị suy giảm do thỏa thuận trước đây của người bán khoản phải thu và bên có nghĩa vụ theo hợp đồng (bao gồm các khoản như: trả lại hàng hóa đã bán, tranh chấp về chất lượng sản phẩm; hoặc bên bán khoản phải thu chiết khâu cho khách hàng của mình khi thực hiện thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định…).
Điều 50: Tài sản có rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
1. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu đáp ứng các điều kiện của khoản phải đòi doanh nghiệp, việc xác định tài sản có rủi ro vỡ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này.
2. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu đáp ứng các điều kiện của khoản phải đòi bán lẻ, việc xác định tài sản có rủi ro vỡ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
3. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể áp dụng phương pháp sau để xác định tài sản có rủi ro vỡ nợ:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện ước tính tổn thất dự kiến (EL) một năm (dưới dạng tỷ lệ so với dư nợ tại thời điểm khách hàng vỡ nợ) cho rủi ro vỡ nợ của nhóm các khoản phải thu không có bảo lưu quyền truy đòi hoặc bảo lãnh từ bên bán hoặc bên thứ ba.
b) Tài sản có rủi ro được thực hiện theo công thức tính tài sản có rủi ro của khoản phải đòi doanh nghiệp quy định tại Điều 33 Thông tư này trong trường hợp phân tách được EL thành PD và LGD hoặc ước lượng PD một cách đáng tin cậy.
4. Đối với nhóm hỗn hợp các khoản mua lại khoản phải thu, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công thức xác định tài sản có rủi ro của khoản phải đòi cho kết quả yêu cầu vốn cao nhất.
Điều 51. Thành phần rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
1. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu bán lẻ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dữ liệu bên ngoài và nội bộ để ước lượng PD và LGD theo quy định tại Thông tư này đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ.
2. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ước lượng các thành phần rủi ro theo quy định tại Thông tư này đối với khoản phải đòi doanh nghiệp.
3. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn với EL có thể phân tách thành các thành phần PD và LGD một cách đáng tin cậy, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại khoản phải thu có thể kết hợp dữ liệu bên ngoài và nội bộ để ước lượng PD và LGD.
4. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn với EL không thể phân tách thành các thành phần PD và LGD một cách đáng tin cậy nhưng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ước lượng PD, các thành phần LGD và M được xác định theo quy định tại Thông tư này đối với khoản phải đòi doanh nghiệp.
5. Đối với các khoản mua lại khoản phải thu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn với EL có thể phân tách thành các thành phần PD và LGD một cách đáng tin cậy không thuộc trường hợp hợp quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Nếu ngân hàng chứng minh được quyền ưu tiên truy đòi đối với doanh nghiệp nợ, các thành phần rủi ro vỡ nợ được xác định như sau:
i) LGD = 40%
ii) PD = EL/LGD;
iii) EAD = Dư nợ hiện tại – KD; trong đó, KD là yêu cầu vốn cho rủi ro giảm giá trị trước khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro;
iv) EAD tuần hoàn = Dư nợ đã giải ngân + Dư nợ chưa giải ngânx40% – KD;
b) Nếu ngân hàng không thể chứng minh được quyền ưu tiên truy đòi đối với doanh nghiệp nợ, các thành phần rủi ro vỡ nợ được xác định như sau:
i) PD = EL;
ii) LGD = 100%;
iii) EAD= Dư nợ hiện tại - KD;
iv) EAD tuần hoàn = Dư nợ đã giải ngân + Dư nợ chưa giải ngânx40% – KD;
Điều 52. Tài sản có rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu
1. Trường hợp hợp đồng mua lại khoản phải thu không có điều khoản trả lại hàng hoặc thời gian trả lại hàng đã qua trước khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại khoản phải đòi thì không phải tính tài sản có rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu.
2. Các trường hợp ngoài khoản 1 Điều này, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tài sản có rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu theo công thức tương ứng với từng khoản phải đòi.
Điều 53. Các thành phần rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu
Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định các thành phần rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu như sau:
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ước lượng PD thông qua ước lượng tổn thất dự kiến một năm cho rủi ro giảm giá trị với điều kiện các khoản phải thu không có bảo lưu quyền truy đòi hoặc bảo lãnh từ bên bán hoặc bên thứ ba.
2. LGD = 100%.
3. Thời hạn hiệu lực: Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứng minh được các biện pháp theo dõi, giám sát, quản trị rủi ro của các khoản mua lại khoản phải thu có thể được xử lý trong vòng 1 năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép xác định thời hạn hiệu lực là 1 năm. Các trường hợp khác, thời hạn hiệu lực được xác định như quy định tại Điều …..Thông tư này.
Điều 54. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
1. Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng hình thức bảo lãnh và phái sinh tín dụng để giảm thiểu rủi ro giảm giá trị và rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu, biện pháp bảo lãnh và sản phẩm phái sinh tín dụng phải đáp ứng các quy định tại theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư này.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng hình thức bảo lãnh hoặc sản phẩm phái sinh tín dụng như sau:
a) Trường hợp bên bảo lãnh hoặc bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng bảo đảm cho cả rủi ro giảm giá trị và rủi ro vỡ nợ của nhóm các khoản mua lại khoản phải thu, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế trọng số rủi ro của bên bảo lãnh hoặc bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng cho trọng số rủi ro của nhóm các khoản mua lại khoản phải thu;
b) Trường hợp bên bảo lãnh hoặc bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng chỉ bảo đảm cho rủi ro giảm giá trị và/hoặc rủi ro vỡ nợ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế trọng số rủi ro của bên bảo lãnh hoặc bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng tương ứng với tỷ lệ bảo lãnh hoặc phần được bảo đảm.
Điều 55. Trường hợp khoản phải thu được mua lại với giá chiết khấu
Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua khoản phải thu với mức giá thấp hơn so với quy định tại hợp đồng (mức giá chiết khấu), ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể xem xét khoản chiết khấu mà có thể trả lại cho người bán như là phương tiện hấp thụ lỗ đầu tiên (first loss facility). Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ghi nhận phương tiện hấp thụ lỗ đầu tiên này như là một hình thức giảm thiểu rủi ro tín dụng và áp dụng theo quy định.
Mục IV: Quy định về tổn thất dự kiến và dự phòng rủi ro
Điều 56: Tính toán tổn thất dự kiến
Tổn thất dự kiến (EL) của các khoản phải không phải là khoản phải đòi vỡ nợ của khoản phải đòi doanh nghiệp, khoản phải đòi bán lẻ, khoản phải thu được mua lại được tính như sau:
EL = EAD x PD x LGD
Điều 57. Tính toán dự phòng
Mức dự phòng rủi ro đầy đủ bằng tổng các mức dự phòng (dự phòng chung và dự phòng cụ thể) mà ngân hàng trích lập cho các tài sản được tính tài sản có rủi ro quy đổi theo quy định tại Thông tư này. Mức trích dự phòng rủi ro đầy đủ bao gồm giá trị phần khoản phải đòi được chuyển ra ngoại bảng (partial write-offs), không bao gồm dự phòng cụ thể cho các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu.
Điều 58. So sánh tổn thất dự kiến và dự phòng
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so sánh tổng tổn thất dự kiến của các khoản phải đòi doanh nghiệp, khoản phải đòi bán lẻ và khoản phải thu được mua lại với tổng giá trị tổn thất dự kiến. Trường hợp có sự khác biệt, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ vào cấu phần tương ứng khi xác định vốn tự có theo Phụ lục 1 Thông tư này:
a) Trường hợp dự phòng rủi ro thấp hơn tổn thất dự kiến: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ phần chênh lệch vào vốn cấp 1.
b) Trường hợp dự phòng rủi ro cao hơn tổn thất dự kiến: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét cộng phần trích lập dự phòng vượt vào vốn cấp 2. Phần cộng vào vốn cấp 2 không vượt quá 0,6% giá trị tài sản có rủi ro quy đổi tính theo quy định tại Thông tư này.
Mục V: Các yêu cầu tối thiểu của phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 59. Các cấu phần và việc tuân thủ các yêu cầu tối thiểu
1. Để sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh với Ngân hàng Nhà nước rằng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu bao gồm các tiêu chí định tính nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng yêu cầu tối thiểu và việc xếp hạng và định lượng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là nhất quán và đáng tin cậy.
2. Hệ thống xếp hạng, ước tính rủi ro và các quy trình của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá đầy đủ về khách hàng và đặc điểm rủi ro của giao dịch.
3. Các yêu cầu tối thiểu này áp dụng đối với toàn bộ các nhóm tài sản.
Điều 60. Thiết kế hệ thống xếp hạng
1. Hệ thống xếp hạng bao gồm tất cả các phương pháp, quy trình, các biện pháp kiểm soát, việc thu thập số liệu và hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro tín dụng, thực hiện đánh giá rủi ro nội bộ và lượng hóa khả năng vỡ nợ và ước tính tổn thất.
2. Với mỗi nhóm tài sản, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng nhiều phương pháp/hệ thống xếp hạng. Ví dụ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể xây dựng hệ thống xếp hạng điều chỉnh theo từng ngành hoặc phân khúc thị trường. Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn áp dụng nhiều hệ thống xếp hạng cho một khách hàng, lý do áp dụng hệ thống xếp hạng phải được ghi rõ trong hồ sơ và áp dụng nhất quán nhằm phản ánh đúng nhất mức độ rủi ro của người vay. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được chuyển hệ thống xếp hạng khác nhau cho khách hàng nhằm giảm thiểu các yêu cầu về vốn theo quy định.
3. Tiêu chuẩn đánh giá
a) Các tiêu chuẩn đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
Hệ thống đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu phải có hai tiêu chuẩn/hướng đánh giá: (i) rủi ro vỡ nợ của bên vay, và (ii) các yếu tố đặc trưng của giao dịch. Rủi ro vỡ nợ của người vay phản ánh khả năng vỡ nợ của người vay:
(i) Các khoản phải đòi khác nhau của cùng một khách hàng vay sẽ có chung một mức đánh giá dù các khoản phải đòi/giao dịch có các đặc điểm khác nhau, ngoại trừ trong 02 trường hợp sau:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể áp dụng mức đánh giá khác nhau cho một khách hàng đối với khoản phải đòi bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ nhằm phản ánh rủi ro thanh toán quốc gia;
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể áp dụng mức đánh giá khác nhau cho một khách hàng đối với khoản phải đòi có áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh hoặc sản phẩm phái sinh tín dụng.
(ii) Chính sách về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải quy định/mô tả rõ rủi ro tín dụng của bên vay ở mỗi mức đánh giá/xếp hạng (each internal rating), được thể hiện thông qua khả năng vỡ nợ (PD) và các tiêu chí để phân loại khách hàng vào các mức xếp hạng khác nhau. Khách hàng có chất lượng tín dụng thấp phải được phân vào nhóm rủi ro cao hơn.
b) Các tiêu chuẩn đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ
(i) Hệ thống xếp hạng nội bộ áp dụng đối với khoản phải đòi bán lẻ phải đánh giá được rủi ro của cả khách hàng vay và giao dịch và phải lượng hóa được PD, LGD của mỗi nhóm khách hàng vay.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại được khoản cấp tín dụng bán lẻ vào nhóm cụ thể và chứng minh được rằng hệ thống xếp hạng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể phân loại các khoản cấp tín dụng bán lẻ tùy thuộc vào mức độ rủi ro tín dụng vào các nhóm có đặc điểm tương đồng và ước lượng chính xác rủi ro tín dụng của mỗi nhóm khách hàng vay.
(iii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước lượng PD, LGD và EAD của mỗi nhóm khoản phải đòi trong trường hợp nhiều nhóm khoản phải đòi có ước tính PD, LGD và EAD như nhau. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét các yếu tố sau khi phân nhóm cho các khoản cấp tín dụng bán lẻ:
- Các đặc điểm rủi ro của khách hàng vay (ví dụ: loại hình khách hàng vay, thông tin nhân khẩu như: tuổi, nghề nghiệp);
- Đặc điểm rủi ro của giao dịch: giá trị tài sản bảo đảm so với giá trị khoản vay (loan to value); tác động của thời vụ (seasoning effect), loại sản phẩm và tài sản bảo đảm, bảo lãnh và sản phẩm phái sinh tín dụng, mức độ ưu tiên của khoản phải đòi đối với tài sản bảo đảm.
- Tình trạng quá hạn của khoản phải đòi.
4. Cơ cấu hệ thống đánh giá
a) Các tiêu chuẩn đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần có hệ thống xếp hạng nội bộ (xếp hạng người vay và khoản phải đòi/giao dịch) cho phép phân loại chính xác mức độ rủi ro của các khoản phải đòi ở các mức xếp hạng khác nhau.
(ii) Cơ cấu hệ thống đánh giá được xây dựng như sau:
- Xếp hạng khách hàng vay (Obligor rating)
+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần quy định tối thiểu 7 mức xếp hạng cho khách hàng không vỡ nợ và 1 mức xếp hạng cho khách hàng vỡ nợ. Trường hợp, chất lượng tín dụng của khách hàng thường xuyên thay đổi, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được yêu cầu xây dựng nhiều hơn số lượng tối thiểu mức xếp hạng cho khách hàng.
+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro của khách hàng vay tại mỗi mức xếp hạng, và ước tính xác suất vỡ nợ của khách hàng vay tại mức xếp hạng đó. Tiêu chuẩn đánh giá tại mỗi mức xếp hạng bao gồm định nghĩa về mức độ vỡ nợ và các tiêu chí dùng để phân biệt mức độ rủi ro tín dụng tại mỗi mức xếp hạng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể dùng các dấu hiệu “tăng thêm” hoặc “giảm bớt” để mở rộng số lượng mức xếp hạng miễn là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xây dựng mô tả đầy đủ về các mức xếp hạng và tiêu chí để phân bổ và ước tính xác suất vỡ nợ của các mức xếp hạng “tăng thêm” hoặc “giảm bớt”.
+ Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có danh mục cho vay tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể hoặc phạm vi rủi ro nhất định, ngân hàng cần xây dựng đủ các mức xếp hạng trong phạm vi đó để tránh việc tập trung quá mức những khách hàng vay vào các mức xếp hạng cụ thể. Trường hợp có sự tập trung đáng kể khách hàng vay tại một mức độ xếp hạng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải sử dụng các bằng chứng khoa học và dữ liệu lịch sử để chứng minh rằng các khách hàng được tập trung xếp vào mức xếp hạng đó có cùng xác suất vỡ nợ và rủi ro vỡ nợ của tất cả khách hàng vay thuộc vào khoảng vỡ nợ (PD band) của nhóm xếp hạng đó.
b) Các tiêu chuẩn đối với khoản phải đòi bán lẻ
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước lượng được PD, LGD và EAD của mỗi nhóm các khoản phải đòi bán lẻ để có thể cung cấp ước lượng định lượng về đặc điểm tổn thất cho nhóm đó. Việc phân nhóm phải đảm bảo số lượng khoản phải đòi trong một nhóm là đủ lớn để cho phép thực hiện ước lượng và kiểm định các tham số rủi ro ở cấp độ nhóm một cách có ý nghĩa.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phân bổ tập trung các khoản phải đòi bán lẻ vào chung một nhóm ngoại trừ trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chứng minh rằng các khoản phải đòi bán lẻ trong cùng một nhóm có PD và LGD như nhau.
5. Tiêu chí đánh giá
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần xây dựng các tiêu chuẩn xác định mỗi nhóm xếp hạng, quy trình, và tiêu chí đánh giá cụ thể để phân chia các khoản phải đòi bán lẻ vào các mức xếp hạng khác nhau trong hệ thống đánh giá một cách đáng tín cậy và có thể nhận biết được theo trực giác. Ngoài ra, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải phân biệt được mức độ rủi ro của mỗi mức xếp hạng. Do đó, hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
(i) Các mô tả về mỗi mức xếp hạng và tiêu chí xếp hạng phải đủ chi tiết để cán bộ chịu trách nhiệm xếp hạng và cán bộ ở bộ phận khác, chi nhánh khác có thể xếp cùng hạng một cách nhất quán cho các khách hàng và giao dịch có mức độ rủi ro tương tự.
(ii) Định nghĩa và tiêu chí của mỗi mức xếp hạng phải được quy định cụ thể, chi tiết bằng văn bản, cho phép các bên thứ ba như kiểm toán nội bộ, các phòng ban khác, cơ quan quản lý hiểu rõ quy trình xếp hạng và có thể mô phỏng quy trình xếp hạng và đánh giá mức độ phù hợp của mỗi mức xếp hạng.
(iii) Các tiêu chí xếp hạng phải thống nhất với quy định về cho vay và cơ cấu nợ của ngân hàng.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần nắm bắt tất cả các thông tin hữu ích có liên quan của khách hàng vay để phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng và khoản phải đòi/giao dịch. Trường hợp nhận định các thông tin thu thập được là không đủ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thận trọng hơn trong việc xếp hạng khách hàng. Xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập có thể là yếu tố chính quyết định xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuy nhiên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo rằng đã xem xét các thông tin liên quan khác.
6. Phạm vi xếp hạng
a) Phạm vi thời gian được ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng trong xếp hạng kỳ vọng dài hơn một năm nhằm đảm bảo mức xếp hạng của khách hàng phản ánh khả năng và mức độ sẵn sàng thực hiện cam kết của khách hàng cho dù phát sinh những điều kiện về kinh tế không thuận lợi hoặc do xảy ra những sự kiện không dự đoán được.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể xếp hạng khách hàng dựa vào các tình huống căng thẳng cụ thể và phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá khả năng và thiện chí thực hiện các nghĩa vụ trước những điều kiện kinh tế bất lợi hoặc các sự kiện không dự đoán được. Các điều kiện kinh tế được cân nhắc khi thực hiện đánh giá sẽ phải thống nhất với các điều kiện hiện tại và các điều kiện kinh tế có thể sẽ xuất hiện trong một chu kỳ kinh doanh của ngành, lĩnh vực hoặc khu vực địa lý.
c) Đối với các khách hàng có tỷ lệ vay nợ cao hoặc các khách hàng có tài sản chủ yếu là các tài sản được giao dịch, ước tính xác suất vỡ nợ của nhóm khách hàng này phải phản ánh khả năng sinh lời của tài sản của khách hàng trong các thời điểm có nhiều biến động như giai đoạn khủng hoảng.
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần duy trì quan điểm thận trọng khi đánh giá tác động của điều kiện kinh tế và những sự kiện trong tương lai được có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của người vay. Ngoài ra, trường hợp thông tin không đầy đủ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần thực hiện đánh giá một cách thận trọng.
7. Yêu cầu tối thiểu đối với việc sử dụng mô hình
a) Các mô hình thống kê và phương pháp pháp kỹ thuật khác được sử dụng để đánh giá khách hàng vay hoặc các khoản phải đòi/giao dịch hoặc ước lượng xác suất vỡ nợ, tổn thất khi khách hàng vỡ nợ, rủi ro vỡ nợ (PD, LGD, EAD) tránh một số lỗi chủ quan khi những đánh giá được thực hiện bởi con người. Tuy nhiên, các mô hình thống kê và phương pháp kỹ thuật cũng có thể bị lỗi trong trường hợp thông tin bị hạn chế. Do vậy, cần có sự giám sát và đánh giá của bộ phận chuyên trách nhằm đảm bảo các thông tin có liên quan, bao gồm những thông tin bên ngoài phạm vi của mô hình cũng được xem xét tới, và đảm bảo mô hình được sử dụng một cách phù hợp.
b) Việc sử dụng mô hình phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
(i) Mô hình hoặc quy trình được sử dụng để xếp hạng có khả năng dự đoán tốt và không làm sai lệch các yêu cầu về vốn theo quy định. Ngoài ra, các tham số đầu vào của mô hình phải hợp lý và kết quả đầu vào của mô hình tính trung bình là chính xác.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì quy trình hiệu chỉnh dữ liệu đầu vào của mô hình bao gồm sự đánh giá về tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của dữ liệu được sử dụng để đánh giá.
(iii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo dữ liệu được sử dụng để xây dựng mô hình là đại diện cho số đông khách hàng vay, các khoản phải đòi, giao dịch.
(iv) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản hướng dẫn việc kết hợp đánh giá của con người và kết quả của mô hình. Khi đó các đánh giá cần phải cân nhắc tất cả các thông tin có liên quan không được xem xét đến trong mô hình.
(v) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định hướng dẫn về việc con người đánh giá lại mô hình, bao gồm các quy trình, thủ tục tập trung vào việc phát hiện và hạn chế lỗi có liên quan của mô hình và cải thiện cho mô hình.
(vi) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình kiểm định mô hình (validation process) và việc kiểm định phải được thực hiện thường xuyên. Quy trình kiểm định mô hình bao gồm giám sát hoạt động và tính ổn định của mô hình, xem xét lại mối quan hệ của mô hình và kiểm tra đánh giá của mô hình với các kết quả thực tế. Quy trình kiểm định mô hình phải đánh giá được tất cả các đặc tính của mô hình như khả năng phân biệt, thứ tự xếp hạng, tính ổn định của xếp hạng,…
8. Quy định bằng văn bản đối với việc xây dựng hệ thống đánh giá
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định bằng văn bản việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, chi tiết về phát triển và vận hành của hệ thống. Văn bản này phải quy định những nội dung sau:
(i) Phân biệt danh mục;
(ii) Các tiêu chí xếp hạng;
(iii) Vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia đánh giá khách hàng vay và giao dịch;
(iv) Các trường hợp ngoại lệ trong xếp hạng và bên có thẩm quyền phê duyệt trường hợp ngoại lệ;
(v) Tần suất rà soát lại xếp hạng;
(vi) Giám sát của quản lý cấp cao đối với quy trình xếp hạng;
(vii) Lý do cho việc lựa chọn các tiêu chí hoặc các phân tích chứng minh rằng các tiêu chí và quy trình xếp hạng khách hàng có khả năng phân biệt rủi ro. Các tiêu chí và quy trình này phải được rà soát định kỳ để đảm bảo phù hợp với danh mục cho vay hiện tại của ngân hàng và các điều kiện bên ngoài;
(viii) Những thay đổi của hệ thống xếp hạng trong quá khứ bao gồm những thay đổi do yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Việc tổ chức xếp hạng (bao gồm cả cơ cấu tổ chức của kiểm soát nội bộ) cũng cần được quy định bằng văn bản;
(ix) Định nghĩa về “vỡ nợ” và “tổn thất” phải được ngân hàng sử dụng nhất quán.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định cụ thể bằng văn bản phương pháp luận sử dụng trong mô hình thống kê sử dụng trong quá trình đánh giá, bao gồm các thông tin sau:
(i) Chi tiết về lý thuyết, các giả định, phương pháp thống kê và toán học được sử dụng trong xếp hạng, việc phân hạng, khách hàng đơn lẻ, nhóm khách hàng; nguồn thông tin sử dụng để ước tính mô hình.
(ii) Quy trình thống kê để kiểm định mô hình.
(iii) Các tình huống mà mô hình hoạt động không hiệu quả.
c) Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua mô hình từ bên thứ 3 hoặc thuê công ty tư vấn trong giai đoạn phát triển mô hình vẫn phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này. Các bên thứ ba và công ty tư vấn có trách nhiệm giải trình cho Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng về việc tuân thủ quy định tại Thông tư này trong trường hợp có yêu cầu.
Điều 61. Vận hành hệ thống
1. Phạm vi đánh giá
a) Tất cả các khách hàng vay, bên bảo lãnh và bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng được ghi nhận như là biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ được xếp hạng đối với khách hàng. Tương tự các khoản phải đòi/giao dịch cũng được xếp hạng đối với giao dịch. Các mức xếp hạng này phải được ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại các khoản cấp tín dụng bán lẻ tương đồng thành các nhóm và xếp hạng cho các nhóm đó. Mức xếp hạng này được ngân hàng sử dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay.
2. Đảm bảo tính minh bạch của quy trình đánh giá
a) Yêu cầu tối thiểu đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
(i) Việc xếp hạng và định kỳ xem xét lại kết quả xếp hạng phải được thực hiện và phê duyệt bởi cá nhân hoặc bộ phận không có lợi ích từ việc cấp tín dụng. Các chính sách và thủ tục của quá trình xếp hạng phải đảm bảo tính độc lập của quy trình xếp hạng.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát, đánh giá lại quy trình xếp hạng khách hàng vay và khoản phải đòi/giao dịch ít nhất một năm một lần. Các khách hàng vay rủi ro hơn hoặc các khoản phải đòi có vấn đề sẽ phải đánh giá thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thay đổi kết quả đánh giá nếu có sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến người vay, giao dịch.
(iii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần có một quy trình có hiệu quả để có thể theo dõi và cập nhật thông tin có liên quan về tình trạng tài chính của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến LGD hoặc EAD như đặc điểm của tài sản bảo đảm.
b) Yêu cầu tối thiểu đối với khoản phải đòi bán lẻ
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát lại đặc điểm rủi ro và tình trạng vỡ nợ của mỗi nhóm khách hàng ít nhất một năm một lần.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát lại tình trạng của mỗi khách hàng trong nhóm để đảm bảo việc phân loại khách hàng vào trong nhóm đó là chính xác. Ngân hàng có thể lựa chọn rà soát một số khách hàng vay đại diện trong nhóm.
3. Điều chỉnh mức đánh giá
a) Trường hợp các đánh giá dựa vào ý kiến của chuyên gia và kết quả đầu ra được điều chỉnh, ngân hàng phải quy định rõ giới hạn điều chỉnh mức đánh giá và các trường hợp cụ thể cán bộ phụ trách được phép điều chỉnh mức đánh giá. Ngân hàng cần xây dựng quy định nội bộ và xác định bộ phận có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh mức đánh giá.
b) Trường hợp kết quả đánh giá dựa vào mô hình, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng các quy định hướng dẫn và quy trình giám sát các tình huống đánh giá của chuyên gia điều chỉnh kết quả của mô hình, các tham số bị điều chỉnh cũng như xác định bộ phận có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh mức đánh giá và giới hạn điều chỉnh mức đánh giá.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu giữ riêng biệt thông tin về việc điều chỉnh kết quả đánh giá, làm cơ sở cho việc đánh giá về sau.
4. Duy trì dữ liệu
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thu thập dữ liệu về các đặc điểm chính của khách hàng vay, khoản phải đòi và giao dịch nhằm: (i) hỗ trợ cho quá trình đánh giá quản trị và đo lường rủi ro tín dụng nội bộ; (ii) đảm bảo ngân hàng đáp ứng các yêu cầu khác; (iii) làm cơ sở lập các báo cáo quản trị nội bộ và báo cáo cơ quan quản lý.
b) Các dữ liệu thu thập phải đủ chi tiết cho phép rà soát và cải thiện việc phân hạng đánh giá khách hàng vay, khoản phải đòi, giao dịch.
c) Đối với các khoản phải đòi doanh nghiệp:
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu giữ dữ liệu lịch sử về: khách hàng vay, bên bảo lãnh hoặc bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng được ghi nhận là biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, bao gồm mức xếp hạng kể từ khi khách hàng vay, ngày xếp hạng, bên bảo lãnh, bên bán sản phẩm phái sinh tín dụng được xếp hạng; phương pháp và dữ liệu chính được sử dụng để xếp hạng cũng như cá nhân/bộ phận và mô hình chịu trách nhiệm xếp hạng.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thu thập và lưu giữ dữ liệu về các sự kiện vỡ nợ gồm: tên khách hàng, loại hình khoản phải đòi/giao dịch, thời gian và tình huống vỡ nợ, xác suất vỡ nợ so với tỷ lệ vỡ nợ thực tế của khách hàng vay ở mỗi mức xếp hạng để đánh giá năng lực dự đoán của hệ thống đánh giá nội bộ. Đồng thời, ngân hàng cần lưu giữ các thông tin về việc xây dựng, thử nghiệm và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ và ước tính các thành tố rủi ro.
(iii) Ngoài việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng các dữ liệu LGD và EAD theo quy định tại Thông tư nhưng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên thu thập các thông tin tương ứng để ước tính LGD như: dữ liệu tổn thất, tỷ lệ phục hồi của các khoản phải đòi doanh nghiệp, hoặc dữ liệu tổn thất của các khoản cấp tín dụng chuyên biệt,…
d) Đối với khoản phải đòi bán lẻ
(i) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần lưu giữ các dữ liệu sử dụng trong quá trình phân chia các khoản phải đòi thành các nhóm bao gồm dữ liệu về khách hàng vay, đặc điểm rủi ro của giao dịch và dữ liệu về nợ không trả đúng hạn.
(ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần lưu giữ các dữ liệu về ước tính tham số PD, LGD và EAD của mỗi nhóm khách hàng.
(iii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần lưu giữ các dữ liệu về nhóm mà khoản phải đòi/khách hàng được phân vào trong khoảng thời gian 1 năm trước khi vỡ nợ và kết quả LGD và EAD.
5. Kiểm tra sức chịu đựng
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có sẵn quy trình kiểm tra sức chịu đựng để đánh giá về mức đủ vốn. Kiểm tra sức chịu đựng bao gồm xác định những sự kiện có thể xảy ra hoặc những thay đổi trong tương lai của nền kinh tế có thể tác động bất lợi đến khoản phải đòi và khả năng chịu đựng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ví dụ các kịch bản có thể sử dụng như (i) suy thoái nền kinh tế hoặc ngành; (ii) các sự kiện rủi ro thị trường; (iii) điều kiện thanh khoản.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng để đánh giá tác động của một số điều kiện cụ thể đến yêu cầu vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự lựa chọn kịch bản và phương pháp phù hợp và được Ngân hàng Nhà nước rà soát. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bắt buộc phải thực hiện những kịch bản xấu nhất mà có thể xem xét như kịch bản của suy thoái nhẹ (tác động của 02 quý liên tiếp GDP bằng 0 đến các tham số PD, LGD, EAD)
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xem xét nguồn thông tin sử dụng để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng gồm:
- Thông qua dịch chuyển xếp hạng khách hàng từ dữ liệu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tác động của sự sụt giảm nhẹ chất lượng tín dụng đến xếp hạng khách hàng mà có thể dẫn đến một số thông tin về những sự kiện có tác động lớn hơn.
- Thông qua đánh giá bằng chứng về sự dịch chuyển xếp hạng khách hàng theo xếp hạng tín nhiệm độc lập.
Điều 62. Quản trị rủi ro và giám sát
1. Quản trị rủi ro
a) Tất cả các khía cạnh trọng yếu của quy trình xếp hạng và ước lượng phải được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị (hoặc Ủy ban được chỉ định) và quản lý cấp cao. Các bên này phải hiểu biết chung về hệ thống xếp hạng rủi ro của ngân hàng và hiểu biết chi tiết về các báo cáo quản lý liên quan. Quản lý cấp cao phải thông báo cho Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban được chỉ định những thay đổi trọng yếu hoặc ngoại lệ so với những chính sách hiện tại sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của hệ thống xếp hạng của ngân hàng.
b) Các quản lý cấp cao phải hiểu rõ về thiết kế và vận hành hệ thống và phải phê duyệt những khác biệt trọng yếu giữa quy trình hiện tại và thực tiễn thực hiện. Hội đồng quản trị (hoặc Ủy ban được chỉ định) và quản lý cấp cao phải đảm bảo hệ thống xếp hạng đang hoạt động tốt. Các quản lý cấp cao và cán bộ có nhiệm vụ kiểm soát rủi ro tín dụng phải thường xuyên rà soát về hiệu quả hoạt động của quy trình xếp hạng, các vấn đề và tình trạng cải thiện các vấn đề đó.
c) Xếp hạng nội bộ là một phần thiết yếu trong báo cáo cho Hội đồng quản trị (hoặc Ủy ban được chỉ định) và quản lý cấp cao. Báo cáo gồm hồ sơ rủi ro theo từng hạng, sự dịch chuyển của từng hạng, ước tính các thông số theo từng hạng, và so sánh tỷ lệ vỡ nợ thực tế so với kỳ vọng. Tần suất báo cáo thay đổi tùy theo mức độ quan, loại thông tin và cấp độ của người nhận báo cáo.
2. Kiểm soát rủi ro tín dụng
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có bộ phận độc lập về kiểm soát rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm về thiết kế hoặc lựa chọn, thực hiện, hoạt động của hệ thống xếp hạng nội bộ. Cá nhân/bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng phải độc lập về mặt chức năng với cá nhân/bộ phận chịu trách nhiệm cấp tín dụng. Phạm vi trách nhiệm của bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng phải bao gồm:
(i) Kiểm tra và giám sát xếp hạng nội bộ;
(ii) Lập và phân tích các báo cáo tóm tắt từ hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng, trong đó có lịch sử vỡ nợ được sắp xếp theo xếp hạng tại thời điểm vỡ nợ và một năm trước khi vỡ nợ, phân tích sự dịch chuyển của các hạng, theo dõi xu hướng của các tiêu chí xếp hạng chính.
(iii) Thực hiện quy trình để xác minh định nghĩa xếp hạng được áp dụng thống nhất giữa các phòng ban và khu vực địa lý.
(iv) Rà soát và lưu trữ bất kỳ sự thay đổi trong quá trình xếp hạng trong đó có lý do thay đổi.
(v) Rà soát các tiêu chí xếp hạng để đánh giá tính dự báo rủi ro của các tiêu chí. Những thay đổi đối với quy trình, tiêu chí hoặc thông số liên quan đến xếp hạng phải được ghi lại và lưu giữ để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng rà soát.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tích cực tham gia vào việc xây dựng, lựa chọn, thực hiện, kiểm định mô hình xếp hạng. Bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng phải chịu trách nhiệm giám sát các mô hình trong quy trình xếp hạng, rà soát định kỳ và các thay đổi của mô hình được sử dụng trong xếp hạng.
3. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
Kiểm toán nội bộ hoặc một bộ phận có chức năng tương đương phải rà soát ít nhất hằng năm hệ thống xếp hạng của ngân hàng và việc hoạt động của hệ thống trong đó bao gồm hoạt động của bộ phận kiểm soát tín dụng rủi ro và việc ước lượng các tham số PD, LGD, và EAD.
Điều 63. Sử dụng hệ thống xếp hạng
1. Khi sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ, việc xếp hạng nội bộ, ước tính tỷ lệ vỡ nợ và tỷ lệ tổn thất chiếm vai trò quan trọng trong công tác phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro, phân bổ vốn nội bộ, quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống xếp hạng và ước tính được thiết kế và thực hiện riêng cho mục đích đáp ứng điều kiện áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ và chỉ được sử dụng để cung cấp đầu vào cho phương pháp xếp hạng nội bộ là không được chấp nhận. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhất thiết sử dụng các ước lượng giống hệt nhau cho cùng phương pháp xếp hạng nội bộ và các mục đích nội bộ khác.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hồ sơ theo dõi việc sử dụng các thông tin xếp hạng nội bộ, phải chứng minh rằng hệ thống xếp hạng nội bộ phù hợp các các yêu cầu tối thiểu quy định tại Thông tư này ít nhất 03 năm trước khi đủ điều kiện áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ.
Điều 64. Ước lượng rủi ro
1. Yêu cầu tổng thể về ước lượng
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản ước lượng PD cho mỗi khách hàng vay đối với khoản phải đòi doanh nghiệp, cho nhóm khách hàng vay đối với khoản phải đòi bán lẻ.
b) Ước tính PD phải được tính trên cơ sở số liệu bình quân trong dài hạn của xác suất vỡ nợ trong vòng một (1) năm, trừ trường hợp các khoản cấp tín dụng bán lẻ, khả năng vỡ nợ sẽ được xem xét đối với từng khoản cấp tín dụng, không phải đối với từng khách hàng.
c) Các ước tính nội bộ của PD phải kết hợp tất cả dữ liệu, thông tin, phương pháp có liên quan, sẵn có và quan trọng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng dữ liệu nội bộ, dữ liệu từ các nguồn bên ngoài (bao gồm cả dữ liệu theo nhóm khách hàng) hoặc mô hình thống kê để lượng hóa rủi ro. Khi sử dụng dữ liệu nội bộ hoặc bên ngoài, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh rằng các ước tính đại diện dữ liệu quá khứ trong dài hạn.
d) Các ước tính phải dựa trên dữ liệu lịch sử và kinh nghiệm quá khứ, không phải dựa trên phán đoán hoặc ý kiến chủ quan. Các thay đổi trong thực tiễn phương thức cấp tín dụng hoặc quy trình thu hồi nợ trong thời gian quan sát đều phải được xem xét trong quá trình ước tính. Các ước tính của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phản ánh kịp thời tiến bộ công nghệ, dữ liệu mới, và thông tin khác khi có sẵn. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phương pháp nội bộ cơ bản phải rà soát ước tính hàng năm hoặc thường xuyên hơn.
đ) Tổng thể (Population) của các giá trị chịu rủi ro đại diện cho dữ liệu được sử dụng trong ước lượng, các tiêu chuẩn cho vay, và các đặc điểm liên quan khác nên gần tương đương hoặc ít nhất so sánh được với các giá trị chịu rủi ro và tiêu chuẩn của ngân hàng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phương pháp nội bộ cơ bản cũng phải chứng minh rằng các dữ liệu tính đến điều kiện kinh tế hoặc thị trường phù hợp với điều kiện hiện tại hoặc có thể dự đoán trước.
e) Ước lượng các tham số rủi ro PD, LGD, EAD thường có sai sót không lường trước. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định mức độ thận trọng liên quan đến các sai sót khi ước lượng các tham số rủi ro này. Khi các phương pháp và dữ liệu chưa đạt yêu cầu và phạm vi sai sót có thể lớn hơn thì mức độ thận trọng cũng cần phải lớn hơn. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cho phép linh hoạt nhất định trong việc áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với dữ liệu được thu thập trước ngày hiệu lực của Thông tư này. Tuy nhiên, trong trường hợp này các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có điều chỉnh phù hợp đối với tổng thể dữ liệu. Dữ liệu thu thập sau ngày hiệu lực của Thông tư phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu trừ khi có các quy định khác.
2. Yêu cầu ước tính PD tối thiểu đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
a) Ước tính nội bộ PD phải được rà soát hàng năm trên cơ sở đánh giá tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu liên quan.
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau đây khi ước tính PD:
(i) Sử dụng dữ liệu vỡ nợ trong quá khứ của ngân hàng
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng thông tin, dữ liệu không khả năng trả nợ được trong quá khứ để ước tính PD. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh các ước tính PD trong trường hợp này phản ánh đúng dữ liệu khả năng không trả nợ được trong quá khứ.
- Trường hợp có sự khác biệt giữa hệ thống xếp hạng nội bộ trong quá khứ và hệ thống xếp hạng nội bộ hiện tại hoặc khi thông tin không sẵn có hoặc khi các quy định phê duyệt tín dụng đã thay đổi, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải thận trọng hơn và điều chỉnh ở mức cao hơn khi ước tính PD.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thu thập dữ liệu từ các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác khi ước tính PD. Trong trường hợp đó, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần chứng minh rằng hệ thống xếp hạng và các tiêu chí đánh giá của ngân hàng tham gia vào việc thu thập dữ liệu là tương đồng với hệ thống và tiêu chí của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(ii) So sánh với dữ liệu bên ngoài
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể so sánh xếp hạng nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập và sử dụng kết quả đánh giá của các tổ chức này khi xác định PD của khách hàng.
- Khi so sánh mức xếp hạng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải so sánh các tiêu chí hoặc nhân tố ngân hàng sử dụng để xếp hạng với các tiêu chí hoặc nhân tố tổ chức xếp hạng độc lập sử dụng để loại bỏ các yếu tố không nhất quán.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản hướng dẫn việc so sánh kết quả xếp hạng nội bộ của tổ chức xếp hạng độc lập. Trường hợp có sự khác biệt trong định nghĩa “vỡ nợ” (PD) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức xếp hạng độc lập, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh ước tính PD tương ứng.
(iii) Mô hình thống kê dữ liệu vỡ nợ
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép sử dụng số liệu bình quân ước tính PD của từng khách hàng ở một mức xếp hạng, trong đó số liệu ước tính PD là kết quả tính toán của mô hình thống kê. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định về việc sử dụng mô hình tại Điều 34 Thông tư này.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cân nhắc việc sử dụng các đánh giá chủ quan để bổ trợ cho các phương pháp ước tính PD, đặc biệt là trong các tình huống thông tin hạn chế.
d) Đối với tất cả các phương pháp nêu trên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ước tính PD cho từng mức xếp hạng dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trung bình trong một năm được quan sát trong lịch sử, đây là mức trung bình đơn giản dựa trên số lượng khách hàng vay (count weighted).
đ) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn sử dụng một trong các nguồn dữ liệu nội bộ, dữ liệu bên ngoài hoặc dữ liệu nhóm hoặc kết hợp cả 3 nguồn dữ liệu nêu trên để ước tính PD. Thời gian thu thập dữ liệu lịch sử của ít nhất một nguồn phải tối thiểu là 5 năm. Trường hợp thời gian thu thập của một nguồn dữ liệu dài hơn và nguồn dữ liệu này phù hợp nhất đối với khách hàng vay thì nguồn dữ liệu này sẽ được sử dụng để ước tính PD. Dữ liệu bao gồm cả dữ liệu của những năm điều kiện kinh tế thuận lợi và điều kiện kinh tế khó khăn.
3. Yêu cầu ước tính PD tối thiểu đối với khoản phải đòi bán lẻ
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ sử dụng dữ liệu nội bộ là nguồn thông tin chính để ước tính tổn thất. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài hoặc dữ liệu từ các mô hình thống kê để định lượng rủi ro khi đáp ứng điều kiện: i) Quy trình phân chia từng khoản phải đòi bán lẻ vào nhóm nhất quán với quy trình được sử dụng bởi nguồn dữ liệu bên ngoài; và ii) Thông tin của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về rủi ro của khách hàng nhất quán với thông tin rủi ro từ nguồn dữ liệu bên ngoài. Trong mọi trường hợp, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng tất cả các nguồn dữ liệu quan trọng và phù hợp làm điểm so sánh.
b) Ước tính trung bình dài hạn của PD và tỷ lệ tổn thất trung bình do không trả được nợ trong dài hạn theo trọng số của các khoản phải đòi bán lẻ có thể được tính bằng cách chia ước tính tỷ lệ tổn thất dài hạn dự kiến cho một trong các thành phần rủi ro trước đó để ước tính các biến số còn lại như sau: i) Ước tính LGD trung bình theo trọng số bằng cách chia tỷ lệ tổn thất dài hạn dự kiến cho ước tính trung bình dài hạn PD; hoặc ii) Ước tính trung bình dài hạn PD bằng cách chia tỷ lệ tổn thất dài hạn dự kiến cho LGD trung bình trong dài hạn theo trọng số. Trong từng trường hợp, LGD được sử dụng để tính toán tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ sẽ không thấp hơn LGD trung bình trong dài hạn theo trọng số và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 43 Thông tư này.
c) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn sử dụng một trong các nguồn dữ liệu nội bộ, dữ liệu bên ngoài hoặc nguồn dữ liệu gộp (pooled data sources) hoặc kết hợp cả 3 nguồn dữ liệu nói trên để phục vụ cho việc ước tính PD. Thời gian thu thập dữ liệu lịch sử của ít nhất một nguồn dữ liệu phải tối thiểu là năm (5) năm và đảm bảo phản ánh điều kiện kinh tế thuận lợi và điều kiện kinh tế khó khăn. Trường hợp thời gian thu thập của một nguồn dữ liệu dài hơn và phù hợp thì nguồn dữ liệu này sẽ được sử dụng để ước tính PD. PD phải dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trung bình trong một năm được quan sát trong lịch sử.
Điều 65. Kiểm định ước lượng nội bộ
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống hiệu quả để kiểm định tính chính xác và nhất quán của hệ thống xếp hạng, quy trình và ước tính tất cả các thành phần rủi ro liên quan. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chứng minh với Cơ quan Thanh tra, giám sát rằng quy trình kiểm định nội bộ có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng và ước tính tham số rủi ro một cách nhất quán và có ý nghĩa.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường xuyên so sánh tỷ lệ vỡ nợ thực tế với PD ước tính cho từng hạng và có khả năng chứng minh tỷ lệ vỡ nợ thực tế nằm trong phạm vi tỷ lệ dự kiến của hạng đó. Việc so sánh sử dụng dữ liệu lịch sử càng dài càng tốt. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ghi lại các phương pháp và dữ liệu sử dụng cho việc so sánh. Các phân tích và tài liệu phải được cập nhật ít nhất hàng năm.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng công cụ kiểm định định lượng và so sánh với các nguồn dữ liệu bên ngoài có liên quan. Các phân tích phải dựa trên dữ liệu phù hợp với danh mục của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được cập nhật thường xuyên và bao gồm khoảng thời gian quan sát có liên quan. Đánh giá nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng phải dựa trên dữ liệu lịch sử dài, bao gồm nhiều điều kiện kinh tế khác nhau và lý tưởng nhất là một đến hai chu kỳ kinh doanh.
4. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứng minh các phương pháp kiểm tra định lượng và các phương pháp kiểm định khác không bị thay đổi một cách có hệ thống theo chu kỳ kinh tế. Sự thay đổi về phương pháp và dữ liệu (bao gồm nguồn dữ liệu và khoảng thời gian) phải được ghi lại rõ ràng và kỹ lưỡng.
5. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có tiêu chuẩn nội bộ rõ ràng cho các trường hợp mà độ sai lệch của PD, LGD, và EAD đáng kể so với dự kiến và cần xem xét đến tính hợp lệ của các ước tính này. Các tiêu chuẩn này phải xét đến tính chu kỳ kinh doanh, sự thay đổi mang tính hệ thống của khả năng vỡ nợ trong quá khứ. Khi các giá trị thực tế cao hơn giá trị dự kiến, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh lại ước tính để phản ánh khả năng vỡ nợ và tổn thất.
6. Khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng các tham số rủi ro quy định bởi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thay vì tự ước lượng tham số rủi ro nội bộ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được khuyến khích so sánh các giá trị LGD và EAD thực tế với giá trị quy định của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thông tin về giá trị LGD và EAD thực tế là một phần trong đánh giá của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về vốn kinh tế.
Điều 66. Yêu cầu về báo cáo
Để đủ điều kiện áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu về báo cáo theo quy định về công bố thông tin. Việc không đáp ứng các yêu cầu này sẽ khiến ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đủ điều kiện áp dụng phương pháp nội bộ.
Mục VI: Mô hình đo lường rủi ro và quản trị mô hình đo lường rủi ro
Điều 67. Xây dựng, phát triển mô hình đo lường rủi ro
1. Ngân hàng phải xác định rõ mục đích sử dung của mô hình nhằm đảm bảo việc phát triển mô hình phù hợp với mục đích sử dụng đã xác định trước.
2. Quá trình xây dựng, phát triển mô hình cần tham vấn ý kiến của bộ phận sử dụng mô hình, đặc biệt những bộ phận mà kết quả của mô hình ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của họ. Bộ phận sử dụng mô hình sẽ cung cấp cho bộ phận phát triển mô hình những thông tin cụ thể về hoạt động kinh doanh. Các câu hỏi phản biện, ý kiến đóng góp của bộ phận sử dụng mô hình sẽ giúp bộ phận phát triển mô hình giải trình và kiểm chứng các giả định và thiết kế của mô hình, nhằm đảm bảo mô hình hoạt động hiệu quả và phản ánh thực tế điều kiện kinh tế và hoạt động kinh doanh.
3. Các nội dung liên quan đến thiết kế mô hình, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu phải được lập thành văn bản và được chứng minh bởi các nghiên cứu công bố công khai và chuẩn mực/thông lệ tốt nhất trong ngành ngân hàng.
4. Phương pháp và cấu phần vận hành của mô hình để triển khai lý thuyết, bao gồm cả các nội dung toán học, kỹ thuật tính toán và ước lượng cần phải được giải thích rõ trong tài liệu xây dựng mô hình, đặc biệt chú trọng đến tính phù hợp và các giới hạn. Ngoài ra, bộ phận chịu trách nhiệm phát triển mô hình phải trình bày nội dung so sánh với các lý thuyết và cách tiếp cận khác trong tài liệu xây dựng mô hình.
5. Bộ phận phát triển mô hình phải chứng minh được tính phù hợp của dữ liệu và thông tin với mô hình, và sự nhất quán với lý thuyết của cách tiếp cận và phương pháp đã lựa chọn.
6. Trường hợp dữ liệu và thông tin không đại diện cho danh mục hoặc các đặc trưng của ngân hàng, hoặc bộ phận phát triển mô hình sử dụng các giả định để điều chỉnh dữ liệu và thông tin, những vấn đề này phải được ghi nhận lại và phân tích để người sử dụng nhận thức được các hạn chế tiềm tàng của mô hình, đặc biệt trong trường hợp sử dụng thông tin và dữ liệu từ bên ngoài.
7. Quy trình phát triển mô hình phải đảm bảo trải qua bước thử nghiệm, bao gồm việc đánh giá tính chính xác, chứng minh mô hình đủ mạnh và hoạt động ổn định, đánh giá hạn chế tiềm tàng của mô hình và hành vi của mô hình đối với dãy giá trị đầu vào. Việc thử nghiệm mô hình cũng phải đánh giá tác động của các giả định và chỉ ra các tình huống khi mô hình hoạt động không đáng tin cậy.
8. Việc thử nghiệm mô hình phải được tiến hành cho các tình huống cụ thể dưới các điều kiện thị trường khác nhau, bao gồm cả các tình huống bất thường và được tiến hành cho nhiều loại sản phẩm, ứng dụng mà mô hình hướng đến. Giá trị cực đại của dữ liệu đầu vào cũng phải được đánh giá để xác định các giới hạn hiệu quả của mô hình. Đồng thời ngân hàng cũng phải đánh giá tác động kết quả của mô hình đối với các mô hình khác phụ thuộc vào kết quả của mô hình này.
9. Việc thử nghiệm mô hình phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, thiết kế, việc triển khai các phương án thử nghiệm, tóm tắt kết quả với chú thích và đánh giá, phân tích chi tiết các mẫu thông tin.
10. Về cơ bản, mô hình được đặt trong hệ thống thông tin rộng hơn, quản lý các dòng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp cho mô hình và xử lý các vấn đề về tổng hợp và báo cáo kết quả của mô hình. Việc tính toán của mô hình do đó cần phải được đồng bộ hóa với năng lực và yêu cầu của hệ thống thông tin. Quản trị mô hình tốt phụ thuộc vào việc đầu tư vào các hệ thống hỗ trợ nhằm đảm bảo dữ liệu và báo cáo là minh bạch, cùng với các chốt kiểm soát và thử nghiệm, đảm bảo việc vận hành tốt của mô hình, hợp nhất hệ thống và sử dụng hiệu quả.
Điều 68. Quản trị rủi ro mô hình
1. Rủi ro mô hình phát sinh chủ yếu từ hai lý do sau:
a) Lỗi từ các giả định, dữ liệu đầu vào, phương pháp tính toán, định lượng: Mô hình Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng có thể phát sinh các lỗi căn bản và cho kết quả là các báo cáo đầu ra không chính xác. Các lỗi này có thể phát sinh tại bất kỳ khâu nào từ quá trình thiết kế đến triển khai mô hình như: việc áp dụng các phương pháp, lý thuyết tính toán, lựa chọn các mẫu thiết kế, dữ liệu đầu vào, ước tính và triển khai hệ thống thông tin,…;
b) Mô hình được sử dụng không chính xác hoặc không phù hợp: Mặc dù mô hình cho kết quả là các báo cáo đầu ra chính xác, phù hợp với mục tiêu thiết kế, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu mô hình được sử dụng không chính xác hoặc không phù hợp. Mô hình về bản chất là sự đơn giản hóa của thực tế, các sự kiện trên thực tế có thể chứng minh rằng các đơn giản hóa này là không phù hợp. Rủi ro này còn trầm trọng hơn khi mô hình được sử dụng ngoài môi trường nó được thiết kế. Ngân hàng có thể cố ư sử dụng mô h́nh hiện hữu áp dụng cho các sản phẩm mới, thị trường mới hoặc khi điều kiện thị trường thay đổi. Người ra quyết định cần phải hiểu được các hạn chế của mô hình để tránh trường hợp sử dụng mô hình không phù hợp với mục tiêu thiết kế của mô hình;
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quản lý rủi ro mô hình khi sử dụng mô hình để đo lường, tính toán các tham số rủi ro quy định tại Thông tư này trên cơ sở đơn lẻ và hợp nhất. Rủi ro mô hình hợp nhất phát sinh do sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các mô hình, sự phụ thuộc vào các giả định chung, dữ liệu, hoặc phương pháp và các yếu tố khác có thể tác động bất lợi đồng thời đến một số mô hình và kết quả của các mô hình này.
Điều 69. Kiểm định mô hình
1. Các mô hình của phương pháp xếp hạng nội bộ (sau đây gọi là mô hình) phải được kiểm định.
2. Việc kiểm định mô hình nhằm đảm bảo mô hình được phát triển phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng và đảm bảo yêu cầu vốn tính toán phù hợp với rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Việc tiến hành kiểm định mô hình thường xuyên còn giúp đảm bảo những thay đổi về thị trường, sản phẩm, rủi ro, khách hàng, hoạt động kinh doanh không tạo ra những hạn chế mới cho mô hình.
3. Các nguyên tắc kiểm định mô hình:
a) Việc kiểm định mô hình phải được thực hiện độc lập bởi bên thứ ba không tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển và triển khai mô hình;
b) Ngân hàng phải xây dựng quy định nội bộ về kiểm định mô hình mặc dù ngân hàng thuê đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện kiểm định mô hình. Quy định nội bộ về kiểm định mô hình bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
(i) Các nội dung liên quan tổ chức và quản trị kiểm định mô hình;
(ii) Chính sách kiểm định mô hình;
(iii) Quy trình kiểm định mô hình;
(iv) Phương pháp kiểm định mô hình;
(v) Quy trình và mẫu biểu báo cáo kiểm định mô hình;
c) Quy định nội bộ về kiểm định mô hình phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(i) Tuân thủ quy định pháp luật;
(ii) Phản ánh thông lệ tốt nhất của thị trường;
(iii) Được cụ thể hóa và chứng thực bởi bộ phận phụ trách của ngân hàng;
(iv) Được thông báo tới tất cả các bên liên quan trong quá trình xây dựng, phát triển mô hình; triển khai mô hình, rà soát kiểm định mô hình và bên kiểm toán.
4. Ngân hàng phải tiến hành kiểm định mô hình cho các giai đoạn sau:
a) Giai đoạn khởi tạo mô hình;
b) Giai đoạn đánh giá ban đầu;
c) Giai đoạn triển khai mô hình;
d) Kiểm định, đánh giá định kỳ.
5. Việc kiểm định mô hình phải được tiến hành đối với tất cả mô hình phát triển nội bộ và mua ngoài. Mức độ phức tạp của hoạt động kiểm định mô hình phải phù hợp với mức độ sử dụng mô hình, mức độ phức tạp và trọng yếu của mô hình cũng như quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng.
6. Nếu kết quả kiểm định cho thấy mô hình có thiếu sót trọng yếu, ngân hàng phải dừng việc sử dụng mô hình hoặc chỉ cho phép sử dụng dưới điều kiện chặt chẽ cho tới khi các thiếu sót được giải quyết. Nếu các thiếu sót này là nghiêm trọng, không thể xử lý trong phạm vi mô hình, ngân hàng phải dừng việc sử dụng mô hình.
7. Ngân hàng phải rà soát định kỳ hàng năm hoặc trong thời gian sớm hơn nếu có thông tin xác thực đối với từng mô hình để đảm bảo mô hình hoạt động tốt và công tác kiểm định mô hình là phù hợp. Việc rà soát có thể chỉ nhằm xác nhận các hoạt động kiểm định trước đây hoặc đề xuất cập nhật đối với hoạt động kiểm định hoặc yêu cầu thêm các hoạt động kiểm định. Những thay đổi lớn đối với mô hình cũng phải được kiểm định.
Điều 70. Nội dung kiểm định mô hình
1. Khung kiểm định mô hình hiệu quả phải bao gồm 3 nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá sự hợp lý của các khái niệm, bao gồm cả các bằng chứng phát triển (conceptual soundness, including developmental evidence);
b) Giám sát liên tục, bao gồm cả việc xác nhận các quy trình và chấm điểm;
c) Phân tích kết quả đầu ra, bao gồm cả thử nghiệm lại.
2. Đánh giá sự hợp lý của các khái niệm
a) Nội dung này bao gồm việc đánh giá chất lượng thiết kế và xây dựng mô hình thông qua việc rà soát tài liệu và bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho việc quyết định lựa chọn phương pháp và các tham số của mô hình;
b) Ngân hàng phải tiến hành phân tích độ nhạy cảm trong quá trình phát triển mô hình và kiểm định nhằm đánh giá tác động của thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào và giá trị của các tham số đến kết quả đầu ra của mô hình nhằm đảm bảo nằm trong ngưỡng dự kiến. Trường hợp dẫn đến thay đổi lớn không dự kiến trước của kết quả đầu ra chứng tỏ mô hình hoạt động không ổn định;
c) Ngân hàng phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng kết quả phân tích độ nhạy cảm và các thử nghiệm định tính khác. Trường hợp kết quả thử nghiệm cho thấy kết quả mô hình không chính xác hoặc không ổn định trong một số tình huống, ngân hàng cần phải cân nhắc chỉnh sửa một số đặc tính của mô hình, giảm bớt sự phụ thuộc vào kết quả mô hình, áp dụng các hạn chế sử dụng mô hình hoặc xây dựng cách tiếp cận mới;
d) Ngân hàng phải tiến hành đánh giá các thông tin định lượng và nhận định trong quá trình phát triển mô hình, bao gồm logic, các nhận định và loại thông tin khác sử dụng để xây dựng các khái niệm của mô hình và điều kiện sử dụng. Quá trình kiểm định phải đảm bảo các đánh giá nói trên được tiến hành và ghi nhận phù hợp.
3. Giám sát liên tục
a) Mục đích của nội dung kiểm định giám sát liên tục nhằm đảm bảo mô hình được triển khai phù hợp và được sử dụng cũng như vận hành theo đúng mục đích thiết kế;
b) Giám sát liên tục là cần thiết nhằm đánh giá những thay đổi trong sản phẩm, giao dịch, hoạt động, khách hàng, hoặc điều kiện thị trường cần phải được điều chỉnh, phát triển lại, hoặc thay thế mô hình. Các hạn chế của mô hình được phát hiện trong giai đoạn phát triển cần phải được đánh giá định kỳ như là một phần của quá trình giám sát liên tục;
c) Giám sát liên tục bao gồm phân tích về các trường hợp ngoại lệ với tài liệu ghi chép phù hợp. Trong quá trình sử dụng mô hình sẽ phát sinh các trường hợp kết quả của mô hình bị bỏ qua, được thay đổi hoặc đảo ngược dựa vào đánh giá của chuyên gia hoặc người sử dụng mô hình. Các trường hợp ngoại lệ này cho thấy trong một số trường hợp, mô hình không vận hành như mong muốn hoặc có hạn chế. Nếu tỷ lệ các trường hợp ngoại lệ cao, hoặc các quy trình ngoại lệ cải thiện kết quả hoạt động của mô hình, điều này cho thấy mô hình cần phải được sửa đổi hoặc phát triển lại.
4. Phân tích kết quả đầu ra
a) Phân tích kết quả đầu ra là việc so sánh kết quả đầu ra của mô hình với kết quả thực tế. Mức độ chính xác của kết quả so sánh phụ thuộc vào mục đích của mô hình và có thể bao gồm việc đánh giá tính chính xác của các ước tính hoặc dự đoán. Việc so sánh giúp đánh giá hoạt động của mô hình thông qua việc thiết lập các ngưỡng dự kiến của kết quả thực tế và đánh giá lý do khác biệt của kết quả mô hình và kết quả thực tế. Trường hợp phân tích kết quả đầu ra cho thấy mô hình hoạt động không tốt thì ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý;
b) Ngân hàng có thể sử dụng các thử nghiệm định tính, định lượng và kỹ thuật phân tích khác trong phân tích kết quả đầu ra. Việc lựa chọn các kỹ thuật phân tích phụ thuộc vào phương pháp của mô hình, mức độ phức tạp, mức độ sẵn có của thông tin và rủi ro mô hình tiềm tàng.
Điều 71. Kiểm định giai đoạn khởi tạo mô hình
1. Tất cả mô hình mới chuẩn bị được xây dựng và việc sửa đổi đối với các mô hình hiện hữu cần phải được báo cho bộ phận kiểm định mô hình.
2. Trong giai đoạn khởi tạo mô hình, cần phải lấy ý kiến của bộ phận kiểm định trước và trong quá trình xây dựng mô hình về cách tiếp cận dự kiến.
3. Tất cả các mô hình mới phải được đánh giá đối với bước khởi tạo xuất phát từ yêu cầu từ hoạt động kinh doanh, yêu cầu pháp lý, thực tiễn sử dụng mô hình trên thị trường tài chính hoặc kết quả rà soát.
Điều 72. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu
1. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu đối với các mô hình mới phát triển nhằm đảm bảo các mô hình đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và phù hợp với các quy định nội bộ và quy định pháp luật.
2. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu đối với mô hình và chính sách sử dụng mô hình được thực hiện trước khi phát triển mô hình mới hoặc nâng cấp mô hình.
3. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu được thực hiện khi phát triển hoặc nâng cấp mô hình, sau khi giai đoạn thử nghiệm đã được hoàn thành và mô hình cần phải được phê duyệt chính thức trước khi triển khai.
4. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu phải đánh giá cả khía cạnh định lượng và định tính, gồm:
a) Các giả định về phân tích và phương pháp của mô hình (dữ liệu và mô hình) bao gồm cả khía cạnh kinh doanh;
b) Phân tích định lượng đầu vào và đầu ra, phụ thuộc vào mức độ sẵn có của dữ liệu;
c) Chính sách sử dụng mô hình.
5. Các nội dung kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu bao gồm: a) Các tiêu chí đối với đặc tính của mô hình; b) Các tiêu chí đối với dữ liệu; c) Các tiêu chí đối với lựa chọn phương pháp luận của mô hình; d) Các tiêu chí đối với mô hình; đ) Các tiêu chí đối với thử nghiệm mô hình; e) Các tiêu chí đối với chính sách của mô hình; g) Các tiêu chí đối với tài liệu của mô hình. Cụ thể:
a) Kiểm định các tiêu chí đối với đặc tính của mô hình phải đánh giá được:
(i) Yêu cầu của mô hình và yêu cầu của hoạt động kinh doanh;
(ii) Các tham số rủi ro, gồm: định nghĩa vỡ nợ (default definition), tính nhất quán (consistency), các tham số tỷ lệ vỡ nợ, LGD, EAD.
b) Kiểm định các tiêu chí đối với dữ liệu phải đánh giá trên các khía cạnh:
(i) Nguồn dữ liệu;
(ii) Chất lượng dữ liệu;
(iii) Mức độ phù hợp của dữ liệu;
(iv) Xử lý thông tin;
(v) Lịch sử thông tin;
(vi) Chọn mẫu thông tin
c) Kiểm định các tiêu chí đối với lựa chọn phương pháp luận của mô hình phải đánh giá trên các khía cạnh:
(i) Sự nhất quán với mục đích;
(ii) Lựa chọn phương pháp luận;
(iii) Đặc điểm của phương pháp luận;
d) Kiểm định các tiêu chí đối với thử nghiệm mô hình phải đánh giá trên các khía cạnh:
(i) Môi trường thử nghiệm;
(ii) Sự phân biệt;
(iii) Ước tính rủi ro;
(iv) Thử nghiệm độ căng;
(v) Nhất quán và chấm điểm.
đ) Kiểm định các tiêu chí đối với chính sách của mô hình phải đánh giá trên các khía cạnh:
(i) Chính sách sử dụng, gồm mức độ áp dụng, quy trình xử lý;
(ii) Thử nghiệm gồm: mức độ nhất quán, sử dụng tất cả thông tin phù hợp, công bố thông tin, phê duyệt.
Điều 73. Kiểm định giai đoạn triển khai mô hình
1. Kiểm định giai đoạn triển khai mô hình trải qua ba bước chính của mô hình đang triển khai gồm: thu thập thông tin, xử lý thông tin, đưa thông tin vào hệ thống.
2. Kiểm định giai đoạn triển khai mô hình phải đánh giá đối với các nội dung: tổ chức, quy trình, hệ thống.
3. Kiểm định giai đoạn triển khai mô hình trên 2 khía cạnh:
(i) Đánh giá kiểm định kỹ thuật đảm bảo mô hình đang triển khai phản ánh được các phát triển;
(ii) Đánh giá kiểm định chức năng trên các nội dung:
- Công tác tổ chức mô hình được xác định rõ và tổ chức tốt;
- Các chính sách/thủ tục được xây dựng và phổ biến thông suốt;
- Tổ chức việc đào tạo/giao tiếp;
- Bước giám sát đầu tiên được mô tả cụ thể và đưa vào triển khai.
Điều 74. Kiểm định, đánh giá định kỳ
1. Việc kiểm định, đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo rằng:
a) Quy trình rà soát đã được tiến hành phù hợp với các hướng dẫn, tất cả các khoản mục đã được kiểm tra, bao gồm: môi trường hoạt động của mô hình, kết quả hoạt động của mô hình, sử dụng mô hình, thử nghiệm mô hình;
b) Đưa ra được các đánh giá phù hợp (như giữ mô hình không thay đổi, hoặc thay đổi quy trình phù hợp với đặc tính của mô hình).
3. Kiểm định định kỳ bao gồm 3 trạng thái:
a) Kiểm định khái niệm (conceptual validation) dựa trên các báo cáo và thử nghiệm của các bên khác nhau;
b) Kiểm định ứng dụng dựa trên: các chốt kiểm soát chính trên môi trường và sử dụng của mô hình, các thử nghiệm thực hiện nhiều lần dựa trên dữ liệu thực tế;
c) Kiểm định phát triển thay thế dựa trên những thách thức đặt ra của mô hình mới đối với mô hình cũ.
Điều 75. Kiểm định đối tác bên ngoài hoặc sản phẩm của bên thứ ba
1. Ngân hàng cần phải xây dựng quy định nội bộ về việc lựa chọn đối tác liên quan đến mô hình (bao gồm cả dữ liệu, giá trị tham số, mô hình đầy đủ).
2. Ngân hàng phải yêu cầu các đối tác cung cấp bằng chứng phát triển sản phẩm, chứng minh các cấu phần của sản phẩm, thiết kế, mục đích sử dụng để quyết định mô hình phù hợp với sản phẩm, rủi ro của ngân hàng.
3. Các đối tác phải cung cấp kết quả thử nghiệm để chứng minh sản phẩm của họ hoạt động như mong đợi. Đồng thời, đối tác phải chỉ rõ những hạn chế của mô hình, các giả định, các trường hợp mô hình không hoạt động.
4. Các đối tác phải liên tục tiến hành giám sát hoạt động, phân tích kết quả và cung cấp cho ngân hàng. Đồng thời, các đối tác phải thường xuyên cập nhật và sửa đổi phù hợp.
5. Ngân hàng phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho trường hợp mô hình của đối tác không còn được sử dụng hoặc không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của đối tác.
Điều 76. Quản trị mô hình
1. Quản lý cấp cao của ngân hàng chịu trách nhiệm xây dựng khung quản trị mô hình, phù hợp với khung quản lý rủi ro chung của ngân hàng và rà soát định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo mô hình được sử dụng và quản trị rủi ro hiệu quả.
2. Các yêu cầu đối với khung quy định quản trị mô hình:
a) Quy định quản trị mô hình phải được xây dựng trên cơ sở hiểu cặn kẽ rủi ro mô hình, không chỉ một mô hình mà tổng hợp các mô hình. Quy định phải bao gồm các chuẩn mực liên quan phát triển mô hình, triển khai, sử dụng và kiểm định mô hình;
b) Khung quy định quản trị mô hình phải được cập nhật nhằm đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro mô hình phù hợp với điều kiện thị trường, sản phẩm và chiến lược, các hoạt động của ngân hàng cũng như thực tiễn hoạt động của ngành;
c) Quy định quản trị mô hình phải điều chỉnh tất cả các nội dung, bao gồm: định nghĩa mô hình và rủi ro mô hình; đánh giá rủi ro mô hình; phát triển và sử dụng mô hình; các hoạt động kiểm định mô hình; quản trị và kiểm soát đối với quy trình quản trị rủi ro mô hình;
d) Quy định quản trị mô hình phải bao gồm các nội dung thử nghiệm và phân tích, tính chính xác của mô hình, mức độ không nhất quán chấp nhận được, trình tự rà soát và xử lý các trường hợp không nhất quán vượt mức chấp nhận được; trình tự, thủ tục lựa chọn mô hình bên ngoài;
đ) Quy định quản trị mô hình phải bao gồm các nội dung về kiểm định trước khi đưa mô hình vào sử dụng và phạm vi kiểm định định kỳ;
e) Quy định quản trị mô hình phải có yêu cầu về danh mục tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro mô hình, bao gồm các mô hình đang sử dụng, kết quả mô hình và quy trình kiểm định, các vấn đề của mô hình và giải pháp xử lý;
g) Quy định quản trị mô hình phải bao gồm các nội dung về phân công trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong quản trị rủi ro mô hình, quy định về báo cáo.
3. Vai trò và trách nhiệm của các bộ phận liên quan.
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định cụ thể chức năng của các bộ phận trong quản trị rủi ro mô hình, bao gồm chức năng sở hữu, kiểm soát và tuân thủ nhằm đảm bảo các kênh báo cáo là rõ ràng và các nguy cơ xung đột lợi ích được nhận diện và xử lý;
b) Người sở hữu mô hình chịu trách nhiệm về rủi ro mô hình liên quan đến chiến lược kinh doanh của họ, cụ thể:
(i) Đánh giá độ tin cậy của mô hình sử dụng cũng như kết quả của mô hình trong khuôn khổ chính sách của ngân hàng;
(ii) Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mô hình được phát triển, triển khai và sử dụng hiệu quả;
(iii) Chịu trách nhiệm đảm bảo mô hình đã được trải qua quá trình kiểm định và phê duyệt phù hợp;
(iv) Phát hiện kịp thời những thay đổi của mô hình và cung cấp đầy đủ thông tin cho hoạt động kiểm định mô hình;
c) Ngân hàng phải thiết lập bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát những rủi ro mô hình bao gồm đo lường rủi ro, thiết lập các giới hạn và giám sát;
d) Ngân hàng phải giành nguồn lực phù hợp cho hoạt động kiểm định mô hình. Các nội dung phát hiện trong quá trình kiểm định mô hình phải được thông báo cho cán bộ quản lý rủi ro, các cá nhân, bộ phận liên quan và quản lý cấp cao của ngân hàng để có kế hoạch khắc phục;
đ) Bộ phận kiểm soát rủi ro phải có quyền yêu cầu dừng việc sử dụng hoặc sử dụng có hạn chế đối với mô hình;
e) Việc thực hiện chức năng của các bộ phận phát triển mô hình, triển khai, sử dụng và kiểm định phải được ghi chép lại nhằm đảm bảo tuân thủ theo chính sách, quy định nội bộ của ngân hàng.
Điều 77. Vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng chịu trách nhiệm đánh giá chung về tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro mô hình đối với từng mô hình cũng như tổng thể các mô hình.
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá các chính sách của ngân hàng là phù hợp và các bộ phận chức năng tuân thủ các chính sách đó.
3. Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chức năng của bộ phận sử dụng mô hình và kiểm định mô hình.
4. Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá việc kiểm định mô hình được tiến hành phù hợp, thông qua việc đánh giá mục tiêu, năng lực và tổ chức hoạt động kiểm định.
5. Trường hợp hoạt động kiểm định mô hình được thuê ngoài, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng phải đánh giá như thực hiện bởi bộ phận bên trong ngân hàng.
Điều 78. Quản lý hoạt động thuê ngoài liên quan đến mô hình
1. Trường hợp ngân hàng sử dụng nguồn lực bên ngoài để thực hiện các hoạt động kiểm định, rà soát, đánh giá tuân thủ mô hình hoặc các hoạt động khác hỗ trợ cho bộ phận kiểm toán nội bộ, ngân hàng cần phải đảm bảo các hoạt động này được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận rõ ràng và được lập thành văn bản.
2. Ngân hàng phải đảm bảo có bộ phận chức năng trong ngân hàng hiểu và đánh giá được các công việc được thực hiện bởi bên ngoài. Bộ phận này chịu trách nhiệm đánh giá phạm vi công việc thỏa thuận đã được hoàn thành, các vấn đề phát hiện đã được giải quyết và những công việc đã hoàn thành bởi những nhà cung cấp bên ngoài có thể kết hợp vào khung quản lý rủi ro mô hình chung của ngân hàng.
3. Ngân hàng phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho tình huống không có nguồn lực bên ngoài hoặc kết quả công việc của nguồn lực bên ngoài không thỏa đáng.
Điều 79. Quản lý hồ sơ của mô hình
1. Ngân hàng phải lưu trữ đầy đủ thông tin/hồ sơ về các mô hình đã phát triển và đang được sử dụng; các mô hình đang được phát triển và các mô hình gần đây không sử dụng.
2. Hồ sơ về các mô hình phải bao gồm thông tin sau đây:
a) Mục đích và sản phẩm mà mô hình được phát triển;
b) Mức độ sử dụng dự kiến và thực tế của mô hình; các giới hạn khi sử dụng;
c) Loại và nguồn thông tin đầu vào của mô hình;
d) Kết quả đầu ra và mục đích sử dụng của kết quả;
d) Kết quả vận hành của mô hình cũng như lịch sử cập nhật;
đ) Các trường hợp ngoại lệ khi sử dụng kết quả mô hình;
e) Tên cá nhân chịu trách nhiệm phát triển và kiểm định mô hình;
g) Ngày hoàn thành và kế hoạch thực hiện các hoạt động kiểm định mô hình;
h) Thời gian hiệu lực của mô hình.
3. Tài liệu ghi chép về mô hình
a) Ngân hàng phải đảm bảo các hoạt động phát triển, kiểm định mô hình phải được lập thành văn bản và đủ chi tiết để các bên không thông thuộc mô hình cũng có thể hiểu được cách vận hành, hạn chế và giả định chính của mô hình;
b) Bộ phận phát triển mô hình chịu trách nhiệm ghi chép các tài liệu các tài liệu liên quan trong quá trình phát triển mô hình, bao gồm các thông tin cập nhật và những thay đổi về môi trường ứng dụng;
c) Bộ phận quản lý rủi ro mô hình chịu trách nhiệm ghi chép lại các công việc của họ, bao gồm các hoạt động giám sát thường xuyên, quy trình xác nhận, chấm điểm và phân tích kết quả đầu ra;
d) Bộ phận kinh doanh và các bộ phận ra quyết định phải ghi chép lại các thông tin dẫn đến việc lựa chọn mô hình và hoạt động kiểm định mô hình sau này;
đ) Trường hợp ngân hàng sử dụng mô hình từ các bên thuê ngoài hoặc bên thứ ba, ngân hàng cần có các tài liệu về phương pháp tiếp cận của bên thứ ba đế đảm bảo mô hình sẽ được kiểm định phù hợp.
Chương IV:
VỐN YÊU CẦU CHO RỦI RO HOẠT ĐỘNG
Điều 80. Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động (KOR) được xác định bằng công thức:
Trong đó:
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.
- BIC: Cấu phần chỉ số kinh doanh.
2. Cấu phần chỉ số kinh doanh (BIC) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Việc phân nhóm chỉ số kinh doanh và xác định hệ số biên () được xác định theo bảng sau:
Nhóm (i) |
Khoảng giá trị (tỷ đồng) |
Hệ số biên (%) |
1 |
≤ 600 |
12 |
2 |
600 < BI ≤ 18000 |
15 |
3 |
>18000 |
18 |
- Chỉ số kinh doanh được xác định theo công thức sau:
BI = + +
Trong đó:
+ ILDC: Cấu phần lãi.
+ SC: Cấu phần dịch vụ.
+ FC: Cấu phần tài chính.
Các cấu phần của công thức trên được xác định bằng giá trị trung bình của 3 năm trở lại đây. Chi tiết các cấu phần của chỉ số kinh doanh được hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hệ số tổn thất nội bộ (ILM) được xác định như sau:
a) Công thức tính toán:
ILM =
Trong đó: LC là cấu phần tổn thất được xác định bằng 15 lần giá trị trung bình năm của rủi ro hoạt động xảy ra trong vòng 10 năm trở lại đây.
b) ILM được xác định bằng 1 khi ngân hàng thuộc một trong các điều kiện sau:
i) Có BI thuộc nhóm 1;
ii) Chuỗi dữ liệu tổn thất để đo lường rủi ro hoạt động không đủ độ dài tối thiểu 5 năm.
Chương V:
VỐN YÊU CẦU CHO RỦI RO THỊ TRƯỜNG
Điều 81. Quy định, quy trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường
1. Để xác định vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Phân biệt các giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Dữ liệu về giao dịch phải được ghi nhận chính xác, đầy đủ và kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và hệ thống sổ sách kế toán của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Xác định được bộ phận kinh doanh trực tiếp thực hiện giao dịch;
c) Giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và phải được đối chiếu với số liệu ghi nhận của bộ phận kinh doanh (nhật ký giao dịch hoặc hình thức ghi nhận khác);
d) Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá các khoản mục trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều kiện, tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều này, không được chuyển các công cụ tài chính từ sổ ngân hàng sang sổ kinh doanh.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có chính sách, quy trình xác định trạng thái rủi ro để tính vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Các chính sách, quy trình tối thiểu gồm:
a) Chiến lược tự doanh đối với từng loại tiền tệ, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh, đảm bảo không bị hạn chế về mua, bán hoặc có khả năng phòng ngừa được rủi ro;
b) Các hạn mức rủi ro thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các hạn mức phải được rà soát, đánh giá tối thiểu một năm một lần hoặc vào thời điểm có thay đổi lớn ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro thị trường;
c) Quy trình quản lý trạng thái rủi ro thị trường phải đảm bảo:
(i) Các trạng thái rủi ro thị trường được nhận diện, đo lường, theo dõi, quản lý và giám sát chặt chẽ;
(ii) Có bộ phận riêng để thực hiện các giao dịch tự doanh, trong đó các giao dịch viên có quyền tự chủ thực hiện các giao dịch trong phạm vi các hạn mức và chiến lược tự doanh; có bộ phận quản lý, hạch toán theo dõi các giao dịch tự doanh và các khoản mục trên sổ kinh doanh;
(iii) Các trạng thái rủi ro và kết quả đo lường rủi ro phải được báo cáo cho các cấp thẩm quyền theo quy định về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Tất cả các trạng thái tài chính trên sổ kinh doanh phải được đo lường và định giá theo giá thị trường hoặc dữ liệu thị trường ít nhất một ngày một lần để xác định mức lỗ, lãi và trạng thái rủi ro thị trường;
(v) Các dữ liệu thị trường đầu vào phải được thu thập tối đa từ nguồn phù hợp với thị trường và thường xuyên được soát xét lại tính phù hợp của các dữ liệu thị trường đầu vào.
d) Các quy định về điều kiện, tiêu chí ghi nhận các khoản mục trên sổ kinh doanh và chuyển các khoản mục giữa sổ kinh doanh và sổ ngân hàng theo quy định của pháp luật;
đ) Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường (trong đó mô tả đầy đủ các giả định và các tham số được sử dụng); các phương pháp đo lường rủi ro thị trường phải được rà soát, đánh giá hàng năm hoặc khi có thay đổi bất thường ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro thị trường;
e) Quy trình giám sát các trạng thái rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro thị trường theo chiến lược tự doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Quy định, quy trình quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này phải được các cấp có thẩm quyền của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phê duyệt, ban hành, sửa đổi, bổ sung, định kỳ ít nhất một năm một lần và được kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát trước khi thực hiện. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ có ý kiến bằng văn bản gửi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình này.”
Điều 82. Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (KMR) được xác định theo công thức sau:
KMR = KIRR+ KER + KFXR + KCMR + KOPT
Trong đó:
- KIRR : Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất, trừ giao dịch quyền chọn;
- KER: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu, trừ giao dịch quyền chọn;
- KFXR: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (bao gồm cả vàng), trừ giao dịch quyền chọn;
- KCMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa, trừ giao dịch quyền chọn;
- KOPT : Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn.
2. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất (KIRR) xác định theo công thức sau:
KIRR= +
Trong đó:
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể phát sinh từ biến động lãi suất do yếu tố liên quan đến từng nhà phát hành, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung phát sinh từ biến động lãi suất do yếu tố lãi suất thị trường, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu (KER) xác định theo công thức như sau:
KER = +
Trong đó:
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu cụ thể phát sinh từ biến động giá cổ phiếu do yếu tố liên quan đến từng nhà phát hành, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu chung phát sinh từ biến động giá cổ phiếu do yếu tố giá thị trường, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (KFXR) chỉ áp dụng đối với trường hợp tổng giá trị trạng thái ngoại hối ròng (bao gồm cả vàng) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 2% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối và tổng trạng thái ngoại hối ròng bao gồm cả vàng được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa (KCMR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn (KOPT) chỉ áp dụng khi tổng giá trị các giao dịch quyền chọn lớn hơn 2% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn (KOPT) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương VII:
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 83. Chế độ báo cáo
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 84. Công bố thông tin
1. Định kỳ 6 tháng một lần theo năm tài chính, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn theo các nội dung quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng quy trình công bố thông tin đảm bảo:
a) Quy định cụ thể hình thức (như có ấn phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử…) và địa điểm (như niêm yết tại trụ sở chính…) công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo tính công khai, minh bạch và tiếp cận thuận tiện cho các cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan;
b) Các thông tin công bố (nhất là các thông tin định lượng) phải thống nhất với các số liệu Báo cáo tài chính tại cùng thời điểm;
c) Có quy trình và phương pháp thu thập thông tin (nội dung định tính và nội dung định lượng) về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này;
d) Có chính sách, quy trình kiểm tra tính chính xác, tính đầy đủ và tính cập nhật của nội dung thông tin công bố theo quy định tại Thông tư này;
đ) Quy định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công bố thông tin;
e) Các quy trình công bố thông tin phải phổ biến đến các cá nhân, bộ phận liên quan và được rà soát, sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi quy trình công bố thông tin cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Chương VIII:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 85. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn tỷ lệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Phối hợp với Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính xây dựng các biểu mẫu báo cáo tỷ lệ an toàn vốn ban hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê.
4. Tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ; xử lý báo cáo của ngân hàng thương mại về việc không áp dụng hoặc việc sửa đổi, bổ sung phương pháp xếp hạng nội bộ.
Điều 86. Trách nhiệm của các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính làm đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê về tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư này.
2. Cục Công nghệ thông tin và Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ tại khoản 4 Điều 83 Thông tư này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.
Chương IX:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 87. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 88. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các quy định về phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư này được áp dụng sớm hơn thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này trước thời điểm quy định tại khoản 2 Điều này, gửi văn bản đăng ký áp dụng Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong đó nêu rõ khả năng thực hiện, dự kiến thời điểm áp dụng.
Thời điểm áp dụng Thông tư này đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đăng ký theo thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài./.
Nơi nhận: |
THỐNG
ĐỐC |
Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Điều 3: Cơ cấu tổ chức và hoạt động kiểm soát đối với quản lý chất lượng tài sản có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Điều 4: Dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin
Chương II: TỶ LỆ AN TOÀN VỐN VÀ VỐN TỰ CÓ
Điều 5. Tỷ lệ an toàn vốn
Điều 6. Vốn tự có
Chương III: QUY ĐỊNH TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP TIÊU CHUẨN
Mục I: Quy định tính toán tổng tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn
Điều 7. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
Điều 8. Hệ số rủi ro tín dụng (CRW)
Điều 9. Hệ số chuyển đổi (CCF)
Mục II: Hệ số rủi ro tín dụng đối với các nhóm tài sản theo phương pháp tiêu chuẩn
Điều 10. Hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi quốc gia, khoản phải đòi phi Chính phủ, khoản phải đòi của chính quyền địa phương và khoản phải đòi của các tổ chức tài chính quốc tế
Điều 11. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tài sản là các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp, chứng khoán nợ khác
Điều 12. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 13. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng chuyên biệt
Điều 14. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản
Điều 15. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà ở
Điều 16. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ theo phương pháp tiêu chuẩn
Điều 17. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Điều 18. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản nợ xấu
Điều 19. Hệ số rủi ro tín dụng đối với tài sản khác
Mục III: Việc sử dụng xếp hạng độc lập
Điều 20. Doanh nghiệp xếp hạng độc lập
Điều 21. Nguyên tắc sử dụng xếp hạng tín nhiệm độc lập
Mục IV: Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
Điều 22. Giảm thiểu rủi ro tín dụng
Điều 23. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
Điều 24. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng
Điều 25. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba
Điều 26. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng
Chương IV: QUY ĐỊNH TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG NỘI BỘ
Mục I: Quy định tính toán tổng tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 27. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA)
Điều 28. Áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho các loại tài sản
Điều 29. Giai đoạn chuyển đổi sang phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 30. Phê duyệt áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 31. Sửa đổi, bổ sung phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 32. Tỷ lệ sàn đầu ra
Mục II: Phân loại tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 33. Khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 34. Khoản phải đòi bán lẻ
Điều 35. Khoản mua lại khoản phải thu đủ tiêu chuẩn
Điều 36. Các loại tài sản khác
Mục III: Cách xác định cấu phần để tính toán tài sản có rủi ro theo phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 37. Tài sản có rủi ro tín dụng của khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 38. Tham số PD của khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 39. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 40. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng tài sản bảo đảm
Điều 41. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng bảo lãnh của bên thứ ba
Điều 42. Tham số LGD của khoản phải đòi doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm phái sinh tín dụng
Điều 43. Tham số EAD của khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 44. Tham số M của khoản phải đòi doanh nghiệp
Điều 45. Tài sản có rủi ro của khoản phải đòi bán lẻ
Điều 46. Tham số PD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
Điều 47. Tham số LGD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
Điều 48. Tham số EAD của khoản cấp tín dụng bán lẻ
Điều 49: Tài sản có rủi ro của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 50: Tài sản có rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 51. Thành phần rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 52. Tài sản có rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 53. Các thành phần rủi ro giảm giá trị của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 54. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ của khoản mua lại khoản phải thu
Điều 55. Trường hợp khoản phải thu được mua lại với giá chiết khấu
Mục IV: Quy định về tổn thất dự kiến và dự phòng rủi ro
Điều 56: Tính toán tổn thất dự kiến
Điều 57. Tính toán dự phòng
Điều 58. So sánh tổn thất dự kiến và dự phòng
Mục V: Các yêu cầu tối thiểu của phương pháp xếp hạng nội bộ
Điều 59. Cấu phần và tuân thủ các yêu cầu tối thiểu
Điều 60. Thiết kế hệ thống xếp hạng
Điều 61. Vận hành hệ thống
Điều 62. Quản trị rủi ro và giám sát
Điều 63. Sử dụng hệ thống xếp hạng
Điều 64. Ước lượng rủi ro
Điều 65. Kiểm định ước lượng nội bộ
Điều 66. Yêu cầu về báo cáo
Mục VI: Mô hình đo lường rủi ro và quản trị mô hình đo lường rủi ro
Điều 67. Xây dựng, phát triển mô hình đo lường rủi ro
Điều 68. Quản trị rủi ro mô hình
Điều 69. Kiểm định mô hình
Điều 70. Nội dung kiểm định mô hình
Điều 71. Kiểm định giai đoạn khởi tạo mô hình
Điều 72. Kiểm định giai đoạn đánh giá ban đầu
Điều 73. Kiểm định giai đoạn triển khai mô hình
Điều 74. Kiểm định, đánh giá định kỳ
Điều 75. Kiểm định đối tác bên ngoài hoặc sản phẩm của bên thứ ba
Điều 76. Quản trị mô hình
Điều 77. Vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ
Điều 78. Quản lý hoạt động thuê ngoài liên quan đến mô hình
Điều 79. Quản lý hồ sơ của mô hình
Chương IV: VỐN YÊU CẦU CHO RỦI RO HOẠT ĐỘNG
Điều 80. Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động
Chương V: VỐN YÊU CẦU CHO RỦI RO THỊ TRƯỜNG
Điều 81. Quy định, quy trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường
Điều 82. Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường
Chương VII: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 83. Chế độ báo cáo
Điều 84. Công bố thông tin
Chương VIII: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 85. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Điều 86. Trách nhiệm của các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước
Chương IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 87. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều 88. Điều khoản thi hành
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây