Thông tư liên tịch 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư liên tịch 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 31/07/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 02/09/2009 | Số công báo: | 427-428 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 31/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 02/09/2009 |
Số công báo: | 427-428 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về Phòng thủ
dân sự;
Liên Bộ Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 117/2008/NĐ-CP
ngày 14/11/2008 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự (sau đây gọi tắt là Nghị định
117/2008/NĐ-CP) như sau:
I. THẨM QUYỀN HUY ĐỘNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ
1. Lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt
a. Dân quân tự vệ
Thẩm quyền huy động lực lượng dân quân tự vệ thực hiện theo pháp luật về Dân quân tự vệ.
b. Lực lượng phòng thủ dân sự của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
- Thẩm quyền huy động thực hiện theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp số 29/2000/PL-UBTVQH10.
- Việc tổ chức, chỉ huy lực lượng thuộc quyền các cấp thuộc Quân đội nhân dân thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định tại khoản 17, Điều 2 Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng và Điều lệnh Quản lý bộ đội do Bộ Quốc phòng ban hành.
- Việc tổ chức, chỉ huy lực lượng thuộc quyền các cấp thuộc Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 17 và khoản 2, Điều 19 Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 và Điều lệnh Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành.
c. Lực lượng phòng thủ dân sự thuộc quyền các Bộ, ngành Trung ương
Thẩm quyền huy động thực hiện theo điểm d, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (gọi tắt là Nghị định số 71/2002/NĐ-CP).
d. Lực lượng phòng thủ dân sự thuộc quyền Ủy ban nhân dân các cấp
Thẩm quyền huy động thực hiện theo khoản 2, Điều 28 Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11.
2. Lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi
Trong trường hợp cần huy động lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi và phương tiện tham gia xử lý các tình huống phòng thủ dân sự, người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể Trung ương (gọi tắt là cơ quan, tổ chức Trung ương) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, được quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại cơ quan, tổ chức, địa phương, hoặc huy động làm nhiệm vụ nơi khác theo lệnh của cấp có thẩm quyền được quy định tại điểm d, khoản 1 và khoản 2, Điều 6 và điểm g, khoản 1 và khoản 2, khoản 3, Điều 7 Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Những người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng các chế độ như các đối tượng được cấp có thẩm quyền huy động nếu đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý xác nhận nhân thân, thời gian tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
2. Được người chỉ huy (hoặc phụ trách) lực lượng phòng thủ dân sự (tổ, đội, bộ phận) và cấp trên của người chỉ huy trực tiếp người tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự xác nhận thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
3. Người tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự chấp nhận chế độ được hưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chính sách đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
1. Cách tính ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
a. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Điều 68 và điểm a, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động, một ngày công bằng 08 giờ; thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài 08 giờ/trong ngày (trừ thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, tính vào ban đêm) được nhân với hệ số 1,5. Ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tính như sau:
Nc =
Trong đó:
- Nc: Ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- TGc: Thời gian 01 ngày công (08 giờ).
- TGs: Tổng số thời gian (giờ) của người đã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- 1,5: Hệ số thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài 08 giờ/trong ngày (trừ thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, tính vào ban đêm).
Ví dụ: Đồng chí A thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự từ 08 giờ đến 20 giờ trong ngày, ngày công của đồng chí A thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tính như sau:
Nc = = 1,75 công
b. Người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Thực hiện theo quy định tại Mục 5 Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
c. Người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự vào các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật thực hiện theo điểm b, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động.
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp huy động trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp gấp đôi so với ngày thường.
- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trả lương ít nhất bằng 200% lương của ngày làm việc bình thường.
2. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, cơ quan quản lý chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.
Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, nếu thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự từ 14 ngày trong tháng (tính theo ngày làm việc bình thường), cơ quan huy động trích chuyển cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người lao động nguồn kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tháng đó; nếu thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự dưới 14 ngày trong tháng (tính theo ngày làm việc bình thường), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.
a. Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự nếu bị ốm đau, tai nạn rủi ro được giải quyết chế độ trợ cấp như sau:
Được chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, dưỡng thương (theo mức viện phí làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế) và được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,04 so với mức lương tối thiểu chung. Thời gian hưởng chi phí khám, chữa bệnh, dưỡng thương, trợ cấp tiền ăn tối đa không quá 30 ngày/năm.
b. Mức trợ cấp suy giảm khả năng lao động
Trong trường hợp bị tai nạn do thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, được trợ cấp một lần, mức trợ cấp như sau:
Sau khi điều trị ổn định vết thương do tai nạn, được cơ quan huy động giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động; nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
c. Những người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự làm việc trong môi trường độc hại được hưởng chế độ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.
d. Trường hợp người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc xử lý thực hiện theo quy định từ Điều 84 đến Điều 94 của Bộ Luật lao động.
5. Thủ tục giải quyết đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn, chết chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
a. Bị ốm đau
- Do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị ốm đau thụ lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị ốm đau xem xét, giải quyết;
- Giấy xác nhận nghi ốm đối với lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người điều trị nội trú tại cơ sở y tế của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên.
b. Bị tai nạn
- Do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị tai nạn thụ lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tai nạn xem xét, giải quyết.
- Giấy xác nhận bị thương do tai nạn đối với lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người điều trị nội trú tại cơ sở y tế của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền.
c. Bị chết
- Đơn đề nghị của gia đình người tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự bị chết, chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và người chỉ huy (cấp đội trưởng đội phòng thủ dân sự trở lên) người bị chết. Nếu người bị chết thuộc cơ quan, tổ chức, do cơ quan, tổ chức chứng nhận; xác nhận của người đứng đầu cấp trên cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị chết và của người chỉ huy (cấp đội trưởng đội phòng thủ dân sự trở lên) người bị chết;
- Giấy chứng tử.
6. Cơ quan thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ cho người bị ốm đau
a. Người được cấp có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Hồ sơ người bị ốm đau khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự do cơ quan huy động người bị ốm đau thụ lý xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
b. Người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự đủ điều kiện hưởng các chế độ như đối tượng được cấp có thẩm quyền huy động, khi bị ốm đau, hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị ốm đau thụ lý, xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
7. Cơ quan thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ cho người bị tai nạn
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động.
1. Điều kiện được xem xét xác nhận thương binh, liệt sĩ
a. Trường hợp bị thương, bị chết: Thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 3 và khoản 5, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
b. Tiêu chuẩn được xét: Khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự có hành động dũng cảm, không sợ hy sinh tính mạng, quyết tâm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, nhân dân; khi gặp thảm họa, dũng cảm bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của công dân, xung phong vào những nơi nguy hiểm, nêu gương sáng ở địa phương, hoặc đã hy sinh anh dũng được nhân dân kính phục, nêu gương học tập. Được cấp có thẩm quyền khen thưởng từ hình thức Bằng khen trở lên.
2. Hồ sơ người bị thương, bị chết xem xét xác nhận thương binh, liệt sĩ
Hồ sơ, quyền lợi của người bị thương hưởng chính sách thương binh; hồ sơ người bị chết được công nhận liệt sĩ, chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
II. NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CÔNG TÁC PHÒNG THỦ DÂN SỰ
Điều 5. Ngân sách bảo đảm huấn luyện, diễn tập và hoạt động phòng thủ dân sự
1. Chi cho huấn luyện phòng thủ dân sự
a. Chi bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên ở xa nơi tập huấn phải mua vé tàu xe, thuê phương tiện để đến nơi dự tập huấn và thuê chỗ nghỉ trong những ngày tập huấn (trong trường hợp nơi tổ chức tập huấn không bố trí được chỗ nghỉ), phụ cấp lưu trú được sử dụng kinh phí của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi dự tập huấn bảo đảm, mức chi cho các nội dung trên thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí của Bộ Tài chính.
b. Thù lao biên soạn tài liệu, giáo trình
Cán bộ, giáo viên biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy các lớp tập huấn hoặc huấn luyện phổ thông về phòng thủ dân sự thực hiện theo điểm d, khoản 1, Mục II Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước (gọi tắt là Thông tư số 51/2008/TT-BTC).
c. Chi bồi dưỡng giáo viên trực tiếp huấn luyện phòng thủ dân sự
- Giáo viên thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, địa phương trực tiếp giảng dạy về phòng thủ dân sự được bảo đảm tiền nước uống, tiền lên lớp thêm giờ ngoài thời gian định mức (nếu có) theo quy định tại khoản 6, mục II Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Thông tư số 23/2007/TT-BTC) và khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 9/8/2008 của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Giáo viên được mời giảng dạy các lớp tập huấn hoặc huấn luyện cho các lực lượng phòng thủ dân sự. Tùy theo số lượng, trình độ người được tập huấn, huấn luyện và nội dung tập huấn, huấn luyện có thể mời giáo viên một số chuyên ngành giảng dạy. Mức chi thù lao mời giáo viên, báo cáo viên (bao gồm soạn giáo án, bài giảng, tiền ăn) thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
d. Chi quản lý phục vụ huấn luyện phòng thủ dân sự
Bao gồm các nội dung chi:
- Chi tổ chức các lớp huấn luyện;
- Chi thuê phòng học, xây dựng, cải tạo thao trường (nếu có);
- Chi bảo đảm vật chất, in ấn tài liệu;
- Chi điện, nước, xăng, dầu, khấu hao khí tài, phương tiện;
- Chi bảo đảm y tế thông thường;
- Chi khác có liên quan.
Mức chi theo chế độ hiện hành.
2. Chi cho diễn tập phòng thủ dân sự (được tổ chức từ cấp huyện, trung đoàn và tương đương; sở ngành cấp tỉnh trở lên)
a. Chi họp Ban chỉ đạo; Bộ phận đạo diễn; Bộ phận phục vụ diễn tập
Thực hiện theo khoản 5, khoản 6, Mục II Thông tư số 23/2007/TT-BTC
b. Chi soạn thảo, hội thảo và hoàn chỉnh các văn kiện, tài liệu phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thực hành diễn tập, thực hiện theo quy định tại điểm h, khoản 1, Mục III Thông tư số 51/2008/TT-BTC và quy định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại thời điểm đó.
c. Các nội dung chi khác: Làm đêm, làm thêm ngoài thời gian lao động theo quy định, in ấn tài liệu, mua văn phòng phẩm, vật chất … bảo đảm cho quá trình chuẩn bị và thực hành diễn tập. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện để làm căn cứ quyết toán.
3. Chi cho trưng mua tài sản
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, khi cần thiết phải trưng mua các loại vật tư, phương tiện, thiết bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ dân sự được giao, cấp có thẩm quyền được trưng mua tài sản của tập thể, cá nhân. Việc thanh toán kinh phí trưng mua tài sản thực hiện theo Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành.
Điều 6. Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự
1. Hệ thống công trình phòng thủ dân sự
a. Công trình phòng thủ dân sự bao gồm: Hệ thống dự báo, cảnh báo, báo động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật về phòng thủ dân sự, công trình phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt lớn; công trình nghi trang, nghi binh; đường cơ động lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; công trình phòng tránh cho nhân dân, cơ quan, tổ chức, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, dịch vụ trong thời bình, thời chiến; công trình bảo vệ các cơ sở vật chất, kỹ thuật chuyên dùng phục vụ phòng thủ dân sự; hệ thống thiết bị phòng hóa tập thể; hệ thống thiết bị thông gió, lọc độc bảo vệ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm; kho, trạm cất giữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; công trình bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự.
b. Việc quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng các loại công trình phòng thủ dân sự khi có chiến tranh và ngoài lĩnh vực quốc phòng thực hiện theo khoản 1, khoản 2, Điều 11 Nghị định 117/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý, dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự toán ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự
Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán ngân sách đầu tư xây dựng các loại công trình phòng thủ dân sự thuộc cơ quan, tổ chức, địa phương quản lý, đầu tư xây dựng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ dân sự
Được thống nhất quản lý theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Ngân sách xây dựng các công trình phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự về lĩnh vực quốc phòng
Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 5 và điểm 1, điểm o, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ Quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 7. Quy định về mua sắm phương tiện, vật tư bảo đảm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
1. Phương tiện, vật tư bảo đảm nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm những mặt hàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả các thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra và phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Hàng năm căn cứ nhu cầu mua sắm phương tiện, vật tư phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công; các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán ngân sách mua sắm phương tiện, vật tự phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự của từng Bộ, ngành, địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ quyết định.
3. Các loại phương tiện, vật tư phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các Bộ, ngành địa phương (trừ các loại phương tiện, vật tự đặc biệt thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh) khi mua sắm thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11.
Điều 8. Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
1. Chi bảo đảm kiểm tra, sơ kết, tổng kết nhiệm vụ phòng thủ dân sự
a. Nội dung chi
Thực hiện theo khoản 5, Mục II Thông tư số 23/2007/TT-BTC.
b. Mức chi
Thực hiện theo khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 và khoản 11, Mục I và khoản 6, Mục II Thông tư số 23/2007/TT-BTC.
2. Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
a. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng.
- Huân chương Dũng cảm: Thực hiện theo Điều 38, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (gọi tắt là Nghị định số 121/2005/NĐ-CP);
- Bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện theo Điều 71 và Điều 72 Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11;
- Giấy khen của các cơ quan, đơn vị: Thực hiện theo Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11.
b. Nguồn, mức kinh phí chi cho khen thưởng: Thực hiện theo Điều 66, Điều 67, Điều 70, Điều 73, Điều 74 và Điều 75 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Quốc phòng để phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ KH&ĐT |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ LĐ-TB&XH |
Nơi nhận: |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây