Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 191/2014/TTLT-BTC-BTP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 12/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/02/2015 | Số công báo: | 269-270 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 191/2014/TTLT-BTC-BTP |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 12/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/02/2015 |
Số công báo: | 269-270 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH – |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/2014/TTLT-BTC-BTP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư hướng dẫn về thanh toán thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan tiến hành tố tụng;
b) Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
c) Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả cho luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 2. Mức thù lao và các khoản chi phí
1. Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc.
2. Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:
a) Thời gian gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Được xác định bằng thời gian thực tế luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam của cơ quan tiến hành tố tụng theo lịch cho phép;
b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa: Được xác định căn cứ theo văn bản thoả thuận về số ngày thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa giữa cơ quan tiến hành tố tụng với luật sư tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ án;
c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng: Được xác định theo bảng chấm công có xác nhận của nơi luật sư đến nghiên cứu hồ sơ;
d) Thời gian tham gia phiên tòa: Được xác định theo thời gian diễn ra phiên toà xét xử; trong trường hợp phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của luật sư và luật sư không được báo trước, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thanh toán tiền thù lao cho luật sư bằng ½ ngày làm việc của luật sư;
đ) Thời gian hợp lý khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện việc tham gia tố tụng.
Trường hợp luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo lịch cho phép gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam hoặc thời gian tham gia phiên tòa vào ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian làm việc được tính mức theo nguyên tắc chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận trên cơ sở tổng hợp thời gian làm việc tại điểm a, b, c, d, đ khoản này, làm căn cứ chi trả thù lao cho luật sư.
3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên toà, nếu luật sư phải đi công tác thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước theo mức chi áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Thời gian và địa điểm đi công tác của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận.
4. Ngoài khoản thù lao và các khoản chi phí tại khoản 1, 2, 3 Điều này do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thân nhân của họ.
1. Thủ tục chi trả:
Cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư, cụ thể: Cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra; Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn truy tố; Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử.
2. Thời gian chi trả:
Sau khi kết thúc từng giai đoạn trong tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), luật sư tham gia vụ án hoàn chỉnh chứng từ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan theo quy định tại Điều 2 Thông tư này gửi cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư tham gia.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan của luật sư theo quy định, cơ quan tố tụng có trách nhiệm chi trả cho luật sư tham gia tố tụng.
Kinh phí để chi trả thù lao và các khoản chi phí cho luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi trả cho luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015, thay thế Thông tư liên tịch số 66/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 19/6/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Chế độ thù lao cho luật sư quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Kinh phí thực hiện chế độ thù lao cho luật sư năm 2013 và năm 2014 do các cơ quan tiến hành tố tụng sắp xếp trong dự toán được giao để thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây