22821

Thông tư liên bộ 08-NV-LĐ-TT năm 1956 về việc nghỉ lễ do Bộ Nội vụ và Bộ Lao động ban hành

22821
LawNet .vn

Thông tư liên bộ 08-NV-LĐ-TT năm 1956 về việc nghỉ lễ do Bộ Nội vụ và Bộ Lao động ban hành

Số hiệu: 08-NV-LĐ-TT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 04/06/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 20/06/1956 Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 08-NV-LĐ-TT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 04/06/1956
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 20/06/1956
Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-NV-LĐ-TT

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 1956

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC NGHỈ LỄ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Bộ.
- Các Ủy ban hành chính khu, và thành phố.
- Các Ủy ban hành chính tỉnh.

 

Trước ngày lễ Đản sinh Phật Thích ca vừa qua, Bộ Nội vụ, căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính Phủ ngày 23/12/1954 đã ra Thông tư để các “công sở” nghỉ việc ngày lễ đó. Nhiều nơi có điện hỏi việc nghỉ lễ này có áp dụng cho các xí nghiệp và các doanh nghiệp quốc gia không?

Để giải quyết những thắc mắc chung quanh vấn đề nghĩ lễ, Liên Bộ Nội vụ - Lao động xin nhắc các Bộ và Ủy ban những văn bản sau đây trong đó có phần quy định sự nghỉ việc những ngày lễ chính thức:

- Thông tư Bộ Nội vụ số 1031-VT ngày 29/4/1955 về ngày lễ.

- Thông tư Bộ Lao động số 05-LĐ-TT ngày 09/3/1955 quy định về thì giờ làm việc tại các xí nghiệp Chính Phủ và công trường (Công báo số 5 năm 1995, trang 80).

- Điều lệ tạm thời của Thủ tướng Phủ số 646-TTg ngày 27/12/1955 quy định việc điều chỉnh quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp trong các xí nghiệp tư doanh (điều 12) (Công báo số 18 năm 1955, trang 249).

- Thông tư Liên bộ số 4-TT-LB ngày 27/1/1956 về chế độ lao động công trường. (Công báo số 3 năm 1956, trang 52).

Theo Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ Nước ngày 23/12/1954 trích sao trong Thông tư số 1031-VT ngày 29/4/1955, thì các công sở được nghỉ những ngày lễ dưới đây:

- Nguyên đán dương lịch ............nghỉ 1 ngày.

- Nguyên đán âm lịch ............... nghỉ 2 ngày rưỡi (chiều 30, ngày mồng 1 và mồng 2 đầu năm).

- Sinh nhật Đức phật Thích ca: nghỉ 1 ngày.

- Đức Phật thánh đạo ....................... nghỉ 1 ngày.

- Phục sinh ..........................................nghỉ 1 ngày.

- Lễ các Thánh .................................... nghỉ 1 ngày.

 - Thiên Chúa giáng sinh ......................... nghỉ 1 ngày.

- Ngày Độc lập ......................................... nghỉ 1 ngày.

- Lao động Quốc tế ................................... nghỉ 1 ngày.

Nếu ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật thì thôi không nghỉ bù.

Danh từ “công sở” chỉ những cơ quan Nhà nước nghĩa là những Bộ, Ủy ban cùng các Sở trực thuộc.

Đối với các xí nghiệp Chính phủ thì Thông tư Bộ Lao động số 54-ĐTT ngày 09/3/1955 định rằng công nhân viên xí nghiệp cũng nghỉ những ngày lễ quy định như trên.

Đối với các công trường lúc đầu Thông tư số 54-ĐTT ngày 09/3/1955 đã quy định rằng công nhân công trường cũng được nghỉ như công nhân viên xí nghiệp Chính Phủ, nhưng sau xét thấy tính chất làm có thời hạn của công trường nên Liên Bộ Lao động – Tài Chính – Giao thông Bưu điện - Kiến trúc - Thủy lợi – Công nghiệp – Y tế, trong Thông tư số 04-TT-LB ngày 27/1/1956 về chế độ lao động công trường, lại định rằng những công trường chỉ nghỉ những ngày lễ sau đây:

- Nguyên đán dương lịch: nghỉ 1 ngày.

- Nguyên đán âm lịch: nghỉ 2 ngày rưỡi (chiều 30, mồng 1, mồng 2 đầu năm).

- Quốc tế lao động: nghỉ 1 ngày.

- Lễ Độc lập: nghỉ 1 ngày.

Ngày lễ nhằm đúng ngày chủ nhật thì không nghỉ bù. Việc nghỉ lễ trên áp dụng cho cả cán bộ, công nhân và nhân viên trong biên chế công tác ở công trường. Như vậy, theo Thông tư này thì các công trường không nghỉ vào những ngày lễ tôn giáo.

Đối với các doanh nghiệp quốc gia như Mậu dịch, Doanh nghiệp Chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, Quốc doanh Nông nghiệp... thì tuy không có điều khoản nào nói tới những doanh nghiệp ấy cũng được coi như những xí nghiệp Chính Phủ và hưởng chế độ nghỉ lễ như đã quy định cho các xí nghiệp ấy.

Đối với các xí nghiệp tư doanh thì, theo điều 12 điều lệ tạm thời số 646-TTg ngày 27/12/1955 “người làm công thường xuyên được nghỉ trong những ngày lễ chính thức của Chính phủ và vẫn được hưởng lương. Trường hợp cần thiết phải làm việc trong những ngày nghỉ lễ thì người làm công và chủ xí nghiệp thương lượng với nhau về trả lương những ngày đó”.

Nói tóm lại, các công sở, xí nghiệp Chính phủ , doanh nghiệp quốc gia kể cả quốc doanh nông nghiệp, xí nghiệp tư doanh đều được nghỉ những ngày lễ đã ấn định theo nghị quyết của Hội đồng Chính Phủ ngày 23/12/1954. CÒn các công trường thì chỉ nghỉ việc những ngày tết Nguyên đán, Quốc tế lao động và ngày Độc lập như các xí nghiệp, nhưng không nghỉ những ngày lễ tôn giáo. Tuy nhiên, Ban Chỉ huy công trường có thể, thể theo ý nguyện của anh em tín đồ và tuỳ hoàn cảnh công tác, cho phép anh em nghỉ để đi dự lễ.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
 



Phan Kế Toại

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG



 
Nguyễn Văn Tạo

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác