21406

Thông tư liên bộ 01-VHH-DS năm 1958 về chủ trương và đường lối giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác thu nợ Ngân hàng Quốc gia do Bộ Tư Pháp- Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

21406
LawNet .vn

Thông tư liên bộ 01-VHH-DS năm 1958 về chủ trương và đường lối giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác thu nợ Ngân hàng Quốc gia do Bộ Tư Pháp- Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

Số hiệu: 01-VHH-DS Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Vũ Đình Hoè
Ngày ban hành: 09/01/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 22/02/1958 Số công báo: 6-6
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 01-VHH-DS
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Vũ Đình Hoè
Ngày ban hành: 09/01/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 22/02/1958
Số công báo: 6-6
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP-NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-VHH-DS

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 1958 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC THU NỢ NGÂN HÀNG QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP - TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Kính gửi:

- Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố,
- Tòa án Nhân dân khu, tỉnh, thành phố Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam các cấp

 

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã xuất một số vốn khá lớn cho nông lâm ngư nghiệp, tiểu công nghệ, thủ công nghiệp, thương nghiệp tư doanh và vận tải tư nhân vay để đẩy mạnh sản xuất, phục hồi công thương nghiệp và những ngành đó đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Hiện nay, Ngân hàng chủ trương thu những số nợ đến hạn và quá hạn để thực hiện nhiệm vụ thu rút tiền về đảm bảo thăng bằng tiền mặt, ổn định vật giá và chuẩn bị vốn cho Nhà nước, nhằm phục vụ công tác “cho vay hợp tác hóa nông thôn” sau này.

Nhưng công tác thu nợ, từ đầu năm đến nay, không đạt được kế hoạch đề ra, vì còn gặp những khó khăn như sau:

1) Một số người vay nợ có khả năng, mặc dầu đã được giáo dục nhiều lần vẫn trây lười, có khi lại có thái độ coi thường chính quyền, cán bộ và pháp luật. Trong số đó có một số cán bộ xã mắc nợ không gương mẫu trả nợ, có nơi thành phong trào dây dưa không chịu trả nợ Ngân hàng Quốc gia.

2) Một số lại tuyên truyền xuyên tạc chính sách thu nợ, xui giục lôi kéo người cùng thôn xã không trả nợ, thậm chí còn lăng mạ hành hung cán bộ đi thu nợ nữa.

3) Một số cán bộ đi thu nợ Ngân hàng tham ô lấy tiền tiêu xài riêng hay cho vay lãi, không nộp trả cho Ngân hàng. Ngoài ra, có một số người giả danh cán bộ ngân hàng lừa dối nhân dân để thu nợ rồi trốn đi.

4) Một số người vay nợ đã thay đổi chỗ ở chưa tìm ra hoặc đi mất tích.

Nguyên nhân chung là:

- Việc tuyên truyền giáo dục về mục đích ý nghĩa của việc Ngân hàng cho vay và thu nợ chưa được sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Mặt khác, kế hoạch phối hợp giữa các ngành với Ngân hàng chủ yếu là với Tư pháp, giữa Ngân hàng với đoàn thể chưa được ăn khớp và chặt chẽ, nên chưa tạo được điều kiện tốt cho việc thu nợ.

- Tư tưởng của những người vay nợ (kể cả cán bộ xã) còn nặng ý thức tự tư tự lợi và ỷ lại vào vốn của Chính phủ cho rằng trả cũng được không trả cũng không sao. Mặt khác, nhân lúc tình hình sửa sai nông thôn chưa được thật sự ổn định, những phần tử lạc hậu, phần tử xấu có nhiều hành động tự do vô kỷ luật, gây tâm lý coi thường pháp luật, coi thường chính quyền, không muốn trả nợ Ngân hàng.

Vì vậy, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trung ương quy định dưới đây phương châm và chủ trưởng xử lý đối với những trường hợp phạm pháp về thu nợ nhằm đẩy mạnh công tác này.

II. – PHƯƠNG CHÂM

Phương châm giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác thu nợ Ngân hàng Quốc gia là:

Đối với số đông trong thành phần nhân dân thì kiên trì giáo dục làm cho người vay nợ tự giác tự nguyện trả nợ, cần thiết lắm mới xử lý bằng biện pháp tư pháp (án hộ), việc xử lý cũng chỉ nhằm thúc đẩy công tác giáo dục. Cố nhiên chú ý tránh hữu khuynh, trong trường hợp cần phải đối phó, đối với những phần tử xấu và bọn phá hoại: thì kiên quyết và khẩn trương ngăn chặn kịp thời mọi hành động phạm pháp, nghiêm trị những tên cầm đầu và những tên hành động trắng trợn công khai xuyên tạc, chống lại chính sách thu nợ, hành hung cán bộ, tham ô, v.v…

III. CHỦ TRƯƠNG CỤ THỂ

A. ĐỐI VỚI CÁC LOẠI DÂY DƯA, CHỐNG ĐỐI LẠI CHÍNH SÁCH THU NỢ

1) Đối với người có khả năng mà không trả nợ, thái độ coi thường chính quyền.

Dùng hình thức họp tổ vay nợ, tổ nông hội, v.v… để giáo dục và vận động cá biệt, động viên trả nợ. Nếu không kết quả, thì đưa lên Ủy ban xã giáo dục thêm, tùy thái độ từng người mà phê bình, cảnh cáo, bắt ký nhận cam kết ngày trả nợ.

Nếu lên xã không nghe thì huyện sẽ gọi lên giáo dục, cảnh cáo, bắt làm giấy cam kết trả nợ, đưa về thôn xóm kiểm thảo và có thể tùy trường hợp, áp dụng biện pháp hành chính, phạt theo thể lệ của Ngân hàng.

Trường hợp thật ngoan cố thì tòa án huyện sẽ kê biên tài sản để làm áp lực cho việc thu nợ. Cần thiết lắm tòa án tỉnh, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, sẽ xử một đôi tên (về bộ) và ra lệnh tịch biên sai áp tài sản để trả nợ Ngân hàng, nhưng lúc tịch biên, không nên đụng chạm đến khẩu phần (ruộng đất, nhà cửa, nông cụ, trâu bò) đã chia trong cải cách ruộng đất và khi kê biên tài sản thì chỉ kê biên một số tài sản đủ đảm bảo trả nợ, không làm tràn lan.

2) Đối với người có khả năng, tìm cách lẩn trốn đi nơi khác, không chịu trả nợ hay đi mất tích hoặc đối với những người có khả năng, thay đổi chỗ ở không cho Ngân hàng biết.

Chi nhánh ngân hàng điều tra laị chỗ, lập danh sách và lý lịch của những người vay nợ trốn đi, gửi sang công an để truy tìm. Khi biết được địa chỉ mới của họ, báo với Ủy ban Hành chính địa phương hay nhờ Ngân hàng nơi đó truy thu và áp dụng cách giải quyết như trên. Riêng đối với những người có khả năng mà cố ý lẫn trốn nợ bằng cách di chuyển, thì tùy trường hợp, phạt theo thể lệ ngân hàng.

3) Đối với hành động phản tuyên truyền, xuyên tạc chính sách, tổ chức xui dục người khác không trả nợ.

Cần chú ý phân biệt mấy trường hợp sau đây:

a) Hành động của phần tự lạc hậu, động cơ tự tư tự lợi: chủ yếu là kiên trì giáo dục, trường hợp đặc biệt là kẻ ngoan cố gây tác hại quan trọng cản trở rõ rệt cho việc chấp hành chính sách, thì tòa án cảnh cáo ở phòng Công tố, nặng hơn nữa có thể phạt theo điều 7 và 8 sắc lệnh số 267 ngày 15-06-1956.

b) Hành động của phần tử xấu (lưu manh, ngụy quân ngụy quyền có tội ác được khoan hồng nhưng chưa chịu cải tạo) đã được giáo dục nhưng vẫn ngoan cố tác hại rõ rệt, thì có thể tùy trường hợp truy tố và phạt theo điều 4 sắc lệnh số 267 ngày 15-06-1956.

c) Hành động của phần tử địch (địa chủ ngóc đầu dậy, bọn phản động trong vùng có đông giáo dân) thì kiên quyết xử trí, nhưng cần hết sức thận trọng trong việc phân biệt địch và phần tử lạc hậu và phải thỉnh thị Khu hoặc Bộ trước khi truy tố xét xử. Trường hợp này, có thể áp dụng sắc lệnh số 267 ngày 15-06-1956 hoặc sắc lệnh số 133 ngày 20-01-1953.

Cần nghiêm trị những tên cầm đầu chỉ huy và những tên có hành động trắng trợn.

4) Đối với hành động đánh chửi cán bộ.

Áp dụng thông tư số 128-VHH-DS ngày 24-10-1957.

5) Đối với trường hợp người vay nợ đi Nam.

Trường hợp này sẽ nghiên cứu sau.

B. - ĐỐI VỚI HÀNH ĐỘNG THAM Ô, BIỂN THỦ TIỀN THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG

1) Đối với trường hợp lấy tiền thu nợ được hay nhận hộ tiền trả nợ của người khác đem tiêu riêng.

Người phạm lỗi có thể là nhân dân (tội bội tín) hay cán bộ xã, cán bộ Chi nhánh ngân hàng (tội tham ô), Nếu nhẹ, thì nói chung là kiểm thảo, giáo dục, dùng kỷ luật hành chính bắt hoàn lại số tiền đã tiêu hoặc làm giấy cam kết hẹn ngày trả lại, theo yêu cầu của Ngân hàng.

Trường hợp nặng, thì ngoài biện pháp nói trên, bị can có thể bị cảnh cáo tại phòng Công tố hoặc bị truy tố trước tòa án (sắc lệnh số 223 ngày 27-11-1946. Thông tư số 442-TTg ngày 29 tháng 01 năm 1955 và sắc lệnh số 267 ngày 15-06-1956).

Trường hợp dùng thủ đoạn để tham ô (như chữa biên lai, thu nhiều ghi biên lai ít, biên lai và tồn căn không ăn khớp, giả mạo giấy tờ khế ước để lấy tiền Ngân hàng, giả tạo bị cướp, bị trộm v.v… thì tòa án có thể truy tố và xử phạt với tình tiết tăng tội nếu là trường hợp nghiêm trọng.

2) Đối với trường hợp giả danh cán bộ đi thu nợ Ngân hàng.

Ngân hàng lập hồ sơ gửi sang tòa án truy tố về tội lừa đảo.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện chủ trương thu nợ nói trên, Liên bộ Tư pháp và Ngân hàng Quốc gia trung ương Việt Nam đề ra những phương pháp sau đây:

1) Kết hợp với đợt giáo dục chính trị do chỉ thị số 450-TTg ngày 03-10-1957 đề ra, tiến hành giải thích ý nghĩa chính trị lớn lao của việc Chính phủ cho vay trong chế độ ta, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng chính quyền, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chính sách kinh tế tài chính và giáo dục trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Quốc gia. Giải thích chính sách chung cho nhân dân trước để lấy lý lẽ của quần chúng làm áp lực thuyết phục những người vay nợ. Đồng thời đả phá mọi luận điệu phản tuyên truyền, gây ý thức bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự an ninh, kết hợp với công tác tôn giáo vận.

2) Đối phó kịp thời ngăn chặn mọi hành động có ảnh hưởng xấu cho việc thu nợ (trây lười, dây dưa có hệ thống, chống quá chính sách thu nợ, hành hung đánh cán bộ, tham ô). Diện truy tố xét xử cần thu hẹp. Phải nắm vững phương châm giáo dục là chính, trong trường hợp cần thiết mới trừng trị và có trừng trị cũng chỉ cốt để thúc đẩy việc giáo dục quần chúng và cán bộ.

3) Nắm vững tình hình và khả năng tài chính của người vay mỗi khi cần truy tố: Cán bộ ngân hàng về tận nơi điều tra kỹ lưỡng, nắm vững tình hình và khả năng tài chính của người vay nợ (như thóc, gạo, lợn gà vịt và tài sản khác có thể bán trả nợ Ngân hàng quốc gia) rồi lập hồ sơ truy tố trước tòa án. Về phần tòa án tùy mọi trường hợp phải hết sức chú ý đảm bảo việc thu nợ cho Ngân hàng quốc gia và coi việc thu nợ là một trong những công tác trọng tâm của ngành hiện nay.

4) Lưu động xét xử: Khi cần xét xử thì tòa án nên lưu động về tận địa phương để mở phiên tòa.

Trên đây là đường lối chủ trương và một số biện pháp cụ thể đối với những trường hợp phạm pháp xảy ra trong việc thu nợ ngân hàng (1). Trong khi tiến hành, các chi nhánh Ngân hàng và tòa án các cấp thấy có điểm nào chưa hợp lý, hoặc có gặp khó khăn hay có kinh nghiệm gì, yêu cầu báo cáo cho Ngân hàng Trung ương và Bộ Tư pháp biết để nghiên cứu bổ sung hoặc phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác.

BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
 



Vũ Đình Hòe

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM



 
 
Lê Viết Lượng

 

(1) Tình hình từng địa phương thay đổi, thời gian học tập cũng thay đổi, không dùng thời gian nói trong chỉ thị. Tùy tình hình đó, để kết hợp giáo dục trong những đợt học tập của từng giai đoạn.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác