Thông tư 96-TTg năm 1960 quy định tạm thời quan hệ giữa tài vụ xí nghiệp công tư hợp doanh và dự toán Nhà nước do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Thông tư 96-TTg năm 1960 quy định tạm thời quan hệ giữa tài vụ xí nghiệp công tư hợp doanh và dự toán Nhà nước do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Số hiệu: | 96-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phạm Hùng |
Ngày ban hành: | 15/04/1960 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/04/1960 | Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 96-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Hùng |
Ngày ban hành: | 15/04/1960 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/04/1960 |
Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 96-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 1960 |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUAN HỆ GIỮA TÀI VỤ XÍ NGHIỆP CÔNG TƯ HỢP DOANH VÀ DỰ TOÁN NHÀ NƯỚC
Để quản lý tốt các xí nghiệp công tư hợp doanh về mặt tài vụ, phát huy vai trò phục vụ và giám đốc của các cơ quan tài chính Nhà nước với mọi hoạt động kinh tế của các xí nghiệp công tư hợp doanh nhằm thực hiện dần việc quản lý các xí nghiệp công tư hợp doanh theo phương pháp xã hội chủ nghĩa, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời một số nguyên tắc sau đây về việc quản lý tài vụ của các xí nghiệp công tư hợp doanh theo hình thức định tức và về quan hệ giữa tài vụ xí nghiệp công tư hợp doanh theo hình thức định tức với dự toán Nhà nước.
1. Những xí nghiệp công tư hợp doanh theo hình thức định tức là những xí nghiệp thuộc thành phần tư bản Nhà nước theo hình thức cao. Toàn bộ tài sản cố định và lưu động của các xí nghiệp cần được quản lý dựa theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước. Nhà nước sẽ theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân mà sử dụng hợp lý toàn bộ tài sản đó. Bộ Tài chính và các Uỷ ban hành chính địa phương có trách nhiệm quản lý những tài sản đó thông qua các cơ quan quản lý trực tiếp các xí nghiệp công tư hợp doanh.
2. Trên cơ sở cải tạo và sắp xếp các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ đưa dần những xí nghiệp công tư hợp doanh đi vào quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán. Cần đảm bảo tăng cường vai trò giám đốc của các cơ quan Tài chính và của Ngân hàng Quốc gia Việt nam đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh.
II. CẤP PHÁT VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
1. Vốn đầu tư để xây dựng cơ bản ở các xí nghiệp công tư hợp doanh do Nhà nước cấp phát thông qua dự toán Nhà nước căn cứ theo kế hoạch thu chi tài vụ xây dựng cơ bản của các xí nghiệp công tư hợp doanh đã được Nhà nước duyệt y.
2. Căn cứ theo kế hoạch vốn lưu động định mức của các xí nghiệp công tư hợp doanh đã được Nhà nước duyệt y, xí nghiệp công tư hợp doanh được Nhà nước thông qua dự toán để cấp vốn và được Ngân hàng quốc gia Việt nam cho vay cho đủ số vốn lưu động định mức theo đúng các thể lệ cấp vốn và cho vay về vốn lưu động định mức đối với các xí nghiệp quốc doanh. Dự toán Nhà nước phải chuyển Ngân hàng quốc gia Việt nam đủ số vốn cần thiết để cho các xí nghiệp công tư hợp doanh vay trong định mức vốn lưu động. Ngoài ra, trong những trường hợp xét thật cần thiết, Ngân hàng quốc gia Việt nam có thể cho vay về nhu cầu tạm thời và dự trữ ngoài định mức vốn lưu động theo các thể lệ đã ban hành.
3. Vốn lưu động thừa của các xí nghiệp công tư hợp doanh đều nộp vào dự toán Nhà nước (vào tổng dự toán trung ương nếu là xí nghiệp do Trung ương quản lý, vào tổng dự toán địa phương nếu là xí nghiệp do địa phương quản lý). Tài sản cố định thừa của các xí nghiệp công tư hợp doanh có thể điều động cho các xí nghiệp công tư hợp doanh khác hoặc cho các xí nghiệp quốc doanh khác thông qua dự toán Nhà nước coi như giảm vốn cố định của các xí nghiệp có tài sản cố định thừa và coi như tăng vốn cố định của các xí nghiệp được điều động thêm tài sản cố định.
Các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ tiến hành hạch toán kinh tế trên cơ sở vốn mà xí nghiệp được sử dụng.
III. NỘP LỢI NHUẬN VÀ TIỀN KHẤU HAO
1. Lợi nhuận, tiền trích khấu hao cơ bản và các khoản khác phải nộp hàng tháng của các xí nghiệp công tư hợp doanh nộp vào dự toán Nhà nước đúng kế hoạch và đúng thời hạn. Việc lập kế hoạch nộp những khoản trên đây vào dự toán Nhà nước tiến hành theo đúng những quy định hiện hành đối với các xí nghiệp quốc doanh.
2. Việc thanh toán các khoản nộp thừa hoặc nộp thiếu và việc thanh toán các khoản bù lỗ cho các xí nghiệp công tư hợp doanh cũng tiến hành theo đúng những quy định hiện hành đối với các xí nghiệp quốc doanh.
3. Xí nghiệp công tư hợp doanh nào thuộc Bộ trung ương trực tiếp quản lý hay uỷ nhiệm cho các Uỷ ban hành chính các địa phương quản lý thì nộp vào tổng dự toán trung ương; xí nghiệp công tư hợp doanh nào thuộc các Uỷ ban hành chính địa phương quản lý thì nộp vào tổng dự toán địa phương.
Xí nghiệp công tư hợp doanh trích lập quỹ khấu hao sửa chữa lớn như các xí nghiệp quốc doanh. Quỹ khấu hao sửa chữa lớn khi chưa dùng đến thì phải gửi tại Ngân hàng quốc gia Việt nam, khi cần thiết về sửa chữa lớn mà vốn của xí nghiệp không đủ đảm bảo thì xí nghiệp công tư hợp doanh được phép vay ở Ngân hàng theo thể lệ hiện hành đối với các xí nghiệp quốc doanh.
V. TRẢ LÃI ĐỊNH MỨC CHO NHÀ TƯ SẢN
Việc trả lãi định mức cho nhà tư sản sẽ do các xí nghiệp công tư hợp doanh phụ trách căn cứ vào số lãi định mức cho nhà tư sản đã được Nhà nước duyệt y. Nếu xí nghiệp bị rút vốn nên ít lãi, hoặc bị lỗ thì Nhà nước sẽ bù cho xí nghiệp để xí nghiệp trả đủ số lãi định mức cho nhà tư sản.
Để làm cơ sở cho việc thực hiện từng bước chế độ hạch toán kinh tế, các xí nghiệp công tư hợp doanh, Bộ Tài chính cần hướng dẫn các Uỷ ban hành chính có kế hoạch kiểm kê đánh giá lại toàn bộ tài sản ở các xí nghiệp công tư hợp doanh đã có điều kiện.
Thông tư này mới quy định một số nguyên tắc căn bản về việc quản lý các xí nghiệp công tư hợp doanh. Yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng quốc gia Việt nam có những hướng dẫn cụ thể để các địa phương thi hành.
|
K.T
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây