Thông tư 845-HCP/3 năm 1957 giải quyết quyền lợi cho cán bộ đi sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất khi hoàn thành công tác do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 845-HCP/3 năm 1957 giải quyết quyền lợi cho cán bộ đi sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất khi hoàn thành công tác do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 845-HCP/3 | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 05/08/1957 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 21/08/1957 | Số công báo: | 34-34 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 845-HCP/3 |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 05/08/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 21/08/1957 |
Số công báo: | 34-34 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 845-HCP/3 |
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1957 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: |
- Ủy ban hành
chính các liên khu, thành phố, tỉnh. |
Thi hành chỉ thị của Thủ tướng phủ, trước đây các cơ quan đã điều động một số lớn cán bộ đi tham gia công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
Đến nay công tác sửa sai sắp hoàn thành nhiệm vụ công tác sửa sai ở các xã, các cán bộ sửa sai sẽ tập trung về huyện hoặc tỉnh để kiểm điểm công tác và học tập nghị quyết 12, rồi trở về cơ quan cũ, trở về địa phương hoặc đi tham gia các tập đoàn sản xuất… Chúng tôi nêu một số ý kiến để giải quyết những vấn đề dưới đây:
a- Lương và phụ cấp gia đình (nếu trong tháng cán bộ về cơ quan cũ chưa được lĩnh) – Chú ý: Không giải quyết những khoản mà trước đây bộ phận sửa sai không thanh toán, như: lương và phụ cấp của bộ đội, phụ cấp gia đình của cán bộ các cơ quan trung ương.
b- Công tác phí: Cấp trước một số tiền có thể đủ chi tiêu về tàu xe và tiền ăn để về đến cơ quan (khi về cơ quan sẽ thanh toán lại, nếu thiếu thì cấp thêm, thừa thì thu lại).
c- Cấp đầy đủ các giấy tờ, ghi rõ những khoản địa phương đã phát hàng tháng cho anh chị em trong thời gian công tác ở địa phương cho đến khi về, như: lương, phụ cấp khu vực, phụ cấp gia đình, công tác phí…
a- Lương và phụ cấp gia đình trong tháng. Ví dụ: Anh chị em về vào những ngày từ mồng 1 đến ngày cuối tháng nào thì phát hết lương và phụ cấp gia đình đến hết tháng đó.
b- Trợ cấp thôi việc: thi hành theo chế độ chung đã quy định tức là mỗi năm công tác được trợ cấp một tháng lương (kể cả phụ cấp gia đình nếu có) nhưng tối đa không quá 6 tháng (kể cả Thương binh, bộ đội phục viên và cán bộ chủ lực cải cách ruộng đất).
c- Tiền ăn đường và tàu xe sẽ tính theo chế độ chung.
Về tất cả những khoản chi tiêu nói trên, các Khu, Ty Tài chính lập dự trù đề nghị Bộ Tài chính xét cấp vào kinh phí sửa sai. Nguyên tắc và thể thức xét duyệt dự toán, cấp phát kinh phí vẫn như cũ.
Đối với những trường hợp đau ốm hoặc vì lý do gì khác chưa về ngay được thì cán bộ ở địa phương nào do địa phương ấy giải quyết, nhất thiết không đưa về trung ương. Nếu phải chờ đợi trong một thời gian ngắn thì:
- Tiếp tục giải quyết lương và phụ cấp gia đình cho anh chị em như những tháng đang làm công tác. Nếu chờ lâu thì sẽ áp dụng chế độ sinh hoạt phí cán bộ nằm chờ.
- Về nơi ăn ở và các thứ dụng cụ cần thiết thì tận dụng khả năng hiện có của địa phương, nhất thiết không xây dựng, mua sắm những thứ mới.
Đối với những trường hợp nói trên các địa phương cần tích cực giải quyết, không nên để kéo dài vì nếu để chậm lại ngày nào thì sẽ thêm khó khăn ngày ấy và ngân sách cũng bị ảnh hưởng thêm.
Trên đây chúng tôi nêu một số vấn đề cụ thể để các địa phương tiện giải quyết quyền lợi cho anh chị em cán bộ sửa sai sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu còn vấn đề gì khác cần giải quyết thì sẽ có chỉ thị sau.
Đề nghị các địa phương nghiên cứu và áp dụng những điều nói trên.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây