22468

Thông tư 84-TT/NV năm 1958 hướng dẫn Thông tư 529-TTg quy định tạm thời về chế độ nửa cung cấp trong khu vực hành chính sự nghiệp do Bộ Nội Vụ ban hành

22468
LawNet .vn

Thông tư 84-TT/NV năm 1958 hướng dẫn Thông tư 529-TTg quy định tạm thời về chế độ nửa cung cấp trong khu vực hành chính sự nghiệp do Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu: 84-TT/NV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 24/12/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/01/1959 Số công báo: 1-1
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 84-TT/NV
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 24/12/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/01/1959
Số công báo: 1-1
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 84-TT/NV

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 529-TTG NGÀY 08-12-1958 CỦA THỦ TƯỚNG PHỦ QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ NỬA CUNG CẤP TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Kính gửi:

- Các Bộ trưởng các Bộ,
- Các Thủ trưởng cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh
- Ban Cán sự hành chính Lao - Hà – Yên

 

Thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1958, Thủ tướng phủ đã ban hành Thông tư số 529-TTg ngày 08-12-1958 về một số quy định tạm thời đối với chế độ nửa cung cấp.

Thông tư này của Bộ Nội vụ giải thích và hướng dẫn thêm một số điểm để các cơ quan thuộc khu vực hành chính và sự nghiệp thi hành được thống nhất.

I. - VỀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Chế độ nửa cung cấp của ta hiện nay có nhiều nhược điểm:

1) Các khoản cung cấp nói chung có nhiều tính chất bình quân.

2) Nhiều khoản từ trước tới nay chưa có quy định nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể, nên việc thi hành không thống nhất, từng cơ quan, từng địa phương tùy theo hoàn cảnh, khả năng và sự nhận thức chủ quan mà giải quyết, nên có tình trạng cùng một loại cán bộ như nhau mà người được, người không, người nhiều, người ít, nơi bỏ, nơi giữ, nơi cấp tiền thay khoản cung cấp, v.v... Tình trạng trên là một nguyên nhân làm cho chế độ tiền lương của ta không được thống nhất, gây ra thắc mắc so bì, ảnh hưởng tới đoàn kết.

3) Do thiếu tiêu chuẩn cụ thể, nên việc quản lý chế độ gặp nhiều khó khăn, ý thức tiết kiệm lại chưa được đề cao nên sinh ra lãng phí, làm tổn thiệt đến tài sản Nhà nước.

Vì vậy, Thủ tướng phủ ban hành một số quy định cần thiết nhằm giảm bớt bất hợp lý, thống nhất dần chế độ.

Thông tư số 529-TTg ngày 8-12-1958 của Thủ tướng phủ có nói: "Bản quy định tạm thời này dựa theo tình hình thực tế, theo tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà, đồng thời đảm bảo tương đối điều kiện sinh hoạt cho cán bộ, công nhân, nhân viên để công tác được tốt".

Các cơ quan cũng như cán bộ, công nhân, nhân viên cần nắm vững tinh thần đó, làm thế nào thực hiện được đúng mức, kết hợp chặt chẽ hai mặt, không lệch về mặt nào, như bản vị, muốn đầy đủ cho cá nhân, cho đơn vị mình mà không chiếu cố khó khăn chung, hoặc chỉ lo tiết kiệm mà để cho người cán bộ thiếu phương tiện sinh hoạt thật cần thiết để làm công tác được tốt.

Việc thi hành những quy định về chế độ nửa cung cấp có mặt thuận lợi như chủ trương có nhiều chỗ hợp lý và thống nhất hơn trước, chế độ lương lần này có cải tiến và tối đại bộ phận cán bộ, công nhân, nhân viên được tăng lương..., nhưng cũng gặp nhiều khó khăn như: vấn đề nửa cung cấp cò nhiều phức tạp và đã thành một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân, nhân viên, nay có thay đổi không khỏi đụng chạm, khả năng có hạn mà nhu cầu thì nhiều, nên mới chỉ giải quyết được những trường hợp và những nhu cầu thật cần thiết để cho cán bộ đỡ khó khăn mà làm công tác; điều kiện, hoàn cảnh mỗi nơi có thể khác nhau, khi thi hành không tránh khỏi sự chênh lệnh (thí dụ: nơi có điện nước, nơi không; nơi nhà rộng, nơi nhà hẹp mà không thể điều chỉnh được...); tình hình thu nhập khác nhau, tỷ lệ thu tiền quy định theo chức vụ, cũng sử dụng như nhau mà trả tiền khác nhau, v.v... Vì vậy, các cơ quan cần phổ biến thật kỹ tinh thần chính sách để cán bộ, công nhân, nhân viên thông suốt, thấy rõ trách nhiệm của mình mà góp sức trong việc thi hành. Cần làm cho cán bộ, công nhân, nhân viên thấy rõ: trong hoàn cảnh chung còn nhiều khó khăn, mỗi người đều ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà, thì người cán bộ, công nhân, nhân viên cũng còn phải chịu khó khăn và tự mình cố gắng khắc phục khó khăn đi đôi với sự săn sóc của Chính phủ; thì vấn đề sinh hoạt cũng như mọi vấn đề khác mới giải quyết được tốt.

Mặt khác, khi giải quyết cụ thể, cũng cần xét tình hình thực tế mà giải quyết cho sát với hoàn cảnh, chú trọng việc tổ chức sắp xếp cho hợp lý, nhưng tránh máy móc, cầu toàn quá.

II. – VỀ NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG

1) - Phân biệt phương tiện công tác và phương tiện sinh hoạt:

- Phương tiện công tác là những thứ sử dụng để làm công tác thí dụ: chỗ làm việc, bàn giấy, tủ đựng hồ sơ, quạt và đèn ở chỗ làm việc, nước rửa ô-tô...

- Phương tiện sinh hoạt là những thứ sử dụng trong sinh hoạt; thí dụ: nhà để ở, điện, nước, đồ dùng trong nhà ở.

Điều cần chú ý là những phương tiện sinh hoạt nói trong văn bản này là những thứ dùng cho bản thân người cán bộ, công nhân, nhân viên, còn có những thứ cũng thuộc về sinh hoạt nhưng là phúc lợi tập thể, như: nhà ăn, nơi giải trí, nhà vệ sinh, điện nước sử dụng cho sinh hoạt tập thể... thì không thuộc phạm vi văn bản này quy định.

Nều gặp trường hợp nhập nhằng khó phân biệt thì cần căn cứ vào yêu cầu của việc sử dụng và hoàn cảnh cụ thể của người sử dụng mà xác định; thí dụ: một người thường trực cơ quan, nếu nhiệm vụ thường xuyên phải ở chỗ làm việc thì nói chung chỗ ở đó coi là phương tiện công tác, nhưng có trường hợp người thường trực đó không có nhà riêng đàng nào cơ quan cũng phải bố trí chỗ ở nhưng vì nhiệm vụ thường trực, nên bố trí chỗ ở ngay bên cạnh chỗ thường trực, thì cũng coi là phương tiện sinh hoạt và thu tiền.

2. – Sử dụng trong tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn:

a) Tiêu chuẩn quy định trong Thông tư 529/TTg của Thủ tướng phủ là đã căn cứ trên nhu cầu về sinh hoạt của cán bộ, công nhân, nhân viên và khả năng cung cấp:

- Về nhu cầu sinh hoạt thì đã xét thấy có thể tương đối đảm bảo cho người cán bộ, công nhân, nhân viên có điều kiện làm công tác, không đến nỗi thiếu thốn quá.

- Về khả năng cung cấp thì giải quyết với mức như vậy cũng đã là một sự cố gắng trong hoàn cảnh hiện tại.

Khi áp dụng, các cơ quan cần căn cứ tinh thần chính sách và tình hình cụ thể mà áp dụng cho linh hoạt, thí dụ:

Đối với cán bộ có tiêu chuẩn nhà ở tối đa 30m2 có thể bố trí ở 1 buồng 10m2, 15m2 hoặc 2, 3 người 1 buồng 30m2 nếu không có gia đình: ở 1 buồng 15m2 nếu có vợ; ở 1 buồng 25m2, 30m2 nếu có cha mẹ, vợ, đông con...

Đối với cán bộ như Trưởng, Phó phòng Bộ, Ủy viên Ủy ban Hành chính tỉnh, Giám đốc khu, v.v... mà trong Thông tư 529/TTg đã quy định: "Cơ quan chú ý bố trí chỗ ở tương đối thuận tiện, có thể ở rộng hơn tiêu chuẩn 3m250, thì điểm chính là tùy điều kiện và khả năng nhà cửa nói chung của địa phương và nói riêng của cơ quan mà bố trí: 1 phòng 25m2 đáng lẽ theo tiêu chuẩn 3m250 thì được 7 người ở, nhưng có thể bố trí cho 3, 4 Trưởng, Phó phòng Bộ ở; hoặc nơi có điều kiện có thể bố trí 1, 2 Trưởng, Phó Ty ở 1 phòng nhỏ 10m2, 15m2... Về điều kiện thuận tiện thì tùy hoàn cảnh nhà cửa từng cơ quan mà xét.

Đối với cán bộ già yếu, phụ nữ có con mọn, chú ý bố trí chỗ ở thuận tiện mát mẻ, thoáng khí hơn. Tinh thần của quy định là chiếu cố những đặc điểm về sinh hoạt của loại cán bộ này... nhưng khi áp dụng phải tùy hoàn cảnh cơ quan mà giải quyết và tất nhiên cũng chỉ có thể cố gắng giải quyết trong phạm vi khả năng sẵn có.

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở, điện, nước và người phục vụ quy định căn cứ vào chức vụ, khi chức vụ thay đổi thì việc sử dụng cũng thay đổi theo chức vụ mới.

b) Thông tư số 529/TTg có nói: "Trường hợp sử dụng ngoài tiêu chuẩn phải do cán bộ, công nhân, nhân viên yêu cầu và được cơ quan đồng ý".

- Sự yêu cầu của cán bộ, công nhân, nhân viên phải dựa trên cơ sở thật cần thiết, phải nhìn hoàn cảnh chung, khó khăn chung rồi mới đặt yêu cầu;

- Sự đồng ý của cơ quan phải dựa trên tinh thần những quy định của Thủ tướng phủ, xét kỹ hoàn cảnh người yêu cầu, nhìn tình hình chung các cơ quan và riêng cơ quan mình, luôn luôn chú ý bảo đảm phần trong tiêu chuẩn cho cán bộ, công nhân, nhân viên là chính, rồi tùy theo khả năng mà giải quyết phần ngoài tiêu chuẩn.

Vì vậy trước đây chưa có quy định cụ thể nên có thể có những trường hợp sử dụng ngoài tiêu chuẩn rộng rãi quá, chưa đúng tinh thần những quy định của Thủ tướng phủ thì cần xét điều chỉnh, tránh tình trạng trước đây sử dụng nhiều nay đổi ra thành ngoài tiêu chuẩn.

Hầu hết những trường hợp sử dụng ngoài tiêu chuẩn là do có gia đình, nên cũng cần xác định: đối với cán bộ, công nhân, nhân viên nói chung, chỉ có con cán bộ bắt buộc phải theo bố mẹ ở cơ quan (như con cán bộ phụ nữ còn nhỏ phải theo mẹ, con cán bộ góa vợ hay góa chồng, con của 2 vợ chồng đều là cán bộ thoát ly…) thì mới được ở cơ quan. Sở dĩ quy định như thế vì khả năng nhà cửa còn eo hẹp, giải quyết chỗ ở cho bản thân cán bộ, công nhân, nhân viên cũng còn gặp nhiều khó khăn, nên người có gia định không phải ở trường hợp trên, thì nên tự lo liệu để khỏi gây ra những khó khăn không thể giải quyết được cho Nhà nước. Riêng với các cán bộ có tiêu chuẩn ở buồng riêng (tối đa 30m2, 75m) thì có thể để gia đình cùng ở, nhưng gia đình đây cũng nên hiểu thống nhất là những người có quan hệ trực tiếp như vợ con, hay cha mẹ phải nuôi dưỡng…

III. -VỀ VIỆC THU TIỀN NHÀ Ở, ĐIỆN, NƯỚC

A. – PHÂN BIỆT TRẢ TIỀN TRONG TIÊU CHUẨN VÀ NGƯỜI TIÊU CHUẨN:

Theo tinh thần Thông tư của Thủ tướng phủ đã quy định, Bộ Nội vụ nêu một số thí dụ:

1) Trả tiền phần sử dụng trong tiêu chuẩn:

a) Bộ, Thứ trưởng và các chức vụ cùng hưởng một tiêu chuẩn trả không quá 5% lương và phụ cấp khu vực.

Thí dụ: 1 vị Bộ trưởng lương và phụ cấp khu vực: 179.200đ, ở 3 buồng 90m2 (nhà loại 200đ một m2) sử dụng 3 ngọn đèn 60 wat, 1 quạt trần, (1 quạt bàn), 1 radio, tính ra tiền là:

- Nhà: 200đ x 90m2

18.000đ

- Điện: 1200đ x 3 ngọn đèn 60 wat

3.600đ

1 quạt trần

3.000đ

1 quạt bàn

2.000đ

1 Radio

1.000đ

- Nước: 2m3

130đ

Cộng

27.730đ

Nhưng theo quy định không phải trả quá 5% lương và phụ cấp khu vực, vì vậy mỗi tháng trả:

179.200đ  x 5

= 8.960 đồng

100

b) Chánh, Phó Giám đốc Nha, Sở, Vụ, Viện, Cục và các chức vụ cùng hưởng một tiêu chuẩn trả không quá 3% lương và phụ cấp khu vực.

Thí dụ: 1 Giám đốc Vụ bậc 14/21, lương và phụ cấp khu vực là 126.560 đồng, có vợ và 5 con, sử dụng nhà ở 30m2 (loại 150đ một m2), 1 ngọn đèn điện 60 wat và nước theo tiêu chuẩn, nếu tính theo số lượng và chất lượng sử dụng, thì:

- Nhà: 150 x 30m2

4.500đ

- Điện: 1 ngọn 60 wat

1.200đ

- Nước: 1m3500

100đ

Cộng

5.800đ

Nhưng theo quy định, không phải trả quá 3% lương và phụ cấp khu vực, nên mỗi tháng chỉ trả là:

126.500đ  x 3

= 3.796 đồng

100

(Tiền nước do vợ và con sử dụng là phần phải trả ngoài tiêu chuẩn chưa kể vào đây).

- Cùng một Giám đốc Vụ bậc 14/21, sử dụng nhà ở 15m2 loại 150đ một m2, 1 ngọn đèn 40 wat và nước theo tiêu chuẩn, nếu tính theo số lượng, chất lượng sử dụng thì:

- Nhà: 150đ x 15m2

2.250đ

- Điện: 1 ngọn 40 wat

800đ

- Nước: 1m3500

100đ

Cộng:

3.150đ

Như vậy, phải trả cả 3.150đ vì còn ít hơn tỷ lệ 3% lương và phụ cấp khu vực.

c) Cán bộ, công nhân, nhân viên trả không quá 1% lương và phụ cấp khu vực.

Thí dụ: 2 cán bộ ở Hà Nội bậc 6/21 và bậc 11/21 ở buồng tập thể (loại nhà 150đ một m2) và sử dụng điện nước theo tiêu chuẩn, nếu tính theo số lượng, chất lượng sử dụng thì:

- Nhà ở: 150 x 3m250

525đ

- Điện tính tròn

200đ

- Nước tính tròn

100đ

Cộng:

825đ

Người bậc 11/21, lương và phụ cấp khu vực 91.840đ, mỗi tháng trả cả 825 đồng vì chưa quá 1% lương và phụ cấp khu vực.

Người bậc 6/21 lương và phụ cấp khu vực 50.400 đồng, mỗi tháng chỉ trả 1% lương và phụ cấp khu vực là 504 đồng.

2) Trả tiền phải sử dụng thêm ngoài tiêu chuẩn:

Phần ngoài tiêu chuẩn phải trả tiền theo số lượng, chất lượng sử dụng, theo giá cung cấp đã quy định ngoài tỷ lệ phần trăm quy định cho phần sử dụng trong tiêu chuẩn.

Thí dụ:

a) 1 Giám đốc bậc 14/21 có cha, vợ, 6 con sử dụng nhà ở 40m2, loại nhà 150đ một m2, 2 ngọn đèn điện 60 wat, 9 người dùng nước máy, trả tiền như sau:

- Trả phần trong tiêu chuẩn theo 3% lương và phụ cấp khu vực: 3.796 đồng.

- Nhà: 150đ x (40m2 – 30m2)

1.500đ

- Điện: 1.200đ x (2 ngọn – 1 ngọn)

1.200đ

- Nước: 100đ x (9 người – 1 người)

800đ

Cộng:

3.500đ

Như vậy, tổng cộng mỗi tháng phải trả tất cả là: 3.796đ + 3.500đ = 7.296 đồng.

b) 1 Phó giám đốc khu bậc 11/21 ở Hải Phòng, lương và phụ cấp khu vực 90.200 đồng, được bố trí ở 1 buồng 10m2 (loại nhà 200 đồng một m2), dùng 1 ngọn đèn 60 wat và nước máy, trả tiền như sau:

- Trả phần trong tiêu chuẩn

902đ

- Trả phần ngoài tiêu chuẩn:

 

Nhà: 200đ x (10m2 – 3m250)

1.300đ

Điện: 1.200đ – 200đ

1.000đ

Cộng:

2.300đ

Như vậy, tổng cộng mỗi tháng phải trả là: 920đ + 2.300đ = 3.202 đồng.

c) 1 nữ cán bộ bậc 10/21, lương 72.000 đồng, ở một địa phương không có phụ cấp khu vực, có 2 con, được bố trí ở 10m2 (loại nhà 150đ một m2) dùng nước máy và 1 ngọn điện 60 wat, trả tiền như sau:

- Trả phần trong tiêu chuẩn theo 1% lương

720đ

- Trả thêm phần ngoài tiêu chuẩn:

 

Nhà: 150đ x (10m2 – 3m250)

975đ

Điện: 1.200đ – 200đ

1.000đ

Nước: 100đ x (4 người – 1 người)

300đ

Cộng

2.275đ

Như vậy, tổng cộng mỗi tháng phải trả là: 720đ + 2.275đ = 2.995 đồng.

d) 2 vợ chồng là cán bộ ở một địa phương không có điện nước và không có phụ cấp khu vực, vợ lương bậc 7/21 (50.000đ), chồng lương bậc 8/21 (56.000đ) có 2 con, được bố trí ở 10m2 (loại nhà 150đ một m2) trả tiền như sau theo tỷ lệ 1% lương:

- Chồng trả phần trong tiêu chuẩn: 150đ x 3m250

525đ

- Vợ cũng 3m250 nhưng vì theo tỷ lệ 1% lương nên chỉ trả có

500đ

- Còn 3m2 là phần ngoài tiêu chuẩn vợ hay chồng trả thêm: 150 x 3m2:

450đ

Như vậy, vợ hay chồng phải trả cho cơ quan có nhà là: 525đ + 500đ + 450đ = 1.475 đồng.

B. – NHỮNG ĐIỀU KHÁC CẦN CHÚ Ý:

1) Cán bộ có tiêu chuẩn ở tối đa 30, 75, 100m2, nhưng do kiến trúc hoặc do hoàn cảnh nhà ở của cơ quan không thể ngăn bớt hoặc bố trí khác được thì vẫn trả tiền như 30, 75, 100m2 và trong tỷ lệ 3% hay 5% lương và phụ cấp khu vực.

2) Cán bộ, công nhân, nhân viên ở theo tiêu chuẩn mỗi người 3m250 nhưng do điều kiện kiến trúc hoặc do khả năng nhà cửa sẵn có hoặc do một số người đi công tác vắng, mà anh chị em ở buồng tập thể có rộng hơn thì vẫn trả tiền như 3m250 và trong tỷ lệ 1% lương và phụ cấp khu vực.

Về điện, trường hợp buồng tập thể rộng phả dùng bóng điện nhiều wat hơn quy định, hoặc dùng 2 bóng điện mới đủ ánh sáng cần thiết thì người ở chỉ trả theo tiêu chuẩn, tính gọn mỗi người trả 200 đồng 1 tháng.

3) Những người mà thu nhập mới so với thu nhập cũ không tăng thì không phải trả tiền phần nhà ở, điện, nước sử dụng trong tiêu chuẩn.

Trường hợp có con bắt buộc phải theo bố mẹ ở cơ quan như Thông tư 529/TTg đã quy định, đã được cơ quan cho sử dụng nhà ở, điện, nước từ trước khi ra Thông tư 529/TTg thì cũng được miễn thu.

Những quân nhân chuyển ngành được xếp bậc mà lương và phụ cấp khu vực không tăng hơn mức lương tạm thời được hưởng theo lương hay sinh hoạt phí của bộ đội thì cũng áp dụng như những người thu nhập không được tăng kể trên.

4) Những người mà thu nhập mới so với thu nhập cũ được tăng không bằng mức tiền phải trả về nhà ở, điện nước thì chỉ trả trong phạm vi số tiền được tăng. Phần đã sử dụng cho con bắt buộc phải theo bố mẹ ở cơ quan từ trước khi ra Thông tư 529-TTg thì cũng không phải trả gì thêm.

5) Cán bộ, công nhân, nhân viên được cơ quan cử đi học chính trị, nghiệp vụ, văn hóa, v.v… mà được xếp lương mới, được hưởng 100% hoặc 95% tiền lương nếu có sử dụng nhà ở, điện, nước trong trường đều phải trả tiền như quy định chung. Riêng đối với cán bộ có tiêu chuẩn buồng riêng thì giải quyết như sau:

- Khi được cử đi học, cán bộ ấy đã trả lại nhà tiêu chuẩn thì sử dụng nhà ở, điện, nước như nhà trường đã quy định chung cho học viên và trả tiền nhà ở, điện nước ở nhà trường.

- Khi được cử đi học mà gia đình con ở “nhà tiêu chuẩn” thì cơ quan có nhà vẫn để ở và thu tiền như khi chưa đi học, còn nhà trường không thu khoản nhà ở, điện, nước ở trường.

6) Cán bộ, công nhân, nhân viên đi nằm bệnh viện, điều dưỡng lâu ngày, cơ quan không phải dành chỗ ở thì không phải trả tiền. Cán bộ, công nhân, nhân viên có nhà tư được cử đi công tác tạm thời và ở nhà tập thể nơi đến công tác thì không phải trả tiền.

7) Đối với một số cán bộ, công nhân, nhân viên thường đi công tác lưu động, thì cơ quan sẽ xét cụ thể, nếu phải dành chỗ ở thì thu, nếu không thì thôi.

8) Ở Trung ương thì các Bộ và cơ quan cùng với Bộ Tài chính, ở địa phương thì Ủy ban Hành chính khu hay tỉnh căn cứ tình hình cụ thể mà quy định những nhà nào thuộc loại 100đ, 150đ hay 200đ một m2.

9) Về điện, nước thì trả tiền theo thực tế sử dụng, tháng nào có sử dụng thì trả theo tiêu chuẩn, tháng naò không sử dụng thì không phải trả.

10) Đối với người mới tuyển vào trong biên chế, thì trong trường hợp thật cần thiết (không có chỗ ở sẵn hay không thể tự giải quyết được chỗ ở) phải ở trong tập thể, việc thu tiền cũng như đối với người hiện đã ở trong biên chế.

11) Những người tạm tuyển, phụ động không có tiêu chuẩn nhà ở, điện, nước như người ở trong biên chế, người nào từ nay trở về trước đã được sử dụng thì tạm thời được sử dụng, nhưng phải trả tiền theo mức độ sử dụng và theo giá cung cấp từ 01-03-1958 hay 01-05-1958 hoặc từ ngày bắt đầu sử dụng, nếu sử dụng sau 01-03-1958 hay 01-05-1958.

IV. - VỀ NGƯỜI PHỤC VỤ

Theo quy định của Thủ tướng phủ, một số cán bộ cao cấp có tiêu chuẩn người phục vụ. Người này có nhiệm vụ giúp các cán bộ ấy trong việc nấu ăn, giặt quần áo và làm các việc vặt khác. Trong trường hợp các cán bộ ấy không sử dụng nhân viên trong biên chế mà tự giải quyết thì nhận một khoản tiền là 35.000 đồng, nhưng việc cấp tiền này chỉ thi hành từ tháng 01-01-1959 trở đi. Nếu cán bộ nào hiện đã có người phục vụ là nhân viên trong biên chế, nay muốn lấy tiền thì cơ quan cần thu xếp chuyển công tác cho người đó rồi cấp tiền.

Đối với các Chánh, Phó giám đốc cơ quan trung ương hay cán bộ giữ chức vụ tương đương mà già yếu, các cán bộ khoa học, giáo dục, kỹ thuật cao cấp phụ trách công tác quan trọng mà cần phải chú ý giúp đỡ một số việc trong sinh hoạt, thì đề nghị các Bộ hay cơ quan sở quan báo cáo cho Bộ Nội vụ rõ hoàn cảnh và đề nghị cụ thể để Bộ Nội vụ góp ý kiến giải quyết.

V. - VỀ CÁCH THỨC VÀ THỜI HẠN THANH TOÁN

Những quy định tạm thời đối với chế độ nửa cung cấp áp dụng từ ngày thi hành lương mới (01-03-1958 hay 01-05-1958).

Từ nay đến hết tháng 01-1959, các cơ quan soát lại và điều chỉnh những trường hợp chưa đúng so với những điều đã quy định và việc thu tiền sẽ phân biệt hai thời kỳ:

- Từ khi thi hành lương mới đến 31-01-1959: đối với người ở trong biên chế, chỉ thu tiền trong phạm vi tiêu chuẩn và theo tỷ lệ đã quy định 1%, 3%, 5% lương và phụ cấp khu vực, trường hợp cán bộ, công nhân, nhân viên sử dụng nhiều hơn tiêu chuẩn (kể cả cho gia đình) cũng không thu thêm.

- Từ 01-02-1959 về sau: thu tiền theo đúng quy định của Thủ tướng phủ, có phân biệt phần sử dụng trong tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn.

Việc thanh toán quy định như sau:

Trường hợp đã thu hoặc tạm thu: nếu thu thừa thì trả lại cho cán bộ, công nhân, nhân viên số tiền thừa; nếu thu thiếu thì thu thêm cho đủ số.

Trường hợp chưa thu: nói chung, cần thu gọn tiền nhà ở, điện, nước từ khi thi hành lương mới đến nay. Nhưng để chiếu cố một số trường hợp cán bộ, công nhân, nhân viên gặp khó khăn trong việc trả dồn một lúc thì tùy tình hình từng nơi, từng người, có thể để cho số anh chị em ấy trả dần, nhưng chậm lắm là hết tháng 04-1959 phải thanh toán xong.

Cán bộ, công nhân, nhân viên sử dụng nhà ở, điện, nước ở cơ quan nào thì trả tiền cho cơ quan ấy; nếu đã đổi sang cơ quan khác thì trả cho cơ quan hiện đang công tác cả các tháng chưa trả tiền ở cơ quan cũ.

Trên đây là một số điểm nói rõ thêm. Trong khi thi hành, các cơ quan gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị phản ảnh kịp thời cho Bộ Nội vụ để góp ý kiến giải quyết.

Riêng về vấn đề giải quyết nhà cửa, thừa thiếu khi điều chỉnh ở Hà Nội thì hỏi Ban Nhà cửa trung ương; ở các địa phương khác thì hỏi các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh. Vấn đề giải quyết do dùng thừa, thiếu khi điều chỉnh thì hỏi Bộ Tài chính.

Sau khi thi hành, đề nghị các Bộ, các cơ quan, các địa phương báo cáo cho Bộ Nội vụ biết tình hình thi hành, kết quả đạt được, ưu khuyết điểm và vấn đề tồn tại nếu có. Thời hạn báo cáo quy định thống nhất là trong tháng 02-1959. Các mẫu báo cáo cần thiết Bộ Nội vụ sẽ gửi riêng.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




Phan Kế Toại

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác