22557

Thông tư 795-TC/HCP năm 1957 về cách tính chênh lệch về lương và phụ cấp cho cán bộ đi công tác do Bộ Tài chính ban hành

22557
LawNet .vn

Thông tư 795-TC/HCP năm 1957 về cách tính chênh lệch về lương và phụ cấp cho cán bộ đi công tác do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 795-TC/HCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Trần Đỗ
Ngày ban hành: 24/07/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/08/1957 Số công báo: 32-32
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 795-TC/HCP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Nguyễn Trần Đỗ
Ngày ban hành: 24/07/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/08/1957
Số công báo: 32-32
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 795-TC/HCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ CÁCH TÍNH CHÊNH LỆCH VỀ LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP CHO CÁN BỘ ĐI CÔNG TÁC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi:

-Các Bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương
-Các Ủy ban Hành chính các liên khu, khu, tỉnh, thành phố

 

Gần đây một số cơ quan và địa phương có hỏi cách tính chênh lệch về lương và phụ cấp khu vực cho cán bộ, công nhân viên ở địa phương này đến công tác ở địa phương khác.

Dựa theo Thông tư số 21-TT/LB ngày 15-11-1956 của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động về việc tăng lương từ 01-10-1956 và Thông tư số 14-TC/HCP ngày 26-01-1957 của Bộ Tài chính về phụ cấp đi đường, bộ chúng tôi xin giải thích thêm:

1. - Từ nơi mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) thấp đến nơi mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) cao.

- Thời gian ở lại công tác dưới 10 ngày, không tính theo nơi cao;

- Thời gian ở lại công tác từ 10 ngày đến dưới 20 ngày được tính bằng nửa tháng để hưởng mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) ở nơi cao;

- Thời gian ở lại công tác từ 20 ngày đến 30 ngày được tính bằng một tháng để hưởng mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) ở nơi cao. Trên một tháng ở lại công tác, thêm ngày nào được hưởng thêm ngày ấy.

2. - Từ  nơi mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) cao đến nơi mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) thấp.

- Nếu điều động đi công tác có tính chất tạm thời dưới 3 tháng thì vẫn hưởng mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) ở nơi cao.

- Nếu điều động đi công tác từ 3 tháng trở lên thì hưởng mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) nơi thấp bắt đầu từ tháng thứ tư.

Ví dụ:

- Một cán bộ ở Nam Định (tỷ lệ tăng lương 5%, không có phụ cấp khu vực) lên công tác ở Hà Nội (tỷ lệ tăng lương 12%, phụ cấp khu vực 6%) từ 10 ngày trở lên được hưởng chênh lệch: 18% - 5% = 13% lương chính bản thân.

- Một cán bộ ở Hà Nội lên công tác ở Thị xã Lào cai (tỷ lệ tăng lương 85, phụ cấp khu vực 20%) từ 10 ngày trở lên được hưởng chênh lệch: 28% - 18% = 10% lương chính bản thân.

Điều cần chú ý là khi tính chênh lệch phải cộng tỷ lệ tăng lương với tỷ lệ phụ cấp khu vực (nếu có) của hai địa phương để so sách, không tách rời hai tỷ lệ này.

Chúng tôi xin nhắc lại là những cán bộ công nhân viên từ địa phương mà mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) thấp đến địa phương mà mức tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) cao hơn nếu ở lại công tác từ 10 ngày liền trở lên mới được hưởng chênh lệch về lương và phụ cấp, còn chỉ ở lại 7, 8 ngày rồi về, sau ở lại 8, 9 ngày nữa thì cũng không được.

 

T.L. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC VỤ QUẢN LÝ KINH PHÍ HÀNH CHÍNH




Nguyễn Trần Đỗ

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác