Thông tư 76-UB/CQL năm 1961 quy định về tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
Thông tư 76-UB/CQL năm 1961 quy định về tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 76-UB/CQL | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Côn |
Ngày ban hành: | 17/08/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 20/09/1961 | Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 76-UB/CQL |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Côn |
Ngày ban hành: | 17/08/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 20/09/1961 |
Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC Số: 76-UB/CQL |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1961 |
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÁC NGÔI NHÀ DÂN DỤNG
Ngày 26 tháng 6 năm 1959, Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã ban hành bản “Quy định tạm thời về tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng” (Công văn số 1359-UB/CQL). Qua quá trình áp dụng từ đó đến nay, Ủy ban xét thấy các tiêu chuẩn này rất thích hợp với hoàn cảnh nước ta, trừ một số ít điểm chưa được hợp lý.
Vì vậy, Ủy ban kế hoạch Nhà nước cho sửa chữa lại một số điểm, cho thích hợp và quyết định ban hành tiêu chuẩn thiết kế chính thức.
Bản “Tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng” sẽ có giá trị thay thế bản quy định tạm thời số 1359-UB/CQL kể từ ngày ký Thông tư này.
|
KT.
CHỦ NHIỆM |
THIẾT KẾ CÁC NGÔI NHÀ DÂN DỤNG
I. QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC
Tùy theo tính chất sử dụng và có các tiêu chuẩn xây dựng tương tự như nhau, các ngôi nhà dân dụng chia làm 8 loại sau đây:
1. Loại nhà ở, gồm có: nhà ở gia đình, nhà ở tập thể công nhân viên, ký túc xá học sinh, nhà dưỡng lão, nhà giữ trẻ, nhà nghỉ mát, khách sạn, nhà khách hay chiêu đãi sở, trại trẻ (vườn trẻ).
2. Loại cơ quan, gồm có: trụ sở các Ủy ban và đoàn thể, trụ sở các cơ quan chính trị, hành chính kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn phòng các xí nghiệp, văn phòng các trường học và các bệnh viện v.v…
3. Loại trường học, gồm có: lớp học, giảng đường, phòng thí nghiệm, các học viện, thư viện.
4. Loại Y viện, gồm có: bệnh xá, bệnh viện, viện điều dưỡng, nhà hộ sinh, viện quang tuyến và các cơ sở chữa bệnh khác.
5. Loại nhà văn hóa, gồm có: Hội trường, rạp hát, chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà triển lãm.
6. Loại cửa hàng, gồm có: các cửa hàng lớn, tiệm ăn và nhà ăn công cộng lớn.
7. Loại nhà phục vụ sinh hoạt, gồm có: các loại nhà phục vụ sinh hoạt công cộng ở các khu dân cư tập trung, quán hàng quán ăn hay giải khát, ga ra ô tô, nhà tắm, nhà giặt, hiệu may, hiệu cắt tóc, xưởng sửa chữa giầy, v.v… và các loại nhà phụ thuộc: nhà thường trực, nhà gác cổng, nhà bếp, kho đồ đạc v.v…
8. Loại nhà đặc biệt, gồm có: trụ sở Quốc hội, nhà bảo tàng, cung văn hóa, nhà hát nhân dân, thể dục quán, khách sạn quốc tế. Khu triển lãm, các ngôi nhà có tính chất kỷ niệm và tất cả các ngôi nhà quy cách đặc biệt mà không nằm trong 7 loại nói trên.
II. QUY ĐỊNH VỀ CHIỀU CAO CÁC TẦNG NHÀ
Chiều cao của một tầng nhà là chiều cao tính từ mặt sàn của tầng đó đến mặt sàn của tầng trên, hay đến mặt trên của xà trần (đối với tầng cuối cùng).
Chiều cao của nhà một tầng là chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt trên của xà trần, hay mặt trên của quá giang (đối với nhà không có trần).
Chiều cao tầng hầm của tất cả các loại nhà (được phép có tầng hầm) quy định nhất loạt là 2m40.
Chiều cao các loại nhà tạm thời quy định nhất loại là 2m70, trừ các hội trường quy định là 4m.
Chiều cao các tầng nhà quy định như sau:
Loại kiến trúc |
Chiều cao tầng nhà |
Bị chú |
1. Loại nhà ở: |
3,30m |
|
2. Loại cơ quan: chung Trụ sở các Bộ, Ủy ban và đoàn thể Trung ương |
3,30 3,60 |
|
3. Loại trường học |
3,90 |
|
4. Loại Y viện |
3,60 |
|
5. Loại nhà văn hóa: Hội trường dưới 500 chỗ ngồi Hội trường từ 500 – 800 chỗi ngồi Hội trường trên 800 chỗ ngồi Câu lạc bộ Nhà văn hóa |
5,40 6,00 6,60 3,60 3,90 |
Nếu có ban công 6,60 Nếu có ban công 7,20 Không tính phòng biểu diễn theo tiêu chuẩn chiều cao hội trường |
6. Loại cửa hàng |
3,90 |
|
7. Loại nhà phục vụ sinh hoạt |
3,00 |
III. QUY ĐỊNH VỀ HIÊN VÀ HÀNH LANG
Lối đi chính trong một ngôi nhà, tùy theo sự cấu tạo của mỗi ngôi nhà mà có thể là hàng hiên, hành lang một phía hay hành lang giữa nhà. Các lối đi phụ là các lối đi nối liền một số phòng nhất định với lối đi chính.
Chiều rộng hiên, hành lang và các lối đi phụ của các loại nhà quy định như sau:
Loại kiến trúc |
Hiện hay hành lang một phía |
Hành lang giữa nhà |
Lối đi phụ |
|
- Loại nhà ở |
1 tầng nhiều tầng |
1,20 1,60 |
1,60 1,80 |
1,00 |
- Loại trụ sở |
1 tầng nhiều tầng |
1,20 1,60 |
1,80 2,00 |
1,00 |
- Loại trường học |
1 tầng nhiều tầng |
1,60 2,00 |
2,00 2,00 |
1,00 1,00 |
- Loại Y viện |
1 tầng nhiều tầng |
1,60 2,00 |
2,00 2,00 |
1,00 |
- Loại nhà văn hóa: |
|
|
|
|
- Hội trường |
|
1,80 |
|
1,00 |
- Nhà văn hóa |
1 tầng nhiều tầng |
1,40 1,60 |
1,80 |
1,00 |
- Câu lạc bộ |
2,00 |
1,00 |
||
- Loại nhà phục vụ sinh hoạt |
1,20 |
|
1,00 |
Bị chú: Đối với các ngôi nhà ở dưới 5 gia đình thì hàng hiên hay hành lang giữa nhà chỉ bằng 1m20.
Số lượng thang gác dùng trong việc đi lại thường xuyên giữa các tầng của một ngôi nhà, tùy theo chiều dài của ngôi nhà (gồm cả chiều dài các cánh đối với các nhà kiểu chữ U, H, L) mà quy định như sau:
- Chiều dài ngôi nhà dưới 40m: 1 thang gác chính.
- Chiều dài ngôi nhà từ 40 – 80m: 2 thang gác chính hay 1 chính 1 phụ.
- Chiều dài ngôi nhà trên 80m: 3 thang gác chính hay 2 chính 1 phụ.
Chiều rộng các thang gác quy định như sau:
Loại kiến trúc |
Thang gác chính |
Thang gác phụ |
Thang xuống tầng hầm hay lên tầng thượng |
A |
1 |
2 |
3 |
Loại nhà ở và trụ sở |
1,20m 1,40(1) |
0,90 |
0,90 |
Loại trường học |
1,40 1,60(1) |
1,20 |
0,90 |
Loại Y viện |
1,60 |
1,20 |
0,90 |
Loại nhà phục vụ sinh hoạt |
1,20 |
0,90 |
0,90 |
Loại cửa hàng |
1,40 1,60(1) |
1,20 |
0,90 |
Loại nhà văn hóa |
1,40 |
0,90 |
0,90 |
Bị chú: (1) Đây là chiều rộng cầu thang chính của tầng thứ nhất trong các ngôi nhà 3 – 4 tầng, và là chiều rộng cầu thang chính của tầng thứ nhất và tầng thứ hai trong các ngôi nhà trên 4 tầng.
V. QUY ĐỊNH VỀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG VÀ DIỆN TÍCH CƯ TRÚ DÙNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC NGÔI NHÀ DÂN DỤNG
Diện tích sử dụng của một ngôi nhà dân dụng là diện tích bên trong các phòng trừ hàng hiên, hành lang, lối đi phụ, buồng thang gác và ban công.
Đối với ngôi nhà ở, diện tích cư trú là diện tích các phòng ăn, ngủ, tiếp khách, giải trí.
Cũng cần phân biệt với diện tích xây dựng của một ngôi nhà là diện tích của mặt cắt ngang sát đất, giới hạn với mặt ngoài của những bức tường hay hàng cột ngoài cùng của ngôi nhà đó.
Tiêu chuẩn diện tích sử dụng dùng để thiết kế như sau:
1. Loại nhà ở:
Phòng ngủ các loại nhà ở tập thể:
- Cán bộ, công nhân viên ở tập thể 4m2/1 giường
- Cán bộ phụ trách phòng, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay giảng dạy 8m2/1 giường.
- Ký túc xá: học sinh trường phổ thông 3,5m2/1 giường.
- Ký túc xá học sinh các trường kỹ thuật, bổ túc văn hóa hay nghiệp vụ, trường chính trị, trường đại học 4m2/1 giường.
- Chiêu đãi sở hay nhà khách, nhà nghỉ mát, nhà dưỡng lão 5m2/ 1 giường.
- Khách sạn: Loại phòng 1 giường 16m2/1 giường. Loại phòng nhiều giường 8m2/ 1 giường.
Nhà gửi trẻ, vườn trẻ: có quy định riêng.
Nhà ở gia đình: Diện tích cư trú cho mỗi gia đình tính như sau:
- Gia đình từ 2, 3 người: 14m2
- Gia đình từ 4, 5, 6 người: 24m2
- Gia đình 7, 8, 9 người: 32m2
- Gia đình trên 9 người: 44m2
Phòng sinh hoạt, đọc báo, tiếp khách ở các ngôi nhà ở tập thể: theo tiêu chuẩn 0,20m2/1 người ở, và không dưới 14m2.
Phòng học tập, nghiên cứu ở ký túc xá học sinh: 0,20m2/1 học sinh.
Nhà xí: Nhà xí làm ở trong hay ngoài các ngôi nhà ở được quy định số lượng như sau:
- 15 đàn ông có 1 hố ỉa và 1 hố đái.
- 12 phụ nữ hay 12 trẻ em ở trại trẻ có 1 hố ỉa và 1 hố đái.
- 3 gia đình có 1 hố ỉa và 1 hố đái.
Chỗ tắm, rửa giặt: Số lượng chỗ tắm, rửa, giặt, quy định như sau:
- 15 đàn ông có 1 chỗ tắm, rửa, giặt
- 12 phụ nữ có một chỗ tắm, rửa, giặt
- 3 gia đình có một chỗ tắm, rửa, giặt
Nhà bếp: Trong các ngôi nhà ở gia đình, tiêu chuẩn bếp cho mỗi gia đình là 4m2. Nhưng nếu trong khu nhà ở đã có nhà ăn công cộng thì tiêu chuẩn bếp cho mỗi gia đình là 2m2.
2. Loại cơ quan:
Phòng làm việc (bàn giấy):
- Cấp Bộ, Thứ trưởng Chủ tịch tỉnh hay thành phố: 24m2.
- Cấp giám đốc, ủy viên tỉnh hay thành phố: 18m2.
- Cấp quản đốc, ty trưởng, hiệu trưởng trường phổ thông cấp II, III trở lên: 14m2.
- Cán bộ nhân viên thường 4m2/1 bàn.
Phòng họa in: 5m2/ 1 bàn.
Phòng họp:
Họp không cần có bàn: 0,60m2/1 chỗ ngồi.
Họp cần có bàn: 1,20m2/ 1 chỗ ngồi.
(Phòng Hội đồng giáo sư ở các trường hay phòng họp các cán bộ phụ trách là loại phòng họp có bàn).
Nhà xí và chỗ rửa tay: Cứ 40 đàn ông hay 30 đàn bà có một hố ỉa, 1 hố đái và 1 chỗ rửa tay.
3. Loại trường học:
Phòng học các trường phổ thông:
- Phòng học có bàn thông thường (42-54 học sinh) có kích thước 6x8m.
- Phòng học lý hóa, vạn có kích thước 6x9m.
- Phòng thực tập lý hóa, vạn có kích thước 6x9m.
- Phòng chuẩn bị thí nghiệm lý hóa, vạn 20m2 – 24m2.
Số lượng các phòng học và thực tập lý hóa, vạn quy định như sau:
- Trường cấp III: 5 – 10 phòng học thông thường thì có thể làm 1 phòng học lý hóa, vạn, 1 phòng thực tập lý hóa, vạn và 2 phòng chuẩn bị thí nghiệm lý hóa, vạn.
- Trường cấp III: có trên phòng học thông thường thì có thể làm 2 phòng học lý hóa, vạn, 2 phòng thực tập lý hóa, vạn và 4 phòng chuẩn bị thí nghiệm lý hóa, vạn.
- Trường phổ thông cấp II cũng theo tiêu chuẩn trên, nhưng không có phòng thực tập lý hóa, vạn.
Phòng học khác:
- Phòng học họa: 2,70m2/ 1 học sinh.
- Giảng đường hay phòng học liên hợp: 1m2/ 1 học sinh.
Kho vật liệu thí nghiệm ở các trường phổ thông:
- Trường có 1 phòng học lý hóa, vạn và 1 phòng thực tập lý hóa, vạn thì có 3 kho vật liệu thí nghiệm, diện tích mỗi kho là 24m2.
- Trường có 2 phòng học lý hóa, vạn và 2 phòng thực tập lý hóa, vạn thì có 3 kho vật liệu thí nghiệm, diện tích mỗi kho là 36m2.
- Trường có 3 phòng học lý hóa, vạn và 3 phòng thực tập lý hóa, vạn thì có 3 kho vật liệu thí nghiệm, diện tích mỗi kho là 42m2.
Phòng nghỉ của giáo sư: theo tiêu chuẩn 2,50m2/ 1 phòng học thông thường.
Nhà học sinh chơi theo tiêu chuẩn 0,60m2/ 1 học sinh.
Phòng đọc sách của thư viện: theo tiêu chuẩn 1,20m2/ 1 chỗ ngồi.
Số chỗ ngồi trong phòng đọc sách quy định như sau:
- Thư viện nhà trường: 5% tổng số học sinh.
- Phòng đọc sách ở thư viện: 5 – 10% tổng số người thường tới thư viện.
Kho sách, báo tiêu chuẩn:
2,50m2 cho 1.000 cuốn sách.
6,50m2 cho 100 tập tạp chí toàn niên.
Phòng đọc sách và cho mượn sách: theo tiêu chuẩn 2m2 cho 1 người đợi, mượn sách. Số người đợi mượn sách tính theo công thức N/G, với N là tổng số người có thể mượn sách của thư viện và G là tổng số giờ cho mượn sách trong một tuần.
Nhà xí và chỗ rửa tay:
Trường học cứ 40 nam học sinh hay 30 nữ học sinh có một hố ỉa, một hố đái. Cứ 40 học sinh có một vòi nước rửa, diện tích là 1m2.
Thư viện cứ 80 chỗ ngồi có một hố ỉa và 2 hố đái.
4. Loại y viện:
Phòng khám bệnh hay khám sản phụ: 12m2.
Phòng đợi của bệnh nhân hoặc sản phụ:
- Người lớn: 1,20m2/ 1 người đợi cùng một lúc
- Sản phụ: 1,60m2/ 1 người đợi cùng một lúc
- Trẻ em: 1,60m2/ 1 người đợi cùng một lúc
Số người đợi khám bệnh hay khám thai tính là:
- 10 người cho phòng khám của khoa.
- 20 người cho phòng bệnh điều trị ngoại trú.
- 30 người cho phòng khám bệnh của bệnh viện phổ thông.
Số người đợi để vào nằm bệnh viện hay nhà hộ sinh tính bằng 3% tổng số giường của bệnh viện hay nhà hộ sinh.
Phòng phát thuốc, phòng tiêm thuốc của bệnh viện, bệnh xá
- 1 y tá làm việc 12m2.
- 2 – 3 y tá làm việc 20m2.
Phòng Y tế cơ quan xí nghiệp:
- 1 y tá làm việc 16m2.
- 2 – 3 y tá làm việc 24m2.
Phòng băng bó, phòng bó bột:
- 1 bàn: 16m2.
- 2 bàn: 24m2.
(nếu có máy chiếu điện thì thêm 6m2).
Phòng đỡ đẻ:
- 1 bàn đẻ: 18m2.
- 2 bàn đẻ: 24m2.
- 3 bàn đẻ: 30m2.
Phòng mổ:
- Phòng mổ chung: 25 – 30m2.
- Phòng mổ mắt: 20m2.
- Chỗ sửa soạn: 15m2.
- Chỗ hấp dụng cụ: 15m2.
- Các phòng mổ nếu có sinh viên học tập thì thêm cho mỗi sinh viên 0,50m2.
Chỗ khử trùng, thay quần áo bệnh nhân khi vào hay ra viện:
- Bệnh viện dưới 50 giường: 12m2.
- Bệnh viện từ 50 – 200 giường: 18m2.
- Bệnh viện trên 200 giường: 24m2.
Phòng khử trùng, thay quần áo của nhân viên: Tính theo mỗi đơn vị chữa bệnh (hay 25 giường) là 8m2.
Phòng bác sĩ, hộ sinh, y tá:
- Phòng bác sĩ, y sĩ điều trị chính: 12m2.
- Phòng y sĩ hộ sinh, y tá thường trực 8m2 với phòng 1 giường và 14 m2 với phòng 2 giường.
Phòng chữa răng, chữa tai, mũi, họng:
- Phòng chữa mắt: 18m2
- Buồng tối: 20m2.
Phòng chữa răng, chữa tai, mũi họng:
1 ghế: 14m2.
2 ghế: 18m2.
- Buồng xoi thực quản: 14m2.
Phòng chữa bệnh bằng ánh sáng, nhiệt độ, xoa bóp: 5m2/1 giường.
Phòng chữa bệnh bằng vận động, thể dục:
- Chỗ vận động: 5m2/ 1 người
- Chỗ để máy: 4m2/ 1 máy
- Phòng tắm: 4m2/ 1 chỗ
Phòng chiếu điện, chụp ảnh, quang tuyến X:
- Phòng chiếu điện, chụp ảnh: 24m2
- Phòng quang tuyến X: 24m2
(chưa kể chỗ để máy)
- Chỗ rửa phim: 8m2
- Kho phim: 8m2
Phòng hóa nghiệm: 0,20m2 cho 1 giường bệnh
Phòng bệnh nhân:
- Người lớn: Phòng nhỏ 7m2/ 1 giường
Phòng lớn 5m2/ 1 giường
- Trẻ em: Phòng nhỏ 7m2/ 1 giường
Phòng lớn 4m2/ 1 giường
- Bệnh thần kinh: 12m2/ 1 giường
Phòng sản phụ:
Phòng nhỏ 7m2/ 1 giường
Phòng lớn 5m2/ 1 giường
Phòng trẻ sơ sinh: 2,50m2/ 1 giường
Phòng cách ly: - Phòng một giường 10m2
- Phòng hai giường 14m2
Chỗ tắm rửa: 4m2 cho 1 phòng cách ly.
Phòng tẩy uế, rửa dụng cụ bẩn: 4 – 8m2 cho mỗi đơn vị chữa bệnh (hay 25 giường).
Phòng ăn: Mỗi đơn vị chữa bệnh (hay 25 giường) có 1 phòng ăn, tiêu chuẩn 0,75m2/ 1 giường.
Nhà xí bệnh nhân: Mỗi đơn vị chữa bệnh (hay 25 giường) 1 hố ỉa, 1 hố đái.
Phòng tắm rửa: Mỗi đơn vị chữa bệnh (hay 25 giường) có 1 chỗ tắm và 1 chỗ rửa mặt.
Nhà giặt, kho quần áo: nhà giặt và là xấy quần áo: 0,30m2 mỗi giường, kho quần áo sạch 0,20m2/ 1 giường bệnh.
Nhà xác: 1 buồng: 14m2
Nhà mổ xác: chỗ mổ 15m2
- Chổ rửa xác: 12m2
- Buồng chuẩn bị: 8m2
- Buồng dụng cụ và tiêu bản 4m2
Bếp và kho bếp:
- Bệnh viện dưới 100 giường: 0,75m2/ 1 giường.
- Bệnh viện trên 100 giường: 0,50m2/ 1 giường.
5. Loại nhà văn hóa:
Tiền sảnh (gồm cả nhà bán vé)
- Hội trường: 0,05m2/1 chỗ ngồi của phòng khán giả.
- Rạp hát, rạp chiếu bóng: 0,10m2/ 1 chỗ ngồi của phòng khán giả.
Phòng khán giả hay phòng biểu diễn: 0,60m2/ chỗ ngồi gồm cả lối đi trong phòng và diện tích ban công.
Phòng nghỉ và giải khát: 0,10m2/ 1 chỗ ngồi của phòng khán giả.
Nhà xí:
- Rạp hát và rạp chiếu bóng: cứ 80 chỗ ngồi có một hố ỉa và 2 hố đái:
- Hội trường, câu lạc bộ, nhà văn hóa cứ 60 chỗ ngồi có 1 hố ỉa và 2 hố đái.
Phòng đọc sách của câu lạc bộ: tiêu chuẩn 1,20m2/1 chỗ ngồi. Số chỗ ngồi bằng 5% tổng số hội viên câu lạc bộ.
Phòng giải trí của câu lạc bộ: Tiêu chuẩn 1,20m2/ 1 chỗ ngồi. Số chỗ ngồi bằng 10% tổng số hội viên câu lạc bộ.
Phòng biểu diễn ở câu lạc bộ: Số chỗ ngồi bằng 50% tổng số hội viên câu lạc bộ.
6. Loại cửa hàng:
Gian bán hàng: 16m2/ 1 chỗ bán.
Gian chứa hàng:
- Vải, lụa, quần áo, sách báo: 5m2/1 chỗ bán.
- Văn phòng phẩm, đồ trang sức, đồng hồ, đồ vô tuyến điện, đồ điện, máy ảnh: 6m2/ 1 chỗ bán.
- Thực phẩm, rượu, đường, chè, thuốc lá: 9m2/1 chỗ bán.
- Đồ mỹ nghệ, nhạc cụ, đồ chơi: 10m2/ 1 chỗ bán.
- Ngũ kim, đồ sứ, thủy tinh, đồ gồm: 12m2/ 1 chỗ bán.
- Đồ gỗ (bàn, ghế, giường, tủ): 60m2/ 1 chỗ bán.
Nhà ăn công cộng và tiệm ăn:
Phòng ăn:
Nhà ăn công cộng mức đại táo: 0,70m2/ 1 chỗ ngồi.
Nhà ăn mức trung và tiểu táo: 1,00m2/ 1 chỗ ngồi.
- Tiệm ăn: (gồm cả chỗ bán thức ăn): 1,20m2/ 1 chỗ ngồi.
Bếp: Kho bếp, chỗ sửa soạn đồ ăn:
- Nhà ăn công cộng dưới 300 chỗ: 0,40m2/ 1 chỗ ngồi.
- Nhà ăn công cộng trên 300 chỗ: 0,30m2/ 1 chỗ ngồi.
- Tiệm ăn: 0,50m2/ 1 chỗ ngồi.
Chỗ rửa tay ở nhà ăn và tiệm ăn: cứ 40 chỗ ngồi có 1 chỗ rửa tay 1m2.
Nhà xí: cứ 80 chỗ ngồi có 1 hố ỉa và 2 hố đái.
7. Loại nhà phụ thuộc:
Ga-ra: xe du lịch 1 chiếc chiếm diện tích 2,50 x 5,00m.
Nhà để xe đạp: 0,90m2/ 1 xe.
Nhà tắm công cộng: 2,50m2/ 1 chỗ tắm.
Quán hàng: 12m2/ 1 chỗ bán.
Xưởng sửa chữa nhỏ, tiệm may, cắt tóc, chữa giầy: chỗ làm việc: 4m2/ 1 công nhân.
8. Diện tích phụ thuộc trong các nhà chính:
- Buồng tắm (1 vòi): 1,20m x 1,50m
- Chỗ rửa mặt (1 vòi): 0,90m x 1,20m
- Chỗ giặt (1 vòi): 0,60m x 1,40m
- Hố xí cá nhân: 0,90m x 1,50m
- Chỗ đi tiểu cá nhân: 0,50m x 0,70m.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây