Thông tư 66P/4 năm 1946 về việc tổ chức tư pháp công an do Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư 66P/4 năm 1946 về việc tổ chức tư pháp công an do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 66P/4 | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Văn Hưởng |
Ngày ban hành: | 25/07/1946 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/08/1946 | Số công báo: | 31-31 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 66P/4 |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Nguyễn Văn Hưởng |
Ngày ban hành: | 25/07/1946 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/08/1946 |
Số công báo: | 31-31 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 66P/4 |
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 1946 |
THÔNG TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: Các ông Chánh nhất và Chưởng lý các tòa Thượng thẩm Hà Nội, Huế và Sài Gòn
Bản bộ gửi các ông Sắc lệnh về việc tổ chức tư pháp công an để các ông ra chỉ thị cho các tòa án tiện thi hành; việc tổ chức này khác xưa nhiều, mà khác cả hình sự tố tụng của pháp nhiều([1]).
Từ nay chữ “Police judiciaire” sẽ dịch là “Tư pháp công an”và chữ “Police judiciaire mobile” dịch là “Tư pháp công an lưu động,”
Chữ “Officers supérieurs de police judiciaire” dịch là “Phụ trách tư pháp công an”; chỉ có dự thẩm, biện lý và phó biện lý là phụ trách tư pháp công an thôi.
Chữ “Officiers de police judiciaire auxiliaires du procureur de la Répulique”dịch là “Ủy viên tư pháp công an”.
Ủy viên tư pháp công an thì có 3 hạng đã định rõ ở đoạn a b c điều thứ ba. Riêng các ủy viên tư pháp công an về hai đoạn a và b thì có quyền điều tra và lập biên bản về tất cả các việc phạm pháp (compétence générale); các kiểm soát viên thuộc hạng c chỉ có quyền điều tra và lập biên bản về các việc phạm pháp riêng cho từng ngành (compétence spéciale).
Ở toàn quốc về bên công an thì có Việt Nam Công an vụ.
Ngoài việc chia thành các phòng ở trung ương, thì Việt Nam Công an vụ chia ra 3 kỳ. Ở mỗi kỳ có một giám đốc và phó giám đốc trông nom toàn kỳ. Công việc ở kỳ chia ra:
I0_ “Lưu động” ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn ;
20_ “Thường trú” ở các tỉnh.
Tư pháp công an lưu động có nhiều phòng; nhưng những phòng thường có việc với tòa án là phòng chính trị và phòng tư pháp. Các ông chủ sự và phó chủ sự hai phòng này là ủy viên tư pháp công an và chỉ riêng các ông ấy mới có quyền tự mình đi điều tra, hay ký giấy phái các khu trưởng và tiểu đội trưởng trở lên đi điều tra trong toàn kỳ. Sở dĩ cả ông chủ sự và phó chủ sự phòng chính trị cũng là ủy viên tư pháp công an là vì có khi lúc điều tra và lập biên bản việc phạm pháp có tính cách chính trị, sau điều tra kỹ thì việc ấy chỉ là việc thường phạm. Muốn cho biên bản và sự khám xét có hiệu lực, nên cần phải để ông chủ sự và phó chủ sự phòng chính trị làm ủy viên tư pháp công an.
Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Sài Gòn, Chợ lớn đã chia hoặc sẽ chia ra thành nhiều quận công an, ở đầu mỗi quận có một trưởng quận giữ trách nhiệm ủy viên tư pháp công an. Ở trên các trưởng quận còn có trưởng ban chính trị và ban tư pháp; hai trưởng ban này cũng là ủy viên tư pháp công an.
Ngoài các thành phố lớn kể trên, các tỉnh khác đều có trưởng ty công an; các trưởng ty và các chỉ trưởng ty thôi mới là tư pháp công an, trừ ra ở những tỉnh nào nhiều việc quá, thì bộ Nội vụ sẽ chỉ định một trưởng ban trong công ty công an tỉnh làm ủy viên tư pháp công an. Trong trường hợp này thì trưởng ty công an sẽ không phải tuyên thệ và sẽ không là ủy viên tư pháp công an.
* * *
Bản bộ cần nhắc lại Sắc lệnh này chỉ tổ chức tư pháp công an và việc khám nhà thôi; ngoài ra việc bắt giam người vẫn phải theo đúng Sắc lệnh số 40 ngày 29 tháng 3 năm 1946 nghĩa là về thường phạm, ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, muốn bắt công dân phải có lệnh viết trước của thẩm phán viên.
* * *
Trong khi thi hành nhiệm vụ tư pháp công an, thì tất cả các phụ trách tư pháp công an và các ủy viên tư pháp công an đều đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của trưởng lý trong một kỳ.
Ở mỗi tỉnh, biện lý kiểm soát trực tiếp các ủy viên tư pháp công an trong toàn tỉnh khi các ủy viên đó thi hành nhiệm vụ tư pháp công an; ngoài phương diện tư pháp công an, thì biện lý không có quyền kiểm soát các ủy viên đó về phần chức nghiệp khác của họ. Biện lý có quyền gọi các ủy viên tư pháp công an đến buồng giấy để ra chỉ thị về phương diện tư pháp công an và cảnh cáo nếu phạm lỗi nhỏ.
Nếu ủy viên tư pháp công an nào phạm lỗi nặng thì biện lý trình chưởng lý; ngoài ra nếu ủy viên tư pháp công an phạm hình luật thì cứ việc truy tố như một công dân thường. Biện lý và chưởng lý sẽ cho nốt, các ủy viên tư pháp công an đề nghị việc thăng thưởng hoặc trừng phạt với cơ quan hành chính sở quan.
Ủy viên tư pháp công an lưu động có quyền đi điều tra trong toàn kỳ; nhưng muốn cho khỏi có sự lạm dụng vì các địa phương không quen mặt ông chủ sự và phó chủ sự phòng chính trị và phòng tư pháp, và nhất là các tiểu đội trưởng, nên Sắc lệnh có định rằng sau khi điều tra và khám xét ở một nơi nào, thì nhân viên nào đã đi điều tra gửi một bản sao biên bản cho biện lý tỉnh mà mình vừa đi điều tra về. Biện lý chỉ cần một bản sao, vì bản chính phải giữ trong hồ sơ chính và sẽ đưa ra tòa án nơi xảy ra vụ phạm pháp chính.
* * *
Một công an viên không có quyền tới khám xét nhà thường dân; mệnh lệnh phải do ủy viên tư pháp công an ký, và giao cho một nhân viên công an ít ra ở cấp khu trưởng hoặc tiểu đội trưởng trở lên.
Nhà một công dân là một nơi phải được tôn trọng; việc khám nhà nên rất thận trọng. Ngoài trường hợp cháy nhà, lụt hoặc có tiếng cầu cứu trong nhà phát ra thì không được khám nhà tư nhân ban đêm, nghĩa là sau 6 giờ chiều và trước 6 giờ sáng.
Sắc lệnh này cho phép các phụ trách tư pháp công an và các ủy viên tư pháp công an quyền khám nhà; như vậy là khác với xưa, vì trước kia ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ khi nào có lệnh viết của dự thẩm, thì mới có quyền khám nhà công dân. Nay tư pháp công an của nước ta tổ chức lại, nên Chính phủ có thể tin ở các phụ trách và các ủy viên tư pháp công an mà giao quyền đó cho họ. Những việc khám nhà phải theo đúng hình thức đã định rõ ở điều thứ 8 và điều thứ 9; nếu không thì biên bản vô giá trị.
Đối với các hàng cà phê, khiêu vũ, cao lầu, nhà thường, chứa gá cờ bạc nghĩa là nhà mà công chúng ra vào tự do thì phụ trách và ủy viên tư pháp công an có quyền vào khám đến khi nào người khách hàng cuối cùng hoặc người đánh bạc cuối cùng ra vế hết thì nhà đó mới lại đươc tôn trọng như một nhà thường.
* * *
Chỉ có biện lý mới có quyền tạm đình cứu một việc hình, bao nhiêu biên bản, sau khi đã điều tra xong, đều phải đưa sang phòng biện lý để ông biện lý xét có nên hay không nên truy tố (opportunité des poursuites). Nhưng nếu biện lý tạm đình cứu, mà có tư nhân bị thiệt hại muốn đưa việc ra tòa đứng chánh tố, thì tư nhân ấy phải đứng dân sự nguyên cáo (điều thứ 10 đọan 2).
Một sự đặc biệt khác xưa, là nay ngoài các đơn do dự thẩm hoặc biện lý chuyển sang ủy viên tư pháp công an yêu cầu điều tra thì nếu ủy viên tư pháp công an nhận thẳng đơn khiếu nại hoặc tố cáo cua dân chúng thì có quyền điều tra trước, chứ không cần phải đưa ông biện lý xem trước như xưa. Như vậy công việc được nhanh chóng, tang vật có thể tịch thu được ngay.
Nhưng biện lý thay mặt cho chính phủ lúc nào cũng có quyền lấy hồ sơ xem và hoặc để ủy viên tư pháp công an tiếp tục công việc điều tra, hoặc giao sang phòng dự thẩm, hoặc theo lệnh của Chính phủ tạm đình cứu.
* * *
Nói tóm lại, Sắc lệnh này giao rất nhiều quyền cho các ủy viên tư pháp công an; bản bộ mong rằng các ông chưởng lý và biện lý sẽ ra chỉ thị thật rõ ràng để công việc tư pháp công an được hoàn hảo, dân chúng được an cư lập nghiệp
|
THỪA LỆNH BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
[1]Sắc lệnh này đăng trong số Công báo này, trang 397
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây