22572

Thông tư 6088-CB/LTC năm 1959 hướng dẫn Thông tư 46-TT LB về chế độ đối với thực tập sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh là cán bộ, nhân viên, công nhân trong biên chế Nhà nước được cơ quan, xí nghiệp chọn ra ngoài học tập do Bộ Nội vụ ban hành

22572
LawNet .vn

Thông tư 6088-CB/LTC năm 1959 hướng dẫn Thông tư 46-TT LB về chế độ đối với thực tập sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh là cán bộ, nhân viên, công nhân trong biên chế Nhà nước được cơ quan, xí nghiệp chọn ra ngoài học tập do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 6088-CB/LTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 24/10/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/11/1959 Số công báo: 43-43
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 6088-CB/LTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 24/10/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/11/1959
Số công báo: 43-43
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6088-CB/LTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 46-TT LB NGÀY 26-09-1959 VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THỰC TẬP SINH, LƯU HỌC SINH, NGHIÊN CỨU SINH LÀ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CÔNG NHÂN TRONG BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC ĐƯỢC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP CHỌN RA NGOÀI HỌC TẬP

Kính gửi:

- Các Bộ,
- Các cơ quan, đoàn thể Trung ương
- Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh

 

Tiếp theoThông tư số 46-TT/LB ngày 26-09-1959 của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính – Giáo dục về chế độ đối với thực tập sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh là cán bộ, nhân viên, công nhân trong biên chế Nhà nước, Bộ tôi hướng dẫn thêm mấy điểm sau đây:

I. MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THỰC TẬP SINH, LƯU HỌC SINH, NGHIÊN CỨU SINH

Chế độ thực tập sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh, nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên, công nhân trong biên chế Nhà nước đi học, bảo đảm thực hiện yêu cầu về số lượng, chất lượng của kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật mà Trung ương và Chính phủ đã đề ra; làm cho anh chị em trong thời gian ở nước bạn an tâm, phấn khởi học tập để sau này về nước tiếp tục công tác được tốt.

II. QUYỀN LỢI Ở TRONG NƯỚC

Quyền hạn ở ngoài nước như trong Thông tư số 46-TT/LB đã quy định. Riêng về quyền lợi ở trong nước, có mấy điểm cần  nói rõ thêm:

1. Đối với những cán bộ, nhân viên , công nhân không có gia đình hoặc có nhưng không phải trực tiếp nuôi dưỡng:

a) So sánh lương chính khi công tác với sinh hoạt phí ở ngoài nước hiện nay, nếu lương chính cao hơn thì hàng tháng được hưởng khoản chênh lệch ấy. Trường hợp này ở các nước Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, v.v… thì nói chung không có, vì sinh hoạt phí ở các nước ấy (tính theo giá hối đoái phí Mậu dịch) đều cao hơn lương chính ở trong nước; chỉ có một số rất ít đi học và thực tập ở Trung quốc.

Sau đây là sinh hoạt phí của thực tập sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh ở một số nước:

Nước

LƯU HỌC SINH

Nghiên cứu sinh

Thực tập sinh

Giá hối đối phí Mậu dịch

Đại học

Trung cấp

Liên –xô
Trung quốc
Ba-lan
Tiệp-khắc
CHDC Đức
Hung-ga-ri

500Rúp
32đ Nhân dân tệ
880 Zloty
300 Couronne
225 Mark
861 Florint

480 r
28 r

460 c
200 m
786 f

700 r
40đ


40đ và 35đ

0đ308
1đ848
0đ205116
0đ27222
0đ794
0đ220

- Như vậy, nếu đi học:

+ Đại học Liên-xô:

500 Rúp x 0đ308 = 154đ00 Ngân hàng VN.

+ Đại học ở Ba-lan:

880 Zloty x 0,205116 = 180đ502 -

+ Đại học ở Tiệp-khắc:

500 Couronne x 0,27222 = 136đ11 -

+ Đại học ở Công hòa dân chủ Đức:

225 Mark x 0,794 = 178đ65 -

v.v…..

- Trường hợp đi học ở Trung quốc.

Ví dụ:

- Đồng chí A. đi thực tập:

+ Lương bậc 11/21 …………….82đ00

+ Sinh hoạt phí: 40đ x 1đ848 ….73đ92

Như vậy, hàng tháng đồng chí A

còn được hưởng chênh lệch là: 8đ08

- Đồng chí B đi Đại học:

+ Lương bậc 9/21 …………….64đ000

+ Sinh hoạt phí: 32 x 1đ848 ….59đ136

Như vậy, hàng tháng đồng chí B

còn được hưởng chênh lệch là:    4đ864

b) Mục II, điểm I trong Thông tư số 46-TT/LB đã quy định những loại chỉ được hưởng khoản chênh lệch (nếu có), nay giải thích thêm 2 loại sau đây:

- Những người có vợ, tuy có con, nhưng công tác ở cơ quan hay xí nghiệp, lương bản thân từ bậc 8/21 hoặc mức lương tương đương trở lên là những người có ít con, mặc dù chồng đã đi học, nhưng đời sống vẫn bình thường. Trường hợp tuy vợ là bậc 8/21 trở lên, nhưng có nhiều con, hoặc phải trực tiếp nuôi bố mẹ già, v.v… đời sống gặp nhiều khó khăn thì vẫn được trợ cấp hàng tháng như điểm 2 (mục II) đã quy định.

- Những người có vợ, con ở nông thôn và thành thị, có công ăn việc làm, đời sống được bảo đảm, không phải trực tiếp nuôi dưỡng. Ví dụ: gia đình đồng chí A là trung nông khá, có 1 vợ, 3 con, vợ và 2 con lớn đều là lao động chính, thu hoạch hàng năm đủ ăn.

Tóm lại những người chỉ được hưởng khoản chênh lệch (nếu có) mà không được trợ cấp hàng tháng là những người không có gia đình, hoặc có những khi còn công tác không phải trực tiếp nuôi dưỡng mà thỉnh thoảng chỉ gửi cho gia đình ít nhiều để phụ thêm việc may mặc, v.v… nay đi học ở nước ngoài, sinh hoạt gia đình không đến nỗi khó khăn, chật vật lắm.

c) Đối với những cán bộ, nhân viên, công nhân mặc dù có được hưởng khoản chênh lệch hay không, nhưng về khoản trợ cấp con thì gia đình vẫn được tiếp tục lĩnh mỗi con 5đ từ con thứ 3 (nếu có).

2. Đối với những người có gia đình phải trực tiếp nuôi dưỡng:

a) Những người có gia đình phải trực tiếp nuôi dưỡng theo tinh thần Thông tư 46-TT/LB là những người đông con, vợ ốm đau, hay có bố mẹ già không còn làm lụng được mà chỉ nương tựa vào người cán bộ ấy. Lương hàng tháng, ngoài việc chi tiêu những việc cần thiết cho bản thân, còn phải chu cấp hoàn toàn hoặc phần lớn cho gia đình, không có không được.

b) Những người có vợ công tác, trước đây cơ quan đã tạm chuyển bảo lưu phụ cấp con cho vợ thì bắt đầu từ ngày 01-10-1959 vợ chỉ được lĩnh lương bản thân, trợ cấp con (từ con thứ 3 trở lên) và phần trợ cấp hàng tháng mà không được giữ nguyên khoản bảo lưu về phụ cấp con đã chuyển gần đây.

c) Đối với những gia đình hiện nay không khó khăn, nhưng sau này vì những lý do đặc biệt lại gặp khó khăn ngược lại. Ví dụ: Vợ đồng chí B hiện có công ăn việc làm, nhưng mấy tháng sau sinh đẻ, lại bị ốm đau không làm được v.v… Trường hợp cá biệt này, các cơ quan sẽ xét cụ thể giải quyết.

Việc xét những cán bộ, nhân viên, công nhân có gia đình phải trực tiếp nuôi dưỡng hay không là một vấn đề khá phức tạp. Vì vậy đề nghị các Bộ căn cứ vào tinh thần của chế độ mà xét cụ thể từng người. Làm thế nào một mặt phải bảo đảm cho anh chị em an tâm, phấn khởi học tập, nhưng mặt khác vẫn giữ được quan hệ tốt giữa cán bộ, công nhân đi học và cán bộ, công nhân đang sản xuất, công tác.

Trong khi xét hoàn cảnh gia đình của từng người, Bộ quản lý anh chị em cần trao đổi kỹ với các cơ quan cũ (trước khi đi học); nếu cơ quan cũ không sát thì phải nhờ Ủy ban Hành chính xã, khu phố cung cấp tình hình cụ thể. Đối với những lưu học sinh, nghiên cứu sinh là cán bộ trong biên chế, đi học các niên khóa trước, chưa có bậc lương 1958 thì Bộ Giáo dục phối hợp với các cơ quan cũ mà tạm định bậc lương để giải quyết.

Những người đã đi hoặc sắp đi mà được hưởng trợ cấp hàng tháng, hoặc hưởng chênh lệch (nếu có), Bộ quản lý cần ra quyết định và gửi cho gia đình những người ấy một bản để tiện việc lĩnh tiền hàng tháng.

Trong khi thi hành, có gặp những trường hợp mắc mứu, khó khăn, đề nghị các Bộ cho Bộ tôi biết để cùng tham gia ý kiến giải quyết.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Tô Quang Đẩu

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác