Thông tư 47-VHH-DS năm 1957 giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau trong giảm tô và cải cách ruộng đất do Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư 47-VHH-DS năm 1957 giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau trong giảm tô và cải cách ruộng đất do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 47-VHH-DS | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Trần Công Tường |
Ngày ban hành: | 19/04/1957 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/06/1957 | Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 47-VHH-DS |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Trần Công Tường |
Ngày ban hành: | 19/04/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/06/1957 |
Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TƯ PHÁP |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 47-VHH-DS |
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 1957 |
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VỤ VỢ CHỒNG BỎ NHAU TRONG GIẢM TÔ VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: |
-Các Ủy ban Hành chính liên
khu, khu, thành phố và khu vực Vĩnh Linh |
Từ trước đến nay, những việc vợ chồng bỏ nhau vì nguyên nhân phong kiến rất nhiều. Gần đây trong giảm tô, cải cách ruộng đất có những việc vợ chồng bỏ nhau do những nguyên nhân chính sau đây:
Bản thân hoặc gia đình một bên lên thành phần, hoặc bị kích lên thành phần hay bị quy sai là phản động.
Có sự đấu tố giữa vợ chồng đấu tố bà con gia đình của nhau.
Trong giảm tô và cải cách ruộng đất lại còn một số việc vợ chồng bỏ nhau vì tảo hôn, cưỡng ép lấy nhau, lấy vợ để bóc lột nhân công sau đó vợ chồng mâu thuẫn sâu sắc với nhau không thể chung sống được, nhân có giảm tô, cải cách ruộng đất nên bỏ nhau.
Những việc vợ chồng bỏ nhau nay chưa được tòa án công nhận. Sau đó một số đã tự động lấy chồng hoặc lấy vợ khác, có người đã có con với chồng mới hoặc với vợ mới.
Những trường hợp bỏ nhau vì liên quan, vì đấu tố,v.v… xảy ra ở nhiều nơi đã phần nào làm thương tổn đến đoàn kết nông thôn. Vấn đề này do sai lầm chung trong giảm tô và cải cách ruộng đất, vì vậy cần quan niệm rằng việc giải quyết loại việc này là một công tác sửa sai chung. Vì vậy Bộ đề ra chủ trương như sau:
Đối với những vụ vợ chồng đã bỏ nhau trong giảm tô, cải cách ruộng đất, nên phân biệt hai loại:
Căn cứ vào tinh thần tự giác và tình cảm của hai bên.
Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhất là con còn bé.
Điều cốt yếu là việc giải quyết phải dựa vào các nguyên tắc trên để thương lượng với nhau, nhằm đoàn kết được nông thôn để phục vụ cho công tác sửa sai chung được kết quả.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp không thể nói hết trong thông tư này được, phải căn cứ vào các nguyên tắc trên và nắm vững đường lối và chính sách của Chính phủ đã quy định trong công tác sửa sai mà giải quyết. Dưới đây là một số ý kiến hướng dẫn để các tòa án áp dụng và rút kinh nghiệm.
a) Đối với những vợ chồng bỏ nhau đã có con hoặc chưa có con, nhưng vợ chưa lấy chồng khác, chồng chưa lấy vợ khác, thì phương châm là kiên trì giải quyết tư tưởng cho hai bên thông cảm nhau là do sai lầm chung mà vợ chồng bỏ nhau, nay nên về đoàn tụ với nhau như cũ, nhất là khi hai bên đã có con còn bé.
b) Đối với những vợ chồng bỏ nhau mà một bên đã lấy người khác rồi, có hai trường hợp:
Nếu vợ đã đi lấy chồng mới mà chưa có con, nay vợ muốn trở về với chồng cũ và chồng cũ muốn đoàn tụ, thì cho đoàn tụ và giải quyết cho người chồng mới thông. Nếu người vợ một mực ở với chồng mới dù chưa có con với người này, thì nên giải thích cho người chồng cũ thỏa thuận ly hôn với người vợ. Trường hợp đã có con với chồng cũ, nhất là khi có con còn bé thì cẩn thận trọng trong việc ly hôn.
Trường hợp chồng đã lấy vợ mới, có con hay chưa có con nay muốn về với vợ cũ nhưng vợ cũ không muốn trở lại, thì cần cho ly dị; trường hợp cũ cũng muốn trở lại với chồng thì nên căn cứ vào tình cảm của ba người đối với nhau và tùy tập quán địa phương mà giải quyết cho ổn thỏa.
c) Trường hợp hai bên đều đã lấy vợ lấy chồng khác rồi thì nên cho họ ly hôn để họ chính thức lập gia đình mới.
d)Trường hợp đa thê, nhân vi đấu tố mà vợ lẽ bỏ chồng thì nói chung nên giải quyết cho ly hôn, nhưng có trường hợp vì sinh kế, vì con cái hay vì tình cảm, người vợ lẽ muốn đoàn tụ thì giải quyết cho đoàn tụ.
Trong các trường hợp a, b,d nói trên, nếy có đấu tố mà thành có mâu thuẫn sâu sắc về tình cảm không thể trở về với nhau được nữa thì tòa án sẽ tùy trường hợp cho ly hôn nhưng cần giải thích kỹ để cố gắng đi đến chỗ hai bên thuận tình ly hôn để tránh thành kiến và xích mích giữa hai bên có hại cho đoàn kết nông thôn.
B. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG KHI GIẢI QUYẾT NHỮNG VIỆC LY HÔN
Hoặc ngại khó khăn gian khổ, không kiên trì vận động giải thích, nên dễ dãi cho ly hôn trong trường hợp xét ra còn có khả năng đoàn tụ.
Hoặc gò ép máy móc cho đoàn tụ trong trường hợp không còn khả năng đoàn tụ nữa.
2. - Đối với những vụ xử cho ly hôn, không nên đặt vấn đề bồi thường sính lễ.
Trên đây không nêu lên vấn đề tranh giành con cái và thanh toán tài sản ly hôn, vì cách giải quyết những vấn đề này nói chung sẽ theo đường lối chung đối với các vụ ly hôn thông thường.
Vấn đề giải quyết những việc vợ chồng bỏ nhau vì sai lầm trong giảm tô và cải cách ruộng đất cần phải kết hợp chặt chẽ đoàn thể và chính quyền từ trên xuống dưới, nhất là các thể nông hội, phụ nữ, thanh niên. Cần đi sâu tìm hiểu tư tưởng và nguyên nhân mâu thuẫn của hai vợ chồng và gia đình hai bên. Phải kiên trì giáo dục chính sách, giải quyết tư tưởng trường hợp có khả năng đoàn tụ với nhau.
Để chấm dứt tình trạng tự động bỏ nhau rồi đi lấy vợ lấy chồng khác, tòa án và các đoàn thể nên vận động để việc bỏ nhau và việc lấy chồng mới vợ mới được hợp pháp (như là ra án cho ly hôn hoặc khai kết hôn chính thức).
|
K.
T. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây