22253

Thông tư 47-TC/ST năm 1959 quy định về việc thu thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế doanh nghiệp đối với các tổ chức hợp tác thủ công nghiệp và tiểu thương do Bộ Tài chính ban hành

22253
LawNet .vn

Thông tư 47-TC/ST năm 1959 quy định về việc thu thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế doanh nghiệp đối với các tổ chức hợp tác thủ công nghiệp và tiểu thương do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 47-TC/ST Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 05/12/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 23/12/1959 Số công báo: 49-49
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 47-TC/ST
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 05/12/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 23/12/1959
Số công báo: 49-49
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47-TC/ST

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ VIỆC THU THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP VÀ THUẾ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC HỢP TÁC THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ và Nghị định số 425 ngày
01-12-1959 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính quy định dưới đây một số điểm cụ thể về việc thu thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế doanh nghiệp đối với các tổ chức hợp tác thủ công nghiệp và tiểu thương.

1. Về tỷ lệ huy động cố định (nói trong điều 3 bảng quy định tạm thời biện pháp thu thuế đối với Hợp tác xã thủ công).

- Nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tỷ lệ huy động này được cố định trong thời gian từ đầu 1959 cho đến khi có chính sách thuế lợi tức mới đối với Hợp tác xã.

- Tỷ lệ huy động cố định tính riêng cho từng tổ chức hợp tác theo phương pháp sau:

- Căn cứ tình hình kinh doanh 06 tháng kể từ khi tổ chức hợp tác bắt đầu sản xuất kinh doanh, tìm ra thực lãi chịu thuế bình quân một xã viên (có trừ phí tổn sinh hoạt theo thể lệ hiện hành). (Riêng đối với các tổ chức hợp tác hoạt động trước năm 1959 thì thời gian 06 tháng tính từ tháng 01-1959).

- Đối chiếu thực lãi bình quân nói trên (sau khi quy ra cả năm theo thể lệ hiện hành) với biểu thuế lợi tức công nghiệp tìm ra số thuế một xã viên phải đóng.

- Chia số thuế 1 xã viên phải đóng cho số thực lãi bình quân 1 xã viên thành tỷ lệ huy động cố định cho tổ chức hợp tác.

Trong trường hợp nhiều tổ chức hợp tác sát nhập thành một tổ chức mới thì tỷ lệ huy động sẽ được tính lại căn cứ vào những số thực lãi đã dùng làm cơ sở để tìm tỷ lệ huy động của những tổ chức hợp tác cũ.

2. Về thời hạn thu thuế:

Để thuận tiện cho việc đóng góp của tổ chức hợp tác, nay quy định:

- Đối với tổ chức hợp tác thủ công, thuế lợi tức tạm thu hàng tháng hay 03 tháng một lần, do chính quyền địa phương quyết định, việc thanh toán thuế sẽ tiến hành vào mỗi kỳ quyết toán lỗ lãi (03 tháng hoặc 06 tháng hoặc một năm) tùy theo nội quy của tổ chức hợp tác.

- Đối với các tổ chức hợp tác tiểu thương, thuế lợi tức nộp dứt khoát hàng tháng, cuối năm không phải kê khai tính lại thuế nữa.

3. Về việc miễn giảm thuế:

Thi hành điều 5 quy định nguyên tắc miễn giảm thuế cho những xã viên đời sống khó khăn, nay qui định cụ thể: Trong các tổ chức hợp tác, có những xã viên thu nhập bình quân nhân khẩu thấp, nằm trong diện miễn giảm thuế lợi tức và thuế doanh nghiệp theo tiêu chuẩn chung áp dụng cho hộ cá thể ở địa phương, thì xã viên đó cũng được miễn giảm về thuế lợi tức và thuế doanh nghiệp. Về thuế lợi tức sẽ miễn giảm cho xã viên đó trong phạm vi số thuế tính trên thu nhập của người ấy. Về thuế doanh nghiệp sẽ miễn giảm cho xã viên đó trong phạm vi số thuế doanh nghiệp tính trên doanh thu bình quân đầu người của tổ chức hợp tác. Sau khi tính toàn bộ số thuế của tổ chức hợp tác, sẽ tính trừ ra phần được miễn giảm để lại cho cá nhân xã viên được chiếu cố.

Về thuế doanh nghiệp đối với tổ chức hợp tác, căn cứ tinh thần những qui định hiện hành, chính quyền địa phương cần xét miễn trong các trường hợp sau:

- Đối với các tổ chức hợp tác, tập họp những thành phần nghèo, khi cá thể không đóng thuế, hiện nay qui mô kinh doanh nhỏ và thu nhập thấp, thì nay tổ chức hợp tác đó vẫn tiếp tục được miễn thuế doanh nghiệp.

- Đối với những người thợ không có vốn, không có công cụ sản xuất, hoạt động có tính chất làm công cho Mậu dịch khi cá thể được miễn thuế doanh nghiệp, nay được tổ chức lại thì tổ chức hợp tác cũng tiếp tục được miễn thuế doanh nghiệp.

4. Về phạm vi áp dụng các biện pháp tính thuế mới:

Căn cứ tinh thần điều 8 của biện pháp thuế đối với hợp tác thủ công, để khuyến khích các ngành sản xuất, Bộ quy định đối với các tổ chức hợp tác các ngành kiến trúc, vận tải, chăn nuôi và một số nghề phục vụ dùng sức lao động là chủ yếu (như cắt tóc, chữa xe đạp, khắc dấu...) và khi tổ chức thì theo hình thức và qui tắc tổ chức hợp tác tiểu thủ công, cũng được áp dụng biện pháp tính thuế như đối với hợp tác thủ công. (Đối với các nghề phục vụ này, thuế lợi tức đối với hộ cá thể vẫn thu theo biểu thuế thương nghiệp, còn thuế doanh nghiệp đối với tổ chức hợp tác cũng như đối với hộ cá thể vẫn thu theo thuế suất hiện hành).

Trong trường hợp tổ hợp tác tiểu thương chuyển hướng sang các nghề chăn nuôi, vận tải, kiến trúc hay số nghề phục vụ nói trên đây, thì bộ phận chăn nuôi, vận tải, kiến trúc... đó cũng được hưởng sự ưu đãi (miễn thuế lợi tức trong 06 tháng đầu) như đối với trường hợp tổ hợp tác tiểu thương chuyển hướng sang sản xuất thủ công nghiệp.

Trường hợp tổ chức hợp tác tập hợp những người thợ thủ công và tiểu thương vào một hợp tác xã hoạt động cả tiểu thủ công và thương mại thì thuế lợi tức tính riêng vào bộ phận tiểu thủ công theo chế độ thuế đối với tổ chức hợp tác tiểu thủ công và vào bộ phận thương mại theo chế độ thuế đối với tổ chức hợp tác tiểu thương.

Đối với hoạt động sản xuất thủ công trong hợp tác xã nông nghiệp, trong khi chờ nghiên cứu một chính sách lâu dài, để khuyến khích hợp tác xã kinh doanh nhiều mặt, nhưng không vì đó mà ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công chuyên nghiệp, đồng thời cũng để việc thu thuế của Nhà nước không bị gián đoạn, thì hướng giải quyết tạm thời như sau:

- Trường hợp trước đã làm nghề tiểu thủ công và đã đóng thuế công thương nghiệp, nay vào hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục sản xuất tiểu thủ công cho hợp tác xã nông nghiệp thì hợp tác xã phải đóng thuế lợi tức và thuế doanh nghiệp về phần sản xuất thủ công và được chiếu cố như đối với các tổ chức hợp tác thủ công khác.

- Trường hợp phần kinh doanh thủ công của Hợp tác xã nông nghiệp trước là nghề phụ của nông dân cá thể không phải đóng thuế doanh nghiệp thì nay cũng tiếp tục được miễn thuế doanh nghiệp.

- Trường hợp hợp tác xã nông nghiệp tổ chức những cơ sở thủ công tương đối lớn, có bán ra thị trường một phần sản phẩm thủ công thì phải chịu thuế doanh nghiệp về phần bán ra còn thuế lợi tức thì chưa thu.

Việc nghiên cứu chính sách thuế đối với hợp tác xã nông nghiệp là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững tình hình và đi sâu về nhiều mặt cho nên chưa thể có ngay những biện pháp đối với từng trường hợp cụ thể của từng địa phương. Trên đây chỉ là một số hướng giải quyết tạm thời, các Ủy ban cần chú ý nghiên cứu tình hình phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh nhiều mặt phản ảnh lên Bộ kèm theo những ý kiến đề nghị xây dựng về chính sách.

Chi tiết thi hành Nghị định số 425 ngày 01-12-1959 và Thông tư này sẽ có hướng dẫn riêng (xem Thông tư số 48 ngày 05-12-1959 của Bộ).

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác