Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 46/2019/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/07/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/08/2019 | Số công báo: | 611-612 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 46/2019/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/08/2019 |
Số công báo: | 611-612 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2019/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện:
1. Điều chỉnh mức lương cơ sở đối với các đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2019/NĐ-CP).
2. Điều chỉnh quỹ phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
3. Điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng theo quy định tại Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2019/NĐ-CP).
1. Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc được điều chỉnh mức lương cơ sở thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, đề nghị chú ý một số nội dung sau:
a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc để xác định nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở là số thực có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2019 trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt). Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên các căn cứ sau:
- Đối với biên chế của các bộ, cơ quan trung ương: biên chế các cơ quan của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước theo Quyết định của Chủ tịch nước; biên chế các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương theo thông báo của Ban Tổ chức Trung ương; biên chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quyết định của cấp có thẩm quyền; biên chế hành chính nhà nước, số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương khác theo quyết định giao của Bộ Nội vụ.
- Đối với biên chế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: biên chế hành chính nhà nước theo quyết định giao của Bộ Nội vụ; số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo phê duyệt của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật; biên chế các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương theo thông báo của Ban Tổ chức Trung ương. Riêng biên chế cán bộ, công chức cấp xã được xác định trong phạm vi định biên theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
b) Không tổng hợp số đối tượng vượt chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2019; các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý số biên chế dôi dư theo quy định của pháp luật.
c) Không tổng hợp số đối tượng là người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP; các cơ quan, đơn vị bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn thu hợp pháp khác để chi trả cho các đối tượng này.
2. Nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này căn cứ vào mức tiền lương cơ sở tăng thêm; hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ; hệ số phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng mức tuyệt đối), tỷ lệ các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Trong đó, cách thức xác định mức lương, phụ cấp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, bao gồm nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách sau:
a) Đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Bộ Quốc phòng; thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng (thuộc đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước bảo đảm); thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Bộ Công an và thân nhân người làm công tác cơ yếu.
b) Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp uỷ viên các cấp theo Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư; chế độ bồi dưỡng hàng tháng phục vụ hoạt động cấp uỷ thuộc cấp tỉnh theo Quy định số 09-QĐ/VPTW ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Trung ương Đảng.
c) Hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
d) Hỗ trợ quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố theo mức khoán từ ngân sách nhà nước.
3. Nhu cầu kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm cả phần ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng do địa phương quản lý theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2018/NĐ-CP), Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/2015/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
4. Nhu cầu kinh phí điều chỉnh trợ cấp tăng thêm cho cán bộ xã nghỉ việc được xác định căn cứ vào số đối tượng thực có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức trợ cấp tăng thêm quy định tại Điều 2 Nghị định số 44/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 09/2019/TT-BNV ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tính trên lương, ngạch, bậc hoặc mức lương cơ sở được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn của các bộ, cơ quan Trung ương sau thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2019 (nếu có) được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 và xử lý nguồn thực hiện theo các quy định của Thông tư này.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP trong năm 2019 của các bộ, cơ quan Trung ương:
a) Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể:
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng). Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng). Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
-Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao.
c) Ngân sách trung ương bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp các nguồn kinh phí theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, Nghị định số 44/2019/NĐ-CP trong năm 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Nguồn kinh phí:
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính.
- Sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Sử dụng 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính (do thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) và các đơn vị sự nghiệp công lập (do thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập).
- Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
- Sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi bảo đảm nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng, từ các nguồn:
+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2017 theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính.
+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính.
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
+ 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao.
+ 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao
b) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương nguồn kinh phí còn thiếu sau khi đã sử dụng các nguồn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Đối với các địa phương có nguồn kinh phí theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này lớn hơn nhu cầu kinh phí theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, các địa phương tự bảo đảm phần kinh phí thực hiện; phần chênh lệch lớn hơn sử dụng để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ) theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020.
3. Số thu được để lại theo chế độ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải bảo đảm nguyên tắc không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu. Phạm vi và tỷ lệ trích từ nguồn thu được để lại (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này), chú ý một số điểm sau:
a) Đối với cơ quan hành chính: sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
- Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Đối với số thu học phí chính quy: sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ tính trên toàn bộ số thu học phí (bao gồm cả kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).
- Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).
- Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: sử dụng tối thiểu 40% số thu từ các hoạt động trên sau khi trừ các chi phí trực tiếp đã tính vào giá dịch vụ cho các hoạt động này và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Các cơ quan hành chính được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, các cơ sở giáo dục đại học công lập tiếp tục được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện tự chủ theo tinh thần của Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí điều chỉnh mức tiền lương cơ sở từ nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng (nếu có).
5. Kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được đảm bảo từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cán bộ thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp được bảo đảm từ nguồn chi quản lý bộ máy theo quy định.
7. Kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP đối với biên chế, lao động trong các cơ quan, đơn vị đang thực hiện khoán chi mà trong quyết định khoán chi của cấp có thẩm quyền quy định trong thời gian khoán, cơ quan, đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành (ví dụ: cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Đài Truyền hình Việt Nam), được bảo đảm trong tổng nguồn kinh phí đã được khoán.
Các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện) tổng hợp nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị định số 44/2019/NĐ-CP, gửi bằng văn bản về Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 15 tháng 10 năm 2019 để thẩm định, bổ sung kinh phí còn thiếu (nếu có) theo quy định.
(Các bộ, cơ quan Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biểu mẫu số 1, 3a, 3b và 3c; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biểu mẫu số 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 2g, 2h, 2i, 2k, 2l, 4a và 4b ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn theo quy định để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị định số 44/2019/NĐ-CP, địa phương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
3. Đối với các địa phương khó khăn, có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị định số 44/2019/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này:
Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đủ nguồn. Số kinh phí tạm cấp được giảm trừ khi cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện chính thức. Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2019 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này. Các địa phương khó khăn, có văn bản gửi Bộ Tài chính để tạm cấp kinh phí thực hiện.
4. Kế toán và quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2019.
2. Thông tư số 68/2018/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Căn cứ quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, Nghị định số 44/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc; điều chỉnh quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán; điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc, gửi Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này.
b) Xác định, bố trí nguồn kinh phí đầy đủ, kịp thời để chi trả cho các đối tượng theo đúng chế độ quy định và hướng dẫn tại Thông tư này, gồm: tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng khác; trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc; phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
c) Căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương để quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo cho các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo gửi Bộ Tài chính để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây