Thông tư 42-BYT/TT năm 1957 xử lý các thuốc thuộc bảng A, B, C, các hóa chất, các thuốc hỏng và các thuốc quá hạn của các đại lý thuốc tây và các nhà bán thuốc đông y do Bộ Y Tế ban hành.
Thông tư 42-BYT/TT năm 1957 xử lý các thuốc thuộc bảng A, B, C, các hóa chất, các thuốc hỏng và các thuốc quá hạn của các đại lý thuốc tây và các nhà bán thuốc đông y do Bộ Y Tế ban hành.
Số hiệu: | 42-BYT/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Hoàng Tích Trí |
Ngày ban hành: | 24/09/1957 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 09/10/1957 | Số công báo: | 41-41 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 42-BYT/TT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Hoàng Tích Trí |
Ngày ban hành: | 24/09/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 09/10/1957 |
Số công báo: | 41-41 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
Y TẾ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 42-BYT/TT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 1957 |
Kính gửi: |
- Ông Chủ tịch Ủy ban Hành
chính liên khu, thành phố, tỉnh |
Thi hành Nghị định của thủ tướng phủ số 965 ngày 11-7-1956 về điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bán thuốc và bào chế thuốc.
Tiếp theo Thông tư số :7004-BYT/TT ngày 24-8-1956 về việc thi hành Nghị định số 965 của Thủ tướng phủ và Thông tư số 16-BYT/TT ngày 17-4-1957 quy chế bổ sung về thuốc A, B, C.
Tiếp theo các Thông tư liên bộ Y tế, Thương nghiệp số 369 ngày 20-6-1957 về việc quản lý thuốc tây và Thông tư số 426 ngày 11-7-1957 về việc chấn chỉnh đăng ký ngành kinh doanh thuốc tây.
Sau khi đã dành một thời gian là hơn một năm (kể từ ngày ban hành Nghị định của Thủ tướng phủ) để các đại lý thuốc tây và các nhà bán thuốc đông y thanh toán các thuốc thuộc bảng A, B, C, các hóa chất, các thuốc hỏng và quá hạn. Nhưng cho tới nay, các loại thuốc trên vẫn còn thấy ở một số đại lý thuốc tây và các nhà bán thuốc đông y. Để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Bộ Y tế sau khi thỏa hiệp với Bộ Thương nghiệp chủ trương xử lý các thuốc đó như sau:
I. – ĐỐI VỚI THUỐC BẢNG A, B, C
(Đã quy định trong Thông tư của Bộ Y tế số: 7004 ngày 24-8-1956).
1. Của Đại lý thuốc tây:
a – Các nguyên chất thuộc bảng A, B, C: Trưng thu.
b – Các biệt dược và các thuốc đã pha chế có các chất thuộc bảng A, B, C như: Quabaine, Cortisone, Hormone corticotrope A. C. T. H., Morphine ống, các loại thuốc ngủ (Véranol, Gardénal) v.v… Nói chung thì trưng thu (không kể những thuốc thuộc bảng A, B, C sau khi đã pha chế với liều lượng đã quy định được miễn thuộc bảng A, B, C theo Thông tư số 16 ngày 17-4-1957 của Bộ Y tế).
Riêng đối với thành phố Hà-nội. Bộ sẽ cùng với Sở Y tế Hà-nội có biện pháp riêng.
2. Của các nhà bán thuốc đông y:
Đối với các nguyên chất thuộc bảng A, B, C cũng như các biệt dược đều trưng thu.
Các thuốc thuộc bảng A, B, C sau khi đã trưng thu của đại lý thuốc tây và các nhà bán thuốc đông y sẽ do cơ quan y tế địa phương quản lý và sử dụng.
II. – ĐỐI VỚI CÁC HÓA CHẤT THƯỜNG KHÔNG THUỘC BẢNG A, B, C
1. – Của đại lý thuốc tây: Các đại lý thuốc tây phải làm bảng kê khai về cơ quan y tế địa phương, cơ quan y tế sẽ trưng mua một số cần. Số còn lại các đại lý thuốc tây có nhiệm vụ giữ cho tốt và chỉ được bán khi các đơn mua hàng được cơ quan y tế địa phương duyệt.
2. – Của các nhà bán thuốc đông y: Đều tập trung về cơ quan y tế và cơ quan y tế sẽ trưng mua dùng đến đâu sẽ trả tiền đến đó.
III. – ĐỐI VỚI CÁC THUỐC HỎNG VÀ THUỐC QUÁ HẠN
1. – Thuốc quá hạn: Hủy, trừ các thuốc sau đây:
a – Sérum antivenimeux: Tập trung giao bệnh viện sử dụng trong các trường hợp cầm máu.
b – Pommade Auréomycine và Pommade Pénicilline: Cho các đại lý thuốc tây, gia hạn thêm 3 tháng (theo hạn ghi ở ống thuốc) để bán theo giá quy định, nhưng phải báo cáo hàng tháng. Hết hạn 3 tháng tập trung ở cơ quan y tế hủy tại chỗ.
2. – Thuốc hỏng:
a – Thuốc ngoại hóa: Hủy tại chỗ.
b – Thuốc sản xuất trong nước: có thể cho phép các đại lý mang đổi thuốc tốt ở nơi sản xuất hay nơi phát hành.
Sau khi giải quyết các thuốc quá hạn và thuốc hỏng cơ quan y tế sẽ làm giấy biên nhận cho người có thuốc.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây