Thông tư 38-TT/TC/NN năm 1959 sửa đổi Thông tư 367-TT/TC/NN về cách tính nhân khẩu nông nghiệp đối với cán bộ phù động do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 38-TT/TC/NN năm 1959 sửa đổi Thông tư 367-TT/TC/NN về cách tính nhân khẩu nông nghiệp đối với cán bộ phù động do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 38-TT/TC/NN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 28/09/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 14/10/1959 | Số công báo: | 39-39 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 38-TT/TC/NN |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 28/09/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 14/10/1959 |
Số công báo: | 39-39 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT |
Số: 38-TT/TC/NN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 1959 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 38-TT/TC/NN NGÀY 28/09/1959 VỀ CÁCH TÍNH NHÂN KHẨU NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁN BỘ PHÙ ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: Ủy ban hành chính các khu tự trị, tỉnh và thành phố
Sau ngày hòa bình được lập lại, chúng ta có nhiều công tác quan trọng phải làm như: cải cách ruộng đất, vận động sản xuất v.v… Có công tác phải kéo dài một, hai năm mới xong. Số cán bộ trong biên chế Nhà nước không đủ phân phối.
Do đó các Khu, Tỉnh đã điều động một số cán bộ thôn, xã đi phục vụ. Có người phải thoát ly gia đình trên một năm và chỉ được hưởng chế độ lương tối thiểu, ngoài ra không được hưởng quyền lợi gì khác.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Bộ đã chủ trương: “Cán bộ xã được điều động lên Khu, Tỉnh, Huyện tạm thời phục vụ công tác một thời gian chỉ hưởng chế độ lương tối thiểu của công nhân viên, chưa được chính thức vào biên chế, dù có thoát ly gia đình trên một năm, cũng được tính nhân khẩu nông nghiệp” (Thông tư số 367-TT/TC/NN ngày 25/10/1957).
Nay bộ máy Nhà nước đã dần dần được kiện toàn. Một số cán bộ phù động, tạm tuyển lâu năm đã được chính thức tuyển dụng hoặc đã trở lại địa phương công tác (Thông tư số 31 NV/CB ngày 01/7/1959 của Bộ Nội vụ). Riêng ở một số cơ quan chưa làm xong công tác chấn chỉnh tổ chức nên vẫn còn một số cán bộ phù động, tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng thực tế đã được tạm sắp xếp coi như những cán bộ nhân viên trong biên chế. Ngoài ra trong trường hợp thật cần thiết, để phục vụ những công tác đột xuất như chống bão, chống lụt, vận động hợp tác hóa nông nghiệp v.v…, các địa phương (Khu, Tỉnh) cũng còn điều động một số cán bộ thôn, xã đi công tác trong một thời gian ngắn.
Do tình hình trên, nếu tiếp tục áp dụng điều 6 Thông tư số 367 ngày 25/10/1957 sẽ gây nhiều thắc mắc suy tỵ trong nhân dân và cả trong cán bộ, công nhân viên.
Vì vậy, theo đề nghị của một số địa phương và sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Ban Công tác Nông thôn, Bộ đã quy định như sau:
- Kể từ năm nay sẽ không áp dụng điều 6, mục B trong Thông tư số 367-TT/TC/NN ngày 25/10/1957. Do đó, những cán bộ phù động trước đây, hiện còn tiếp tục công tác, tuy chưa được chính thức sắp xếp vào biên chế, nhưng đã thoát ly gia đình trên một năm đều không được tính nhân khẩu nông nghiệp.
- Những người được cơ quan điều động hoặc tự xin vào làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường, mậu dịch v.v… hưởng lương theo chế độ công nhật, làm khoán hoặc hợp đồng, nếu tính đến lúc kê khai đã thoát ly sản xuất nông nghiệp từ một năm trở lên và đang tiếp tục đi làm thì không được tính nhân khẩu nông nghiệp. Trong trường hợp tuy đã đi làm trên một năm nhưng lúc kê khai đã thôi việc về nhà làm ruộng thì vẫn được tính nhân khẩu nông nghiệp.
Đề nghị Ủy ban nghiên cứu và phổ biến rộng rãi quy định này trong cán bộ và nhân dân để các cấp thi hành cho đúng, đồng thời điều chỉnh lại những trường hợp đã tính nhân khẩu nông nghiệp không đúng tinh thần Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây