Thông tư 363-TTg năm 1961 về việc sửa chữa nhà ở do Phủ Thủ Tướng ban hành.
Thông tư 363-TTg năm 1961 về việc sửa chữa nhà ở do Phủ Thủ Tướng ban hành.
Số hiệu: | 363-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Nguyễn Khang |
Ngày ban hành: | 12/09/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/09/1961 | Số công báo: | 38-38 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 363-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Nguyễn Khang |
Ngày ban hành: | 12/09/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/09/1961 |
Số công báo: | 38-38 |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
|
Số: 363-TTg |
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 1961 |
Ngày 30-8-1961 Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ đã nghe Văn phòng Tài chính – Thương nghiệp Phủ Thủ tướng trình bày về việc sửa chữa nhà ở.
Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ nhận thấy: vấn đề nhà ở hiện nay là một vấn đề có liên quan rất lớn đến đời sống của nhân dân lao động. Về lâu dài, cần phải đặt ra và giải quyết một cách toàn diện. Trước mắt, từ nay cho đến cuối năm, trong tình hình tài chính và nguyên vật liệu có khó khăn, nhưng cần phải sửa chữa gấp một số nhà trong diện nguy hiểm đang hàng ngày đe dọa tính mạng và tài sản của người ở.
Để giải quyết vấn đề này, Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ đã quyết định:
Bộ Tài chính giúp Bộ Nội thương và Ủy ban hành chính các địa phương kiểm tra việc thu chi các khoản tiền thuộc phạm vi quản lý nhà cửa từ trước đến nay, chấn chỉnh đưa việc quản lý thu chi vào kế hoạch và ngay từ bây giờ phải lập dự trù thu chi cho năm 1962.
Để đảm bảo đẩy mạnh tốc độ sửa chữa gấp những nhà nguy hiểm, Bộ Kiến trúc cần tăng thêm ngay một số cán bộ kỹ thuật cho 03 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định để đảm bảo giải quyết nhanh chóng công tác thiết kế, xét duyệt dự trù, v.v…
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Lâm nghiệp cần chú ý phân phối một phần nguyên vật liệu cho việc sửa chữa những nhà nguy hiểm theo dự trù của ngành quản lý nhà đất.
Cơ quan quản lý nhà đất và ngành Kiến trúc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ cùng với Ủy ban hành chính các địa phương, dựa vào nhân dân điều tra phát hiện đúng và kịp thời những ngôi nhà nguy hiểm để có kế hoạch tổ chức sửa chữa, đảm bảo an toàn cho người thuê nhà.
Đối với chủ nhà xét thấy không đủ khả năng sửa chữa thì Nhà nước sẽ bán nguyên vật liệu cho họ theo giá cung cấp và Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào yêu cầu của họ mà xét cho vay một phần tiền để sửa chữa nhà.
Văn phòng Tài chính – Thương nghiệp cùng Bộ Nội thương nghiên cứu gấp việc chấn chỉnh tổ chức của ngành quản lý nhà đất cho hợp lý.
Về lâu dài, cơ quan quản lý nhà đất cần phối hợp với các ngành có liên quan, với Ủy ban hành chính các địa phương nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt vào khoảng cuối năm 1961 một chính sách toàn diện về vấn đề nhà ở gồm có các vấn đề sau đây:
- Vấn đề xây thêm nhà ở.
- Vấn đề sửa chữa và cải tạo số nhà hiện có của hai khu vực (nhà thuộc Nhà nước quản lý và nhà của tư nhân) gồm có các vấn đề cung cấp nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu lưc lượng sửa chữa, tiền để sửa chữa v.v…
- Quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng nhà cửa.
- Vấn đề thống nhất quản lý nhà cửa và việc tổ chức bộ máy quản lý nhà cửa.
- Chính sách thuế thổ trạch sau cải tạo, v.v…
Nhận được thông tư này, Bộ Nội thương, Bộ Tài chính, Bộ Kiến trúc, Ủy ban Kế hoạch Ngân hàng, Tổng cục Lâm nghiệp và các ngành có liên quan, Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh cần hướng dẫn cụ thể để thi hành cho tốt.
|
T.L
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây