19868

Thông tư 34-TTg năm 1962 về việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

19868
LawNet .vn

Thông tư 34-TTg năm 1962 về việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 34-TTg Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 14/03/1962 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 28/03/1962 Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 34-TTg
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 14/03/1962
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 28/03/1962
Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP NĂM 1961

Kính gửi:

- Các bộ, các ngành trung ương.
- Các uỷ ban hành chính các địa phương

Nhiều văn kiện của Nhà nước đã quy định việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp trong các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh: Thông tư số 133-TTg ngày 04 tháng 4 năm 1957, các Thông tư bổ sung số 432-TTg ngày 05 tháng 12 năm 1959 và số 25-TTg ngày 18 tháng 01 năm 1961, Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong mấy năm nay, chế độ quỹ xí nghiệp đã phát huy nhiều tác dụng tốt:

1. Trên cơ sở giáo dục chính trị, sự quan tâm đến lợi ích vật chất đã cổ vũ được nhiệt tình lao động của đông đảo quần chúng công nhân và cán bộ; thúc đẩy được sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ; củng cố và nâng dần chất lượng hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp.

2. Tạo được điều kiện để các xí nghiệp dần dần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần và điều kiện làm việc của toàn thể cán bộ, công nhân viên.

Song bên cạnh kết quả đó, quá trình trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp cũng đã bộc lộ những nhược điểm và thiếu sót:

1. Trong thực tế, do nhiều yếu tố phức tạp về giá cả, chất lượng kế hoạch, khâu thu… nên tỷ lệ trích lập quỹ xí nghiệp chưa được hoàn toàn hợp lý, và chưa thể hiện được đầy đủ sự chiếu cố đến các ngành có điều kiện lao động nặng nhọc.

2. Điều kiện xét và phê chuẩn trích lập quỹ xí nghiệp còn chưa được tôn trọng chặt chẽ, làm cho tác dụng thúc đẩy việc cải tiến quản lý xí nghiệp của chế độ quỹ xí nghiệp chưa được phát huy đầy đủ; việc vận dụng lợi ích vật chất có khi đưa đến tình trạng bảo thủ trong khi lập kế hoạch.

3. Tính chất và ý nghĩa của quỹ xí nghiệp chưa được quán triệt đầy đủ trong việc sử dụng quỹ, xu hướng phổ biến ở nhiều nơi là chỉ chú ý đến phúc lợi mà chưa quan tâm đầy đủ đến phục vụ sản xuất, sử dụng thưởng và cứu tế cá nhân nhiều mà dùng vào tập thể chưa thỏa đáng…

Để khắc phục các thiếu sót và nhược điểm trên, đề cao được tính chất và ý nghĩa của việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp nhằm phát huy tác dụng của chế độ quỹ xí nghiệp thúc đẩy hạch toán kinh tế tốt, Hội đồng Chính phủ, trong phiên họp thường vụ ngày 08 tháng 02 năm 1961 đã quy định một số điểm bổ sung như sau:

1. Trong khi chờ đợi sửa đổi chế độ quỹ xí nghiệp (sau khi ban hành chế độ thu quốc doanh), để bảo đảm một tỷ lệ trích quỹ xí nghiệp tương đối cân đối giữa các ngành, trong khi xét duyệt việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961, nếu gặp trường hợp cá biệt có xí nghiệp ngành công nghiệp nặng có mức quỹ xí nghiệp được trích tính bình quân đầu người quá thấp, thì các Bộ có thể cho phép các xí nghiệp đó trích thêm cho hợp lý; các Bộ xét và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ quyết định mức trích thêm.

2. Về điều kiện trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961: sẽ giữ nguyên như đã quy định hiện nay, nhưng phải nắm vững các điều kiện đó, chống mọi hiện tượng hạ thấp điều kiện (quy định trong Thông tư số 133-TTg ngày 04 tháng 4 năm 1957 và các Thông tư bổ sung số 432-TTg ngày 05 tháng 12 năm 1959 và số 25-TTg ngày 18 tháng 01 năm 1961).

Thủ tục trích lập và xét duyệt quỹ xí nghiệp từ nay quy định như sau:

- Xét các xí nghiệp được hay không được trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961, đều phải dựa trên kết quả chính xác của việc quản lý kinh doanh, dựa vào quyết toán và việc phân tích hoạt động kinh tế… toàn năm của xí nghiệp. Phải căn cứ vào sự phân tích, đánh giá toàn diện như trên để đối chiếu với các điều kiện quy định, mà quyết định trích lập quỹ xí nghiệp.

- Các xí nghiệp (có công đoàn xí nghiệp tham gia) phải phân tích, đánh giá kết quả hoạt động cả năm 1961 của xí nghiệp mình, đối chiếu với các điều kiện do Nhà nước quy định để tự xét và đề nghị trích lập quỹ xí nghiệp lên Bộ hoặc ngành chủ quản.

- Mỗi Bộ hoặc ngành chủ quản phải lập một Hội đồng do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì, gồm đại biểu các Vụ (kế hoạch, tài vụ, kỹ thuật, cung tiêu, lao động tiền lương…) và mời đại biểu của công đoàn ngành dọc tham gia (nếu có), để xét và đề nghị Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị xí nghiệp thuộc ngành mình.

- Hội đồng chỉ xét trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị đã có báo cáo quyết toán chính thức năm 1961 đúng thời hạn do chế độ quy định.

Hội đồng báo cáo quyết định về việc trích lập quỹ xí nghiệp của ngành mình lên Phủ Thủ tướng, đồng gửi đến Bộ Tài chính để theo dõi.

- Mỗi địa phương (tỉnh, thành, khu) lập một Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính chủ trì, gồm đại biểu các ngành liên quan và công đoàn địa phương, xét và đề nghị Uỷ ban hành chính quyết định trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị xí nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương.

3. Việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961 của các xí nghiệp công tư hợp doanh quy định như sau:

- Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế đều áp dụng chế độ trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp năm 1961 thống nhất như các xí nghiệp quốc doanh. Số lợi nhuận được căn cứ tính để trích lập quỹ xí nghiệp bao gồm số lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước và số tức trả cho nhà tư sản.

- Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh chưa thi hành chế độ hạch toán kinh tế, thì vẫn xét thưởng năm 1961 theo chế độ tạm thời quy định trong Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ, nghĩa là được trích 4,5% trên lợi nhuận xí nghiệp (sau khi đã trả tức cho nhà tư sản) để chi thưởng thi đua, trợ cấp khó khăn và phúc lợi tập thể.

Kể từ năm 1962, chế độ thưởng tạm thời theo Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 trên đây sẽ bãi bỏ; tất cả các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ áp dụng chế độ trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp thống nhất như các xí nghiệp quốc doanh; nếu không hạch toán kinh tế thì các xí nghiệp công tư hợp doanh cũng không còn được xét thưởng, dưới bất cứ hình thức nào nữa.

Uỷ ban hành chính địa phương tập trung quản lý quỹ 4,5% trích trên lợi nhuận xí nghiệp của các xí nghiệp công tư hợp doanh chưa hạch toán kinh tế, và tuỳ từng xí nghiệp để quyết định mức phân phối hợp lý; tuy nhiên, ở bất kỳ trường hợp nào, mức được phân phối tính bình quân đầu người cho một xí nghiệp công tư hợp doanh chưa hạch toán kinh tế cũng không được cao hơn, so với một xí nghiệp cùng loại đã hạch toán kinh tế được trích quỹ xí nghiệp (theo chế độ thống nhất với các xí nghiệp quốc doanh).

Bộ Lao động chịu trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn các địa phương sử dụng quỹ 4,5% đã nói ở trên.

4. Mỗi Bộ, mỗi ngành, mỗi địa phương cần tiến hành kiểm điểm tình hình trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp từ trước đến nay, bàn bạc việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp năm 1961. Nội dung kiểm điểm cần chú ý giải quyết các nhận thức sai trái với tính chất và ý nghĩa của quỹ xí nghiệp.

Các Bộ, các ngành trung ương phải báo cáo tình hình sử dụng quỹ xí nghiệp của ngành mình cho Bộ Lao động và Bộ Tài chính.

Trên đây là những quy định bổ sung về việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp năm 1961.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, các ngành, các Uỷ ban hành chính có chỉ thị hướng dẫn các xí nghiệp chấp hành, đồng thời kiểm tra việc chấp hành cho tốt.

 

 

K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG


 

 
Phạm Hùng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác