Thông tư 29-TT/LB năm 1957 về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động ban hành
Thông tư 29-TT/LB năm 1957 về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động ban hành
Số hiệu: | 29-TT/LB | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động | Người ký: | Tô Quang Đẩu |
Ngày ban hành: | 03/10/1957 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/10/1957 | Số công báo: | 43-43 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 29-TT/LB |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động |
Người ký: | Tô Quang Đẩu |
Ngày ban hành: | 03/10/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 23/10/1957 |
Số công báo: | 43-43 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 29-TT/LB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1957 |
VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN CHUYỂN SANG CÁC NGÀNH CÔNG TÁC
Nghị định số 250/TTg ngày 12-6-1957 của Thủ tướng phủ ban hành điều lệ quy định chính sách đối với quân nhân phục viên. Liên bộ quy định sau đây những điều áp dụng thể cụ thể đối với quân nhân phục viên được chuyển sang công tác tại các cơ quan chính quyền và đoàn thể.
I. ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN ĐÃ CHUYỂN SANG CÔNG TÁC TẠI CÁC NGÀNH KHÁC TRƯỚC 1-7-1957
1. Sắp xếp lương: Những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác đã được sắp xếp bậc lương và đang hưởng chênh lệch theo sự quy định của thông tư Liên Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động số 42-TT/LB ngày 17-12-1956 thì từ 01-11-1957 bỏ khoản chênh lệch ấy, nghĩa là ai được sắp xếp bậc lương nào thì hưởng theo bậc lương ấy. Nếu có người kể từ ngày phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác đã quá sáu tháng mà đến nay vẫn chưa xếp lương thì cần tranh thủ xếp lương ngay để hưởng theo bậc lương mới từ tháng 11-1957; nếu cơ quan sử dụng không tranh thủ xếp thì số lượng tạm thời đang lĩnh xem như tạm ứng và phải truy hoàn khoản tiền lĩnh cao hơn bậc lương được xếp từ tháng 11-1957.
3. Chế độ đi học. Những quân nhân phục viên rồi chuyển thẳng đi học các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông hoặc đã chuyển qua các cơ quan nhưng chưa xếp lương rồi đi học các trường ấy thì được hưởng chế độ sinh hoạt phí như các nghị định số 152-NĐ/LB ngày 20-3-1957, 522-NĐ/LB ngày 22-8-1957, Liên bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động – Giáo dục và các thông tư số 17-NV/TT ngày 30-3-1957, và số 26-NV/TT ngày 29-8-1957 của Bộ Nội vụ đã quy định cụ thể là:
a) Nếu đi học trước 20-3-1957 mà đủ tiêu chuẩn thì được giữ nguyên mức lương tạm thời đang hưởng và coi là sinh hoạt phí;
b) Nếu đi học sau ngày 20-3-1957 và đủ tiêu chuẩn được chọn cử đi học thì hưởng ngay các mức sinh hoạt phí như nghị định số 152-NĐ/LB và nghị định số 522-NĐ/LB đã quy định, không hưởng mức lương của quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường, nông trường được hưởng tạm thời trong thời gian 6 tháng khi chưa xếp lương.
c) Quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học, khi ở bộ đội đã hưởng phụ cấp con thì đến trường vẫn tiếp tục giữ phụ cấp cho những con đã được hưởng; còn những con đẻ trong thời gian đi học sẽ theo chế độ chung áp dụng cho cán bộ, công nhân viên được chọn cử đi học.
II. ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN CHUYỂN SANG CÔNG TÁC TẠI CÁC NGÀNH KHÁC TỪ 1-7-1957 VỀ SAU
I. Vấn đề lương
a) Kể từ ngày phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác, trong thời gian 6 tháng và chậm nhất không quá 9 tháng, mức lương bằng số sinh hoạt phí và phụ cấp sau cùng trong bộ đội gồm có 4 khoản sau đây:
Phụ cấp tiêu vặt:
Phụ cấp thâm niên;
Bốn khoản trên đây cơ quan quân đội sẽ ghi rõ trên giấy giới thiệu để cơ quan sử dụng tiếp tục cấp phát; ngoài 4 khoản ấy quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác không hưởng thêm khoản phụ cấp nào nữa theo chế độ bộ đội và chưa hưởng phụ cấp khu vực như cán bộ, nhân viên, công nhân.
b) Sắp xếp lương: Sau thời gian 6 tháng, chậm nhất không quá 9 tháng, những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác được sắp xếp vào các thang lương đang thi hành những ngành ấy và sắp xếp về bậc lương nào thì hưởng bậc lương ấy. Những người tiếp tục làm những công tác chuyên môn như khi còn ở bộ đội, ví dụ: lái xe vẫn làm lái xe, y tá vẫn làm y tá v .v… hoặc những người mà cơ quan sử dụng đã hiểu rõ khả năng thì không nhất thiết phải đợi hết 6 tháng mà có thể xếp bậc lương sớm hơn.
Hết tháng thứ 9 kể từ ngày phục viên mà cơ quan vẫn chưa xếp lương thì mức lương tạm thời sẽ xem như tạm ứng khi xếp lương được truy lĩnh hoặc phải truy hoàn kể từ tháng thứ 10.
2. Phụ cấp con
Những quân nhân phục viên khi ở bộ đội đã được hưởng phụ cấp con thì khi chuyển sang công tác tại các ngành khác được tiếp tục hưởng; những người khi ở bộ đội chưa được hưởng thì theo chế độ hiện hành ở các cơ quan chính quyền, đoàn thể, xí nghiệp. doanh nghiệp, công trường, nông trường.
Người nào được bố trí vào loại chức vụ có phụ cấp con thì hưởng kể từ ngày được xếp bậc lương;
Người nào bố trí vào loại chức vụ hiện chưa có phụ cấp con thì chưa hưởng;
Riêng những quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học, khi ở bộ đội đã được hưởng phụ cấp con thì đến trường vẫn được tiếp tục giữ phụ cấp cho những con đã được hưởng; còn những con đẻ trong thời đi học sẽ theo chế độ chung áp dụng cho cán bộ, công nhân viên được chọn cử đi học.
Quân nhân phục viên chuyển sáng công tác tại các ngành khác khi thôi việc về sản xuất thì được trợ cấp như sau:
a)Nếu thôi việc trong vòng 6 tháng kể từ ngày phục viên thì được trợ cấp 100.000đồng theo như điều 2 nghị định III-NĐ ngày 22-6-1957 của Bộ Quốc phòng;
b) Nếu đã quá 6 tháng thì đựơc trợ cấp theo chế độ trợ cấp cho cán bộ, nhân viên, công nhân thôi việc; khi thôi việc chưa sắp xếp bậc lương thì cần định bậc lương để thanh toán trợ cấp, chớ không thanh toán theo mức tạm thời gồm 4 khoản như trên đây đã quy định.
4. Chế độ đi học
Những điểm 1,2,3 quy định trong mục II này là để áp dụng đối với quân nhân phục viên sang công tác tại các cơ quan chính quyền, đoàn thể, xí nghiệp, doanh nghiệp, nông trường, công trường. Còn những quân nhân phục viên đi học các trường chuyên môn, kỹ thuật thì hưởng chế độ sau đây:
a) Nếu sau khi sát hạch có đủ điều kiện được nhận vào học các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông thì cơ quan bộ đội mới thanh toán quyền lợi phục viên theo nghị định III-NĐ ngày 22-6-1957 của Bộ Quốc phòng (trừ khoản trợ cấp sản xuất thì không cấp) và bắt đầu tư ngày vào học, quân nhân phục viên được hưởng sinh hoạt phí theo nghị định 152-NĐ và 522-NĐ/LB đã quy định: học cấp nào thì hưởng ngay mức sinh hoạt phí của cấp ấy, không được hưởng mức lương tạm thời gồm 4 khoản trong thời gian 6 tháng như những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác, còn những người sát hạch không đủ điều kiện để học thì trở về đơn vị để giải quyết chờ không thuộc các trường hoặc các ngành chính quyền giải quyết.
b) Trong thời gian học, trong vòng 6 tháng đầu mà xin thôi học thì được trợ cấp về sản xuất như điều 2 nghị định III-NĐ của Bộ Quốc phòng do các trường thanh toán; quá 6 tháng mới thôi học thì theo chế độ chung ở các trường.
c) Những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác rồi được chọn cử đi học trong vòng 6 tháng kể từ ngày phục viên thì cũng hưởng theo chế độ quy định như trên.
d) Chế độ quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những quân nhân phục viên đi học các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông theo kế hoạch lấy học sinh thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng và Bộ mở trường, còn những quân nhân phục viên đã về sản xuất rồi thì không hưởng chế độ này.
Những điều quy định trên đây là căn cứ vào bản điều lệ về chính sách đối với quân nhân phục viên ban hành theo nghị định 250-TTg ngày 12-6-1957 của Thủ tướng phủ và thay thế cho tất cả những công văn, thông tư Liên bộ đã ban hành trước đây:
Công văn số 1164-PQC ngày 22-12-1954 của Bộ Nội vụ
Công văn số 886-PQC ngày 14-5-1955 của Bộ Nội vụ
Công văn số 1372-PQC ngày 08-9-1955 của Bộ Nội vụ
Thông tư số 17-TT/LB ngày 11-8-1956 Liên bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh.
Thông tư số 33-TT/LB ngày 12-10-1956 Liên bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh.
Thông tư số 42-TT/LB ngày 11-8-1956 Liên bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh.
Công văn số 1850-PL ngày 5-4-1957 của bộ Nội vụ;
Công văn số 279-TC/HCP ngày 23-3-1956 của Bộ Tài chính
Từ nay trở đi việc giải quyết lương, phụ cấp, trợ cấp cho quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác, đi học các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông đều theo đúng sự quy định trong thông tư Liên bộ này.
Đối với các thương bệnh binh, ở các trại được tuyển dụng vào các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông, trước đây có quy định được
3) Nơi nào đã xong, chưa gửi báo cáo tổng kết (kể cả thống kê) theo thông tư số 24-TT/PL ngày 13-7-1957 của Bộ Nội vụ thì xin gửi ngay.Nơi nào làm chưa đúng yêu cầu, chưa đúng mẫu thì xin nghiên cứu lại sự hướng dẫn trong thông tư kể trên mà bổ sung và gửi tiếp cho chúng tôi để kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu lương mới.
4) Nơi nào chưa báo cáo về những trường hợp đề nghị xét cho truy lĩnh lùi lại trước 1-7-1956 theo yêu cầu và mẫu đính theo thông tư số 10-TT/LB ngày 11-2-1957 của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính thì cũng xin gửi ngay. Nơi nào làm chưa đúng mẫu xin bổ khuyết và gửi tiếp để Bộ Nội vụ có đủ tài liệu tổng hợp, nghiên cứu và đề nghị giải quyết được mau chóng.
Mong các Bộ, các cơ quan, các khu, tỉnh hết sức lưu ý cho.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây