22333

Thông tư 28-TT/LĐ năm 1960 hướng dẫn phụ cấp tổ trưởng sản xuất do Bộ Lao Động ban hành.

22333
LawNet .vn

Thông tư 28-TT/LĐ năm 1960 hướng dẫn phụ cấp tổ trưởng sản xuất do Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu: 28-TT/LĐ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Nguyễn Đăng
Ngày ban hành: 18/08/1960 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/09/1960 Số công báo: 38-38
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 28-TT/LĐ
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Đăng
Ngày ban hành: 18/08/1960
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/09/1960
Số công báo: 38-38
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28-TT/LĐ

Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHỤ CẤP TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Bộ, các ngành quản lý sản xuất.
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
- Các Sở, Ty, Phòng Lao động

 

Thông tư số 12-LĐ/TL ngày 12-5-1958 của Bộ Lao động đã ban hành chế độ lao động trên các công trường kiến thiết cơ bản, trong đó có quy định khoảng phụ cấp 4% cho tổ trưởng sản xuất và cán bộ A, v.v… Một số ngành sản xuất đã vận dụng khoản phụ cấp này thi hành cho tổ trưởng sản xuất trong các xí nghiệp, nhưng quy định giữa các Bộ không thống nhất, nơi thấp, nơi cao, nơi có, nơi không. Có nơi tổ trưởng không làm đúng nội dung trách nhiệm của mình cũng được phụ cấp.

Căn cứ tình hình trên và thực hiện yêu cầu cải tiến tiền lương lần này, nhằm quán triệt thêm một bước nguyên tắc phân phối theo lao động, Bộ lao động ra Thông tư này quy định phụ cấp cho tổ trưởng sản xuất nhằm:

- Khuyến khích công nhân vừa trực tiếp sản xuất, vừa làm nhiệm vụ lãnh đạo sản xuất trong phạm vi tổ chức sản xuất.

- Quy định thống nhất mức phụ cấp và đối tượng được hưởng phụ cấp giữa các ngành quản lý sản xuất.

I. NGUYÊN TẮC ĐỊNH MỨC PHỤ CẤP

Việc định mức phụ cấp cho tổ trưởng sản xuất phải dựa trên mấy nguyên tắc sau đây:

a) Căn cứ tính chất kỹ thuật sản xuất phức tạp hay giản đơn, trách nhiệm nặng hay nhẹ, số người trong tổ nhiều hay ít mà định mức phụ cấp tổ trưởng sản xuất cao hay thấp, có khuyến khích những người hưởng lương theo sản phẩm có mức phụ cấp cao hơn người hưởng lương theo thời gian.

b) Mức phụ cấp hàng tháng cộng với lương cấp bậc không được cao hơn lương cấp bậc của cán bộ trực tiếp lãnh đạo đơn vị mình.

II. MỨC PHỤ CẤP

Nay quy định 3 mức phụ cấp, tối đa không quá: 3%, 5%, 7% lương cấp bậc để áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) Mức phụ cấp tối đa không quá 3% lương cấp bậc, áp dụng cho các tổ trưởng thu mua, bán hàng ở các cửa hàng thuộc ngành Mậu dịch quốc doanh (kể cả các cửa hàng không có cửa hàng trưởng phụ trách ở các chợ, các huyện, thị xã, thị trấn, v.v…).

b) Mức phụ cấp tối đa không quá 5% lương cấp bậc, áp dụng cho các tổ trưởng, toán trưởng sản xuất ở các: xí nghiệp, công trường, nông trường, các đoàn, đội thăm dò địa chất, điều tra rừng, điều tra đất, khảo sát, đo đạc địa chất, khảo sát, đo đạc cầu đường, các công trình giao thông vận tải, v.v… kể cả những tổ trưởng ở những tổ sản xuất thực hiện lương theo thời gian có thưởng.

c) Mức phụ cấp tối đa không quá 7% lương cấp bậc, áp dụng cho các tổ trưởng ở các tổ đang thực hiện lương trả theo sản phẩm.

Căn cứ vào những quy định trên, các Bộ, các ngành có thể định tỷ lệ phụ cấp thấp hơn các mức quy định này cho thích hợp với từng loại xí nghiệp, đảm bảo quan hệ giữa tổ trưởng sản xuất với trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP

Những người được hưởng khoản phụ cấp tổ trưởng sản xuất theo các mức đã quy định trên phải có những điều kiện sau đây:

- Tổ trưởng sản xuất là những người do cấp trên chỉ định để chịu trách nhiệm lãnh đạo sản xuất (không phải tổ trưởng do quần chúng bầu ra) phải là những người vừa trực tiếp sản xuất như những công nhân khác, vừa chịu trách nhiệm lãnh đạo của một tổ để thực hiện kế hoạch sản xuất của xí nghiệp, chịu trách nhiệm theo dõi bố trí kế hoạch nhân lực, hướng dẫn về kỹ thuật trong tổ. Hàng tuần, hàng tháng có kiểm điểm công tác, báo cáo công tác của tổ lên cấp trên.

- Nói chung tổ sản xuất tối thiểu phải có từ 8 người trở lên, trường hợp đặc biệt có thể ít hơn nhưng phải được Bộ chủ quản quyết định.

- Khoản phụ cấp nói trên chỉ áp dụng trong thời gian làm tổ trưởng, khi chuyển công tác khác sẽ không hưởng khoản phụ cấp này. (Trường hợp ốm đau, nghỉ việc quá một tháng, xí nghiệp chỉ định người khác thay thế thì người đó không được hưởng khoản phụ cấp này, khi trở lại công tác nếu được tiếp tục giao trách nhiệm tổ trưởng thì mới được tiếp tục hưởng phụ cấp).

IV. THỜI GIAN THI HÀNH

Khoản phụ cấp này áp dụng kể từ ngày ban hành Thông tư này thay thế cho những quy định trước đây trong Thông tư số 12-LĐ/TL ngày 12-5-1958 của Bộ Lao động và phụ cấp cho tổ trưởng sản xuất, A trưởng, toán trưởng, công trưởng của các Bộ quy định.

Sau khi nhận được Thông tư này nơi nào từ trước đến nay tổ trưởng sản xuất chưa được phụ cấp thì nay chỉ thi hành từ ngày ban hành Thông tư này, không đặt vấn đề truy lĩnh. Nơi nào đã thi hành nhưng mức phụ cấp cũ thấp hơn hoặc cao hơn mức phụ cấp mới được nay xét không được hưởng phụ cấp nữa thì cũng không đặt vấn đề truy lĩnh hay truy hoàn.

Đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương căn cứ vào những quy định trong Thông tư này ấn định chi tiết và hướng dẫn cho các xí nghiệp thi hành.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đăng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác