Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 27/2024/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Chi |
Ngày ban hành: | 26/12/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 27/2024/TT-BGDĐT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Chi |
Ngày ban hành: | 26/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2024/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, LỚP DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, LỚP DÀNH CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Kèm theo Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật, bao gồm: quy định chung; tổ chức bộ máy, nhân sự; hoạt động giáo dục; tài chính và tài sản; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây trong Quy chế này gọi là Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt) và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh khuyết tật học tập trong Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt là chương trình giáo dục dành cho cá nhân học sinh khuyết tật được xác định theo kỳ học, năm học.
2. Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học viên giáo dục thường xuyên sau đây gọi chung là học sinh.
Điều 3. Vị trí pháp lý và loại hình Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Vị trí pháp lý của Trường giáo dục chuyên biệt
a) Trường giáo dục chuyên biệt là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, dành cho đối tượng học sinh khuyết tật cần các yêu cầu giáo dục đặc biệt theo phương thức giáo dục chuyên biệt với mục tiêu bảo đảm quyền được tham gia giáo dục, mở ra cơ hội học tập và học tập suốt đời đối với học sinh khuyết tật;
b) Trường giáo dục chuyên biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
c) Trường giáo dục chuyên biệt được thành lập mới hoặc được tổ chức lại và hoạt động sau khi Thông tư này có hiệu lực do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Trường giáo dục chuyên biệt bao gồm hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường giáo dục chuyên biệt công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường giáo dục chuyên biệt tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
3. Lớp giáo dục chuyên biệt là lớp học của học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt được tổ chức cùng với các lớp học sinh khác trong trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là trường có Lớp giáo dục chuyên biệt).
1. Tên Trường giáo dục chuyên biệt: Trường giáo dục chuyên biệt + tên riêng hoặc tên địa danh.
Tên riêng bảo đảm rõ ràng, không gây hiểu lầm; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên Trường giáo dục chuyên biệt được ghi trên con dấu, biển tên.
3. Biển tên Trường giáo dục chuyên biệt bao gồm:
a) Góc phía trên, bên trái
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh.
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên Trường giáo dục chuyên biệt theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Phía dưới là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trường giáo dục chuyên biệt.
4. Quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của điều này áp dụng đối với các Trường giáo dục chuyên biệt được thành lập mới hoặc được tổ chức lại khi Thông tư có hiệu lực thi hành.
5. Tên Lớp giáo dục chuyên biệt do trường có Lớp giáo dục chuyên biệt quyết định, bảo đảm phù hợp, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối xử.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường giáo dục chuyên biệt
Trường giáo dục chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định đối với cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình; các quy định tại Quy chế này; ngoài ra thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác như sau:
a) Xây dựng kế hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phối hợp tổ chức hoạt động can thiệp về y tế, phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật;
b) Thực hiện nhiệm vụ về giáo dục học sinh khuyết tật: can thiệp giáo dục sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập khi được cấp có thẩm quyền giao. Các hoạt động này thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cơ quan có thẩm quyền khi giao nhiệm vụ cần bảo đảm các điều kiện để Trường giáo dục chuyên biệt triển khai;
c) Được hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với học sinh khuyết tật theo quy định;
d) Được tiếp nhận khoản viện trợ phục vụ công tác giáo dục học sinh khuyết tật theo quy định;
đ) Được tổ chức bán trú, nội trú phục vụ học sinh khuyết tật nếu đủ điều kiện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường có Lớp giáo dục chuyên biệt
Ngoài quyền hạn, nhiệm vụ của một cơ sở giáo dục theo quy định, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác như sau:
a) Xây dựng kế hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phối hợp tổ chức hoạt động can thiệp về y tế, phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật;
b) Được hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước huy động nguồn lực hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục đối với học sinh khuyết tật theo quy định;
c) Được tiếp nhận các khoản viện trợ phục vụ hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật theo quy định;
d) Được tổ chức bán trú phục vụ học sinh khuyết tật nếu đủ điều kiện.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Trường giáo dục chuyên biệt
Cơ cấu tổ chức của Trường giáo dục chuyên biệt bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; Viên chức và lao động hợp đồng; Tổ chuyên môn, Tổ Văn phòng; Hội đồng trường và các hội đồng khác; Tổ chức đảng và tổ chức chính trị - xã hội; Học sinh; Lớp học.
Điều 7. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt
1. Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định đối với Hiệu trưởng cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình; ngoài ra thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác như sau:
a) Có bằng cử nhân trở lên trong lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, trường hợp có bằng tốt nghiệp không thuộc ngành Giáo dục đặc biệt cần có thêm một trong các chứng chỉ sau: chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục hòa nhập, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập, chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
c) Được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định.
2. Phó Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn đối với Phó Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định đối với Phó Hiệu trưởng cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình; ngoài ra thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác như sau:
a) Có bằng cử nhân trở lên trong lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, trường hợp có bằng tốt nghiệp không thuộc ngành Giáo dục đặc biệt cần có thêm một trong các chứng chỉ sau: chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục hòa nhập, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập, chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
c) Được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định.
1. Giáo viên dạy Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm cao.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Trường giáo dục chuyên biệt, dạy Lớp giáo dục chuyên biệt: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên dạy nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù của Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định nhiệm vụ của giáo viên tại điều lệ trường có cùng cấp học hoặc quy chế tổ chức và hoạt động trường cùng loại hình hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên; trường hợp giáo viên dạy nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù ở nhiều cấp học khác nhau thì áp dụng theo quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với giáo viên trường tiểu học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên khác trong Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt: giáo viên dạy ở cấp học nào được áp dụng theo quy định nhiệm vụ của giáo viên tại điều lệ trường có cùng cấp học hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của trường cùng loại hình hoặc theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên.
3. Giáo viên các Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt được đề xuất, phát triển tài liệu chuyên môn hỗ trợ công tác giảng dạy, thông qua tổ chuyên môn và hiệu trưởng phê duyệt; được hưởng chính sách ưu đãi đối với giáo viên Trường giáo dục chuyên biệt theo quy định.
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và trình độ chuẩn được đào tạo
Viên chức đối với vị trí việc làm khác, tức là vị trí việc làm không phải lãnh đạo, quản lý hoặc giáo viên (nhân viên đối với loại hình tư thục) làm việc, phục vụ trong Trường giáo dục chuyên biệt; làm việc, phục vụ trực tiếp cho các Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm cao.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và trình độ chuẩn được đào tạo của viên chức đối với vị trí việc làm khác (nhân viên đối với loại hình tư thục) được áp dụng theo quy định đối với viên chức có cùng vị trí việc làm của cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông công lập.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của viên chức đối với vị trí việc làm khác (nhân viên đối với loại hình tư thục) áp dụng theo quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với viên chức cùng vị trí việc làm tại điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình.
3. Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt công lập có thể ký với lao động hợp đồng khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Điều 10. Tổ chuyên môn, Tổ Văn phòng Trường giáo dục chuyên biệt
Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng của Trường giáo dục chuyên biệt áp dụng theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình.
Điều 11. Hội đồng trường và các hội đồng Trường giáo dục chuyên biệt
Hội đồng trường và các hội đồng của Trường giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình.
Điều 12. Tổ chức đảng và tổ chức chính trị - xã hội Trường giáo dục chuyên biệt
Tổ chức đảng và tổ chức chính trị-xã hội Trường giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình.
1. Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
a) Học sinh khuyết tật Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt là học sinh chưa thể tham gia giáo dục hòa nhập hiệu quả do cần những yêu cầu đặc biệt trong việc tổ chức dạy và học;
b) Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt được tuyển sinh theo kế hoạch hằng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhiệm vụ và quyền của học sinh
a) Học sinh khuyết tật trong Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt có nhiệm vụ và quyền theo quy định nhiệm vụ, quyền hạn tại điều lệ trường cùng cấp học hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của trường cùng loại hình hoặc theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người khuyết tật theo quy định.
Điều 14. Lớp học trong Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh khuyết tật trong Trường giáo dục chuyên biệt căn cứ vào tuổi, nhu cầu học tập, năng lực học tập của học sinh và khả năng đáp ứng của nhà trường.
2. Mỗi lớp học trong Trường giáo dục chuyên biệt, mỗi Lớp giáo dục chuyên biệt không quá 12 học sinh.
Điều 15. Hoạt động dạy và học của Trường giáo dục chuyên biệt
1. Chương trình và kế hoạch giáo dục
a) Trường giáo dục chuyên biệt tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy và học của các lớp và thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp học;
b) Căn cứ nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh khuyết tật, giáo viên đánh giá, xác định nội dung hoạt động, học tập của học sinh để lập kế hoạch giáo dục cá nhân. Trường giáo dục chuyên biệt tổ chức xây dựng nội dung và kế hoạch dạy học, giáo dục của từng lớp học;
c) Nội dung hoạt động, học tập của học sinh khuyết tật được xây dựng trên cơ sở nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù và nội dung được quy định tại chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với khả năng, nhu cầu cá nhân;
d) Học sinh khuyết tật được học phù hợp với khả năng và nhu cầu. Trên cơ sở thực hiện nội dung môn học/hoạt động giáo dục quy định tại chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông, nhà trường có thể điều chỉnh phù hợp với khả năng học sinh.
Hiệu trưởng quyết định việc điều chỉnh môn học/hoạt động giáo dục, nội dung trên cơ sở đề xuất của giáo viên và tổ chuyên môn;
đ) Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được nhà trường tổ chức xây dựng và bảo đảm ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân.
Hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt có thể quyết định điều chỉnh thời gian học tập nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù trên cơ sở đề xuất của giáo viên và tổ chuyên môn, đặc biệt đối với học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nếu đã tự bảo đảm được các yêu cầu cơ bản tự phục vụ cá nhân;
e) Căn cứ nhu cầu giáo dục của học sinh, Trường giáo dục chuyên biệt có thể bố trí thêm giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân phù hợp;
g) Giáo viên và viên chức đối với vị trí việc làm khác (nhân viên đối với loại hình tư thục) liên quan phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh xây dựng nội dung giáo dục và học tập trong kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
a) Trường giáo dục chuyên biệt sử dụng sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục theo danh mục được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Học sinh khuyết tật nhìn: nếu không thể sử dụng được sách in, học sinh được sử dụng bản chữ nổi Braille của sách giáo khoa;
c) Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập nội dung sách giáo khoa trên cơ sở nội dung dạy học được xác định trong kế hoạch giáo dục cá nhân;
d) Nhà trường lựa chọn, trang bị xuất bản phẩm tham khảo phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với nhu cầu dạy và học đối với học sinh khuyết tật.
3. Đánh giá kết quả giáo dục
a) Đối với trẻ em mầm non: Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp. Việc theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ em mầm non thực hiện qua quan sát quá trình tham gia hoạt động để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp.
b) Đối với học sinh phổ thông
- Trên cơ sở nội dung giáo dục và học tập xác định trong kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh, giáo viên thiết kế và thực hiện kế hoạch bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định đối với cấp học;
- Học sinh khuyết tật được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình cấp học theo quy định đối với cấp học, trong đó ghi rõ hoàn thành chương trình lớp học, cấp học theo kế hoạch giáo dục cá nhân. Học bạ của học sinh khuyết tật phải kèm theo kế hoạch giáo dục cá nhân;
- Hiệu trưởng quyết định việc điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá đảm bảo phù hợp đối với học sinh có yêu cầu đặc biệt trên cơ sở đề xuất của giáo viên và ý kiến của tổ chuyên môn.
4. Tuyển sinh
a) Hằng năm, Trường giáo dục chuyên biệt xây dựng kế hoạch tuyển sinh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo quy định;
b) Thực hiện công tác tuyển sinh đảm bảo minh bạch, công bằng, khách quan theo quy định;
c) Trường giáo dục chuyên biệt báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cấp có thẩm quyền về kết quả tuyển sinh theo quy định.
5. Chuyển trường
Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt có nhu cầu và đáp ứng điều kiện được chuyển trường sang học Trường giáo dục chuyên biệt khác, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Lớp giáo dục chuyên biệt trong trường có Lớp giáo dục chuyên biệt hoặc trường học khác.
Thực hiện việc chuyển trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 16. Hoạt động dạy và học của Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Chương trình và kế hoạch giáo dục
a) Chương trình và kế hoạch giáo dục của Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện theo quy định đối với lớp học Trường giáo dục chuyên biệt.
Đối với Lớp giáo dục chuyên biệt của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: chương trình và kế hoạch giáo dục được xây dựng trên cơ sở nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù, nội dung chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp với khả năng, nhu cầu của cá nhân học sinh khuyết tật;
b) Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện quy định chung theo Kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch năm học của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có Lớp giáo dục chuyên biệt.
2. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện quy định đối với học sinh Trường giáo dục chuyên biệt.
3. Tuyển sinh
a) Hằng năm, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật đối với các Lớp giáo dục chuyên biệt trong kế hoạch tổ chức tuyển sinh chung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo quy định;
b) Thực hiện công tác tuyển sinh đảm bảo minh bạch, công bằng, khách quan theo quy định;
c) Trường có Lớp giáo dục chuyên biệt báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả tuyển sinh theo quy định.
4. Chuyển trường, chuyển lớp
Học sinh của Lớp giáo dục chuyên biệt có nhu cầu và đáp ứng điều kiện được chuyển trường sang học Trường giáo dục chuyên biệt khác, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Lớp giáo dục chuyên biệt trong trường có Lớp giáo dục chuyên biệt khác hoặc lớp học, trường học khác.
Thực hiện việc chuyển trường, chuyển lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 17. Hồ sơ Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Hồ sơ và quản lý hồ sơ của Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt được áp dụng theo quy định đối với học sinh khuyết tật tại điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của của cơ sở giáo dục cùng cấp học, loại hình.
2. Trường hợp Trường giáo dục chuyên biệt được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập, can thiệp giáo dục sớm: Trường giáo dục chuyên biệt có hồ sơ, quản lý hồ sơ theo như quy định.
Điều 18. Bảo đảm chất lượng giáo dục
Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt có trách nhiệm duy trì điều kiện về bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định, trong đó thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
1. Xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng, mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn và năm học, công khai đến thành viên trong nhà trường và các bên liên quan để thực hiện và giám sát việc thực hiện.
2. Tổ chức rà soát, tự đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật và kết quả triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm học. Duy trì điều kiện đảm bảo chất lượng, có kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
Trường giáo dục chuyên biệt và trường có Lớp giáo dục chuyên biệt được thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế.
Điều 20. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh khuyết tật ở nội trú
1. Việc tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh khuyết tật nội trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Công tác nuôi dưỡng được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định.
2. Thực hiện công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho học sinh khuyết tật theo quy định.
3. Quản lý toàn diện về học tập, ăn, ở, đi lại của học sinh khuyết tật bảo đảm an toàn trong thời gian học tại trường; hướng dẫn, kiểm tra việc tự học; giám sát nề nếp sinh hoạt của học sinh tại khu nội trú; giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ trong học tập; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Điều 21. Tài chính và nguồn tài chính
1. Tài chính Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
a) Trường giáo dục chuyên biệt công lập, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt công lập thực hiện thu chi tài chính theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định quản lý tài chính của Nhà nước;
b) Trường giáo dục chuyên biệt tư thục, nhà trường có Lớp giáo dục chuyên biệt tư thục thực hiện thu học phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; tổ chức quản lý tài chính, công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
2. Nguồn tài chính Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định;
b) Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định;
d) Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
đ) Nguồn vốn vay;
e) Nguồn hợp pháp viện trợ, tài trợ, ủng hộ, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 22. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Tài sản Trường giáo dục chuyên biệt công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định về pháp luật quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước.
2. Tài sản Trường giáo dục chuyên biệt tư thục được thực hiện theo quy định về quản lý tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
Điều 23. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thư viện
1. Cơ sở vật chất
a) Trường giáo dục chuyên biệt: cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có phòng dạy kỹ năng đặc thù; có hạng mục công trình phục vụ bán trú, nội trú phục vụ học sinh khuyết tật bán trú, nội trú.
Các hạng mục công trình xây dựng của Trường giáo dục chuyên biệt đáp ứng theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng;
b) Trường giáo dục chuyên biệt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường giáo dục chuyên biệt có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tránh lãng phí; định kỳ xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định; tuyệt đối không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
d) Nhà trường có Lớp giáo dục chuyên biệt: phòng dạy kỹ năng đặc thù, các hạng mục công trình đảm bảo cho học sinh khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
2. Thiết bị dạy học
a) Trường giáo dục chuyên biệt và nhà trường có Lớp giáo dục chuyên biệt được đầu tư và trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi (sau đây gọi chung là thiết bị dạy học) quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với học sinh khuyết tật; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trường giáo dục chuyên biệt và trường có Lớp giáo dục chuyên biệt được đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt mua sắm các trang thiết bị dạy học đặc thù phù hợp với học sinh khuyết tật, phục vụ việc học tập và giảng dạy theo quy định.
Khuyến khích các địa phương theo khả năng trang bị các trang thiết bị dạy học đặc thù phù hợp với học sinh khuyết tật cho các Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt đế phục vụ việc học tập và giảng dạy tuân thủ các quy định.
3. Thư viện
a) Thư viện Trường giáo dục chuyên biệt được tổ chức, hoạt động căn cứ theo tiêu chuẩn thư viện của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật;
b) Trường có Lớp giáo dục chuyên biệt: Thư viện được sắp xếp, bố trí có khu vực phù hợp để phục vụ học sinh khuyết tật. Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn xã hội hóa để bổ sung học liệu phục vụ học sinh khuyết tật: bản chữ nổi Braille của sách giáo khoa, tài liệu học tập, học liệu dạy và học thông qua ngôn ngữ ký hiệu và các học liệu khác hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập.
QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 24. Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập ở mỗi lớp hoặc một số lớp trong mỗi năm học, gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ cử ra để phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
2. Trường giáo dục chuyên biệt có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp Trường giáo dục chuyên biệt, Trường giáo dục chuyên biệt; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp Lớp giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường theo các cấp học tương ứng.
1. Mối quan hệ giữa Trường giáo dục chuyên biệt hoặc trường có Lớp giáo dục chuyên biệt, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong thực hiện các hoạt động giáo dục; giúp đa dạng và tối đa hóa các nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, đảm bảo tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất có thể cho từng học sinh. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, hợp tác, công khai và giải trình.
2. Trường giáo dục chuyên biệt hoặc trường có Lớp giáo dục chuyên biệt chủ động tuyên truyền và thông báo tới gia đình học sinh về chủ trương, đường lối, kế hoạch và hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường; trao đổi tình hình rèn luyện, học tập và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; vận động gia đình đưa học sinh bỏ học trở lại lớp; tạo điều kiện để cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đến lớp tìm hiểu và hỗ trợ học sinh rèn luyện, học tập; huy động và tạo điều kiện để gia đình học sinh tham gia xây dựng nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng góp.
3. Trường giáo dục chuyên biệt hoặc trường có Lớp giáo dục chuyên biệt tham gia phổ biến trong cộng đồng dân cư trên địa bàn về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành; thường xuyên cập nhật tình hình của xã hội và cộng đồng dân cư; xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương; tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương và các hoạt động xã hội khác; tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường phát triển về quy mô, đảm bảo về cơ sở vật chất và thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục; tiếp nhận các khoản tài trợ của các lực lượng xã hội theo đúng quy định.
4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; hỗ trợ các hoạt động giáo dục cho học sinh khuyết tật của Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt theo quy định.
5. Trường giáo dục chuyên biệt phối hợp với các cơ sở giáo dục có học sinh học hòa nhập, cơ sở trợ giúp xã hội tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của các Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt trên địa bàn.
2. Phê duyệt đề án vị trí việc làm, bố trí biên chế và kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, viên chức đối với vị trí việc làm khác, lao động hợp đồng; đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với học sinh khuyết tật cho các Trường giáo dục chuyên biệt công lập, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt công lập phục vụ cho công tác dạy học, giáo dục đối với học sinh khuyết tật.
3. Phê duyệt danh mục thiết bị dạy học đặc thù sử dụng cho các Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt phù hợp với điều kiện của địa phương để đầu tư, trang bị cho các Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt.
4. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trong việc triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ về y tế và phục hồi chức năng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đối với học sinh khuyết tật của các Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt trên địa bàn.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt trên địa bàn.
2. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt trên địa bàn; kịp thời chấn chỉnh, xử lý khi có vi phạm.
3. Công khai danh sách Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt trên địa bàn: thời gian thành lập, địa điểm được cấp phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo để học sinh và xã hội tham gia giám sát.
4. Định kỳ hằng năm, phê duyệt kế hoạch của Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt theo thẩm quyền; kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt theo thẩm quyền được giao, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt theo thẩm quyền.
2. Phê duyệt đề án vị trí việc làm nếu được ủy quyền; bố trí biên chế và kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, viên chức đối với vị trí việc làm khác, lao động hợp đồng; đầu tư cơ sở vật chất cho các Trường giáo dục chuyên biệt công lập theo thẩm quyền nếu được giao, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt công lập theo thẩm quyền để phục vụ cho công tác dạy học, giáo dục đối với học sinh khuyết tật.
Thực hiện quản lý việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có) đối với cấp học mầm non, cấp học tiểu học và trung học cơ sở của Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt đặt địa điểm trên địa bàn.
Điều 30. Trách nhiệm của Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt
1. Tổ chức thực hiện các quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Định kỳ hằng năm, Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt thực hiện đánh giá kết quả hoạt động và báo cáo về hoạt động giáo dục đối với học sinh khuyết tật theo quy định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây