Thông tư 24-LD-TL năm 1958 về bãi bỏ việc trả lương ngày chủ nhật cho những công nhân nghỉ việc vì ốm đau ở các công trường kiến thiết cơ bản do Bộ Lao Động ban hành.
Thông tư 24-LD-TL năm 1958 về bãi bỏ việc trả lương ngày chủ nhật cho những công nhân nghỉ việc vì ốm đau ở các công trường kiến thiết cơ bản do Bộ Lao Động ban hành.
Số hiệu: | 24-LD-TL | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động | Người ký: | Nguyễn Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 25/08/1958 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 10/09/1958 | Số công báo: | 33-33 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 24-LD-TL |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động |
Người ký: | Nguyễn Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 25/08/1958 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 10/09/1958 |
Số công báo: | 33-33 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ LAO ĐỘNG |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 24-LD-TL |
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 1958 |
THÔNG TƯ
BÃI BỎ VIỆC TRẢ LƯƠNG NGÀY CHỦ NHẬT CHO NHỮNG CÔNG NHÂN NGHỈ VIỆC VÌ ỐM ĐAU Ở CÁC CÔNG TRƯỜNG KIẾN THIẾT CƠ BẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
- Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính Liên khu 3, 4, khu Tự trị Việt Bắc, Thái – Mèo, khu Tả Ngạn, Hồng Quảng, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. |
Trong dịp cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương lần này, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 12-LD-TL ngày 12 tháng 05 năm 1958, hướng dẫn thi hành chế độ tiền lương và bổ sung các chế độ lao động của công nhân, cán bộ, nhân viên các công trường kiến thiết cơ bản. Riêng chế độ trợ cấp lúc ốm đau, Thông tư số 12-LD-TL quy định:
“Đối với chế độ trợ cấp và bồi dưỡng khi ốm đau, sẽ có văn bản quy định riêng. Tạm thời trong khi chưa có quy định mới vẫn thi hành theo Thông tư Liên bộ số 4-TT-LB ngày 27-01-1956, số 19-TT-LB ngày 27-10-1956”.
Việc sửa đổi chế độ trợ cấp và bồi dưỡng khi ốm đau có nhiều phức tạp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu kỹ mới ban hành được.
Tuy nhiên trong Thông tư Liên bộ số 19-TT-LB ngày 27-10-1956 điều a mục II quy định việc trả lương ngày chủ nhật cho những người nghỉ việc vì ốm đau, đến nay đã thấy bất hợp lý một cách rõ rệt cần phải sửa đổi ngay.
Việc quy định ốm đau vào ngày chủ nhật cũng được lĩnh lương trong khi những người khỏe mạnh làm việc liên tục suốt cả tuần không được hưởng lương ngày chủ nhật là không phù hợp với nguyên tắc tiền lương trả theo lao động, gây lãng phí cho công quỹ và thắc mắc, suy tỵ trong nội bộ công nhân.
Hơn nữa Thông tư số 12-LD-TL ngày 12-05-1958 của Bộ Lao động phần thứ IV về “Hình thức trả lương” quy định lấy lương cả năm chia cho số ngày làm việc để tính lương ngày, trong đó đã có trừ đi 52 ngày chủ nhật. Như vậy tiền lương ngày chủ nhật đã được phân phối để trả đều vào những ngày sản xuất. Nếu nghỉ vì ốm đau mà trả thêm lương ngày chủ nhật nữa thì vô hình chung ngày chủ nhật đã được trả lương hai lần, nhiều hơn ngày thực tế sản xuất.
Ngoài tiền trợ cấp trong những ngày nghỉ việc vì ốm đau, công nhân còn được hưởng các chế độ về thuốc men, bồi dưỡng và điều trị như đã quy định tãi Thông tư Liên bộ số 4-TT-LB ngày 27-01-1956, số 19-TT-LB ngày 27-10-1956. Cần giải thích điều đó làm cho công nhân viên thấy rõ sự cố gắng chăm lo của Đảng và Chính phủ đối với những công nhân ốm đau.
Vậy căn cứ vào Nghị định số 215-TTG ngày 26-01-1958 của Thủ tướng phủ quy định, Bộ Lao động sẽ ban hành chế độ tiền lương và các chế độ lao động cho các công trường kiến thiết cơ bản và để khắc phục trình trạng bất hợp lý nói trên, Bộ ban hành Thông tư này hủy bỏ việc trả lương ngày chủ nhật cho những người hưởng lương ngày và lương khoán trong trường hợp nghỉ việc vì ốm đau quy định tại Thông tư Liên bộ số 19-TT-LB ngày 27-10-1956.
Thông tư này thi hành kể từ ngày ban hành.
Để cán bộ, công nhân viên nhận rõ sự cần thiết của việc sửa đổi trên đây, đề nghị các Bộ, các ngành có kế hoạch phổ biến và giải thích kỹ lưỡng Thông tư này trước khi áp dụng.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây