353622

Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

353622
LawNet .vn

Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 23/2017/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/12/2017 Số công báo: 881-882
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 23/2017/TT-BNNPTNT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/12/2017
Số công báo: 881-882
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tiếp nhận và sử dụng tin trồng rừng thay thế của các chủ đầu tư nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; quản lý sau đầu tư rừng trồng thay thế; xử lý rủi ro khi trồng rừng thay thế.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế

1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Có phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế.

3. Chủ đầu tư dự án phải tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư này và quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

5. Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án; đơn giá trồng rừng thay thế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 3. Chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế

1. Lập phương án trồng rừng thay thế

a) Chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau đây viết tt là Chủ đầu tư) lập phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I Thông tư này, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm: Phương án trng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I đích sử dụng rừng sang mục Thông tư này; văn bản đề nghị phê duyệt theo mu tại Phụ lục II; dự án đầu tư có chuyển mục đích khác; các tài liệu khác có liên quan.

2. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế

a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế.

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định. Trường hợp cn xác minh thực địa, thời gian thẩm định phương án được kéo dài thêm không quá 15 ngày làm việc.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế, tổ chức khoa học có liên quan. S thành viên Hội đồng ít nht là 05 người, trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tng diện tích trng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.

c) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời Chủ đầu tư biết lý do.

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trng rừng thay thế. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho Chủ đầu tư.

3. Sau khi phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế, dự toán trồng rừng; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp pháp luật quy định khác); tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế.

4. Việc lập, trình phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh (sau đây viết tắt là Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT).

5. UBND cấp tỉnh quyết định số năm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thay thế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo đủ thời gian đ rừng sau khi trồng đạt tiêu chí thành rừng.

6. Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng đạt tiêu chí thành rừng theo quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.

Điều 4. Chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế

1. Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế

a) Hồ sơ gồm: Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế; thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng.

b) Số lượng và cách thức nộp hồ sơ: 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2. Trường hợp UBND cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn

a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư biết.

b) UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian Chủ đầu tư phải nộp để trồng rừng thay thế. Đơn giá trồng rừng thay thế được tính theo mức dự toán trồng rừng bình quân trên địa bàn tỉnh tại thời điểm Chủ đầu tư dự án nộp tiền, bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, trồng rừng, chi phí quản lý đến khi thành rừng.

c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế theo Quyết định phê duyệt của UBND cấp tỉnh đ tổ chức trồng rừng thay thế.

3. Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Ch đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này, UBND cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của Chủ đầu tư;

b) Hồ sơ gm: Văn bản của UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo danh sách các dự án thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Số lượng và cách thức nộp hồ sơ: 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;

d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh, thành phố khác; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh có liên quan, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Chủ đầu tư biết để thực hiện;

đ) Đơn giá trồng rừng thay thế do UBND cấp tỉnh quy định trên cơ sở mức dự toán trng rừng bình quân nơi trồng tại thời điểm Chủ đầu tư nộp tiền, bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng rng, chi phí quản lý đến khi thành rừng;

e) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tiếp nhận, quản lý số tiền trng rừng thay thế, giải ngân đ tổ chức trng rừng thay thế theo quy định của pháp luật.

4. Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế.

5. Tiếp nhận và sử dụng tiền trồng rừng thay thế

a) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp, hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để tiếp nhận, quản lý và giải ngân tiền trồng rừng thay thế.

b) Các tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận, quản lý và thực hiện kiểm soát chi tiền trồng rừng thay thế.

c) Tin trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư nộp được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.

d) Trường hợp địa phương không đủ quỹ đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo hướng dn tại điểm c khoản này, UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều này.

đ) Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được tính trong đơn giá, dự toán trồng rừng thay thế do cấp có thẩm quyền phê duyệt để ch cho các hoạt động quản lý; tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trồng rừng thay thế.

e) Nguồn tiền trồng rừng thay thế được quản lý, sử dụng, thanh quyết toán và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước.

6. Trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tham mưu cho UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức có chức năng để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất đối với nguồn kinh phí do các Chủ đầu tư nộp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho đơn vị, địa phương để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đối với nguồn kinh phí do các Chủ đầu tư nộp theo quy định tại khoản 3 Điều này.

c) Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế tiến hành lập, trình phê duyệt thiết kế, dự toán; tổ chức thực hiện trồng rừng theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành của Nhà nước.

7. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

a) Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách Bảo vệ và Phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP).

b) Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

c) Việc tổng hợp danh sách đối tượng, diện tích và nhu cầu hỗ trợ trồng rừng sản xuất được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục IV Thông tư này.

Điều 5. Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư

1. Đối với diện tích rừng được hình thành do Chủ đầu tư tự trồng quy định tại Điều 3 Thông tư này, Chủ đầu tư tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

2. Đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được hình thành từ kinh phí trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng), Ban quản lý rừng và các cơ quan tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3. Đối với diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình được hỗ trợ trồng từ kinh phí trng rừng thay thế, hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng sản xuất.

Điều 6. Xử lý rủi ro do thiên tai đối với rừng trồng thay thế

1. Đối với diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, được hỗ tr theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

2. Đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị thiệt hi do thiên tai, được thanh lý theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng s tin thu được từ thanh lý rng trng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng.

3. Việc thống kê, đánh giá và báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Quy trình hỗ trợ kinh phí được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương đ khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 7. Xử lý chuyển tiếp, điều khoản thi hành

1. Xử lý chuyển tiếp

a) Đối với phương án trồng rừng thay thế đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

b) Đối với dự án có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trước ngày Thông tư này có hiệu lực và chưa xác định kinh phí trồng rừng thay thế trong tổng mức đầu tư của dự án thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tng hp danh sách dự án, diện tích rừng phải trồng thay thế, báo cáo UBND cấp tỉnh đưa vào kế hoạch trồng rừng mới hàng năm của tỉnh.

2. Điều khoản thi hành

a) Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;

b) Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đoàn thể, hội quần chúng ở TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website: Chính phủ, Bộ NN&PTNT, TCLN;
-
Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN CÓ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

(Khái quát về tên chủ đầu tư, quyết định thành lập, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch, lĩnh vực hoạt động, ……)

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

…………………

…………………

III. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH RỪNG DỰ KIẾN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Tên dự án:

…………………

…………………

2. Thông tin về diện tích rừng dự kiến chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (thống kê theo lô rừng)

TT

Vị trí

Diện tích (ha)

Phân theo nguồn gốc

Phân theo mục đích s dng

Trữ lượng

Khoảnh

Tiểu khu

Đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh)

Rừng tự nhiên (trạng thái)

Rừng trồng

Rừng ĐD

Rừng PH

Rừng SX

Trữ lượng gỗ (m3)

Tre, nứa,.. (cây)

Loài chủ yếu

Tuổi

1

2

3

4

5

6

8

9

10

11

12

13

14

15

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mục đích sử dụng đối với diện tích rừng sau khi chuyển MĐSD

…………………

…………………

…………………

…………………

IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

1. Diện tích đất trồng rừng thay thế:

- Vị trí trồng: thuộc lô …. khoảnh..., tiểu khu.... xã……huyện....tỉnh...

- Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):.........................................

2. Kế hoạch trồng rừng thay thế

- Loài cây trồng............................................................................................................

- Mật độ.......................................................................................................................

- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):...................................................................

- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:....................................................................................

- Thời gian và tiến độ trồng (chi tiết cho từng năm)

- Xây dựng đường băng cản lửa (km)...........................................................................

- Mức đầu tư bình quân/ha theo đơn giá do UBND tỉnh ban hành (triệu đồng):.................

- Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế.

V. KIN NGHỊ

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
-
-
-

CHỦ ĐẦU TƯ
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN……….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /…….
V/v đề nghị phê duyệt phương án trng rừng thay thế diện tích rừng chuyn sang mục đích khác

……, ngày …… tháng …… năm ……

 

Kính gửi: …………………..

Tên tổ chức:................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Căn cứ Thông      /2017/TT-BNNPTNT ngày    /    /2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rng thay thế khi chuyn mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đề nghị ………. phê duyệt phương án trng rừng thay thế như sau:

1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:

2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:

a) Theo mục đích sử dụng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):……..……..

b) Theo nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng):……..……..

3. Diện tích đất để trồng rừng thay thế:

4. Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh…, tiểu khu....xã....huyện....tỉnh...

5. Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):........................................

6. Phương án trồng rừng thay thế

a) Loài cây trồng..........................................................................................................

b) Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):.................................................................

c) Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):....................................................................

d) Thời gian trồng:........................................................................................................

đ) Kế hoạch trồng rừng................................................................................................

e) Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế:.......................................................................

……..……..(tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- ……

Người đại diện của tổ chức
(ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III:

DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ VÀO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án đầu tư

Chủ đầu tư

Mục đích sử dụng sau chuyển đi rừng

Diện tích phải trồng rừng thay thế (ha)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
(Kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu biểu số 01

TÊN CƠ QUAN, T CHỨC2……..

TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG, NHU CẦU HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

STT

Tên Dự án, chủ hộ gia đình

Thôn, bản

Dân tộc

Skhẩu

Đối tượng (nếu thuộc hộ nghèo thì đánh dấu X, còn lại bỏ trống)

Diện tích, vị trí, trạng thái đất lâm nghiệp được giao

Diện tích trồng rừng (ha)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí

Trạng thái đất LN trước khi trồng rừng

Trồng rừng phòng h

Trng rừng sản xuất

Phát triển LSNG

Tiểu khu

Khoảnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

16

 

Tng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyn….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Xã khu vực II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Xã khu vc III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyn…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(lặp lại tương tự như mục I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu

 

Ngày    tháng    năm 20....
Thủ trưởng đơn vị

 

Mẫu biểu số 02

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC3…………

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH, NHU CẦU HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

STT

Tên Dự án, chủ hộ gia đình

Thôn, bản

Dân tộc

Số khu

Diện tích hỗ trợ trồng rừng thay thế (ha)

Kinh phí hỗ trợ (tr.đồng)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí

Tổng

Năm trồng

Chăm sóc năm 1

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

Tiu khu

Khoảnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12

13

14

15

16

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyn….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Xã khu vực II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Xã khu vc III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyn…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(lặp lại tương tự như mục I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu

 

Ngày    tháng    năm 20....
Thủ trưởng đơn vị

 



1 Tổng số các cột 2, 6, 14, 15; cột 2 ghi tổng số lô

2 Cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ kinh phí trồng rừng thay thế do các chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp.

3 Cơ quan, đơn vị được UBND tnh giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ kinh phí trồng rừng thay thế do các chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác