Thông tư 22-TT/LB năm 1959 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân thi vào các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1959-1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành.
Thông tư 22-TT/LB năm 1959 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân thi vào các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1959-1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành.
Số hiệu: | 22-TT/LB | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục | Người ký: | Nguyễn Văn Huyên |
Ngày ban hành: | 25/05/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/07/1959 | Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 22-TT/LB |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục |
Người ký: | Nguyễn Văn Huyên |
Ngày ban hành: | 25/05/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/07/1959 |
Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIÁO DỤC-BỘ NỘI VỤ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 22-TT/LB |
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 1959 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, |
Trong tình hình nước ta hiện nay, nhiệm vụ đào tạo cán bộ đang đòi hỏi phải ra sức đào tạo những anh chị em công nông, cán bộ chính trị và tầng lớp thanh niên mới lớn lên, thành một đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đông đảo, trung thành với chủ nghĩa xã hội. Có làm được như thế, mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa của Nhà nước.
Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trên, Liên bộ Nội vụ - Giáo dục quy định những điều sau đây, trong việc xét chọn giới thiệu cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân đi học các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1959-1960.
I. TIÊU CHUẨN CHỌN, GIỚI THIỆU VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP.
1. Chính trị:
- Lịch sử rõ ràng.
- Lập trường và tư tưởng tốt (tin tưởng và quyết tâm đi theo xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng phục vụ nhân dân).
- Tinh thần và thái độ công tác tốt.
- Có ý thức tổ chức và kỷ luật.
2. Văn hóa:
Phải có trình độ văn hóa tương đương với trình độ lớp 10 phổ thông (nếu thi vào đại học), hoặc lớp 7 phổ thông (nếu thi vào trung cấp chuyên nghiệp).
3. Tuổi và sức khỏe:
Từ 35 tuổi trở xuống (tùy theo tính chất của từng trường, có thể xét thấy lấy đến 40 tuổi).
Có đủ sức khỏe để theo học (theo trong quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục).
II. NHỮNG LOẠI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, QUÂN NHÂN ĐƯỢC XÉT CHỌN ĐI HỌC.
A. TRONG BIÊN CHẾ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, DOANH XÍ NGHIỆP, DÂN, ĐẢNG VÀ QUÂN ĐỘI:
a) Cán bộ, nhân viên, quân nhân, có 4 năm công tác liên tục trở lên, kể từ 1/7/1959 trở về trước.
b) Cán bộ, nhân viên người Kinh công tác ở miền Núi; công nhân trực tiếp lao động ở các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, các lao động tay chân ở các ngành, các cấp, cán bộ, nhân viên phụ nữ; có 3 năm công tác liên tục trở lên, kể từ 1/7/1959 trở về trước.
c) Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân miền Nam tập kết; cán bộ nhân viên, công nhân, quân nhân dân tộc miền Núi, không tính thâm niên công tác.
d) Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân không đủ thâm niên công tác, nhưng trong quá trình công tác đã được thử thách, có nhiều thánh tích tốt, thuộc thành phần cơ bản, được tập thể đề nghị và ít nhất đã qua 1 năm công tác, cũng được xét chọn giới thiệu đi học.
e) Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật, sơ cấp của các ngành; nếu xét chọn để đào tạo trong ngành, sẽ do các Bộ quy định tiêu chuẩn thâm niên công tác.
B. NGOÀI BIÊN CHẾ:
a) Cán bộ xã đang công tác gồm có:
- Ủy viên Ủy ban hành chính xã, các trưởng phó ban các ngành xung quanh Ủy ban hành chính xã (xã đội, công an, giao thông, v.v…).
- Ủy viên Ban chấp hành các đoàn thể ở xã.
- Ủy viên các ban quản trị các loại Hợp tác xã.
b) Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn ngành từ tỉnh trở lên.
c) Cán bộ miền Nam sản xuất ở các tập đoàn sản xuất miền Nam; thương binh, quân nhân phục viên về xã, cán bộ thôi việc ra biên chế sản xuất; cán bộ tạm tuyển, phù động. Đối với cán bộ xã, cán bộ thôi việc, cán bộ tạm tuyển, phù động ít nhất cũng đã qua 1 năm công tác mới có thể xét chọn.
III. QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, QUÂN NHÂN ĐI HỌC.
Tất cả những cán bộ, công nhân, quân nhân ở phần II nói trên, được cơ quan, đơn vị, địa phương chọn, giới thiệu đi học, được hưởng các quyền lợi sau đây:
1. Trước khi dự thi kiểm tra văn hóa, được nghỉ công tác chuyên môn từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi, để ôn tập văn hóa. Cơ quan cho nghỉ, cần có trách nhiệm giúp đỡ và kiểm soát, để việc ôn tập văn hóa được tốt.
2. Về kiểm tra văn hóa: nếu có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp lớp 10 hay lớp 7 phổ thông được miền kiểm tra văn hóa. Nếu có học lực tương đương thì phải qua một kiểm tra văn hóa.
3. Về đãi ngộ vật chất: những cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân trong biên chế, được chọn, giới thiệu đi học, nếu được vào học, sẽ được hưởng một mức sinh hoạt phí hàng tháng nhất định, do thông tư Liên bộ Nội vụ - Giáo dục – Tài chính quy định cụ thể sau. Những cán bộ, nhân viên, v.v… ngoài biên chế, được chọn, giới thiệu đi học, được hưởng học bổng.
4. Nếu không được vào học, những cán bộ, công nhân, quân nhân trong biên chế được chọn giới thiệu đi học được trở về cơ quan, đơn vị, địa phương cũ tiếp tục công tác.
Các vấn đề khác, theo đúng quy định tuyển sinh của Bộ giáo dục 1959.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP XÉT VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỌN, GIỚI THIỆU ĐI HỌC.
1. Đối với cán bộ, công nhân, quân nhân được chọn, giới thiệu đi học, phải được cơ quan, đơn vị, nơi đương sự công tác xét chọn và do các cấp sau đây quyết định:
a) Cán bộ các ngành Chính, Dân, Đảng trong biên chế từ huyện trở lên phải được Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, khu, các Bộ, Ban hay Thường trực các Ban chấp hành Trung ương, quyết định giới thiệu đi học.
b) Công nhân trong biên chế các xí nghiệp, công, nông, lâm trường phải được Ban Giám đốc (nếu trực thuộc Bộ), hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, khu (nếu trực thuộc các cấp này), quyết định giới thiệu đi học.
c) Quân nhân tại ngũ, phải được cấp chỉ huy, từ Trưởng đoàn trở lên, quyết định giới thiệu đi học.
d) Việc xét chọn một cán bộ, công nhân, quân nhân, do các cấp trên quản lý, phải được sự đồng ý và quyết định của cấp quản lý người cán bộ đó.
e) Cán bộ, công nhân, quân nhân phục viên, thương binh ngoài biên chế ở địa phương do Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố quyết định giới thiệu. Cán bộ, công nhân tạm tuyển, phù động ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường thuộc Bộ, sẽ do Bộ, hoặc Ban Giám đốc xí nghiệp, công trường, quyết định giới thiệu.
g) Cán bộ miền Nam tập kết sản xuất ở các tập đoàn sản xuất miền Nam, do Ban Thống nhất quyết định giới thiệu.
2. Cán bộ, công nhân, quân nhân được các cấp có thẩm quyền nói trên, xét chọn đi học, được cấp một giấy quyết định giới thiệu đi học (có mẫu kèm theo thông tư này), và phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục.
3. Không chuyển cán bộ chuyên môn kỹ thuật của ngành này, sang học ngành chuyên môn khác. Nếu có cá biệt xin đổi ngành, thì Bộ sở quan trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, trước khi quyết định.
Trong việc xét chọn và quyết định cho đi học, các ngành, các cấp, cần có sự tham gia ý kiến của đoàn thể, như Chi bộ, Công đoàn, Thanh niên, v.v… nơi người cán bộ, nhân viên, quân nhân công tác, để việc xét chọn được chính xác, và đảm bảo được công tác của người được chọn đi học.
Việc lựa chọn cán bộ, công nhân, quân nhân và các tầng lớp thanh niên tốt, vào học các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, là một công tác rất quan trọng, để thực hiện tốt yêu cầu đào tạo cán bộ của Nhà nước.
Liên bộ yêu cầu các Bộ, các cơ quan trung ương, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố, nghiên cứu kỹ, phổ biến kịp thời và rộng rãi thông tư này cho cán bộ, công nhân, quân nhân thuộc nghành mình biết; đồng thời, có kế hoạch lãnh đạo xét chọn bảo đảm đúng tiêu chuẩn và cố gắng thu xếp, đưa được nhiều cán bộ tốt đi học (chú trọng cán bộ dân tộc miền Núi, cán bộ miền Nam và phụ nữ).
Trong việc lựa chọn, cần tiến hành một cách nghiêm túc, cần đề phòng những lệch lạc bản vị, cục bộ, thành kiến, nể nang, cảm tính cá nhân, giữ cán bộ tốt, có đủ tiêu chuẩn ở lại công tác; đưa những người không đủ tiêu chuẩn đi học.
Cần kết hợp việc xét kỹ tiêu chuẩn, nguyện vọng của cán bộ với hoàn cảnh công tác của cơ quan, đơn vị, địa phương và được sự tham gia ý kiến của tập thể để tránh suy tị giữa người được đi học với người ở lại công tác.
Sau khi xét chọn, cần hướng dẫn cách lập hồ sơ đầy đủ, theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục, chú ý tổ chức, đôn đốc và kiểm soát việc ôn tập văn hóa của anh em được chọn giới thiệu đi học được tốt.
Để Liên bộ nắm được tình hình, đề nghị báo cáo danh sách cán bộ, công nhân, quân nhân (có mẫu kèm theo), được ngành hay địa phương chọn giới thiệu đi học, và tình hình thực hiện thông tư này, để Liên bộ có thể kịp thời theo dõi giải quyết.
Liên bộ yêu cầu các ông Giám đốc, Hiệu trưởng các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, khi nhận hồ sơ xin học của cán bộ, công nhân, quân nhân được giới thiệu đi học, cần kiểm tra chu đáo; nếu phát hiện những trường hợp hồ sơ chưa đúng thể lệ, trong quy chế tuyển sinh 1959 của Bộ Giáo dục và trong thông tư này, cần báo cho Liên bộ để nhắc nhở các cơ quan thi hành cho đúng. Nếu đến ngày cuối cùng, hồ sơ nào xét không đúng các thể lệ và điều kiện đã quy định, Nhà trường cương quyết không nhận, để tránh những khó khăn về sau.
Trong khi thi hành thông tư này, có gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị báo cáo cho Liên bộ biết ngay, để góp ý kiến giải quyết kịp thời.
BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
CHỌN VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ĐI HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Tên cơ quan) |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
QUYẾT ĐỊNH
CHỌN, GIỚI THIỆU CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, QUÂN NHÂN ĐI HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NIÊN KHÓA 1959-1960
Theo thông tư số 22-TT/LB ngày 25/5/1959 của Liên bộ Nội vụ - Giáo dục về việc chọn, giới thiệu cán bộ, công nhân viên đi thi vào các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp niên khóa 1959-1960;
1. Xét ông ……………………………….... tuổi, sinh ………………. ngày ……………..
tháng...............năm 19….
- Chính, trú quán tại …………………………………………………………………..
- Hiện nay công tác tại …………………………………………………………………
- Chức vụ …………………………………………bậc lương (nếu có)………………..
(Ghi rõ là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam hay ngoài Đảng, thuộc dân tộc nào? miền Nam tập kết?)
- Đã tham gia công tác cách mạng liên tục được …… năm kể từ ngày …./…./195….
đến ngày 1/7/1959 (nếu có thời gian mất liên tục công tác mà được xét chọn thì ghi rõ lý do);
- Tinh thần và thái độ công tác, tư tưởng, lập trường trong qúa trình hoạt động …………
………………………………………………………………………………………………
- Trình độ văn hóa: đã tốt nghiệp bằng .…………………………………………………… hay có học lực tương đương lớp …………………………………………………………...
2. Theo đề nghị của cơ quan ………………………………………………………… ……
ông …………………………… đang công tác;
3. Xét ông ……………………………. Có đủ các tiêu chuẩn nói ở phần I và II của thông tư số 22-TT/LB ngày 25/5/1959 của Liên Bộ Nội vụ - Giáo dục.
4. Quyết định chọn:
Ông ……………………………… được chọn, giới thiệu đi học trường ………………… niên khóa 1959-1960;
5. Đề nghị Liên Bộ Nội vụ, Giáo dục cho ông …………………………………. được hưởng các quyền lợi chiếu cố trong thông tư Liên bộ Nội vụ - Giáo dục số 22-TT/LB ngày 25/5/1959.
|
Ngày……
tháng …năm 195… |
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯỢC CHỌN, GIỚI THIỆU ĐI HỌC
(Tên cơ quan ) |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
BÁO CÁO
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯỢC CHỌN, GIỚI THIỆU ĐI HỌC
Thứ tự |
HỌ VÀ TÊN |
Tuổi |
Quê quán (miền) |
Chức vụ công tác hiện nay (bậc lương) |
Có văn bằng tốt nghiệp hay học lực tương đương |
Tên ngành trường định xin thi |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
CHÚ THÍCH:
1. Mẫu này dùng cho các UBHC tỉnh, thành phố, khu và Bộ. Sau khi đã tổng hợp tình hình cán bộ do cơ quan công nhận giới thiệu đi học, báo cáo cho Liên bộ Nội vụ, Giáo dục biết.
2. Làm thành 2 bản:
- 1 bản gửi cho Bộ Nội vụ.
- 1 bản gửi cho Bộ Giáo dục.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây