Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 174/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/11/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/12/2015 | Số công báo: | 1175-1176 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 174/2015/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/11/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/12/2015 |
Số công báo: | 1175-1176 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ VÀ THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật kế toán;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, như sau:
Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các công việc có liên quan đến kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Thông tư này áp dụng cho các đơn vị hải quan gồm Tổng cục Hải quan; Cục hải quan và các đơn vị tương đương, Chi cục hải quan và các đơn vị tương đương trong việc thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Kế toán thuế tạm thu” là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tạm nộp vào tài khoản tiền gửi (tạm thu, tạm giữ) của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, theo quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. “Kế toán thuế chuyên thu” là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. “Cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu” là tập hợp các thông tin, dữ liệu về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán liên quan đến thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) được lưu giữ, sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử trên hệ thống quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu tập trung của Tổng cục Hải quan.
4. “Đơn vị kế toán thuế xuất khẩu, khẩu nhập” là các đơn vị hải quan có tổ chức bộ máy kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và lập báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là đơn vị kế toán).
5. “Kế toán hoàn nộp thừa” là phương pháp kế toán đối với trường hợp hoàn khoản tiền người nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp của từng loại thuế trong cùng một đơn vị kế toán. Không bao gồm các trường hợp hoàn khoản tiền do nộp nhầm cơ quan thu, nhầm đơn vị kế toán và các trường hợp được hoàn thuế đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm.
6. “Kế toán hoàn do tái xuất hoặc tái nhập” là phương pháp kế toán đối với trường hợp hoàn khoản tiền người nộp thuế đã nộp theo nghĩa vụ thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng sau đó do tái xuất hàng đã nhập khẩu hoặc tái nhập hàng đã xuất khẩu người nộp thuế được hoàn trả lại khoản tiền đã nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Bao gồm cả trường hợp được hoàn thuế đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm.
Điều 4. Nội dung của kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu) là việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý nội bộ của hệ thống Hải quan về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường (BVMT), thuế phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử), thu lệ phí, thu phạt, thu bán hàng tịch thu và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Phí thu hộ các hiệp hội, phí một cửa quốc gia.
2. Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình thu nộp ngân sách nhà nước về thuế và các khoản thu khác của người nộp thuế hoặc đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, bao gồm: Số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí phải thu; số thuế, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí đã thu, đã nộp ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí còn phải thu; số hàng hóa tạm giữ; số tiền bán hàng hóa, tang vật đã có quyết định tạm giữ chờ xử lý; số tiền bán hàng hóa, tang vật bị tịch thu đã có kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền; số thuế, số tiền chậm nộp, số tiền phạt phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp; số thuế, số tiền phạt, tiền chậm nộp không thu, được giảm theo quyết định của cấp thẩm quyền.
3. Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được ghi chép, phản ánh theo phương pháp ghi kép, đảm bảo tổng hợp kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan các cấp đã thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán, luật ngân sách và pháp luật khác có liên quan. Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng nguyên tắc sau đây:
a) Hạch toán theo kỳ kế toán;
b) Theo năm ngân sách;
c) Phù hợp với hệ thống kế toán thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước;
d) Tổng hợp, phản ánh thông tin tài chính của hoạt động nghiệp vụ đã hoàn thành;
e) Cung cấp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán.
Điều 5. Yêu cầu đối với kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán và báo cáo kế toán.
2. Phản ánh thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đúng thời gian quy định.
3. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
5. Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.
1. Đơn vị tính, chữ viết và chữ số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải theo dõi theo nguyên tệ và được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ghi sổ kế toán.
Trường hợp người nộp thuế nộp bằng ngoại tệ thì tỷ giá hạch toán số ngoại tệ đã nộp theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng tại thời điểm Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách.
3. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
a) Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
b) Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
4. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 7. Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kỳ kế toán thuế gồm kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý quyết toán.
2. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Kỳ kế toán năm là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
3. Kỳ chỉnh lý quyết toán là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp, để hạch toán và điều chỉnh các nghiệp vụ được phép hạch toán vào sổ kế toán năm trước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chứng từ điều chỉnh liên quan đến năm trước được cập nhật số liệu vào tháng 12 năm trước.
Trường hợp các chứng từ điều chỉnh ngân sách nhà nước năm trước phát sinh sau khi cơ quan hải quan đã đóng kỳ kế toán năm trước thì hạch toán vào kỳ kế toán năm hiện hành.
4. Nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh ở kỳ nào phải được ghi chép, hạch toán vào sổ kế toán của kỳ đó. Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu phát hiện trong năm liên quan đến năm hiện hành thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát hiện.
Điều 8. Mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền.
2. Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
3. Sau thời điểm đóng kỳ kế toán, trường hợp cần điều chỉnh số liệu kế toán thuế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi có Quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra kế toán gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán; kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; kiểm tra việc chấp hành các quy định khác liên quan đến kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 10. Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kiểm soát nội bộ kế toán là việc thực hiện kiểm tra, xem xét thường xuyên, liên tục trong phạm vi của đơn vị kế toán để đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, đầy đủ, kịp thời cả về hình thức, nội dung, số liệu của chứng từ, sổ, báo cáo kế toán; quy trình thực hiện xử lý, hạch toán và phê duyệt theo đúng trình tự, nội dung, thẩm quyền đã được quy định trong cùng đơn vị kế toán.
2. Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
a) Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế: mẫu chứng từ; tính hợp pháp của chứng từ; tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán;
b) Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán: các giao dịch kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng tài khoản kế toán;
c) Kiểm soát ghi chép sổ kế toán: thời điểm ghi sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái; định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Kiểm soát báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán; lưu báo cáo kế toán; lập, gửi và thuyết minh báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: phân công cán bộ trong đơn vị kế toán; tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ được giao thực hiện công việc kế toán.
3. Trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ
a) Cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Phụ trách kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm kiểm soát các nội dung kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.
4. Trong quá trình kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu nếu phát hiện có sai sót, phải báo cáo người có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành.
1. Kiểm kê tài sản là việc xác định tại chỗ về số tiền tồn quỹ, sao kê xác định số thuế và các khoản còn nợ đọng của người nộp thuế, số hàng hóa còn tạm giữ trong kho, số hàng có quyết định tịch thu nhưng chưa xử lý còn lưu giữ ở đơn vị tại thời điểm kiểm kê để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. Việc kiểm kê tài sản phải lập biên bản theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm lưu trữ, quản lý, sử dụng thông tin, số liệu, tài liệu kế toán; phải xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán tại đơn vị mình; phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng quy định.
2. Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.
3. Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tượng do Thủ trưởng đơn vị kế toán quyết định theo quy định của pháp luật. Việc khai thác, sử dụng tài liệu kế toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị kế toán hoặc người được ủy quyền.
Điều 13. Tài liệu kế toán thuế và lưu trữ tài liệu kế toán thuế
1. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện dưới dạng tài liệu giấy hoặc điện tử theo quy định.
2. Tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép để thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;
c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu;
d) Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Đơn vị kế toán phải bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế, Luật Kế toán, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản khác có liên quan. Trường hợp đơn vị thực hiện kế toán trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin thì tài liệu kế toán điện tử sẽ được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử phù hợp với quy định Luật giao dịch điện tử.
Điều 14. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp phải đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật kế toán.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể quy trình sử dụng, quản lý, cập nhật, khai thác thông tin dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu) phù hợp với quy định của Thông tư này và các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 15. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan được thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp toàn ngành thông qua việc tổng hợp báo cáo từ các bộ phận kế toán tại các đơn vị cơ sở.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và thủ trưởng cơ quan hải quan (cấp Cục, Chi cục hoặc tương đương) chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong đơn vị mình, cần bố trí bộ phận chịu trách nhiệm kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều kiện của đơn vị, bảo đảm thực hiện đầy đủ công việc kế toán và tổng hợp báo cáo theo quy định. Việc bố trí người làm kế toán phải thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về kế toán.
Điều 16. Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tại Tổng cục Hải quan:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn ngành Hải quan;
b) Tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu toàn ngành, phân tích các thông tin báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công việc khác được giao.
2. Tại các Cục Hải quan và tương đương:
a) Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại các đơn vị cơ sở thuộc sự quản lý của đơn vị mình;
b) Tổng hợp báo cáo, phân tích các thông tin kế toán xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đơn vị theo yêu cầu quản lý; lập và nộp báo báo gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định.
c) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo với Tổng cục Hải quan;
d) Trường hợp Cục Hải quan không phân cấp công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đến cho Chi cục thì Cục Hải quan phải thực hiện công việc kế toán của các Chi cục chưa được phân cấp, công việc cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều này.
e) Các công việc kế toán khác được giao;
3. Tại các Chi cục Hải quan và tương đương:
a) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán;
b) Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí;
c) Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan.
d) Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán.
Mục 1. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Điều 18. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
1. Đối với chứng từ kế toán do các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý lưu giữ chứng từ gốc và cập nhật số liệu về thuế và các khoản thu khác vào Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan hải quan, đảm bảo theo dõi quản lý chi tiết các nghiệp vụ đã thực hiện. Đồng thời lập bảng kê các chứng từ cùng loại có cùng nội dung kinh tế để chuyển bộ phận kế toán thuế làm căn cứ hạch toán ghi sổ kế toán.
Định kỳ các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra đối chiếu số liệu phát sinh trong kỳ kế toán trước khi đóng kỳ kế toán. Đảm bảo số liệu theo dõi chi tiết của bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế phải phù hợp với số liệu tổng hợp của bộ phận kế toán khi đóng kỳ kế toán.
b) Bộ phận kế toán thuế có nhiệm vụ căn cứ nội dung bảng kê chứng từ lập chứng từ ghi sổ để hạch toán ghi sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán và hệ thống tài khoản theo quy định Thông tư này, lưu trữ chứng từ ghi sổ và bảng kê chứng từ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán.
c) Yêu cầu về cập nhật, theo dõi, quản lý số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế:
Cập nhật đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh vào sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
Phản ánh thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác.
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục theo kỳ kế toán hiện hành; số liệu kỳ này phải kế tiếp theo số liệu của kỳ trước.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, phù hợp với các chỉ tiêu quản lý thuế; phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán.
d) Yêu cầu về bảng kê chứng từ:
Bảng kê phải có chữ ký của người lập và phụ trách bộ phận lập bảng kê (bảng kê điện tử phải có chữ ký số), người lập bảng kê có trách nhiệm lưu trữ quản lý chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật thuế, pháp luật hải quan.
Thông tin trên bảng kê phải phù hợp với thông tin trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế, phản ánh đúng hiện trạng, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bộ phận kế toán lập chứng từ ghi sổ theo quy định, hạch toán phản ánh nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẫu bảng kê chứng từ được hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này, ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức biểu mẫu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý.
2. Đối với các chứng từ kế toán do bộ phận kế toán thuế tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ và hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật kế toán.
3. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
a) Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán;
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi chép trên chứng từ kế toán;
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý tài chính, thuế của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng đơn vị kế toán biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Điều 19. Lập và ký chứng từ kế toán
1. Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ phát sinh.
2. Chứng từ kế toán phải lập theo đúng mẫu quy định cho từng loại nghiệp vụ, phải bảo đảm đủ nội dung và bảo đảm tính pháp lý đối với từng loại chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
3. Việc ghi chép trên chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng:
a) Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không được viết tắt, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không viết bằng mực đỏ, bằng bút chì.
b) Số tiền viết bằng chữ phải đúng với số tiền viết bằng số. Chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
4. Chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải bảo đảm thống nhất nội dung tất cả các liên chứng từ.
5. Ký chứng từ kế toán
a) Mọi chứng từ kế toán phải được ký theo đúng quy định của luật kế toán. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với mẫu chữ ký đã đăng ký theo quy định. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật giao dịch điện tử.
b) Một người chỉ được phép ký một chức danh trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán.
c) Kế toán trưởng/phụ trách kế toán không được ký "thừa ủy quyền" Thủ trưởng đơn vị.
d) Người có trách nhiệm ký chứng từ kế toán thuế chỉ được ký chứng từ khi đã ghi đầy đủ nội dung thuộc trách nhiệm của mình theo quy định.
Điều 20. Danh mục, biểu mẫu, sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định như sau:
a) Ngoài những chứng từ kế toán ban hành trong Thông tư này, các bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn phải sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá (nếu có) phải được quản lý như tiền. Việc phân cấp in, quản lý và phân phối các chứng từ kế toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Trong quá trình thực hiện nếu thấy cần thiết Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thể bổ sung các chứng từ kế toán nội bộ (sử dụng trong nội bộ hệ thống hải quan) ngoài các chứng từ quy định tại Thông tư này theo yêu cầu quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu và phù hợp với quy định pháp luật kế toán.
2. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành theo Thông tư này được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Điều 21. Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống các thông tin quản lý số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt; số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt đã thu; số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt thu được đã nộp ngân sách nhà nước, tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; số thuế, số tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải thu; số tiền bán tang vật vi phạm hành chính còn tạm giữ; số hàng hóa, tang vật đã có quyết định tịch thu nộp ngân sách nhà nước;...
2. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có cùng nội dung kinh tế. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành Hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản.
3. Hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được xây dựng và thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của cơ quan hải quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, tổ chức bộ máy và tổ chức thông tin của cơ quan hải quan các cấp;
b) Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính liên quan đến nghiệp vụ quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thanh toán với ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan các cấp;
c) Phù hợp với việc áp dụng các công nghệ quản lý, thanh toán hiện tại và tương lai các cơ quan hải quan và trong nền kinh tế, phục vụ cho việc tổ chức các quan hệ thanh toán trong và ngoài hệ thống hải quan;
d) Thuận lợi cho việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học, đảm bảo khả năng giao diện của hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước (TABMIS) và các hệ thống thông tin khác.
Điều 22. Lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị. Tổng cục Hải quan được bổ sung thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 (trừ các tài khoản mà Bộ Tài chính đã quy định tại Thông tư này) để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
2. Trường hợp Tổng cục Hải quan cần mở thêm các tài khoản cấp 1 ngoài các tài khoản đã có hoặc cần sửa đổi, bổ sung các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 trong hệ thống tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đã quy định tại Thông tư này thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
3. Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 23. Tài khoản 111- Tiền mặt
a) Tài khoản 111 dùng để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của cơ quan hải quan bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ. Nội dung các khoản tiền mặt phản ánh vào tài khoản này là các khoản tiền thuế, các khoản thu khác của người nộp thuế và các đối tượng vi phạm hành chính trực tiếp nộp cho cơ quan hải quan, nhưng cơ quan hải quan chưa kịp nộp vào Kho bạc Nhà nước (bao gồm cả các khoản thu hộ và các khoản ký quỹ).
b) Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 "Tiền mặt" số tiền mặt thực tế nhập, xuất quỹ. Đối với khoản tiền thu xong nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước trong ngày hoặc do cán bộ Kho bạc Nhà nước thu trực tiếp của người nộp thuế tại cơ quan hải quan hoặc cửa khẩu không được phản ánh vào tài khoản này.
c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký trên phiếu thu hoặc phiếu chi. Nghiêm cấm việc xuất quỹ khi chưa lập phiếu chi và chưa có ký xét duyệt của chủ tài khoản trên phiếu chi.
d) Kế toán phải mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, tồn quỹ ở mọi thời điểm của từng loại quỹ.
e) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý tiền và mở sổ quỹ theo dõi việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày. Cuối ngày phải kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và đối chiếu giữa số tồn quỹ thực tế với số liệu trên sổ quỹ; giữa số tồn quỹ trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý số chênh lệch đó.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 - Tiền mặt
Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng, do: Các khoản tiền mặt nhập quỹ; Số tiền mặt thừa quỹ được phát hiện khi kiểm kê quỹ.
Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm, do: Các khoản tiền mặt xuất quỹ; Số tiền mặt thiếu hụt quỹ được phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ
Tài khoản 111- Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 11101- Tiền thuế;
- Tài khoản 11102- Tiền khác.
Điều 24. Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản 112 phản ánh tình hình biến động và số hiện có các khoản tiền của cơ quan hải quan gửi trên tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước và tài khoản tiền gửi Ngân hàng (nếu có).
b) Căn cứ để hạch toán trên TK 112 "Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng" là các chứng từ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng liên quan đến việc ghi tăng, ghi giảm tiền gửi trên tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng; các thông tin dữ liệu báo có của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng hoặc chứng từ tương đương như Giấy nộp tiền vào tài khoản, ủy nhiệm chi, Bản sao kê có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng,...
c) Kế toán tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản tiền của cơ quan hải quan gửi tại tài khoản Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng theo các nội dung tiền gửi trên.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng
Bên Nợ: Các khoản tiền đã gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng
Bên Có: Khoản tiền đã rút ra hoặc chuyển đi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng
Số dư bên Nợ: Số tiền hiện còn gửi ở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng.
Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, có 5 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 11201 - Tiền gửi của hải quan tại Kho bạc;
- Tài khoản 11202 - Tiền gửi Ngân hàng;
- Tài khoản 11203 - Tiền gửi tạm giữ của Bộ Tài chính;
- Tài khoản 11204 - Tiền gửi phí, lệ phí thu hộ;
- Tài khoản 11209 - Tiền gửi khác.
Điều 25. Tài khoản 113- Tiền đang chuyển
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh các khoản tiền của cơ quan hải quan đã nộp vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được chứng từ của Kho bạc Nhà nước (báo Có hay Bảng kê nộp séc của Kho bạc Nhà nước).
b) Chứng từ để hạch toán tiền đang chuyển là: Bảng kê nộp séc, chứng từ xuất quỹ tiền mặt để nộp vào Kho bạc Nhà nước, chứng từ liên quan của Kho bạc Nhà nước, chứng từ liên quan của ngân hàng thương mại (nếu có).
c) Chỉ hạch toán vào Tài khoản 113 "Tiền đang chuyển" các khoản tiền cơ quan hải quan đã nộp vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa có chứng từ báo có liên quan của Kho bạc Nhà nước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 113- Tiền đang chuyển
Bên Nợ: Số tiền cơ quan hải quan đã nộp vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được chứng từ liên quan của Kho bạc Nhà nước.
Bên Có: Số tiền cơ quan hải quan nộp Kho bạc Nhà nước đã được Kho bạc Nhà nước báo Có.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền cơ quan hải quan đã nộp Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được chứng từ báo có liên quan của Kho bạc Nhà nước.
Điều 26. Tài khoản 131- Phải thu về thuế chuyên thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan hải quan với người nộp thuế về số thuế chuyên thu phải thu, số thuế chuyên thu đã giảm, số thuế chuyên thu đã thu và còn phải thu.
b) Các khoản thuế phản ánh vào Tài khoản 131 là các khoản thuế đối với hàng xuất nhập khẩu của người nộp thuế được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và nộp thuế theo thời hạn quy định (trừ tiền thuế của nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập).
c) Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Chứng từ ghi số thuế chuyên thu phải thu; Quyết định hoàn thuế; Biên lai thu thuế; Giấy nộp tiền (báo có); Quyết định ấn định thuế; Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn, giảm thuế; Quyết định xóa nợ...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131- Phải thu về thuế chuyên thu
Bên Nợ:
- Số tiền thuế chuyên thu phải thu của người nộp thuế hàng xuất nhập khẩu;
- Số thuế chuyên thu phải trả, phải hoàn do nộp thừa cho người nộp thuế;
- Điều chỉnh số thuế chuyên thu phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm);
- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá tương ứng với tỷ giá đã thu bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm thu.
Bên Có:
- Tiền thuế chuyên thu của người nộp thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà nước;
- Các trường hợp giảm nghĩa vụ phải thu của người nộp thuế;
Số dư bên Nợ: Phản ánh tiền thuế chuyên thu còn phải thu của người nộp thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp thuế nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 131- Phải thu về thuế chuyên thu có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 13102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 13103- Thuế GTGT
- Tài khoản 13104- Thuế TTĐB
- Tài khoản 13105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 13106- Thuế BVMT
- Tài khoản 13107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 13108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 13109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 13199- Thuế chuyên thu khác.
Điều 27. Tài khoản 132- Phải thu phí, lệ phí
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan hải quan với người nộp phí, lệ phí hải quan đã đăng ký giao dịch kê khai hải quan điện tử hoặc trường hợp được phép đăng ký nộp phí, lệ phí định kỳ theo tháng. Gồm các khoản về tiền phí, lệ phí phải thu, đã thu và còn phải thu.
b) Hạch toán thanh toán với người nộp phí, lệ phí hải quan phải theo dõi chi tiết theo từng nội dung thu, từng loại phí, lệ phí.
c) Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Các chứng từ liên quan đến phí, lệ phí hải quan phát sinh trong thực hiện giao dịch thủ tục hải quan điện tử, các chứng từ liên quan đến phí, lệ phí của người nộp được phép nộp theo định kỳ, theo tháng và các hình thức kê khai hải quan khác theo quy định.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 132- Phải thu phí, lệ phí
Bên Nợ: Số tiền phí, lệ phí phải thu của người nộp phí, lệ phí thông qua giao dịch điện tử, người nộp kê khai nộp lệ phí theo tháng và các hình thức kê khai khác theo quy định hiện hành.
Bên Có: Tiền phí, lệ phí đã thu của người nộp lệ phí thông qua giao dịch điện tử, kê khai nộp lệ phí theo tháng và các hình thức kê khai khác theo quy định hiện hành.
Số dư bên Nợ: Số tiền phí, lệ phí còn phải thu của người nộp phí, lệ phí theo quy định.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp thuế nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 132- Phải thu phí, lệ phí có 7 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13201- Lệ phí làm thủ tục hải quan
- Tài khoản 13202- Lệ phí quá cảnh
- Tài khoản 13203- Phí thu hộ cà phê
- Tài khoản 13204- Phí thu hộ hạt tiêu
- Tài khoản 13205- Phí thu hộ hạt điều
- Tài khoản 13209- Phí thu hộ khác
- Tài khoản 13299- Phí, lệ phí khác.
Điều 28. Tài khoản 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan hải quan với đối tượng bị phạt vi phạm hành chính và người nộp thuế. Nội dung phản ánh về số phải thu, số đã giảm, số đã thu và còn phải thu phạt vi phạm hành chính, chậm nộp thuế, chậm nộp phạt vi phạm hành chính.
b) Các khoản phạt vi phạm hành chính phản ánh vào Tài khoản 133 là các khoản tiền phạt đã được ra quyết định phạt, các khoản chậm nộp phạt phát sinh phải thu, đã thu và còn phải thu; các khoản tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa; các khoản nộp thừa đã có quyết định hoàn.
c) Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Các quyết định phạt vi phạm hành chính, chứng từ liên quan để tính tiền chậm nộp phạt phải thu, biên lai thu tiền; quyết định hoàn tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa ...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp
Bên Nợ: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp phải thu, quyết định hoàn nộp thừa.
Bên Có: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp đã thu.
Số dư bên nợ: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp còn phải thu.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 133 - Phải thu tiền phạt, chậm nộp có 4 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13301- Thu chậm nộp thuế
- Tài khoản 13302- Phạt VPHC
- Tài khoản 13303- Thu chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 13399- Khác.
Điều 29. Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu
1. Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu
a) Tài khoản này phản ánh số thuế tạm thu (thuế hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải tạm nộp vào tài khoản tiền gửi, tạm thu, tạm giữ của cơ quan hải quan trước khi nộp vào ngân sách) phải thu, số đã giảm, số đã thu và số còn phải thu của người nộp thuế.
b) Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thuế đối với hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước.
c) Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Chứng từ ghi số thuế tạm thu phải thu; quyết định số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa; Quyết định điều chỉnh thuế tạm thu; Quyết định ấn định thuế tạm thu; bảng kê giấy nộp tiền (Báo có)...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu
Bên Nợ:
- Số thuế tạm thu phải thu của người nộp thuế;
- Số thuế tạm thu nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế;
- Điều chỉnh số thuế tạm thu phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm).
Bên Có:
- Số thuế tạm thu đã nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;
- Số thuế tạm thu không phải thu theo quyết định không thu thuế tạm thu hoặc các trường hợp có quyết định miễn, giảm nghĩa vụ phải nộp thuế tạm thu của người nộp thuế;
Số dư bên Nợ: Số thuế tạm thu còn phải thu.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp thuế nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 137 - Phải thu về thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13701- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 13702- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 13703- Thuế GTGT
- Tài khoản 13704- Thuế TTĐB
- Tài khoản 13705- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 13706- Thuế BVMT
- Tài khoản 13707- Thuế tự vệ
- Tài khoản 13708- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 13709- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 13799- Thuế tạm thu khác.
Điều 30. Tài khoản 331- Thanh toán với NSNN về thuế
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh tình hình thu nộp ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan về các khoản thuế chuyên thu và thuế tạm thu của hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
b) Chứng từ để hạch toán tài khoản này là Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, chứng từ liên quan bù trừ, điều chỉnh... đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, chứng từ “báo có” khác của Kho bạc Nhà nước ...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331 - Thanh toán với NSNN về thuế
Bên Nợ:
- Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước;
- Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu cơ quan hải quan đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Bên Có:
- Kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu trong kỳ;
- Kết chuyển số thuế chuyên thu, tạm thu nộp thừa vào ngân sách nhà nước đã được hoàn trả cho người nộp thuế từ ngân sách nhà nước.
Số dư bên Có: Phản ánh số thuế chuyên thu còn phải thu nộp ngân sách nhà nước;
Số dư bên Nợ: Phản ánh số thuế chuyên thu và thuế tạm thu ngân sách nhà nước còn phải trả lại người nộp thuế.
Tài khoản 331- Thanh toán với NSNN về thuế, có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33103- Thuế GTGT
- Tài khoản 33104- Thuế TTĐB.
- Tài khoản 33105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33106- Thuế BVMT
- Tài khoản 33107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33109- Thuế chống trợ cấp
Điều 31. Tài khoản 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh tình hình thu nộp ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan về các khoản tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
b) Chứng từ để hạch toán tài khoản này là Giấy nộp tiền vào ngân sách, chứng từ liên quan bù trừ, điều chỉnh... có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, chứng từ báo có khác của Kho bạc Nhà nước ...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác
Bên Nợ: Số tiền phạt, tiền chậm nộp, tiền bán hàng tịch thu, tiền bán hàng tồn đọng đã nộp vào ngân sách nhà nước được tính vào số thu của cơ quan hải quan;
Bên Có: Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp, số thu bán hàng tịch thu, tiền bán hàng tồn đọng phải thu vào ngân sách nhà nước; Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa đã hoàn từ ngân sách nhà nước.
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền phạt, tiền chậm nộp còn phải thu nộp ngân sách nhà nước.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa ngân sách nhà nước còn phải trả lại người nộp thuế.
Tài khoản 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác, có 06 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33301- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 33302- Tiền phạt VPHC
- Tài khoản 33303- Tiền chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 33306- Thu bán hàng tịch thu
- Tài khoản 33307- Thu bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 33399- Thu khác.
Điều 32. Tài khoản 334- Ghi thu ngân sách
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh số thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản phải thu khác đã được kê khai và tổng hợp nhưng người nộp thuế không phải nộp mà được ghi thu, ghi chi ngân sách.
b) Chỉ hạch toán vào tài khoản này số tiền khi đã nhận được thông báo của Bộ Tài chính về số tiền thuế hoặc các khoản khác người nộp thuế không phải nộp mà đã được ghi thu, ghi chi ngân sách.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334- Ghi thu ngân sách
Bên Nợ: Số tiền thuế hoặc các khoản khác người nộp thuế phải nộp được Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách.
Bên Có: Kết chuyển số tiền đã được ghi thu, ghi chi ngân sách.
Số dư: Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 334- Ghi thu ngân sách có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33401- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33402- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33403- Thuế GTGT
- Tài khoản 33404- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33405- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33406- Thuế BVMT
- Tài khoản 33407- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33408- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33409- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33499- Khác.
Điều 33. Tài khoản 335- Phải hoàn thuế tạm thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh số thuế tạm thu (thuế hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải tạm nộp vào tài khoản tiền gửi, tạm thu, tạm giữ của cơ quan hải quan trước khi nộp vào ngân sách) phải hoàn, số thuế tạm thu đã hoàn và còn phải hoàn cho người nộp thuế.
b) Phải theo dõi theo từng chứng từ ghi sổ, từng bảng kê.
2. Kết cấu, nội dung phản ánh của Tài khoản 335- Phải hoàn thuế tạm thu
Bên Nợ: Số thuế tạm thu đã hoàn cho người nộp thuế.
Bên Có: Số thuế tạm thu phải hoàn cho người nộp thuế.
Số dư bên Có: Số thuế tạm thu còn phải hoàn cho người nộp thuế.
Tài khoản 335- Phải hoàn thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 33501- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33502- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33503- Thuế GTGT
- Tài khoản 33504- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33505- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33506- Thuế BVMT
- Tài khoản 33507- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33508- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33509- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33599- Khác.
Điều 34. Tài khoản 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh số thuế của hàng xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản phải thu khác phải hoàn, số đã hoàn, số còn phải hoàn cho người nộp thuế.
b) Phải theo dõi theo từng chứng từ ghi sổ, từng bảng kê chứng từ, từng loại thuế và các khoản thu khác của hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải hoàn, đã hoàn cho người nộp thuế.
2. Kết cấu, nội dung phản ánh của Tài khoản 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu
Bên Nợ: Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu và các khoản thu khác đã được hoàn từ ngân sách nhà nước.
Bên Có: Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu và các khoản thu khác phải hoàn từ ngân sách nhà nước.
Số dư bên Có: Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu và các khoản thu khác còn phải hoàn từ ngân sách nhà nước.
Tài khoản 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu có 11 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 33601- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33602- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33603- Thuế GTGT
- Tài khoản 33604- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33605- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33606- Thuế BVMT
- Tài khoản 33607- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33608- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33609- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33610- Tiền phạt, chậm nộp và phí
- Tài khoản 33699- Khác.
Điều 35. Tài khoản 337- Các khoản thuế tạm thu
1. Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu
a) Tài khoản này phản ánh số thuế tạm thu phải thu, số thuế tạm thu đã được hoàn, số thuế tạm thu đã được giảm, không thu, xóa theo quyết định của cấp thẩm quyền.
b) Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là Chứng từ ghi số thuế tạm thu phải thu; quyết định điều chỉnh thuế tạm thu (ghi số âm); Quyết định ấn định thuế và các chứng từ có liên quan khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 337- Các khoản thuế tạm thu
Bên Nợ:
- Số thuế tạm thu đã hoàn cho người nộp thuế, do tái xuất hoặc tái nhập;
- Kết chuyển số thuế tạm thu không thu theo quyết định không thu thuế tạm thu, quyết định giảm, quyết định xóa nợ, quyết định điều chỉnh giảm tờ khai cũ;
Bên Có:
- Số phải thu về thuế tạm thu của người nộp thuế;
- Các trường hợp điều chỉnh số thuế tạm thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm);
Số dư bên Có: Phản ánh số thuế tạm thu của những tờ khai chưa làm thủ tục theo quy định để tái xuất hoặc tái nhập hàng hóa đã nhập/xuất khẩu trước đó.
Tài khoản 337- Số thu thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 33701- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33702- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33703- Thuế GTGT
- Tài khoản 33704- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33705- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33706- Thuế BVMT
- Tài khoản 33707- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33708- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33709- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33799- Thuế tạm thu khác.
Điều 36. Tài khoản 338- Các khoản phải trả
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh số tiền mặt và ngoại tệ tạm giữ, tiền bán tang vật tạm giữ (nếu có) của các đối tượng vi phạm hành chính về Hải quan; số tiền phí thu hộ; số tiền doanh nghiệp ký quỹ; các khoản người nộp thuế đã nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước nhưng nộp nhầm cơ quan thu hoặc thiếu thông tin đang chờ tra soát và các khoản phải trả khác.
b) Đối với tiền tạm giữ chờ xử lý:
Từ khi tạm giữ cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan hải quan (kể cả phần trả lại cho đối tượng) được theo dõi trên tài khoản 33801 “Tiền tạm giữ chờ xử lý”;
Sau khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định xử lý hạch toán thanh khoản số tiền tạm giữ phải trả trên tài khoản 338, đồng thời hạch toán theo từng trường hợp cụ thể (chuyển nộp ngân sách nhà nước, chuyển cơ quan tài chính hoặc trả lại chủ sở hữu...) theo quy định hiện hành;
Chứng từ hạch toán Tài khoản 33801 “Tiền tạm giữ chờ xử lý” là: quyết định tạm giữ, quyết định xử lý và các chứng từ liên quan; tiền tạm giữ chờ xử lý hạch toán chi tiết từng quyết định, từng chứng từ ghi sổ.
c) Đối với khoản ký quỹ: gồm các trường hợp doanh nghiệp phải nộp số tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có); các trường hợp đặt cọc, ký kỹ trước khi mua hàng tạm giữ, tịch thu được phép bán theo quy định.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338- Các khoản phải trả
Bên Nợ:
- Trả lại tiền tạm giữ cho đối tượng vi phạm hành chính về hải quan;
- Khi có quyết định tịch thu chuyển số tiền tạm giữ nộp ngân sách nhà nước hoặc chuyển nộp cho cơ quan có thẩm quyền;
- Trả lại tiền phí thu hộ hoặc ký quỹ cho các đối tượng (người nộp) liên quan.
- Điều chỉnh lại các khoản thu thiếu thông tin sau khi đã có kết quả tra soát thông tin. Trả lại các khoản nộp nhầm cho người nộp sau khi có kết quả xử lý.
Bên Có:
- Nhập quỹ số tiền và ngoại tệ tạm giữ của đối tượng vi phạm hành chính về Hải quan;
- Doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, tiền cơ quan hải quan thu hộ cho các hiệp hội, cơ quan khác; các khoản người nộp thuế nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước, tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nhưng thiếu thông tin hoặc nộp nhầm cơ quan thu chưa xử lý;
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền, ngoại tệ tạm giữ chưa có quyết định xử lý, số thu hộ các đơn vị khác chưa thanh toán, số tiền doanh nghiệp còn đang ký quỹ đặt cọc, số nộp nhầm, các khoản phải tra soát thông tin chưa xử lý.
Tài khoản 338- Các khoản phải trả có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33801- Tiền tạm giữ chờ xử lý
- Tài khoản 33802- Ký quỹ của doanh nghiệp
- Tài khoản 33803- Phải trả phí thu hộ cà phê
- Tài khoản 33804- Phải trả phí thu hộ hạt tiêu
- Tài khoản 33805- Phải trả phí thu hộ hạt điều
- Tài khoản 33806- Tiền bán hàng tịch thu
- Tài khoản 33807- Tiền bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 33808- Nộp nhầm, thiếu thông tin chờ xử lý
- Tài khoản 33809- Phí thu hộ khác
- Tài khoản 33899- Phải trả khác.
Điều 37. Tài khoản 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này sử dụng cho các cơ quan hải quan để phản ánh quan hệ thanh toán giữa bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với đơn vị dự toán về các khoản được phép trích lại cho đơn vị dự toán theo quy định.
b) Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là các chứng từ chuyển tiền cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Bên Nợ: Các khoản tiền đơn vị dự toán đã nhận.
Bên Có: Kết chuyển số tiền đơn vị dự toán được để lại theo quy định.
Số dư bên Có: Phản ánh số phí, lệ phí hải quan, các khoản được phép để lại đơn vị dự toán nhưng chưa thu, còn phải thu.
Tài khoản 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán có 4 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 34301- Phí, lệ phí hải quan
- Tài khoản 34306- Chi phí bán hàng tịch thu
- Tài khoản 34307- Chi phí bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 34399- Khác.
Điều 38. Tài khoản 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính
1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 344- Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính
a) Tài khoản này dùng cho các đơn vị kế toán phản ánh các khoản tiền bán tang vật, hàng hóa vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu sung công quỹ phải chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính theo quy định.
b) Nội dung phản ánh vào Tài khoản này: Số tiền bán tang vật, hàng hóa có quyết định tịch thu sung công quỹ đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước;
c) Kế toán Tài khoản 344 phải mở sổ chi tiết từng khoản đã chuyển sang Sở Tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 344- Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính.
Bên Nợ phản ánh: Số tiền bán tang vật và hàng hóa có quyết định tịch thu theo thủ tục hành chính, đã nộp tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính.
Bên Có: Kết chuyển số tiền bán tang vật, hàng hóa đã có quyết định tịch thu đã nộp vào tài khoản của Sở Tài chính.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 34401 - Phạt VPHC
- Tài khoản 34406 - Bán hàng tịch thu
- Tài khoản 34409 - Các khoản khác.
Điều 39. Tài khoản 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán, dùng cho các cơ quan hải quan để theo dõi các khoản điều chỉnh thuộc niên độ ngân sách năm trước phát sinh sau khi đã đóng kỳ kế toán của năm trước.
Những trường hợp điều chỉnh số liệu thuộc ngân sách năm trước phát sinh trong kỳ chỉnh lý ngân sách nhà nước năm trước thì không hạch toán vào tài khoản này.
b) Chứng từ hạch toán vào tài khoản này: căn cứ vào chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước đối với khoản thu thuộc ngân sách nhà nước năm trước phát sinh sau thời điểm đóng kỳ kế toán của năm trước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán:
Bên Nợ: Kết chuyển đồng thời số thu đã được điều chỉnh thuộc niên độ năm trước (tăng ghi số dương, giảm ghi số âm).
Bên Có: Số điều chỉnh thuộc niên độ năm trước (tăng ghi số dương, giảm ghi số âm).
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 351 - Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán, có 6 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 35101- Tiền thuế
- Tài khoản 35102- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 35103- Tiền phạt VPHC
- Tài khoản 35104- Tiền chậm nộp phạt
- Tài khoản 35105- Tiền phí, lệ phí
- Tài khoản 35109- Điều chỉnh khác.
Điều 40. Tài khoản 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản 352- Chờ điều chỉnh giảm thu, dùng cho cơ quan hải quan để theo dõi các khoản thuế phải hoàn do tái xuất hoặc tái nhập, cơ quan hải quan đã có quyết định hoàn thuế, lệnh hoàn trả cho các trường hợp này nhưng đang chờ Kho bạc Nhà nước xác nhận hoàn trả để điều chỉnh giảm số đã thu của cơ quan hải quan cho phù hợp với số đã hoàn trả của Kho bạc Nhà nước.
Chỉ phản ánh những trường hợp chờ điều chỉnh giảm số thu do phải hoàn trả cho các trường hợp tái xuất hoặc tái nhập. Không hạch toán các trường hợp phải hoàn do nộp thừa, nộp nhầm cơ quan thu.
b) Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là quyết định hoàn thuế do tái xuất hoặc tái nhập, chứng từ xác nhận đã hoàn do tái xuất hoặc tái nhập của Kho bạc Nhà nước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 352- Chờ điều chỉnh giảm thu.
Bên Nợ: Phản ánh số phải hoàn do tái xuất, tái nhập cơ quan hải quan đã có quyết định hoàn đang chờ chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước.
Bên Có: Kết chuyển số đã hoàn trả do tái xuất, tái nhập theo chứng từ của Kho bạc Nhà nước.
Dư bên Nợ: Phản ánh số phải hoàn tái xuất, tái nhập chờ xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 35201- Tiền thuế
- Tài khoản 35202- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 35209- Thu khác.
Điều 41. Tài khoản 354- Điều chỉnh giảm số thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản 354- Điều chỉnh giảm số thu dùng cho cơ quan hải quan để phản ánh số thu đã nộp ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách nhà nước (năm trước, năm nay) của người nộp thuế được cấp có thẩm quyền xét miễn, giảm và các khoản được hoàn trả từ ngân sách nhà nước.
Tài khoản năm trước dùng để phản ánh các khoản đã hoàn trả thuộc số thu ngân sách nhà nước năm trước nhưng hoàn trả sau thời gian chỉnh lý quyết toán của năm trước;
Tài khoản năm nay dùng để phản ánh các khoản đã hoàn trả thuộc số thu ngân sách nhà nước năm hiện hành, được hoàn trả trước khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán của năm hiện hành.
b) Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là Lệnh hoàn trả đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 354- Điều chỉnh giảm số thu
Bên Nợ: Kết chuyển số thuế và thu khác đã được hoàn trả, thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước theo niên độ năm trước, năm nay.
Bên Có: Số hoàn trả thoái thu thuế, thu khác từ ngân sách nhà nước theo niên độ năm trước, năm nay.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 354 - Điều chỉnh giảm số thu có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 35401- Năm trước
- Tài khoản 35402- Năm nay
- Tài khoản 35409- Điều chỉnh khác.
Điều 42. Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ. Chênh lệch tỷ giá giữa số thuế phải thu tại thời điểm mở tờ khai (thời điểm tính thuế) với số thuế đã nộp tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước); và chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm ra quyết định hoàn thuế (thời điểm hoàn thuế) với thời điểm nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước).
b) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo quy định.
c) Đơn vị phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng; Các khoản phải thu; Các khoản thu thuế, Các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước trên Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên Nợ:
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền thuế phải thu và số tiền thuế đã thu vào ngân sách do chênh lệch giữa tỷ giá khi mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước) và tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho người nộp thuế.
Bên Có:
- Số chênh lệch giữa tiền thuế phải thu và tiền thuế đã thu vào ngân sách do chênh lệch giữa tỷ giá khi mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước);
- Các trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước) và tỷ giá thời điểm hoàn trả cho người nộp thuế.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá- có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 41301- Chênh lệch giữa thời điểm tính thuế và thu thuế
- Tài khoản 41302- Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế
- Tài khoản 41399- Chênh lệch tỷ giá khác.
Điều 43. Tài khoản 711- Thu thuế chuyên thu
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh số thu về thuế chuyên thu đã thu, đã nộp ngân sách nhà nước, số thuế đã thu tiền mặt chưa nộp ngân sách nhà nước, số thu thuế được điều chỉnh giảm khi có quyết định của cấp thẩm quyền. Không phản ánh vào tài khoản này số thu thuế của hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711- thu thuế chuyên thu
Bên Nợ:
- Kết chuyển số thuế chuyên thu đã thu đã được nộp ngân sách nhà nước; số thuế chuyên thu còn phải thu.
- Kết chuyển số thu thuế đã được ghi thu ngân sách nhà nước;
- Số thuế chuyên thu giảm các trường hợp có quyết định giảm thuế chuyên thu khác.
Bên Có:
- Số thuế chuyên thu phải thu của người nộp thuế;
- Số thuế đã thu của hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế đã thu của hàng hóa không có hợp đồng thương mại phải nộp ngay trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng và số thuế đã thu đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của dân cư khu vực biên giới.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 711 - Thu thuế chuyên thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 71101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 71102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 71103- Thuế GTGT
- Tài khoản 71104- Thuế TTĐB
- Tài khoản 71105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 71106- Thuế BVMT
- Tài khoản 71107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 71108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 71109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 71199- Thu khác.
Điều 44. Tài khoản 712- Số thu phí, lệ phí hải quan
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh số thu phí, lệ phí hải quan, việc phân phối số phí, lệ phí hải quan thu được; số phí, lệ phí hải quan đã thu chưa chuyển đơn vị cấp trên, số phí, lệ phí hải quan đã thu chuyển đơn vị dự toán.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 712- số thu phí, lệ phí hải quan
Bên Nợ: Kết chuyển số phí, lệ phí hải quan thu được đã chuyển cho đơn vị dự toán.
Bên Có: Số thu phí, lệ phí hải quan phải thu trong kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 712 - Số thu phí, lệ phí hải quan có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 71201- Lệ phí làm thủ tục hải quan
- Tài khoản 71203- Lệ phí quá cảnh
- Tài khoản 71299- Phí, lệ phí khác.
Điều 45. Tài khoản 713- Thu phạt, tiền chậm nộp
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh số thu tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính (trong lĩnh vực thuế và ngoài lĩnh vực thuế), thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 713- Thu phạt, tiền chậm nộp:
Bên Nợ:
- Kết chuyển số thu chậm nộp thuế, thu phạt vi phạm hành chính, thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước; số thu phạt, chậm nộp còn phải thu;
- Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp phải thu được miễn, giảm, xóa theo quyết định.
Bên Có:
- Phản ánh số thu chậm nộp thuế, thu phạt vi phạm hành chính, thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải thu, theo Chứng từ ghi số phải thu phạt, tiền chậm nộp;
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 713- Thu phạt, tiền chậm nộp, có 4 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 71301 - Thu chậm nộp thuế
- Tài khoản 71302 - Phạt VPHC
- Tài khoản 71303 - Thu chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 71399- Khác.
Điều 46. Tài khoản 720- Thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh số thu về tiền, ngoại tệ tịch thu, số tiền bán tang vật của các đối tượng vi phạm hành chính bị tịch thu được phép tính vào số thu các cơ quan hải quan theo quy định.
2. Kết cấu nội dung phản ánh của Tài khoản 720- Thu khác
Bên Nợ:
- Kết chuyển số đã nộp ngân sách về thu bán hàng tịch thu và các khoản thu khác;
- Kết chuyển số đơn vị dự toán được giữ lại theo quy định hiện hành.
Bên Có: Số thu về bán hàng tịch thu và các khoản thu khác được tính vào số thu của cơ quan hải quan.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 720- Thu khác, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 72006- Thu bán hàng tịch thu
- Tài khoản 72007- Thu bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 72099- Khác.
Điều 47. Tài khoản 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh các khoản giảm số phải thu thuế chuyên thu của cơ quan hải quan.
b) Tài khoản này phải theo dõi chi tiết đến từng sắc thuế, từng nội dung giảm, cụ thể giảm theo quyết định không thu thuế, giảm theo quyết định miễn thuế, giảm theo quyết định giảm thuế, giảm theo quyết định xóa nợ thuế và các trường hợp giảm khác.
c) Chứng từ hạch toán vào tài khoản này là: Quyết định không thu thuế; Quyết định miễn thuế; Quyết định giảm thuế; Quyết định xóa nợ thuế.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu
Bên Nợ: Số phải thu thuế chuyên thu được miễn, giảm theo Quyết định của cơ quan hải quan.
Bên Có: Kết chuyển số phải thu thuế chuyên thu đã được miễn, giảm theo quyết định.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 81102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 81103- Thuế GTGT
- Tài khoản 81104- Thuế TTĐB
- Tài khoản 81105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 81106- Thuế BVMT
- Tài khoản 81107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 81108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 81109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 81199- Thuế chuyên thu khác.
Điều 48. Tài khoản 812- Các khoản giảm thuế tạm thu
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh các khoản giảm số phải thu về thuế tạm thu của cơ quan hải quan.
b) Tài khoản này phải theo dõi chi tiết tình hình giảm số phải thu thuế tạm thu đến từng sắc thuế.
c) Chứng từ hạch toán vào tài khoản này là: Quyết định không thu thuế và các chứng từ miễn, giảm thuế tạm thu khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 812- Các khoản giảm thuế tạm thu
Bên Nợ: Số phải thu thuế tạm thu được giảm theo Quyết định của cơ quan.
Bên Có: Kết chuyển số thuế tạm thu đã được giảm.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 812- Các khoản giảm thuế tạm thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81201- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 81202- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 81203- Thuế GTGT
- Tài khoản 81204- Thuế TTĐB
- Tài khoản 81205- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 81206- Thuế BVMT
- Tài khoản 81207- Thuế tự vệ
- Tài khoản 81208- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 81209- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 81299- Giảm thuế tạm thu khác.
Điều 49. Tài khoản 813- Giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh các khoản giảm số phải thu tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp và thu khác của cơ quan hải quan, ngoài các khoản đã phản ánh ở TK 811 và TK 812.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 813- Giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác:
Bên Nợ: Số phải thu tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác được giảm theo Quyết định của cơ quan hải quan.
Bên Có: Kết chuyển số phải thu đã được giảm.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 813- Giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác, có 05 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81301- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 81302- Tiền phạt VPHC
- Tài khoản 81303- Tiền chậm nộp phạt
- Tài khoản 81304- Phí, lệ phí hải quan
- Tài khoản 81309- Khác.
Điều 50. Tài khoản 002- Hàng tạm giữ
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh về hàng hóa, tang vật tạm giữ của các đối tượng vi phạm hành chính về hải quan trong thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho cơ quan hải quan chờ xử lý.
2. Kết cấu nội dung phản ánh của Tài khoản 002 - Hàng tạm giữ
Bên Nợ: Hàng hóa, tang vật tạm giữ chờ xử lý của các đối tượng vi phạm hành chính về Hải quan.
Bên Có: Hàng hóa, tang vật tạm giữ sau khi có kết quả đã xử lý.
Số dư bên Nợ: Hàng hóa, tang vật còn tạm giữ chờ xử lý.
Điều 51. Tài khoản 005- Giá trị hàng hóa, tiền tịch thu
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh giá trị hàng hóa, tiền và ngoại tệ có quyết định tịch thu để bán nộp ngân sách nhà nước, thanh toán chi kinh phí xử lý liên quan được để lại đơn vị dự toán theo quy định.
2. Kết cấu nội dung phản ánh của Tài khoản 005- Giá trị hàng hóa, tiền tịch thu:
Bên Nợ: Phản ánh số tiền mặt và giá trị hàng hóa, ngoại tệ tịch thu chưa xử lý nộp ngân sách nhà nước, chưa phân phối chi phí xử lý cho đơn vị dự toán.
Bên Có: Giá trị tiền, hàng hóa tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước và xử lý phân phối.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng hóa và tiền tịch thu chưa nộp ngân sách nhà nước, chưa xử lý phân phối.
Điều 52. Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản 007 phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của các loại ngoại tệ ở đơn vị.
2. Kết cấu nội dung phản ánh của Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại
Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ)
Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ)
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại (nguyên tệ)
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
Kế toán chi tiết tài khoản 007 theo từng loại nguyên tệ.
Điều 53. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được hướng dẫn tại Mục II, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Trên cơ sở yêu cầu quản lý của từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các quy định hiện hành, kế toán phải lựa chọn phương pháp hạch toán kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng nghiệp vụ, đảm bảo phản ánh chính xác, bản chất hiện trạng của các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã phát sinh trong từng kỳ kế toán.
Điều 54. Sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một dạng dữ liệu được thiết lập trong phần mềm kế toán và hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Sổ kế toán dùng để ghi chép, phản ánh, lưu giữ toàn bộ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; theo dõi, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế và tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan các cấp.
3. Thông tin trên sổ kế toán phải bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ hoạt động thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong mỗi đơn vị và toàn bộ hệ thống Hải quan. Bộ phận kế toán của đơn vị Hải quan không được để ngoài sổ kế toán bất kỳ khoản thuế, phí, lệ phí phải thu, đã thu và còn phải thu của người nộp thuế.
Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phản ánh thông tin kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tạo lập, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử của đơn vị. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có thể được in ra để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 55. Hệ thống sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Trong đó:
1. Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ hạch toán phát sinh, theo các nội dung kinh tế về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết phục vụ yêu cầu quản lý theo dõi chi tiết từng nội dung, từng loại thuế và từng khoản thu, phản ánh chi tiết bản chất về giao dịch thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Cơ quan hải quan phải thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán chi tiết đối với các chứng từ kế toán đã được tiếp nhận, xử lý, cập nhật vào hệ thống dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
2. Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép khái quát, tổng hợp tình hình kinh tế tài chính các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh theo từng kỳ kế toán; tổng hợp số liệu thu và thanh toán với ngân sách nhà nước của từng cơ quan hải quan.
Số liệu phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp phải bằng tổng các số liệu trên sổ kế toán chi tiết và được tổng hợp từ các nghiệp vụ phát sinh có cùng giá trị đối ứng trên sổ kế toán chi tiết theo hệ thống tài khoản kế toán.
Điều 56. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Việc ghi sổ kế toán phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của từng sổ kế toán. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
3. Sổ kế toán được ghi theo trình tự thời gian phát sinh của các nghiệp vụ. Việc cập nhật, ghi nhận vào sổ kế toán, vào cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải căn cứ vào chứng từ kế toán theo quy định, phải được kiểm tra đảm bảo tính chính xác của các nghiệp vụ phát sinh. Nghiêm cấm ghi sổ kế toán đối với mọi thông tin không có chứng từ kế toán chứng minh. Những người có trách nhiệm liên quan đến việc cập nhật số liệu vào hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Đơn vị kế toán phải thực hiện khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán tháng, năm trước khi lập báo cáo tài chính.
5. Ngoài các trường hợp trên các đơn vị kế toán còn phải thực hiện việc mở sổ, khóa sổ trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật kế toán.
1. Mọi trường hợp sửa chữa sai sót trong ghi sổ kế toán trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ điều chỉnh sai sót và phải được sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng/phụ trách kế toán;
2. Thời điểm sửa chữa, điều chỉnh số liệu là thời điểm hiện tại khi phát hiện sai sót và phải ghi chép diễn giải cụ thể nội dung sửa chữa.
Đối với các trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến sổ kế toán của kỳ kế toán năm trước phải phù hợp với quy định tại điều 7 Thông tư này.
3. Sửa chữa sổ kế toán trong các trường hợp nêu tại điều này được thực hiện theo các phương pháp sau:
a) Ghi số âm: Lập chứng từ ghi sổ ghi lại số sai bằng số âm (-), sau đó ghi lại số đúng;
b) Ghi bổ sung: Bằng cách lập chứng từ ghi sổ bổ sung và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
4. Trường hợp phát hiện sai sót trước khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm đó. Trường hợp này đơn vị kế toán phải lập lại báo cáo kế toán để cập nhật sai sót đã điều chỉnh trước khi nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm phát hiện sai sót.
Điều 58. Mẫu biểu, nội dung sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Sổ kế toán được xây dựng, cài đặt trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
e) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
2. Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng/phụ trách kế toán và Thủ trưởng đơn vị kế toán; số trang (nếu in ra giấy để lưu trữ).
3. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH, BÁO CÁO QUẢN TRỊ
Điều 59. Báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp Tổng cục Hải quan cần thiết phải thay đổi các chỉ tiêu, thông tin trên báo cáo cho phù hợp với yêu cầu quản lý thì phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính.
2. Số liệu trên báo cáo tài chính phải chính xác, trung thực, khách quan và phải là số liệu được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán.
3. Báo cáo tài chính phải được lập, nộp đúng hạn và gửi báo cáo đầy đủ đến từng nơi nhận.
Điều 60. Báo cáo quản trị thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Báo cáo quản trị là loại báo cáo chi tiết các chỉ tiêu, thông tin dữ liệu theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác, phục vụ cho việc điều hành quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về báo cáo quản trị phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
2. Các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quản trị đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng biểu mẫu và đúng đối tượng sử dụng báo cáo.
Các Chi cục Hải quan và tương đương, các đơn vị hải quan cấp Cục và tương đương phải lập và nộp báo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu của đơn vị quản lý cấp trên, nộp các báo cáo liên quan cho Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan tổng hợp báo cáo do các đơn vị hải quan cấp Cục gửi lên để báo cáo về tình hình thu ngân sách nhà nước liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Thực hiện đối chiếu với Kho bạc Nhà nước về số liệu liên quan đến thu ngân sách nhà nước của toàn ngành.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán, bảo đảm phản ánh trung thực mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của đơn vị.
Điều 62. Kỳ hạn lập báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu lập theo kỳ kế toán tháng, năm theo quy định trong Thông tư này.
2. Báo cáo quản trị thuế xuất khẩu, nhập khẩu được lập theo ngày, hoặc tháng hoặc năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 63. Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quản trị thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Báo cáo tài chính tháng:
Chi cục Hải quan và tương đương lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan chậm nhất là 12 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán tháng.
Đơn vị hải quan cấp Cục lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan chậm nhất là 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán tháng.
2. Báo cáo tài chính năm:
Chi cục Hải quan và tương đương lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc kỳ chỉnh lý quyết toán năm.
Đơn vị hải quan cấp Cục lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc kỳ chỉnh lý quyết toán năm.
3. Báo cáo quản trị:
Đối với báo cáo quản trị hoặc báo cáo lập theo từng vụ việc, nhiệm vụ được giao, đơn vị nộp báo cáo theo thời hạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
4. Báo cáo từ các đơn vị hải quan nộp lên Tổng cục Hải quan được thể hiện dưới dạng tài liệu giấy hoặc điện tử do Tổng cục Hải quan quy định, trên cơ sở phù hợp với điều kiện về hệ thống công nghệ thông tin, phù hợp với quy định về lưu trữ tài liệu kế toán.
Điều 64. Danh mục, mẫu và giải thích cách lập báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Danh mục, mẫu báo cáo và giải thích cách lập báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định chi tiết tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Tổng cục Hải quan triển khai xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện Thông tư này, thời gian áp dụng thực hiện trong các đơn vị hải quan kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Trong thời gian xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, việc thực hiện kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 212/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thông tư số 212/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn liên quan đến kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 không phù hợp với nội dung Thông tư này sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
1. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài
chính)
I. DANH MỤC MẪU CHỨNG TỪ
STT |
TÊN MẪU CHỨNG TỪ |
KÝ HIỆU |
1 |
Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu |
01/BK-HQ |
2 |
Bảng kê quyết định ấn định thuế |
02/BK-HQ |
3 |
Bảng kê chứng từ ghi tiền phạt, tiền chậm nộp phải thu |
03/BK-HQ |
4 |
Bảng kê tiền phí, lệ phí phải thu |
04/BK-HQ |
5 |
Bảng kê chứng từ thu thuế |
05/BK-HQ |
6 |
Bảng kê chứng từ thu tiền phạt, thu tiền chậm nộp, tiền bán hàng tịch thu |
06/BK-HQ |
7 |
Bảng kê thu khác |
07/BK-HQ |
8 |
Bảng kê chứng từ thu tiền phí, lệ phí |
08/BK-HQ |
9 |
Bảng kê chứng từ nộp thuế tạm thu vào ngân sách nhà nước |
09/BK-HQ |
10 |
Bảng kê số thuế phải hoàn cho người nộp thuế |
10/BK-HQ |
11 |
Bảng kê số phạt, chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải hoàn |
11/BK-HQ |
12 |
Bảng kê giảm thuế |
12/BK-HQ |
13 |
Chứng từ ghi sổ |
13/CTGS |
14 |
Chứng từ điều chỉnh |
14/CTĐC |
II. MẪU CHỨNG TỪ
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 01/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
||
Ngày …….. tháng …… năm ….
(*) Thuế phải nộp ngân sách (Chuyên thu) □
Thuế nộp tài khoản tạm thu (tạm thu) □
Đơn vị: đồng
STT |
Tờ khai |
Thuế xuất khẩu |
Thuế nhập khẩu |
Thuế GTGT |
Thuế TTĐB |
.... |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
I. Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng I: |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Không Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng II: |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN LÝ
THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
(*) Trường hợp cần thiết, Bảng kê này có thể lập riêng cho thuế nộp ngân sách (thuế chuyên thu) và lập riêng Bảng kê cho thuế phải nộp tài khoản tạm thu của hải quan (thuế tạm thu) hoặc bổ sung các cột thông tin.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 02/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ QUYẾT ĐỊNH ẤN ĐỊNH THUẾ
(*1) QĐ ấn định do tiêu thụ nội địa □
(*2) QĐ ấn định khác □
Ngày ….. tháng …. năm …….
Đơn vị: đồng
Sắc thuế |
Số QĐ |
Ngày QĐ |
Số TK |
Ngày TK |
Lý do ấn định |
Số tiền ấn định |
Số tiền thuế phải thu chênh lệch sau ấn định |
|
Tăng (+) |
Giảm (-) |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: …………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- (*1) Sử dụng trong trường hợp người nộp thuế tự chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện và ra quyết định ấn định thuế.
- (*2) Sử dụng trong các trường hợp ấn định thuế còn lại, trừ trường hợp (*1) nêu trên.
- Trường hợp cần thiết, Tổng cục Hải quan có thể bổ sung thêm các cột thông tin, số liệu ngoài các nội dung trên hoặc có thể lập riêng các bảng kê cho từng trường hợp (*1) và (*2).
- Ô “Mã loại’’ dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 03/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI TIỀN PHẠT, TIỀN CHẬM NỘP PHẢI THU
Ngày............tháng..........năm……..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Ghi chú |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung (tiền phạt, tiền chậm nộp...) cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 04/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI THU
Ngày …... tháng ….. năm……
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Ghi chú |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 05/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
Ngày …….. tháng ….. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
I. Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng I: |
|
|
|
|
|
|
|
II. Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng II: |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 06/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHẠT, THU TIỀN CHẬM NỘP,
TIỀN BÁN HÀNG TỊCH THU
Ngày …… tháng …. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung (tiền phạt, tiền chậm nộp…) cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 07/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
Ngày ……. tháng …… năm …....
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 08/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ
Ngày ……. tháng ……. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
Lệ phí HQ |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ cà phê |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ hạt tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ hạt điều |
|
|
|
|
|
|
|
Phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 09/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NỘP THUẾ TẠM THU
VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngày …….. tháng ……. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ nộp/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 10/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ SỐ THUẾ PHẢI HOÀN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
Hoàn do tái xuất, tái nhập □
Hoàn nộp thừa □
Ngày …… tháng ….. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Quyết định hoàn |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 11/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ SỐ PHẠT, CHẬM NỘP PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHẢI HOÀN
Hoàn do nộp thừa □
Hoàn khác □
Ngày ……. tháng …… năm………
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Quyết định phạt VPHC |
Quyết định hoàn |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 12/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
□ QĐ không thu thuế □ QĐ miễn □ QĐ giảm □ QĐ xóa nợ □ Khác
Ngày ….. tháng ….. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Quyết định miễn, giảm.... |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN
LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ
PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 13/CTGS |
|
Mã loại: ……. |
|
|
Ngày ….. tháng ….. năm…..
Đơn vị: đồng
Trích yếu |
Số hiệu tài khoản |
Số tiền |
Ghi chú |
|
Nợ |
Có |
|||
A |
B |
C |
1 |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x |
x |
|
x |
Kèm theo ………… chứng từ kế toán
|
Ngày …. tháng …. năm ….. |
Ghi chú: Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số 14/CTĐC |
|
Mã loại: ……. |
|
|
CHỨNG TỪ ĐIỀU CHỈNH
(Chứng từ lưu hành nội bộ)
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………..
Mã số: ……………………………………………………………………………………………..
Nội dung: ……………………………………………………………………………………………..
1- Chứng từ hạch toán lần đầu:
Đơn vị: đồng
STT |
Loại chứng từ |
Số chứng từ |
Ngày chứng từ |
Nợ tài khoản |
Có tài khoản |
Số tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Lý do điều chỉnh: …………………………………………………………………………………
Phương pháp điều chỉnh …………………………………………………………………….....
2- Nội dung hạch toán điều chỉnh
STT |
Loại chứng từ |
Số chứng từ |
Ngày chứng từ |
Nợ tài khoản |
Có tài khoản |
Số tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày …. tháng …. năm ….. |
Ghi chú:
- Chứng từ này dùng cho kế toán điều chỉnh các sai sót trên sổ kế toán;.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ GHI SỐ THUẾ PHẢI THU
(Mẫu số 01/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ tờ khai thuế chuyên thu, thuế tạm thu theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập: Tờ khai thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: STT
Cột 2: Ghi số tờ khai
Cột 3: Ghi ngày tờ khai
Cột 4: Ghi số tiền tổng số trên tờ khai
Cột 5, 6, 7, 8,...: Ghi số tiền chi tiết theo loại thuế trên tờ khai
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Lập chi tiết: Nếu là thuế chuyên thu thì chi tiết qua biên giới đất liền và không qua biên giới đất liền.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ QUYẾT ĐỊNH ẤN ĐỊNH THUẾ
(Mẫu số 02/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định ấn định thuế, bảng kê được lập riêng cho quyết định ấn định thuế do tiêu thụ nội địa và quyết định ấn định khác theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập: Quyết định ấn định thuế.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Chi tiết theo sắc thuế
Cột 2: Số quyết định
Cột 3: Ngày quyết định
Cột 4: Số Tờ khai
Cột 5: Ngày Tờ khai
Cột 6: Lý do ấn định
Cột 7: Số tiền thuế sau ấn định trên quyết định
Cột 8: Số tiền chênh lệch tăng sau ấn định thuế trên quyết định.
Cột 9: Số tiền chênh lệch giảm sau ấn định thuế trên quyết định.
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ GHI TIỀN PHẠT, TIỀN CHẬM NỘP PHẢI THU
(Mẫu số 03/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định thu phạt, tờ khai thu tiền chậm nộp thuế theo chi tiết, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Quyết định thu phạt, Tờ khai thu tiền chậm nộp, chứng từ nộp tiền
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp vi phạm hành chính.
Cột 3: Ghi số tờ khai/ quyết định
Cột 4: Ghi ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Ghi số tiền phạt phải thu theo quyết định phạt; ghi số tiền chậm nộp phải thu (nếu có).
Cột 6: Ghi chú, trường hợp cần thiết nếu có.
Cuối cùng cộng tổng số tiền trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI THU
(Mẫu số 04/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản phí, lệ phí hải quan phải thu phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Tờ khai hải quan, tiền phí, lệ phí phải thu của tờ khai.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo khoản thu phí, lệ phí.
Cột 3: Số tờ khai
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số tiền phí, lệ phí
Cột 6: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền phí, lệ phí của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ THU THUẾ
(Mẫu số 05/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ số tiền đã thu thuế phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền mặt, “báo có” của Kho bạc Nhà nước...
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng sắc thuế, nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có.
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHẠT, THU TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 06/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ số tiền đã thu phạt, tiền chậm nộp, bán hàng tịch thu phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền mặt, “báo có” của Kho bạc Nhà nước ...
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai/ quyết định
Cột 4: Ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ THU KHÁC
(Mẫu số 07/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các khoản thu khác chưa có bảng kê chi tiết, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền, báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai/Quyết định
Cột 4: Ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ THU PHÍ, LỆ PHÍ
(Mẫu số 08/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản thu phí, lệ phí hải quan, lệ phí thu hộ về cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Chứng thu tiền, báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ CHỨNG TỪ NỘP THUẾ TẠM THU VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Mẫu số 09/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản thuế tạm thu phải nộp vào ngân sách, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Chứng từ nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước/Báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung nộp
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ nộp/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ nộp/báo có
Cột 7: Số tiền đã nộp
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ SỐ THUẾ PHẢI HOÀN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
(Mẫu số 10/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định hoàn thuế chuyên thu, hoàn thuế tạm thu, tiền chậm nộp thuế.
Bảng kê được lập riêng cho quyết định hoàn do tái xuất, tái nhập và hoàn nộp thừa để hạch toán theo 2 phương pháp khác nhau. Kê chi tiết theo từng sắc thuế, từng quyết định hoàn làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán:
2. Căn cứ lập:
Quyết định hoàn thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng tờ khai, từng quyết định hoàn, từng sắc thuế.
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số quyết định hoàn
Cột 6: Ngày quyết định hoàn
Cột 7: Số tiền phải hoàn
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ SỐ PHẠT, CHẬM NỘP PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHẢI HOÀN
(Mẫu số 11/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định hoàn tiền phạt, chậm nộp phạt vi phạm hành chính cho người nộp.
Bảng kê được lập riêng cho quyết định hoàn do nộp thừa, lập riêng các quyết định hoàn khác (ngoài các trường hợp nộp thừa) để hạch toán theo 2 phương pháp khác nhau. Kê chi tiết theo từng quyết định phạt vi phạm hành chính, từng quyết định hoàn làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán:
2. Căn cứ lập:
Quyết định hoàn thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng quyết định phạt, từng quyết định hoàn.
Cột 3: Số quyết định phạt.
Cột 4: Ngày quyết định phạt
Cột 5: Số quyết định hoàn
Cột 6: Ngày quyết định hoàn
Cột 7: Số tiền phải hoàn
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG
KÊ GIẢM THUẾ
(Mẫu số 12/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ thuế, giảm khác theo quyết định, chi tiết theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Quyết định không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ thuế.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng quyết định không thu, miễn, giảm..., từng sắc thuế.
Cột 3: Số tờ khai
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số quyết định không thu, miễn, giảm...
Cột 6: Ngày quyết định không thu, miễn, giảm...
Cột 7: Số tiền không thu, miễn, giảm...
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
CHỨNG
TỪ GHI SỔ
(Mẫu số 13/CTGS)
1. Mục đích:
Chứng từ ghi sổ do kế toán thu lập hàng ngày trên cơ sở các bảng kê do cán bộ quản lý thu chuyển đến, làm căn cứ định khoản ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Các bảng kê do cán bộ quản lý thu chuyển đến.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột A: Ghi trích yếu nội dung bảng kê chứng từ
Cột B: Định khoản nợ tài khoản
Cột C: Định khoản có tài khoản
Cột 1: Số tiền tổng cộng theo từng nội dung trích yếu
Cột D: Ghi chú (nếu có)
Ghi rõ số lượng bảng kê kèm theo.
Người ghi sổ và phụ trách kế toán của đơn vị ký, ghi rõ họ tên.
Chứng từ ghi sổ được lưu kèm các bảng kê do bộ phận quản lý thu chuyển sang, làm cơ sở để kiểm tra số liệu kế toán hoặc đối chiếu với bộ phận quản lý thu.
CHỨNG
TỪ ĐIỀU CHỈNH
(Mẫu số 14/CTĐC)
1. Mục đích:
Chứng từ điều chỉnh do kế toán lập để ghi sổ kế toán các trường hợp điều chỉnh sai sót do bộ phận kế toán thực hiện trên sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ đề xuất của kế toán đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt, duyệt.
DANH
MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10
tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
STT |
Số hiệu tài khoản |
Tên tài khoản |
Ghi chú |
|||
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
|||
I |
|
|
|
|
TÀI KHOẢN
TRONG BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN |
|
1 |
111 |
11101
11102 |
1110101 1110102
1110201 1110202 |
|
Tiền mặt Tiền thuế Tiền Việt Nam Ngoại tệ Tiền khác Tiền Việt Nam Ngoại tệ |
|
2 |
112 |
11201
11202 11203 11204
11209 |
1120101 1120102
1120103 1120104
1120109
1120403 1120404 1120405 |
11201021 11201022
11201041 11201042 11201043 11201044 11201045 11201046 11201047 11201048 |
Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng Tiền gửi của hải quan tại Kho bạc Tiền gửi phí, lệ phí hải quan Tiền gửi từ thu phạt VPHC trong lĩnh vực thuế VPHC ngoài lĩnh vực thuế Tiền gửi tạm giữ chờ xử lý Tiền gửi thu thuế Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Tiền gửi khác của hải quan tại kho bạc Tiền gửi Ngân hàng Tiền tạm giữ của Bộ Tài chính Tiền gửi phí, lệ phí thu hộ Lệ phí cà phê Lệ phí hạt tiêu Lệ phí hạt điều Tiền gửi khác |
|
3 |
113 |
|
|
|
Tiền đang chuyển |
|
4 |
131 |
13101
13102
13103
13104
13105
13106
13107
13108
13109
13199 |
1310101 1310102
1310201 1310202
1310301 1310302
1310401 1310402
1310501 1310502
1310601 1310602
1310701 1310702
1310801 1310802
1310901 1310902 |
|
Phải thu về thuế chuyên thu Thuế xuất khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế nhập khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế GTGT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế TTĐB Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống bán phá giá Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế BVMT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế tự vệ Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống phân biệt đối xử Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống trợ cấp Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chuyên thu khác |
|
5 |
132 |
13201 13202 13203 13204 13205 13209 13299 |
|
|
Phải thu phí, lệ phí Lệ phí làm thủ tục hải quan Lệ phí quá cảnh Phí thu hộ cà phê Phí thu hộ hạt tiêu Phí thu hộ hạt điều Phí thu hộ khác Phí, lệ phí khác |
|
6 |
133 |
|
|
|
Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác |
|
|
|
13301 13302
13303
13399 |
1330201 1330202
1330301 1330302 |
|
Thu chậm nộp thuế Phạt VPHC Trong lĩnh vực thuế Ngoài lĩnh vực thuế Thu chậm nộp phạt VPHC Trong lĩnh vực thuế Ngoài lĩnh vực thuế Khác |
|
7 |
137 |
13701 13702 13703 13704 13705 13706 13707 13708 13709 13799 |
|
|
Phải thu về thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế GTGT Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Thuế tạm thu khác |
|
8 |
331 |
33101
33102
33103
33104
33105
33106 |
3310101 3310102
3310201 3310202
3310301 3310302
3310401 3310402
3310501 3310502
3310601 |
|
LOẠI 3- PHẢI TRẢ Thanh toán với NSNN về thuế Thuế xuất khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế nhập khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế GTGT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế TTĐB Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống bán phá giá Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế BVMT Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33107 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
3310701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33108 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
3310801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33109 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3310901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33199 |
|
|
Khác |
|
9 |
333 |
|
|
|
Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác |
|
|
|
33301 |
|
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
33302 |
|
|
Tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
3330201 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3330202 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
33303 |
|
|
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
3330301 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3330302 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
33306 |
|
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
33307 |
|
|
Thu bán hàng tồn đọng |
|
|
|
33399 |
|
|
Thu khác |
|
10 |
334 |
|
|
|
Ghi thu ngân sách |
|
|
|
33401 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
33402 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
33403 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
33404 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
33405 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
33406 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
33407 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
33408 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
33409 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
33499 |
|
|
Khác |
|
11 |
335 |
|
|
|
Phải hoàn thuế tạm thu |
|
|
|
33501 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
33502 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
33503 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
33504 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
33505 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
33506 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
33507 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
33508 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
33509 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
33599 |
|
|
Khác |
|
12 |
336 |
|
|
|
Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu |
|
|
|
33601 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
3360101 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360102 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33602 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
3360201 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360202 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33603 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
3360301 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360302 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33604 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
3360401 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360402 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33605 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
3360501 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360502 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33606 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
|
3360601 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33607 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
3360701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33608 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
3360801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33609 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3360901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33610 |
|
|
Tiền phạt, chậm nộp và phí |
|
|
|
|
3361001 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3361002 |
|
Phạt VPHC |
|
|
|
|
|
33610021 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
33610022 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3361003 |
|
Tiền chậm nộp phạt |
|
|
|
|
3361004 |
|
Lệ phí hải quan |
|
|
|
|
3361005 |
|
Lệ phí quá cảnh |
|
|
|
33699 |
|
|
Khác |
|
13 |
337 |
33701 33702 33703 33704 33705 33706 33707 33708 33709 33799 |
|
|
Các khoản thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế GTGT Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Thuế tạm thu khác |
|
14 |
338 |
33801 33802 33803 33804 33805 33806 33807 33808 33809 33899 |
|
|
Các khoản phải trả Tiền tạm giữ chờ xử lý Ký quỹ của doanh nghiệp Phải trả phí thu hộ cà phê Phải trả phí thu hộ hạt tiêu Phải trả phí thu hộ hạt điều Tiền bán hàng tịch thu Tiền bán hàng tồn đọng Nộp nhầm, thiếu thông tin chờ xử lý Phí thu hộ khác Phải trả khác |
|
15 |
343 |
34301 34306 34307 34399 |
|
|
Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán Phí, lệ phí hải quan Chi phí bán hàng tịch thu Chi phí bán hàng tồn đọng Khác |
|
16 |
344 |
34401 34406 34409 |
|
|
Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính Phạt VPHC Bán hàng tịch thu Các khoản khác |
|
17 |
351 |
35101 35102 35103 35104 35105 35109 |
|
|
Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán Tiền thuế Tiền chậm nộp thuế Tiền phạt VPHC Tiền chậm nộp phạt Tiền phí, lệ phí Khác |
|
18 |
352 |
|
|
|
Chờ điều chỉnh giảm thu |
|
|
|
35201 |
|
|
Tiền thuế |
|
|
|
35202 |
|
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
35209 |
|
|
Thu khác |
|
19 |
354 |
|
|
|
Điều chỉnh giảm số thu |
|
|
|
35401 |
|
|
Năm trước |
|
|
|
|
3540101 |
|
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
35401011 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
35401012 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
35401013 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
35401014 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
35401015 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
35401016 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
35401017 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
35401018 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
35401019 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3540102 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3540103 |
|
Tiền phạt |
|
|
|
|
|
35401031 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35401032 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540104 |
|
Chậm nộp phạt |
|
|
|
|
|
35401041 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35401042 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540109 |
|
Khác |
|
|
|
35402 |
|
|
Năm nay |
|
|
|
|
3540201 |
|
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
35402011 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
35402012 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
35402013 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
35402014 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
35402015 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
35402016 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
35402017 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
35402018 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
35402019 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3540202 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3540203 |
|
Tiền phạt |
|
|
|
|
|
35402031 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35402032 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540204 |
|
Chậm nộp phạt |
|
|
|
|
|
35402041 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35402042 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540209 |
|
Khác |
|
|
|
35409 |
|
|
Điều chỉnh khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 4- CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ |
|
20 |
413 |
|
|
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
|
|
|
41301 |
|
|
Chênh lệch giữa thời điểm tính thuế và thu thuế |
|
|
|
41302 |
|
|
Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế |
|
|
|
41399 |
|
|
Chênh lệch tỷ giá khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 7- THU |
|
21 |
711 |
|
|
|
Thu thuế chuyên thu |
|
|
|
71101 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
7110101 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110102 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71102 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
7110201 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110202 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71103 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
7110301 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110302 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71104 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
7110401 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110402 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71105 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
7110501 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110502 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71106 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
|
7110601 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71107 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
7110701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71108 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
7110801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71109 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
7110901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71199 |
|
|
Thu khác |
|
22 |
712 |
|
|
|
Thu phí, lệ phí hải quan |
|
|
|
71201 |
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan |
|
|
|
71202 |
|
|
Lệ phí quá cảnh |
|
|
|
71299 |
|
|
Phí, lệ phí khác |
|
23 |
713 |
|
|
|
Thu phạt, tiền chậm nộp |
|
|
|
71301 |
|
|
Thu chậm nộp thuế |
|
|
|
71302 |
|
|
Phạt VPHC |
|
|
|
|
7130201 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
7130202 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
71303 |
|
|
Thu chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
71399 |
|
|
Khác |
|
24 |
720 |
|
|
|
Thu khác |
|
|
|
72006 |
|
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
72007 |
|
|
Thu bán hàng tồn đọng |
|
|
|
72099 |
|
|
Khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 8- GIẢM THU |
|
25 |
811 |
|
|
|
Các khoản giảm thuế chuyên thu |
|
|
|
81101 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
8110101 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110102 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110103 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110104 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110109 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81102 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
8110201 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110202 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110203 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110204 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110209 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81103 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
8110301 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110302 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110303 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110304 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110309 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81104 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
8110401 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110402 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110403 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110404 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110409 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81105 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
8110501 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110502 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110503 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110504 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110509 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81106 |
8110601 8110602 8110603 8110604 8110609 |
|
Thuế BVMT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81107 |
8110701 8110702 8110703 8110704 8110709 |
|
Thuế tự vệ Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81108 |
8110801 8110802 8110803 8110804 8110809 |
|
Thuế chống phân biệt đối xử Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81109 |
8110901 8110902 8110903 8110904 8110909 |
|
Thuế chống trợ cấp Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81199 |
|
|
Thuế chuyên thu khác |
|
26 |
812 |
81201
81202
81203 |
8120101 8120102 8120103
8120201 8120202 8120203
8120301 8120302 |
|
Các khoản giảm thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác Thuế nhập khẩu Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác Thuế GTGT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ |
|
|
|
|
8120303 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81204 |
8120401 8120402 8120403 |
|
Thuế TTĐB Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81205 |
8120501 8120502 8120503 |
|
Thuế chống bán phá giá Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81206 |
8120601 8120602 8120603 |
|
Thuế BVMT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81207 |
8120701 8120702 8120703 |
|
Thuế tự vệ Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81208 |
8120801 8120802 8120803 |
|
Thuế chống phân biệt đối xử Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81209 |
8120901 8120902 8120903 |
|
Thuế chống trợ cấp Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81299 |
|
|
Giảm thuế tạm thu khác |
|
27 |
813 |
81301
81302
81303 81304 81309 |
8130101 8130109
8130201 8130209 |
|
Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác Tiền chậm nộp thuế Giảm do xóa nợ Giảm khác Tiền phạt VPHC Giảm do xóa nợ Giảm khác Tiền chậm nộp phạt Phí, lệ phí hải quan Khác |
|
II |
|
|
|
|
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN |
|
1 |
|
002 |
|
|
Hàng tạm giữ |
|
2 |
|
005 |
|
|
Giá trị hàng hóa, tiền tịch thu |
|
3 |
|
007 |
|
|
Ngoại tệ các loại |
|
II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
Trên cơ sở các chứng từ/bảng kê chứng từ phản ánh kết quả thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành, kế toán lựa chọn các bút toán để ghi sổ kế toán cho phù hợp với từng nghiệp vụ sau đây:
1. Kế toán thu thuế chuyên thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi số thuế chuyên thu phải thu, phản ánh số thuế chuyên thu phải thu của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận Giấy báo có (Bảng kê giấy nộp tiền) của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế chuyên thu người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế chuyên thu bằng tiền mặt (séc) cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước và nhận được ngay Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5) Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(6) Khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển.
(7) Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới phải nộp thuế ngay không hạch toán số thuế phải thu thì khi người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(8) Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới phải nộp thuế ngay không hạch toán số thuế phải thu thì khi người nộp thuế nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(9) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
2. Các trường hợp điều chỉnh thuế chuyên thu phải thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế có Tờ khai bổ sung, căn cứ tờ khai bổ sung:
(1a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu đã ghi sổ trước đó, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(1b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu đã ghi sổ trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu theo kê khai của người nộp thuế trước đó, căn cứ Quyết định ấn định ghi bổ sung số thuế chênh lệch tăng ghi (dương), giảm ghi (âm):
(2a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu trước đó, ghi số dương:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu trước đó, ghi (âm) bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu chưa ghi nhận số thuế phải thu theo kê khai của người nộp thuế trước đó, căn cứ Quyết định ấn định ghi số thuế phải thu theo Quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(4) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định hủy Quyết định ấn định, căn cứ Quyết định hủy quyết định ấn định ghi giảm số thuế phải thu đã ghi sổ kế toán theo Quyết định ấn định bị hủy, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(5) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
3. Kế toán thu phí, lệ phí hải quan
3.1. Thu lệ phí làm thủ tục hải quan, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê phí, lệ phí phải thu, ghi:
Nợ TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số phí, lệ phí đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng).
(3) Khi người nộp thuế nộp tiền phí, lệ phí hải quan bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
(4) Khi cơ quan hải quan nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận ngay được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5a) Khi cơ quan hải quan nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Khi người nộp thuế trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng) - Trường hợp nộp theo tháng.
(7) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt, nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản của đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(8) Khi cơ quan hải quan chuyển tiền phí, lệ phí hải quan từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ Ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(9) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số phí, lệ phí phát sinh trong kỳ chuyển sang tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT TƯ).
(10) Đối với trường hợp các tờ khai không hạch toán lệ phí thủ tục hải quan phải thu (tức không hạch toán bút toán 1), lệ phí thủ tục hải quan được thu ngay tại thời điểm mở tờ khai theo từng lần phát sinh thì khi thu tiền lệ phí hải quan kế toán hạch toán tương tự như phương pháp kế toán các trường hợp “Thu lệ phí quá cảnh”.
3.2. Thu lệ phí quá cảnh, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số lệ phí quá cảnh người nộp đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(2) Khi người nộp thuế nộp tiền lệ phí quá cảnh bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận ngay được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5) Khi người nộp thuế trực tiếp nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(6) Khi cơ quan hải quan chuyển tiền lệ phí quá cảnh từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(7) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số tiền lệ phí quá cảnh phát sinh trong kỳ chuyển sang tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng).
4. Kế toán thu tiền phạt, chậm nộp
4.1. Kế toán tiền chậm nộp thuế
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê các khoản tiền chậm nộp thuế phải thu, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền chậm nộp người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền chậm nộp thuế vào ngân sách nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(5a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền chậm nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chậm nộp thuế phải thu của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 713 - Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
4.2. Kế toán thu tiền phạt vi phạm hành chính
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi cơ quan hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính, căn cứ quyết định thu phạt vi phạm hành chính, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
(3) Khi người nộp phạt nộp tiền phạt vi phạm hành chính bằng tiền mặt, cho cơ quan hải quan, căn cứ vào chứng từ thu tiền phạt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu phạt tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
(4) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền phạt vi phạm hành chính vào Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(5a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền phạt vi phạm hành chính vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền phạt vi phạm hành chính phải thu của người nộp phạt, ghi:
Nợ TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
4.3. Kế toán chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Các bút toán thực hiện như sau:
(1a) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính người nộp phạt đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ báo có tiền chậm nộp phạt, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời, phản ánh số thu chậm nộp phạt hành chính, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
(2a) Khi người nộp phạt nộp tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính bằng tiền mặt, cho cơ quan hải quan, căn cứ chứng từ thu tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời, phản ánh số thu chậm nộp phạt hành chính, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính vào Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(4a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải thu trong kỳ của người nộp phạt, ghi:
Nợ TK 713- Số thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng).
5. Kế toán thu thuế tạm thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê thuế tạm thu phải thu, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế người nộp thuế đã nộp vào TK tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Khi người nộp thuế tạm thu nộp bằng tiền mặt, cho cơ quan hải quan, căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thuế tạm thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước và nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thuế tạm thu vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế tạm thu đã chuyển từ TK tạm giữ của cơ quan hải quan nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(7) Trường hợp (nếu có quy định) khoản tạm thu đã nộp ngân sách nhà nước xét hoàn cho người nộp thuế nhưng số tiền nhỏ (trong mức quy định) không phải hoàn trả thì kết chuyển giảm số phải trả thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
5.2. Các trường hợp điều chỉnh thuế tạm thu phải thu:
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế có Tờ khai bổ sung, căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê tờ khai bổ sung:
(1a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với khai báo trước đó, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(1b) Trường hợp số thuế phải nộp giảm so với khai báo trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu trước khi ấn định, căn cứ Quyết định ấn định ghi bổ sung số thuế chênh lệch, tăng khi dương (+), giảm ghi (-) ghi đỏ:
(2a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu trước ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu trước ấn định, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu chưa ghi nhận số thuế phải thu trước khi ấn định, căn cứ Quyết định ấn định ghi số thuế phải thu theo số ghi trên Quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(4) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định hủy Quyết định ấn định, căn cứ Quyết định hủy quyết định ấn định ghi giảm số thuế phải thu đã ghi sổ kế toán theo Quyết định ấn định bị hủy, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
6. Kế toán thu bán hàng tịch thu
6.1. Áp dụng trong trường hợp hàng tịch thu cơ quan hải quan được phép bán và tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước theo quy định (nếu có):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận báo có về số tiền thu bán hàng tịch thu đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền bán hàng tịch thu đã thu được, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp, số tiền bán hàng tịch thu thu bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, Căn cứ giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5a) Căn cứ chứng từ chuyển tiền cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số tiền chi phí xử lý hàng tịch thu đơn vị dự toán được giữ lại, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời, kết chuyển số tiền đơn vị dự toán được giữ lại, ghi:
Nợ TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp chuyển tiền bán hàng tịch thu từ tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước, căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số tiền thu bán hàng tịch thu đã nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(7) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
6.2. Trường hợp có quyết định tịch thu tiền bán hàng, tang vật tạm giữ do vi phạm hành chính là hàng hóa dễ hư hỏng đang theo dõi trên tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan và theo quy định phải chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính: Kế toán thực hiện tương tự như phương pháp kế toán hàng, tang vật tạm giữ chờ xử lý (tại khoản 22, mục II, phụ lục này).
7. Kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp, phí thu hộ các hiệp hội
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp lệ phí Cà phê, tiêu, điều (thu hộ các hiệp hội) thu theo từng lần mở tờ khai, căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu thu bằng chuyển khoản
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp lệ phí Cà phê, tiêu, điều (thu hộ các hiệp hội) thu theo định kỳ theo tháng:
(2a) Căn cứ vào tờ khai phản ánh số phí thu hộ phải thu, ghi:
Nợ TK 132- Phải thu phí lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Khi người nộp thuế nộp tiền phí thu hộ, căn cứ chứng từ thu tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu thu bằng chuyển khoản
Có TK 132- Phải thu phí lệ phí (TK CT tương ứng)
(2c) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp phí thu hộ vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan thanh toán số phí thu hộ cho các hiệp hội, căn cứ chứng từ chuyển tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu là tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu chuyển khoản
(4) Trường hợp cơ quan hải quan trực tiếp thu tiền mặt của người nộp thuế nộp khoản ký quỹ theo quy định (nếu có), căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(5) Khi cơ quan hải quan nộp khoản ký quỹ đã thu bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận được ngay giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(6) Khi cơ quan hải quan nộp khoản ký quỹ đã thu bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(6a) Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(6b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nộp khoản ký quỹ vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(8) Khi có kết quả xử lý, trường hợp người nộp thuế phải nộp thuế chuyên thu, cơ quan hải quan lập giấy nộp tiền thuế đã ký quỹ từ tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước vào ngân sách nhà nước:
(8a) Căn cứ Báo có của Kho bạc Nhà nước phản ánh số tiền ký quỹ của doanh nghiệp, đã được cơ quan hải quan nộp ngân sách nhà nước cho số thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng) Căn cứ
(8b) Đồng thời, ghi giảm tiền ký quỹ:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(9) Khi có kết quả xử lý, trường hợp người nộp thuế phải nộp thuế tạm thu, cơ quan hải quan chuyển tiền ký quỹ để nộp cho thuế tạm thu:
(9a) Căn cứ số tiền thực tế phản ánh số tiền ký quỹ chuyển nộp cho số thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tiền tạm giữ tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(9b) Đồng thời, ghi giảm tiền ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT thuế tạm thu).
(10) Trường hợp khoản ký quỹ lớn hơn số thuế phải nộp, hoặc doanh nghiệp không phải nộp thuế. Cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi hoàn trả khoản ký quỹ còn thừa cho người nộp thuế, căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
8. Kế toán thu hộ tiền thuế và các các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác (trừ các trường hợp người nộp thuế nộp nhầm cơ quan thu):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp cơ quan hải quan thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác, căn cứ chứng từ thu tiền hoặc báo có của Kho bạc Nhà nước về khoản thu hộ đã thu, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi kho bạc, ngân hàng (TK CT tương ứng) thu chuyển khoản
Có TK 338- Các khoản phải trả (33899).
(2) Khi cơ quan hải quan chuyển trả số tiền đã thu hộ cho cơ quan hải quan khác, căn cứ chứng từ chi tiền hoặc chứng từ trả tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước về khoản thu hộ đã trả cơ quan khác, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (33899)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) trả tiền mặt, hoặc
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) trả bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi.
9. Kế toán thu tiền bán hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của Hải quan:
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi người mua nộp tiền mua hàng hoặc đặt cọc tiền mua hàng vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính, căn cứ giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp, số tiền bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc thu bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc vào tài khoản của Bộ Tài chính tại Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc vào tài khoản của Bộ Tài chính tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5a) Khi phản ánh số tiền đơn vị dự toán được phép giữ lại để chi phí xử lý hàng tồn đọng, căn cứ chứng từ chuyển tiền cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
(5c) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng để lại đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
(6a) Khi phản ánh số tiền thu bán hàng tồn đọng đã chuyển nộp ngân sách nhà nước, căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(6b) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
(7) Cuối kỳ, kết chuyển số thu bán hàng tồn đọng nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng).
(8) Trường hợp trả lại tiền đặt cọc cho người nộp, căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(9) Trường hợp tiền bán hàng hóa tồn đọng không phải nộp ngân sách nhà nước mà phải trả lại cho chủ của số hàng đó (theo quy định), căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
10. Kế toán giảm thuế chuyên thu theo Quyết định của cơ quan hải quan (bao gồm Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác)
Căn cứ Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác, ghi:
Nợ TK 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 811- Các khoản giảm số thu (TK CT tương ứng).
11. Kế toán giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác theo Quyết định của cơ quan hải quan
Căn cứ Quyết định miễn, giảm, xóa nợ, ghi:
Nợ TK 813- Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu:
Nợ TK 713- Thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 813- Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
12. Kế toán giảm thuế tạm thu theo Quyết định của cơ quan hải quan (bao gồm Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác)
Căn cứ Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác, ghi:
Nợ TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển số giảm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
13. Hoàn thuế chuyên thu do nộp thừa
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế do nộp thừa, phản ánh số thuế nộp thừa phải trả cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
14. Hoàn thuế chuyên thu do tái xuất, tái nhập
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn thuế do tái xuất khẩu sản phẩm hoặc tái nhập, phản ánh số thuế phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận đã hoàn trả cho người nộp thuế của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả (chứng từ hoàn trả) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng).
15. Kế toán hoàn tiền chậm nộp thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phạt
15.1. Hoàn nộp thừa
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn số tiền chậm nộp, tiền phạt phải hoàn, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn do nộp thừa, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp hoàn tiền phạt, tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt tại cơ quan hải quan
(3a) Căn cứ Quyết định hoàn phản ánh số phải trả cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(3b) Căn cứ phiếu chi tiền mặt phản ánh số đã hoàn trả bằng tiền mặt cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
15.2. Hoàn tiền chậm nộp thuế do tái xuất, tái nhập (nếu có):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn số tiền chậm nộp thuế phải hoàn do tái xuất, tái nhập hàng, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận đã hoàn trả cho người nộp thuế của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng).
16. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan
(Các trường hợp thuế tạm thu chưa chuyển nộp ngân sách nhà nước đang theo dõi trên tài khoản tiền gửi tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước)
16.1. Hoàn nộp thừa, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2) Căn cứ Ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
16.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Ủy nhiệm chi hoặc chứng từ hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn thuế tạm thu cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời, ghi giảm số thuế tạm thu đã thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
17. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ ngân sách nhà nước
17.1. Hoàn nộp thừa, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT TƯ)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
17.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả (Chứng từ thoái thu) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn thuế tạm thu cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
(2c) Đồng thời, ghi giảm số đã thu thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
18.1. Kế toán ghi nhận các khoản nộp nhầm hoặc chờ xác nhận thông tin, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ báo có do Kho bạc Nhà nước chuyển sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán, hoặc trường hợp người nộp thuế nộp nhầm tài khoản cơ quan thu, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, (TK CT tương ứng), nếu nộp vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng), nếu nộp vào TK tiền gửi của cơ quan hải quan
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Sau khi đã xác định được thông tin đầy đủ của khoản thu: Trường hợp khoản thu thuộc đơn vị mình, căn cứ chứng từ điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan của Kho bạc Nhà nước, hạch toán khoản điều chỉnh, ghi:
(2a) Thực hiện điều chỉnh giảm bút toán (1) trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Nếu điều chỉnh số thu đó thành số thu thuế chuyên thu, đồng thời ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2c) Hoặc nếu điều chỉnh sổ thu đó thành số thu thuế tạm thu, đồng thời ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Sau khi đã xác định được thông tin đầy đủ của khoản thu, trường hợp khoản thu đã xác định thuộc đơn vị khác do người nộp thuế nộp nhầm vào tài khoản của đơn vị mình, căn cứ chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước xác nhận đã chuyển trả khoản thu đó cho đơn vị khác, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
18.2. Kế toán hoàn tiền thuế nộp nhầm từ ngân sách nhà nước, sử dụng trong trường hợp cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn tiền thuế nộp nhầm. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp khoản tiền thuế nộp nhầm cơ quan thu đã hết thời gian chỉnh lý ngân sách nên Kho bạc Nhà nước không điều chỉnh, cơ quan hải quan ra quyết định hoàn trả lại cho người nộp thuế từ ngân sách nhà nước (không áp dụng cho trường hợp nộp thừa), căn cứ quyết định hoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, kế hạch toán như sau:
(2a) Căn cứ chứng từ hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển giảm số thu thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
18.3. Kế toán hoàn tiền thuế nộp nhầm từ tài khoản tiền gửi:
(1) Trường hợp khoản tiền thuế nộp nhầm cơ quan thu nhưng do hết thời gian chỉnh lý ngân sách không được phép điều chỉnh, cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn trả lại cho người nộp thuế từ tài khoản tiền gửi (không áp dụng cho trường hợp nộp thừa), căn cứ quyết định hoàn kế toán ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, căn cứ chứng từ hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
19. Kế toán chênh lệch tỷ giá
19.1. Chênh lệch tỷ giá giữa số phải thu và số đã thu bằng ngoại tệ:
Khi có sự khác nhau về tỷ giá (quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam để hạch toán) giữa số thuế phải thu bằng ngoại tệ tại thời điểm mở tờ khai và số ngoại tệ nộp ngân sách nhà nước tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:
19.1.1. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai (thời điểm tính thuế) thấp hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Trường hợp có chênh lệch tỷ giá thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
19.1.2. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Trường hợp có chênh lệch do tỷ giá thời điểm tính thuế cao hơn thời điểm nộp thuế thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
19.2. Chênh lệch giữa số phải hoàn và số đã thu bằng ngoại tệ của tờ khai được hoàn:
19.2.1. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn cao hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1a) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn cao hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(1c) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
19.2.2. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn thấp hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1a) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn cao hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(1c) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
20. Kế toán trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập khẩu
20.1. Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan hải quan cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập khẩu (Mở tờ khai mới), các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ tờ khai mới, hạch toán số thuế phải thu của tờ khai mới, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ quyết định điều chỉnh giảm thuế tạm thu phải thu của tờ khai cũ (tờ khai ban đầu), ghi giảm số thuế tạm thu:
Nợ TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
Có TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời, kết chuyển ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp thuế tạm thu của tờ khai cũ đã nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ cho số thuế phải thu (theo 2 nghiệp vụ, hoàn cho tờ khai cũ và đồng thời thu cho tờ khai mới):
(3.1) Khi có quyết định hoàn thuế cho số thuế của hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai cũ, kế toán hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế tạm thu nộp thừa từ tài khoản tiền gửi thuế tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
(3.2) Căn cứ chứng từ chuyển số tiền được hoàn để nộp vào ngân sách nhà nước bù trừ cho thuế phải nộp của tờ khai mới có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, kế toán hạch toán nghiệp vụ thu thuế chuyên thu cho tờ khai mới.
(4) Trường hợp thuế tạm thu của tờ khai cũ đã nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ cho số thuế phải thu (theo 2 nghiệp vụ, hoàn cho tờ khai cũ và đồng thời thu cho tờ khai mới):
(4.1) Khi có quyết định hoàn thuế cho số thuế của hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai cũ, kế toán hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế tạm thu nộp thừa từ ngân sách nhà nước.
(4.2) Khi nhận được lệnh hoàn thuế kiêm bù trừ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, căn cứ số tiền được hoàn của tờ khai cũ đã được nộp vào ngân sách nhà nước bù trừ cho thuế phải nộp của tờ khai mới, kế toán hạch toán nghiệp vụ thu thuế chuyên thu cho tờ khai mới.
20.2. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện ra người nộp thuế tự chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan hải quan ra Quyết định ấn định thuế, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, căn cứ Quyết định ấn định cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa:
(1a) Căn cứ số thuế phải nộp tại cột “số theo kê khai” của quyết định ấn định, ghi giảm số thuế tạm thu phải thu đã ghi nhận trước đó, bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời, căn cứ số thuế phải nộp tại cột “số ấn định” của quyết định ấn định ghi nhận số thuế phải nộp về thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền
(2a) Căn cứ Quyết định ấn định cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, ghi số tiền tại cột “số theo kê khai” trên quyết định ấn định, để giảm số thuế tạm thu đã ghi nhận trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, căn cứ cột “số ấn định” ghi nhận số thuế chuyên thu theo quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2c) Đồng thời, căn cứ cột “số thuế đã nộp”, kết chuyển số tiền đã nộp sang thanh toán cho số thuế chuyên thu của quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
21. Kế toán ghi thu ngân sách
Đối với các khoản thuế phải nộp của người nộp thuế được Bộ Tài chính đồng ý cho thanh toán bằng ghi thu, ghi chi cho ngân sách nhà nước, khi nhận được chứng từ của Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế phải nộp, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 334- Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số tiền đã được ghi thu ngân sách nhà nước vào số thu thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 334- Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng).
22. Kế toán hàng, tang vật tạm giữ chờ xử lý
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định, biên bản tạm giữ hàng, tang vật do vi phạm hành chính về hải quan để chờ xử lý, kế toán theo dõi trên Tài khoản 002 “Hàng tạm giữ”:
(1a) Phản ánh (ghi đơn) vào bên Nợ TK 002 “Hàng tạm giữ”;
(1b) Sau khi có kết quả xử lý phải trả lại đối tượng vi phạm hành chính hoặc tịch thu sung công quỹ kế toán (ghi đơn) vào bên Có TK 002 “Hàng tạm giữ”.
(2) Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nếu phải bán (trường hợp được phép) thì tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ biên bản bán hàng, căn cứ số tiền thực tế trên phiếu thu, chứng từ nộp tiền, hạch toán như sau:
(2a) Nếu thu tiền mặt chưa kịp nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ phiếu thu tiền mặt phản ánh số tiền bán hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Khi nộp tiền bán tang vật tạm giữ chờ xử lý vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(2c) Nếu người mua nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước phản ánh số tiền bán hàng đã thu, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2d) Khi có kết quả xử lý, nếu phải trả lại tiền bán tang vật tạm giữ cho người chủ sở hữu tang vật, căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(3) Khi có kết quả xử lý, nếu tiền bán tang vật tạm giữ dễ hư hỏng có quyết định tịch thu sung công quỹ và phải chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính theo quy định, hạch toán như sau:
(3a) Căn cứ quyết định tịch thu và chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, kế toán ghi nhận tiền bán tang vật tịch thu đã chuyển sang Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(3b) Đồng thời kết chuyển thanh khoản tiền bán tang vật tạm giữ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (TK CT tương ứng).
23. Kế toán theo dõi các khoản chỉnh lý thuộc ngân sách năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán năm
Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đóng kỳ kế toán của năm trước theo quy định, Kho bạc Nhà nước điều chỉnh lại các khoản thu ngân sách nhà nước thuộc ngân sách nhà nước năm trước và chuyển chứng từ điều chỉnh cho cơ quan hải quan, căn cứ chứng từ điều chỉnh kế toán thực hiện các bút toán như sau:
(1a) Khi nhận được chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước kế toán căn cứ số liệu thực tế của chứng từ, ghi sổ kế toán năm hiện hành, hạch toán đồng thời qua tài khoản 351 - Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán để theo dõi (tăng ghi số dương, giảm ghi số âm) như sau:
Nợ TK 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 131,133..Tài khoản thanh toán tương ứng
(1b) Đồng thời, ghi:
Nợ TK 331,333..Tài khoản thu ngân sách tương ứng
Có TK 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán (TK chi tiết tương ứng)
Lưu ý: Các trường hợp phát sinh điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán không thực hiện theo phương pháp kế toán này.
HỆ
THỐNG SỔ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của
Bộ Tài chính)
STT |
TÊN SỔ KẾ TOÁN |
KÝ HIỆU |
1 |
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ |
01/SNV |
2 |
Sổ cái |
02/SNV |
3 |
Sổ quỹ tiền mặt |
03/SNV |
4 |
Sổ theo dõi tiền gửi tại kho bạc |
04/SNV |
5 |
Sổ theo dõi thu thuế phi mậu dịch |
05/SNV |
6 |
Sổ chi tiết thu bán hàng tịch thu |
06/SNV |
7 |
Sổ chi tiết tài khoản |
07/SNV |
II. MẪU SỔ KẾ TOÁN
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 01/SNV |
Năm ………………..
Đơn vị: đồng
Chứng từ ghi sổ |
Số tiền |
Chứng từ ghi sổ |
Số tiền |
||
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Số hiệu |
Ngày, tháng |
||
A |
B |
I |
A |
B |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
Cộng |
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 02/SNV |
Tài khoản:
Năm ……….
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ ghi sổ |
Diễn giải |
Số hiệu Tài khoản đối ứng |
Số tiền |
Ghi chú |
||
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Nợ |
Có |
||||
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
F |
|
|
|
Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
Số phát sinh trong tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 03/SNV |
Ngày... tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Ngày, tháng chứng từ |
Số hiệu chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
|||
Thu |
Chi |
Nợ/ thu |
Có/ chi |
Tồn quỹ |
|||
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
|
Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh Lũy kế từ đầu tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 04/SNV |
SỔ THEO DÕI TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC
Số hiệu tài khoản chi tiết:
Loại TK tiền gửi ………….
Tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
|||
Số |
Ngày |
Gửi vào |
Rút ra |
Còn lại |
||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối tháng |
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
Ghi chú: Sổ được mở chi tiết theo từng tài khoản tại KBNN, mỗi loại tiền gửi mở riêng một sổ hoặc một số trang
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 05/SNV |
SỔ THEO DÕI THU THUẾ PHI MẬU DỊCH
Từ ngày ….. đến ngày …….
Đơn vị: đồng
Ngày ghi sổ |
Tên loại thuế |
Chứng từ ghi sổ |
Số đã thu |
Ghi chú |
|
Số |
Ngày |
||||
A |
B |
C |
D |
1 |
E |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh: Lũy kế từ đầu năm: |
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 06/SNV |
SỔ CHI TIẾT THU BÁN HÀNG TỊCH THU
Tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chúng từ ghi sổ |
Diễn giải |
Số đã thu |
Đã chuyển Sở Tài chính |
Đã nộp NSNN |
Chi phí xử lý chuyển đơn vị dự toán |
Số còn lại chờ xử lý |
|
Số |
Ngày |
|||||||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
Dư dầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối tháng |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 07/SNV |
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
(Dùng cho các tài khoản chưa có sổ chi
tiết)
Tài khoản cấp I:
Tài khoản cấp II:
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Tài khoản đối ứng |
Số phát sinh |
Số dư Tài khoản |
|||
Số |
Ngày |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
|||
A |
B |
C |
I |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN
SỐ
ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
(Mẫu số 01/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này sử dụng để đăng ký, ghi chép các chứng từ ghi sổ phát sinh theo trình tự thời gian trong ngày.
2- Nội dung và cách ghi:
- Cột A: Ghi số hiệu chứng từ
- Cột B: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.
1- Mục đích:
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám đốc sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị.
Số liệu trên Sổ Cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết. Số liệu trên Sổ Cái dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản hoặc các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung:
- Căn cứ vào nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh đã được kiểm tra đối chiếu.
- Sổ Cái để ghi cho cả năm và mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi diễn giải nội dung.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).
- Cột F: Ghi chú.
- Cuối tháng cộng sổ để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản.
SỔ
QUỸ TIỀN MẶT
(Mẫu số 03/SNV)
1. Mục đích:
Sổ này dùng để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt (tiền Việt Nam và Ngoại tệ) làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu thu chi, tồn quỹ giữa kế toán và thủ quỹ.
2- Nội dung và cách ghi sổ:
* Nội dung: Sổ quỹ tiền mặt dùng cho thủ quỹ.
* Cách ghi
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
- Cột B: Ghi ngày, tháng chứng từ ghi sổ
- Cột C, D: Ghi số hiệu chứng từ thu hoặc chi
- Cột E: Diễn giải
- Cột 1: Số tiền nhập quỹ
- Cột 2: Số tiền xuất quỹ
Cuối ngày sau khi đã ghi hết chứng từ thu, chi (đã thực hiện) rút số dư tồn quỹ cuối ngày ghi vào Cột 3. Số tồn quỹ trên sổ được đối chiếu với số tiền mặt tồn quỹ trong két.
Định kỳ kế toán tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên sổ quỹ.
Sổ quỹ chỉ ghi những khoản tiền thực tế nhập, xuất qua quỹ. Không ghi vào sổ quỹ những khoản tiền mặt thu được nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước hoặc cán bộ Kho bạc Nhà nước trực tiếp đến thu tại cửa khẩu.
SỔ
THEO DÕI TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC
(Mẫu số 04/SNV)
1. Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước về tiền thuế tạm thu, tiền gửi lệ phí, các khoản tiền tạm giữ theo quy định.
2. Nội dung và cách ghi sổ:
* Nội dung:
- Sổ tiền gửi để kế toán theo dõi tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
- Mỗi loại tiền gửi mở riêng một sổ hoặc một số trang.
- Đầu năm hoặc đầu tháng ghi số dư tiền gửi.
- Căn cứ để ghi vào sổ là các chứng từ Kho bạc Nhà nước: Giấy báo Nợ, báo Có và các chứng từ nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của chứng từ nộp tiền hoặc rút tiền ra, chuyển tiền đi.
- Cột D: Ghi nội dung chứng từ
- Cột 1: Ghi số tiền nộp vào tài khoản tiền gửi lệ phí, tạm thu, tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đã được Kho bạc Nhà nước báo Có.
- Cột 2: Ghi số tiền rút ra khỏi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước theo chứng từ báo Nợ của Kho bạc Nhà nước.
- Cột 3 = Số dư đầu + cột 1 - cột 2: Số tiền còn gửi tại Kho bạc Nhà nước.
Cuối tháng cộng tổng số tiền đã gửi vào, số tiền đã rút ra khỏi Kho bạc Nhà nước, trên cơ sở đó tính ra số tiền còn gửi ở Kho bạc Nhà nước để chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ được đối chiếu với số dư tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
SỔ
THEO DÕI THU THUẾ PHI MẬU DỊCH
(Mẫu số 05/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi các khoản thuế đã thu đối với hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế của hàng hóa không theo hợp đồng mua bán không phải hạch toán số thuế phải thu và thuế hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung: Sổ theo dõi các khoản thuế đã thu đối với hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế của hàng hóa không theo hợp đồng mua bán không phải hạch toán số thuế phải thu và thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới (gọi tắt là: Sổ theo dõi thu thuế phi mậu dịch). Mỗi sắc thuế mở riêng một sổ hoặc một số trang.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ
- Cột B: Ghi loại thuế
- Cột C, D: Ghi số, ngày của chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số thuế đã thu.
Cuối tháng cộng số đã thu và ghi số lũy kế từ đầu năm.
SỔ
THEO DÕI THU BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 06/SNV)
1- Mục đích:
Sổ dùng để phản ánh số thu bán hàng tịch thu đã thu, số chi phí liên quan được trích lại đơn vị dự toán theo quy định, số thu bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước, số chưa nộp ngân sách nhà nước.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung:
Sổ này theo dõi khoản thu từ bán hàng tịch thu theo các quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
* Cách ghi:
Căn cứ vào quyết định xử lý hàng tịch thu và các chứng từ liên quan khác để ghi vào các cột.
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng chứng từ.
- Cột D: Diễn giải theo nội dung chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số tiền đã thu được về bán hàng tịch thu, căn cứ chứng từ thu tiền bán hàng tịch thu.
- Cột 2: Ghi số tiền thu từ bán hàng tịch thu đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính.
- Cột 3: Ghi số tiền thu từ bán hàng tịch thu đã chuyển nộp ngân sách nhà nước và được Kho bạc Nhà nước xác nhận là số thu cho cơ quan hải quan (báo Có của Kho bạc Nhà nước).
- Cột 4: Căn cứ chứng từ chuyển tiền chi phí bán hàng cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, báo có cho đơn vị dự toán về kinh phí thực hiện bán hàng tịch thu theo quy định, để ghi.
- Cột 5: Số đã thu còn lại chưa xử lý (số chưa nộp ngân sách nhà nước, số chưa trả kinh phí cho đơn vị dự toán).
Đầu tháng chuyển số dư cuối tháng trước sang, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi sổ. Cuối tháng cộng số phát sinh trong tháng và tính ra số dư cuối tháng, lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng.
SỔ
CHI TIẾT TÀI KHOẢN
(Mẫu số 07/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi số phát sinh, số dư của các tài khoản (dùng cho các tài khoản chưa có sổ chi tiết riêng).
2- Nội dung và cách ghi:
Sổ được theo dõi cho từng tài khoản chi tiết, từng đối tượng và cách ghi như sau:
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột I: Ghi tóm tắt nội dung của Chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.
- Cột 2, 3: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).
- Cột 4, 5: Ghi số dư Nợ hoặc số dư Có của tài khoản này.
Đầu tháng chuyển số dư của tháng trước sang.
Cuối tháng tiến hành cộng số phát sinh trong tháng, số tích lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng và tính số dư của tháng đó.
DANH
MỤC, MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIẢI THÍCH BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của
Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
STT |
Tên báo cáo |
Số hiệu |
Kỳ lập báo cáo |
1 |
Bảng cân đối tài khoản |
01/BCTC |
Tháng, năm |
2 |
Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu |
02/BCTC |
Tháng, năm |
3 |
Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt |
03/BCTC |
Tháng, năm |
4 |
Báo cáo tình hình hoàn thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước |
04/BCTC |
Tháng, năm |
5 |
Báo cáo tổng hợp thu thuế tạm thu |
05/BCTC |
Tháng, năm |
6 |
Báo cáo tình hình hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tiền gửi |
06/BCTC |
Tháng, năm |
7 |
Báo cáo thu bán hàng tịch thu |
07/BCTC |
Tháng, năm |
8 |
Báo cáo thu bán hàng tồn đọng |
08/BCTC |
Tháng, năm |
9 |
Báo cáo thu phí, lệ phí hải quan |
09/BCTC |
Tháng, năm |
10 |
Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách nhà nước |
10/ĐCKB |
Tháng, năm |
11 |
Bảng cân đối kế toán |
11/CĐKT |
Năm |
II. MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 01/BCTC |
Tháng ... năm...
Đơn vị: đồng
Số hiệu |
Tên tài khoản, tiểu khoản |
Số dư đầu kỳ |
Số phát sinh |
Số dư cuối kỳ |
|||||
Nợ |
Có |
Trong tháng |
Lũy kế |
Nợ |
Có |
||||
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
111 |
Tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
11101 |
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
111011 |
Tiền Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
111012 |
Ngoại tệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
11102 |
Tiền khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
112 |
Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………………. ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 02/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ CHUYÊN THU
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu thuế chuyên thu |
Số thuế đã thu |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số chênh lệch tỷ giá do hoàn ngoại tệ nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau giảm |
Tổng số thuế đã thu nộp NS trong kỳ |
Trong đó |
||||||
Số thuế tạm thu nộp NS |
Số thuế chuyên thu nộp NS |
||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=5-6 |
8 |
9 |
10=4-(7-8-9) |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 03/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu |
Số đã thu trong kỳ |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau miễn, giảm, không thu, xóa nợ |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=4-(5-6) |
1 |
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tiền phạt vi phạm hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 04/BCTC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tháng... năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải hoàn đầu kỳ |
Số phải hoàn phát sinh trong kỳ |
Số đã hoàn cho NNT trong kỳ |
Số còn phải hoàn cuối kỳ |
||
Tổng số |
Hoàn NS năm nay |
Hoàn NS năm trước |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=1+2-3 |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
10 |
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
11 |
Tiền phạt vi phạm hành chính |
|
|
|
|
|
|
12 |
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
13 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 05/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU THUẾ TẠM THU
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu |
Số đã thu |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau giảm |
Số đã thu trong kỳ |
Trong đó |
|||||
Đã nộp vào NSNN |
Nộp TK Tạm thu |
|||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=5-6 |
8 |
9=4-(5-8) |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 06/BCTC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Tên chỉ tiêu |
Số phải hoàn đầu kỳ |
Số phải hoàn phát sinh trong kỳ |
Số đã hoàn từ tài khoản tạm thu cho NNT |
Số còn phải hoàn |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4= 1+2-3 |
1 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
2 |
Thuế….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 07/BCTC |
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung thu |
Số đã thu |
Số nộp ngân sách |
Số trích trả đơn vị dự toán |
|
TK tạm giữ của HQ |
TK tạm giữ của Sở Tài chính |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 08/BCTC |
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung thu |
Số thu |
Số nộp ngân sách |
Số trích trả đơn vị dự toán |
|
Số đã thu |
Số đã trả lại người mua/ chủ hàng |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 09/BCTC |
BÁO CÁO THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
|
|
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu PS trong kỳ |
Số đã thu trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
|
Thu phí lệ phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 10/ĐCKB |
BẢNG ĐỐI CHIẾU VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SỐ THUẾ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tháng ... năm ....
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Mục/Tiểu mục |
Số thu NSNN của CQ hải quan |
Chênh lệch
so với KBNN |
Ghi chú |
||
Số thu trong tháng |
Lũy kế từ đầu năm |
Số thu trong tháng |
Lũy kế từ đầu năm |
||||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Thuế xuất khẩu (trừ thuế xuất khẩu qua BGĐL) |
1851 |
|
|
|
|
|
2 |
Thuế xuất khẩu qua BGĐL |
1852 |
|
|
|
|
|
3 |
Thuế nhập khẩu (trừ thuế nhập khẩu qua BGĐL) |
1901 |
|
|
|
|
|
4 |
Thuế nhập khẩu qua BGĐL |
1902 |
|
|
|
|
|
5 |
Thuế GTGT (trừ thuế GTGT qua BGĐL) |
1702 |
|
|
|
|
|
6 |
Thuế GTGT qua BGĐL |
1703 |
|
|
|
|
|
7 |
Thuế TTĐB (trừ thuế TTĐB qua BGĐL) |
1751 |
|
|
|
|
|
8 |
Thuế TTĐB qua BGĐL |
1752 |
|
|
|
|
|
9 |
Thuế tự vệ chống bán phá giá (trừ thuế CBPG qua BGĐL) |
1951 |
|
|
|
|
|
10 |
Thuế tự vệ chống bán phá giá qua BGĐL |
1951 |
|
|
|
|
|
11 |
Thuế BVMT |
2000 |
|
|
|
|
|
13 |
Thuế tự vệ |
1903 |
|
|
|
|
|
15 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
17 |
Thuế chống trợ cấp |
1952 |
|
|
|
|
|
19 |
Tiền chậm nộp thuế |
4912 |
|
|
|
|
|
20 |
Phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
|
Phạt VPHC trong lĩnh vực thuế |
4253 |
|
|
|
|
|
|
Phạt VPHC ngoài lĩnh vực thuế |
4265 |
|
|
|
|
|
|
Chậm nộp phạt vi phạm hành chính do cơ quan HQ quản lý |
4273 |
|
|
|
|
|
21 |
Bán hàng tịch thu |
4303 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
|
Kế toán |
Kế toán trưởng |
|||
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
||||
(Ghi chú: Cột C (Tiểu mục) có thể thay đổi, được cập nhật theo văn bản quy định mới nhất.)
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu
số: 11/CĐKT |
Tháng ... Năm ....
Đơn vị: đồng
TT |
CHỈ TIÊU |
MÃ SỐ |
SỐ CUỐI NĂM |
SỐ ĐẦU NĂM |
GHI CHÚ |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
I |
Tiền |
|
|
|
|
1 |
Tiền mặt |
|
|
|
|
2 |
Tiền gửi KBNN, Ngân hàng |
|
|
|
|
II |
Phải thu |
|
|
|
|
1 |
Phải thu về thuế chuyên thu |
|
|
|
|
2 |
Phải thu về phí, lệ phí hải quan |
|
|
|
|
3 |
Phải thu về tiền chậm nộp, tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
4 |
Phải thu về thuế tạm thu |
|
|
|
|
III |
Phải trả |
|
|
|
|
1 |
Phải trả người nộp thuế |
|
|
|
|
|
- Thuế chuyên thu |
|
|
|
|
|
- Thuế tạm thu |
|
|
|
|
2 |
Phải trả NSNN |
|
|
|
|
|
- Phải trả về thuế |
|
|
|
|
|
- Phải trả tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
- Phải trả tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
|
- Phải trả chậm nộp phạt |
|
|
|
|
3 |
Phải trả khác |
|
|
|
. |
|
|
Ngày ....
tháng .... năm .... |
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG
CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Mẫu số 01/BCTC)
1. Mục đích:
Bảng Cân đối tài khoản kế toán được lập tại tất cả các cơ quan hải quan có hoạt động thu thuế và thu khác, nhằm phản ánh một cách khái quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ về tình hình thu nộp các khoản thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phản ánh tình hình thu lệ phí hải quan, thu phạt vi phạm hành chính, thu bán hàng tịch thu và việc nộp ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ lập:
- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản
- Bảng Cân đối kế toán kỳ trước.
Trước khi lập Bảng Cân đối tài khoản kế toán phải hoàn thành việc ghi chép, khóa sổ hàng tháng của sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo quy định. Phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giữa các số liệu có liên quan trên các sổ.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Số liệu vào Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư, bao gồm: Số dư đầu kỳ (cột 1, 2), số dư cuối kỳ (cột 7, 8), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh, bao gồm: Số phát sinh của các tài khoản từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 3, 4), số phát sinh từ ngày đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 5, 6), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”. Các cột số dư đầu kỳ, cuối kỳ được lấy từ số dư các tài khoản. Các cột số phát sinh được lấy từ số phát sinh, từ các tài khoản theo từng kỳ báo cáo và lũy kế từ đầu năm.
- Cột A, B - Số hiệu tài khoản, tên tài khoản: Ghi số hiệu tài khoản, ghi tên tất cả tài khoản cấp 1 và một số tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 cần phân tích.
- Cột 1, 2 Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm đầu tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào số dư đầu tháng trên Sổ Cái, hoặc Nhật ký Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần số dư cuối kỳ của Bảng Cân đối tài khoản kế toán kỳ trước.
- Cột 3, 4, 5, 6: Phản ánh số phát sinh:
+ Cột 3, 4 - Số phát sinh trong tháng: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong tháng báo cáo. Số liệu ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng phát sinh trong tháng của từng tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
+ Cột 5, 6 - Số phát sinh lũy kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh từ đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo trên sổ tổng hợp hoặc sổ chi tiết, hoặc lấy số phát sinh lũy kế của tháng trước cộng với số phát sinh trong tháng báo cáo.
- Cột 7, 8 - Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi trên các cột này căn cứ vào số dư trên các tài khoản của sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, hoặc được tính dựa trên số liệu phản ánh của báo cáo, có 2 cách tính như sau:
Cách 1:
Số dư cuối kỳ |
= |
Số dư đầu kỳ |
+ |
Số phát sinh tăng trong kỳ |
- |
Số phát sinh giảm trong kỳ |
Cách 2:
Số dư cuối kỳ |
= |
Số dư đầu năm |
+ |
Số phát sinh lũy kế tăng trong kỳ |
- |
Số phát sinh lũy kế giảm trong kỳ |
Số dư cuối kỳ được sử dụng làm số dư đầu kỳ để lập Bảng Cân đối tài khoản kế toán tháng sau. Tại tháng 12 thì đây chính là số dư cuối năm.
Trong Bảng Cân đối tài khoản kế toán, tổng cộng số liệu ở cột Nợ phải bằng tổng cộng số liệu ở cột Có của mỗi tiêu thức.
Số dư đầu kỳ: Cột 1 = Cột 2
Số phát sinh trong tháng: Cột 3 = Cột 4
Số phát sinh trong lũy kế: Cột 5 = Cột 6
Số dư cuối kỳ: Cột 7 = Cột 8
Đối với Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế tháng 1 hàng năm thì số liệu:
Cột 1 = Cột 2 = Số dư đầu năm
Cột 3 = Cột 4 = Cột 5 = Cột 6
Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế, Báo cáo này còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản kế toán.
BÁO
CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ CHUYÊN THU
(Mẫu số 02/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ tình hình thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu phải thu, đã thu, đã giảm trong kỳ và số còn phải thu cuối kỳ.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 131 - Phải thu thuế chuyên thu, TK 711 - Thu thuế chuyên thu; TK 811 - Các khoản giảm thu, TK 331- Thanh toán với NS về thuế, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số người nộp thuế còn nợ đầu kỳ; số liệu trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang (dư bên Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu).
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, Số liệu trên cột này lấy từ số phát sinh bên Có TK 711- Thu thuế chuyên thu.
Cột 3: Số giảm trong kỳ theo quyết định không thu, miễn, giảm, xóa nợ, số liệu cột này lấy từ số phát sinh Nợ TK 811 - Các khoản giảm thu (thuế chuyên thu).
Cột 4 = cột 1 + cột 2 - cột 3
Cột 5: Tổng số thuế đã thu trong kỳ (gồm cả thuế chuyên thu và tạm thu đã nộp NS), số liệu lấy từ phát sinh Nợ TK 331- Thanh toán với ngân sách về thuế.
Cột 6: Số thuế tạm thu chuyển nộp ngân sách nhà nước từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan, lấy các bút toán phát sinh Nợ 331/Có 112.
Cột 7 = cột 5 - cột 6, phản ánh số thuế chuyên thu đã thu nộp ngân sách nhà nước.
Cột 8: Số thuế chuyên thu có quyết định phải hoàn do nộp thừa trong kỳ, lấy các bút toán phát sinh Nợ TK 131/Có TK 336.
Cột 9: Số chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm hoàn thuế và thời điểm thu thuế bằng ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, số liệu lấy từ các bút toán Nợ của tài khoản chi tiết 41302 - Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế (sử dụng đối với các đơn vị có phát sinh thuế phải nộp bằng ngoại tệ).
Cột 10 = cột 4- (cột 7- cột 8- cột 9) = cột 4- cột 7+ cột 8+ cột 9 (Phản ánh số dư cuối kỳ TK 131).
BÁO
CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
(Mẫu số 03/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ tình hình thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt phải thu; đã thu; đã giảm trong kỳ và số còn phải thu cuối kỳ.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 133- Phải thu tiền phạt chậm nộp khác, TK 713 - Thu phạt, tiền chậm nộp; TK 811 - Các khoản giảm thu, TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước về thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số người nộp còn Nợ đầu kỳ; Số liệu trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang (dư bên Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt chậm nộp khác).
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, Số liệu trên cột này lấy từ số phát sinh bên Có TK 713 - Thu phạt, tiền chậm nộp.
Cột 3: Số giảm trong kỳ theo quyết định không thu, miễn, giảm, xóa nợ. Số liệu cột này lấy từ số phát sinh Nợ TK 811- Các khoản giảm thu (chi tiết theo các tài khoản giảm tiền chậm nộp, tiền phạt) trừ giảm phí lệ phí và khác.
Cột 4 = cột 1+ cột 2- cột 3
Cột 5: Số đã thu trong kỳ, số liệu lấy từ phát sinh Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước về thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK chi tiết của tiền chậm nộp, tiền phạt).
Cột 6: Số phải hoàn nộp thừa trong kỳ lấy số phát sinh các bút toán Nợ 133/ Có 336 (TK chi tiết tiền chậm nộp, tiền phạt).
Cột 7 = cột 4- (cột 5 - cột 6) = cột 4- cột 5 + cột 6.
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Mẫu số 04/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh tình hình hoàn thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp khi có quyết định hoàn.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu
3. Phương pháp lập:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi tên loại thuế
Cột 1: Phản ánh số dư số phải hoàn đầu kỳ báo cáo, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư kỳ trước chuyển sang (số dư Có cuối kỳ TK 336).
Cột 2: Phản ánh số thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt phải hoàn phát sinh trong kỳ. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Có TK 336.
Cột 3: Phản ánh số thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt đã hoàn cho người nộp thuế, số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Nợ trên TK 336.
Cột 4: Số hoàn ngân sách năm nay trong kỳ (chỉ lấy số đã hoàn thuộc ngân sách năm nay), số liệu lấy từ tài khoản chi tiết “năm nay” của TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (chi tiết theo từng nội dung thu về thuế, về tiền chậm nộp, về tiền phạt).
Cột 5: Số hoàn ngân sách năm trước trong kỳ (chỉ tính số đã hoàn thuộc ngân sách năm trước), số liệu lấy từ tài khoản chi tiết “năm trước” của TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (chi tiết theo từng nội dung thu về thuế, về tiền chậm nộp, về tiền phạt).
Cột 6 = cột 1 + cột 2 - cột 3.
BÁO
CÁO TỔNG HỢP THU THUẾ TẠM THU
(Mẫu số 05/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ số thuế tạm thu phải thu, đã thu, còn phải thu của các tờ khai thuế tạm thu nhưng chưa làm thủ tục thanh khoản tờ khai đến thời điểm báo cáo; số thuế điều chỉnh giảm theo quyết định, số phải thu sau điều chỉnh trong kỳ.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 137 - Phải thu thuế tạm thu, TK 337 - Các khoản thuế tạm thu, TK 812 - Các khoản giảm Thuế tạm thu, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác, TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang: dư Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu.
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 137/Có TK 337.
Cột 3: Phản ánh số phải thu giảm trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 812.
Cột 4= cột 1 + cột 2 - cột 3
Cột 5: Phản ánh số thuế tạm thu đã thu được trong kỳ, số liệu cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 1120104 (tiền gửi thu thuế).
Cột 6: Phản ánh số thuế tạm thu đã chuyển nộp từ TK tiền gửi tạm thu nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ, Số liệu cột này lấy số phát sinh các bút toán Nợ TK 331/Có 1120104 (TK chi tiết tiền gửi về thuế).
Cột 7: Phản ánh số thuế tạm thu đã thu còn ở TK tiền gửi tạm thu của cơ quan hải quan, số liệu cột 7 = cột 5- cột 6.
Cột 8: Số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa từ ngân sách nhà nước và số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa từ tài khoản tạm thu, số liệu lấy từ bút toán phát sinh Nợ TK 137/ Có 336 (phải hoàn từ NS) và Nợ 137/Có 335 (phải hoàn từ TK tạm thu).
Cột 9= cột 4 - (cột 5 - cột 8) = cột 4 - cột 5 + cột 8 (phản ánh số dư TK 137).
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI
(Mẫu số 06/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh số hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước cho người nộp thuế theo quyết định hoàn thuế của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi tên loại thuế
Cột 1: Phản ánh số dư số phải hoàn đầu kỳ báo cáo, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư kỳ trước chuyển sang (số dư Có đầu kỳ TK 335).
Cột 2: Phản ánh số thuế chuyên thu phải hoàn phát sinh trong kỳ. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Có TK 335.
Cột 3: Phản ánh số thuế tạm thu đã hoàn từ TK tạm thu cho người nộp thuế. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Nợ trên TK 335.
Cột 4: Phản ánh số dư cuối kỳ của số thuế phải hoàn. Số liệu này lấy số dư Có cuối kỳ của TK 335 hoặc cột này được tính như sau: cột 4= cột 1+ cột 2- cột 3.
BÁO
CÁO THU BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 07/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích theo dõi tình hình thu bán hàng tịch thu do VPHC theo quyết định tịch thu của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào các quyết định bán hàng tịch thu và số liệu trên sổ chi tiết của TK 720 - Thu khác, TK 112- Tiền gửi..., TK 343 - thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán, TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tịch thu đang để tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan (nếu có), số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 1120103 (tạm giữ chờ xử lý).
Cột 2: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tịch thu đang gửi tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 344 (Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính).
Cột 3: Phản ánh số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 33304 (Thu bán hàng tịch thu).
Cột 4: Phản ánh số tiền đã trích trả đơn vị dự toán, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34302 (chi phí bán hàng tịch thu).
BÁO
CÁO THU BÁN HÀNG TỒN ĐỌNG
(Mẫu số 08/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích tổng hợp tình hình thu bán hàng tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào các quyết định xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan và số liệu trên sổ chi tiết của TK 33807 - Tiền bán hàng tồn đọng, TK 11203- Tiền gửi của Bộ Tài chính, TK 343 - thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán, TK 333 - Thanh toán với NSNN, TK 720 - Thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tồn đọng đã nộp tài khoản tiền gửi của Bộ Tài chính, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 11203 (tiền gửi kho bạc của Bộ Tài chính).
Cột 2: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tồn đọng trả lại người mua hoặc chủ hàng, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ bút toán phát sinh bên Nợ TK 33807 (Tiền bán hàng tồn đọng) đối ứng với Có TK 11203 (tiền gửi Bộ Tài chính).
Cột 3: Phản ánh số tiền bán hàng tồn đọng đã nộp ngân sách nhà nước, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK - 33305 (Thu bán hàng tồn đọng).
Cột 4: Phản ánh số tiền đã trích trả đơn vị dự toán, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34304 (chi phí bán hàng tồn đọng).
BÁO
CÁO THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
(Mẫu số 09/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích tổng hợp tình hình thu phí, lệ phí hải quan.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết của TK 1120101- Tiền gửi phí lệ phí, TK 34301 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (về phí lệ phí), TK 712 - Thu phí lệ phí hải quan, TK 132 - Phải thu phí lệ phí.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư Có TK 34301- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (tiền phí, lệ phí). Hoặc lấy số phải thu cuối kỳ của báo cáo kỳ trước chuyển sang.
Cột 2: Phản ánh số phải thu trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Có TK 712 - Thu phí lệ phí hải quan.
Cột 3: Phản ánh số đã thu trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này như sau:
- Trường hợp đơn vị mở tài khoản tạm thu để thu phí, lệ phí hải quan trước khi chuyển cho đơn vị dự toán thì lấy từ phát sinh bên Nợ TK 112 (tiền gửi phí, lệ phí hải quan).
- Trường hợp đơn vị không mở tài khoản tạm thu để thu phí lệ phí, mà sử dụng tài khoản của đơn vị dự toán để trực tiếp thu phí, lệ phí hải quan thì lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34301 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (về phí lệ phí hải quan).
Cột 4: Phản ánh số còn phải thu cuối kỳ, cột 4 = cột 1 + cột 2 - cột 3.
BẢNG
ĐỐI CHIẾU VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SỐ NỘP NGÂN SÁCH
(Mẫu số 10/ĐCKB)
1. Mục đích:
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được sử dụng cho tất cả các đơn vị Hải quan và Kho bạc Nhà nước để xác định chính xác số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách hiện hành.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào chứng từ thu nộp Kho bạc Nhà nước;
- Căn cứ vào Mục lục Ngân sách hiện hành;
- Căn cứ vào sổ chi tiết Tài khoản 331 - Thanh toán với NSNN về thuế, TK 333 - Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp, TK 35402 - Điều chỉnh giảm số thu năm nay.
3. Phương pháp lập:
Trước khi lập “Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” phải kiểm tra mọi chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách hiện hành đã được ghi đầy đủ, chính xác vào Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết thanh toán thu nộp ngân sách nhà nước.
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được phản ánh chung cho các loại thuế và thu khác, được chi tiết theo Mục lục ngân sách hiện hành và theo yêu cầu quản lý.
Cột A: Ghi số thứ tự các khoản thu thuế và thu khác.
Cột B: Nội dung.
Cột C: Ghi Mục/tiểu mục của các loại thuế, thu khác theo Mục lục Ngân sách hiện hành.
Cột 1: Phản ánh số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan trong kỳ theo báo có của Kho bạc Nhà nước hàng tháng về số thu nộp ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan trừ đi số đã hoàn thuộc năm ngân sách, kế toán tổng hợp theo các sắc thuế và đưa vào báo cáo.
Hoặc lấy từ phát sinh nợ TK 331- Thanh toán với ngân sách về thuế, TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp trong tháng trừ đi phát sinh Có TK 35402 (Điều chỉnh giảm số thu năm nay).
Cột 2: Phản ánh số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan lũy kế từ đầu năm theo báo có của Kho bạc Nhà nước về số thu nộp ngân sách của cơ quan hải quan trừ đi số hoàn thu trong năm, kế toán tổng hợp theo các sắc thuế và đưa vào báo cáo.
Cột 3: Số chênh lệch giữa số thu trong tháng của cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước, số liệu do Kho bạc Nhà nước ghi nhận.
Cột 4: Số chênh lệch giữa số thu lũy kế từ đầu năm của cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước, số liệu do Kho bạc Nhà nước ghi nhận.
Dòng tổng cộng: Dòng này thể hiện số tổng cộng của tất cả các sắc thuế theo các cột thu nộp Ngân sách trong tháng, lũy kế từ đầu năm đến ngày báo cáo.
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được lập thành 3 bản, sau khi đối chiếu với Kho bạc Nhà nước: 1 bản lưu tại Kho bạc Nhà nước, 1 bản gửi cấp trên để báo cáo, 1 bản lưu tại đơn vị.
BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Mẫu số 11/CĐKT)
1. Mục đích:
Bảng cân đối kế toán sử dụng cho các đơn vị hải quan để phản ánh tổng hợp tình hình về tài sản và các nguồn tài chính của cơ quan hải quan theo quy định hiện hành.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào số dư các tài khoản tương ứng với từng chỉ tiêu trong báo cáo.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các chỉ tiêu.
Cột B: Chỉ tiêu về tài sản, tiền và nguồn hình thành.
Cột C: Mã số dùng để đánh mã số cho các chỉ tiêu, phục vụ cho việc tổng hợp số liệu và giải thích các chỉ tiêu báo báo.
Cột 1: Số cuối năm là số dư cuối kỳ báo cáo của các tài khoản tương ứng với các chỉ tiêu trong báo cáo.
Cột 2: Số đầu năm là số dư cuối kỳ trước chuyển sang của các tài khoản tương ứng với các chỉ tiêu trong báo cáo.
Cột 3: Các nội dung cần ghi chú.
MỘT SỐ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHỦ YẾU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm
2015 của Bộ Tài chính)
1. KẾ TOÁN THU THUẾ CHUYÊN THU
Ghi chú: Đối với các trường hợp tờ khai của hàng hóa cá nhân XN cảnh, hàng hóa mua bán cư dân biên giới có chứng từ ghi số thuế phải thu
3. KẾ TOÁN THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
3.1. Thu lệ phí hải quan
3.2. Thu phí quá cảnh
4. KẾ TOÁN TIỀN PHẠT, CHẬM NỘP
4.1. Kế toán chậm nộp thuế
4.2. Kế toán phạt vi phạm hành chính
4.3. Kế toán chậm nộp phạt vi phạm hành chính
5. KẾ TOÁN THU THUẾ TẠM THU
6. KẾ TOÁN THU BÁN HÀNG TỊCH THU
Trường hợp cơ quan hải quan được phép bán (nếu có) thu tiền nộp tài khoản tạm giữ của hải quan
7. KẾ TOÁN LỆ PHÍ THU HỘ, KÝ QUỸ
7.1. Kế toán phí thu hộ
7.2. Kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp
8. KẾ TOÁN THU HỘ CHO CƠ QUAN HẢI QUAN KHÁC
9. KẾ TOÁN THU NỘP TIỀN BÁN HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
Trường hợp người mua nộp tiền mua hàng hóa tồn đọng vào TK tạm giữ BTC
10. KẾ TOÁN GIẢM THUẾ CHUYÊN THU THEO QUYẾT ĐỊNH
(gồm: Không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ)
11. KẾ TOÁN GIẢM TIỀN PHẠT, CHẬM NỘP VÀ THU KHÁC THEO QUYẾT ĐỊNH
12. KẾ TOÁN GIẢM THUẾ TẠM THU THEO QUYẾT ĐỊNH
(gồm: Không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ)
13. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ CHUYÊN THU DO NỘP THỪA
14. HOÀN THUẾ CHUYÊN THU DO TÁI XUẤT, TÁI NHẬP
15. HOÀN TIỀN CHẬM NỘP, HOÀN TIỀN PHẠT
15.1.1. Hoàn chậm nộp thuế (nộp thừa)
15.1.2. Hoàn tiền phạt, chậm nộp phạt (nộp thừa)
15.2. Hoàn chậm nộp thuế do tái xuất, tái nhập
16. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỦA HẢI QUAN
16.1. Hoàn nộp thừa
16.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm
17. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ NSNN
17.1. Hoàn nộp thừa
17.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm
18. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU CHỜ XÁC NHẬN THÔNG TIN, CÁC KHOẢN NỘP NHẦM
18.1. Trường hợp KBNN đã hạch toán thu NSNN nhưng cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để hạch toán thanh khoản cho NNT (hoặc các trường hợp người nộp thuế nộp nhầm cơ quan thu, nộp vào đơn vị hải quan không có phát sinh số thuế phải thu)
18.2. Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ NSNN
18.3. Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ tài khoản tiền gửi
19. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
19.1. Kế toán thu thuế bằng ngoại tệ
19.1.1. Trường hợp tỷ giá khi mở tờ khai thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp vào KBNN
19.1.2. Trường hợp tỷ giá khi mở tờ khai cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp KBNN
19.2. Kế toán hoàn thuế nộp thừa bằng ngoại tệ
19.2.1. Trường hợp tỷ giá khi hoàn cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN
19.2.2. Trường hợp tỷ giá khi hoàn thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN
20. KẾ TOÁN THUẾ TẠM THU CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
20.1. Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan hải quan cho phép chuyển tiêu thụ nội địa (mở tờ khai mới)
Ghi chú:
Sau khi điều chỉnh tiền thuế phải thu của tờ khai cũ, Trường hợp có quyết hoàn thuế kế toán thực hiện theo hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế Trường hợp tiền thuế được hoàn của tờ khai cũ bù trừ cho số thuế phải thu của tờ khai mới kế toán hạch toán theo phương pháp kế toán thu thuế chuyên thu
20.2. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện người nộp thuế tự ý chuyển tiêu thụ nội địa
Khi cơ quan hải quan ra Quyết định ấn định thuế, kế toán hạch toán chuyển từ thuế tạm thu sang thuế chuyên thu
(1) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp tiền
(2) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền
Ghi chú: (*) Nếu số tiền thuế tạm thu đã nộp lớn hơn số thuế chuyên thu ấn định, khi có quyết định hoàn, căn cứ Quyết định hoàn kế toán thực hiện hạch toán hoàn số tiền thừa cho người nộp thuế theo phương pháp kế toán hoàn thuế chuyên thu nộp thừa
22. KẾ TOÁN HÀNG TANG VẬT TẠM GIỮ CHỜ XỬ LÝ
22.1. Kế toán hàng tạm giữ
22.2. Kế toán thu tiền bán hàng tạm giữ là hàng hóa dễ hư hỏng phải bán theo quy định
23. KẾ TOÁN CHỈNH LÝ CÁC KHOẢN THU THUỘC NGÂN SÁCH NĂM TRƯỚC, PHÁT SINH SAU KHI ĐÓNG KỲ KẾ TOÁN NĂM
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây