Thông tư 17-LB năm 1959 quy định thể lệ xuất nhập khẩu hành lý của khách hàng xuất nhập cảnh do Bộ Ngoại Thương- Bộ Tài Chính ban hành.
Thông tư 17-LB năm 1959 quy định thể lệ xuất nhập khẩu hành lý của khách hàng xuất nhập cảnh do Bộ Ngoại Thương- Bộ Tài Chính ban hành.
Số hiệu: | 17-LB | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Ngoại thương | Người ký: | Phan Anh |
Ngày ban hành: | 19/12/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1959 | Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 17-LB |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Ngoại thương |
Người ký: | Phan Anh |
Ngày ban hành: | 19/12/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1959 |
Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NGOẠI THƯƠNG-BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 17-LB |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1959 |
QUY ĐỊNH THỂ LỆ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNH LÝ CỦA KHÁCH HÀNG XUẤT NHẬP CẢNH.
Căn cứ vào Nghị định số 512-TTg ngày 16-4-1955 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ quản lý ngoại thương, Liên bộ Ngoại thương – Tài chính quy định trong thông tư này thể lệ xuất nhập khẩu đối với hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, nhằm đảm bảo chính sách quản lý ngoại thương và giải quyết thích đáng nhu cầu của hành khách.
Hành lý là đồ dùng của hành khách xuất nhập cảnh mang theo để dùng cho bản thân hoặc cho gia đình. Sinh hoạt, tập quán, công tác, mục đích việc qua lại biên giới, v.v… của hành khách khác nhau, nên đồ dùng mang theo cũng có nhiều loại nhiều thứ khác nhau. Song tính chất căn bản của hành lý vẫn là: hạn chế trong phạm vi sử dụng cho bản thân hay cho gia đình, không phân biệt cũ hay mới.
Hành lý có thể là đồ dùng mang theo người, có thể gửi riêng. Hành lý có thể tới trước khi hành khách nhập cảnh, hoặc tới sau. Dù trong trường hợp nào, toàn bộ hành lý mang theo người và gửi riêng (gửi trước hoặc gửi sau) vẫn là đồ dùng hạn chế trong phạm vi sử dụng cho bản thân hay cho gia đình.
Hành lý khác hàng hóa là không phải để bán vì vậy nguyên tắc là hành khách khi nhập cảnh mang theo đồ dùng gì, thì xuất cảnh, phải mang ra những thứ đó, hay ngược lại, hành khách khi xuất cảnh mang theo đồ dùng gì, thì khi trở về cũng phải mang về những thứ đã khai xuất, trừ những thực phẩm hoặc vật phẩm tiêu dùng khác đã sử dụng trong khi đi đường và trong thời gian lưu trú.
II. THỂ LỆ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNH LÝ
1. Hành lý xuất nhập được miễn giấy phép xuất nhập khẩu. Những đồ dùng quá phạm vi sử dụng cho bản thân hay cho gia đình cùng đi của hành khách xuất nhập cảnh, không được coi là hành lý và không được xuất, nhập nếu không có giấy phép của Hải quan.
2. Hành lý xuất nhập phải theo đúng những điều kiện quy định trong các phụ kiện sau:
- Phụ kiện số 1 gồm các loại cấm xuất nhập dưới hình thức hành lý.
- Phụ kiện số 2 gồm các loại chỉ được phép xuất nhập dưới hình thức hành lý, theo điều kiện ấn định.
- Phụ kiện số 3 gồm các loại chỉ được xuất nhập với số lượng hạn chế, áp dụng cho hành khách xuất nhập cảnh nói chung.
3. Phụ kiện số 3 áp dụng cả cho cán bộ Việt-nam ra công tác ở nước ngoài và cho học sinh (kể cả thực tập sinh) du học ở nước ngoài trở về nước.
4. Điều kiện quy định trong phụ kiện số 3 không áp dụng đối với cán bộ nhân viên có công tác thường xuyên ra nước, vào nước, đối với nhân dân vùng biên giới Việt, Trung thường xuyên được phép qua lại trao đổi sinh hoạt. Đối với các phái đoàn ngoại giao và đối với các chuyên gia được mời đến công tác tại nước Việt nam dân chủ cộng hòa, sẽ có chế độ riêng. Đối với người hồi hương cũng có chế độ riêng.
5. Những vật dụng thuộc loại cấm xuất nhập (phụ kiện số 1) dù người hành khách đã kê khai trong tờ khai hành lý đều không được mang đi.
Người hành khách là chủ vật dụng đó, khi đi vào Việt-nam có quyền gửi trả lại ra ngoài nước, hoặc gửi ở cơ quan Hải quan có biên nhận, và khi ra khỏi Việt- nam sẽ lấy lại. Hạn trong 6 tháng (hoặc 5 ngày, nếu là vật phẩm dễ bỏng) hành khách hay người thay mặt phải lấy ra. Quá hạn những vật dùng không được người hành khách hay người thay mặt đổi lại sẽ do Hải quan giải quyết lấy tiền sung vào công quỹ. Quy định này không áp dụng đối với vật dụng mang trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan; nếu Hải quan phát hiện sẽ xử lý như hàng cấm đã xuất nhập trái phép. Đối với những vật dụng thuộc loại hàng cấm xuất nhập dù đã khai báo với Hải quan, nhưng nếu xét có hại đến chính trị, đạo đức hay vệ sinh, Hải quan sẽ liên lạc với các cơ quan có liên quan để giải quyết.
6. Để thi hành đúng mức tiêu chuẩn của phụ kiện số 3, cần chú ý mấy điểm sau:
a) Phụ kiện số 3 quy định có tính chất chung. Hải quan ở cửa khẩu cần phải xét từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất của hành khách, mà áp dụng tiêu chuẩn cho thích hợp.
b) Hành khách xuất nhập cảnh mang theo hành lý (hoặc là gửi riêng) thuộc loại ghi ở phụ kiện số 3, mà quá số lượng quy định thì không được phép xuất nhập khẩu quá tiêu chuẩn. Trường hợp đặc biệt, nếu số lượng quá tiêu chuẩn ít, mà xét chắc chắn là có tính chất hành lý, Hải quan có thể cho phép mang theo, với điều kiện là trả thuế đầy đủ. Về việc xử lý đối với phần quá tiêu chuẩn nhiều, sẽ áp dụng quy định ở điểm 5, mục II này.
c) Hành khách xuất cảnh tạm lưu ở nước ngoài không quá 6 tháng, hoặc hành khách nhập cảnh tạm lưu ở nước Việt-Nam dân chủ cộng hòa không quá 6 tháng, thì khi trở về hoặc khi trở ra phải mang theo đầy đủ những vật dụng hành lý thuộc loại ghi ở phụ kiện số 3 đã khai báo khi xuất hay nhập cảnh. Nếu thiếu, Hải quan sẽ xử lý coi như là hàng buôn lậu, trừ trường hợp đặc biệt có lý do xác đáng, được Hải quan công nhận.
7. Những hành lý quá cảnh, nếu thuộc loại ghi ở phụ kiện số 3, mà không xuất trình đầy đủ nơi xuất cảnh như đã khai khi nhập cảnh, thì Hải quan sẽ xử lý coi như là hàng buôn lậu, trừ trường hợp đặc biệt có lý do xác đáng được Hải quan công nhận.
Những hành vi lợi dụng tiêu chuẩn hành lý để đầu cơ, buôn bán, sẽ coi như xuất nhập khẩu hàng trái phép và xử lý theo thể lệ hiện hành.
Hành khách xuất nhập cảnh và hành lý mang theo (hoặc gửi riêng) phải qua những địa điểm có đặt cơ quan Hải quan.
Hành lý trong phạm vi tiêu chuẩn đã quy định và được Hải quan xác nhận được miễn mọi thứ thuế, song phải khai với Hải quan và chịu sự kiểm soát của Hải quan. Mẫu tờ khai hành lý do Sở Hải quan trung ương ấn định.
Sở Hải quan trung ương sẽ ấn định địa điểm khai báo hành lý xuất nhập cho từng địa phương và thể thức chi tiết thi hành thông tư này.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
BỘ
TRƯỞNG |
A. CẤM NHẬP KHẨU DƯỚI HÌNH THỨC HÀNH LÝ
1. Các loại vũ khí, đạn dược, chất nổ, máy phát tin.
2. Các hoá chất mạnh, các chất độc có thể làm chết người hay súc vật.
3. Những chất làm cho mê say như thuốc phiện, móc phin v.v… và dụng cụ để sử dụng các chất trên.
4. Mức bí mật, bản viết tốc ký, mật mã bằng chữ hay bằng số.
5. Mọi tài liệu, ấn loát phẩm, bản thảo, bút ký, bản in kẽm, bản in giấy sáp, phim ảnh đã chụp, tranh ảnh, đĩa hát, phim chiếu bóng, giây ghi âm đã ghi âm mà nội dung có phương hại đến chính trị, kinh tế, văn hóa, và đạo đức của nước Việt-nam dân chủ cộng hòa.
6. Vé sổ số.
7. Chim bồ câu sống.
B. CẤM XUẤT KHẨU DƯỚI HÌNH THỨC HÀNH LÝ
1. Các loại vũ khí, đạn dược, chất nổ.
2. Mọi tài liệu, ấn loát phẩm, bản thảo, bút ký, bản in kẽm, bản in giấy sáp, phim ảnh đã chụp, tranh ảnh, giây ghi âm đã ghi âm có liên quan đến bí mật Nhà nước.
3. Đồ vật, tranh ảnh, tài liệu, sách báo quý giá có liên quan đến cách mạng, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của nước Việt-nam dân chủ cộng hòa.
4. Xe ô tô, mô tô, xe đạp tự động.
5. Các loại máy để sản xuất, máy khâu, máy chữ.
6. Các loại cầm thú quý giá.
7. Chim bồ câu sống.
HÀNH LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Những dụng cụ về vô tuyến điện mà theo quy định riêng phải quản lý.
2. Tiền Việt-nam, phiếu tiền Việt-nam, ngoại tệ, phiếu ngoại tệ và phiếu có giá khác: vàng, bạc, bạch kim, các thứ kim khí quý, đá quý, ngọc trai – nguyên chất hoặc chế biến (kể cả tư trang).
- nếu xuất: phải có giấy phép của Ngân hàng.
- nếu nhập: phải khai báo với Hải quan và đăng ký với Ngân hàng.
Chú thích: Tư trang bằng bạc của các dân tộc ít người theo thể lệ riêng của từng địa phương.
3. Súng săn và đạn: theo điều kiện quản lý của Công an.
4. Tem thư chưa dùng: phải có giấy phép của Ngân hàng và của Bộ Văn hóa.
5. Sản phẩm nông lâm thổ hải sản thuộc loại thống nhất thu mua của Mậu dịch quốc doanh phải có giấy phép của Sở Hải quan trung ương, trừ trường hợp mang theo số lượng rất ít, để dùng được Hải quan công nhận.
A. SỐ LƯỢNG ĐỒ DÙNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU DƯỚI HÌNH THỨC HÀNH LÝ.
1. Quần áo, giầy dép và vật dụng hàng ngày khác; được mang theo trong phạm vi sử dụng cá nhân, tuỳ theo thời gian đi đường và tuỳ theo thời gian lưu trú ở Việt nam.
2. Đồng hồ đeo tay hay đồng hồ bỏ túi: mỗi người 1 cái.
3. Bút máy: mỗi người 2 cái.
4. Máy chụp ảnh với số lượng phim hợp lý: mỗi người hoặc mỗi gia đình 1 cái.
5. Máy thu thanh: mỗi người hoặc mỗi gia đình 1 cái.
6. Máy chữ: mỗi người hoặc mỗi gia đình 1 cái.
7. Máy khâu với số kim hợp lý: mỗi gia đình 1 cái.
8. Xe đạp: mỗi người 1 cái.
9. Quạt máy để bàn: mỗi gia đình 1 cái.
10. Vải các loại: 10 mét cho một người và 20 mét cho 1 gia đình.
11. Thuốc phòng bệnh (cao đơn hoàn tán và tân dược loại thông thường): 200 gam cho 1 người và 300 gam cho gia đình từ 2 người trở lên.
12. Thuốc lá:
- Thuốc lá điếu 10 bao mỗi bao 20 điếu cho 1 người biết hút.
- Thuốc lá thái để rời tối đa 500 gam cho 1 ngưòi biết hút.
B. SỐ LƯỢNG ĐỒ DÙNG ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU DƯỚI HÌNH THỨC HÀNH LÝ
1. Quần áo, giầy dép, đồ dùng du lịch, trang sức và vật dụng hàng ngày khác: được mang theo trong phạm vi sử dụng cá nhân, tuỳ theo thời gian đi đường, và tùy theo thời gian lưu trú ở ngoài.
2. Đồng hồ đeo tay hay đồng hồ bỏ túi mỗi người 1 cái.
3. Bút máy mỗi người 2 cái.
4. Máy chụp ảnh với số phim hợp lý mỗi người hoặc mỗi gia đình 1 cái.
5. Thuốc phòng bệnh (loại thông thường): 100 gam cho một 1 người và 200 gam cho 1 gia đình từ 2 người trở lên.
6. Thuốc lá:
- thuốc cuốn rồi 10 bao mỗi bao 20 điếu cho 1 người biết hút.
- thuốc lá thái rời tối đa 500 gam cho 1 người biết hút.
7. Những đồ dùng đã được phép mang vào khi nhập, thì khi xuất được phép mang ra.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây