Thông tư 17/2002/BTCCBCP hướng dẫn chế độ phụ cấp phục vụ đối với nhân viên được giao nhiệm vụ thương xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước do Ban Tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
Thông tư 17/2002/BTCCBCP hướng dẫn chế độ phụ cấp phục vụ đối với nhân viên được giao nhiệm vụ thương xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước do Ban Tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 17/2002/TT-BTCCBCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Trọng Điều |
Ngày ban hành: | 01/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/05/2002 | Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 17/2002/TT-BTCCBCP |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Trọng Điều |
Ngày ban hành: | 01/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/05/2002 |
Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2002/TT-BTCCBCP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2002 |
Thi hành Điều 9, Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh về người tàn tật. Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 4421/LĐTBXH-BTXH ngày 8/2/2002, Bộ Tài chính tại công văn số 2191 TC/CSTC ngày 14 tháng 3 năm 2002 và Bộ Y tế tại Công văn số 1916/YT-TCCB ngày 14/3/2002; Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp phục vụ đối với nhân viên được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC PHỤ CẤP
1. Đối tượng:
Cán bộ, công chức Nhà nước và nhân viên thuộc biên chế hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế (gọi chung là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội của Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS với các công việc cụ thể như: Cho ăn, uống, đi lại, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh buồng ở.
2. Điều kiện:
Những đối tượng nêu tại điểm 1 trên đây phải thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS (không bao gồm khám, chữa bệnh và nuôi dưỡng) trong thời gian tối thiểu 1 tháng trở lên.
Người tàn tật nặng là người không tự phục vụ được trong sinh hoạt của bản thân, cần có người khác giúp đỡ.
Các cơ sở nuôi dưỡng tập trung phải bố trí, sắp xếp, phân công cụ thể một số cán bộ, nhân viên nhất định trong tổng số cán bộ, nhân viên của cơ sở để thường xuyên, trực tiếp chăm sóc những người tàn tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở.
3. Mức phụ cấp:
Mức phụ cấp phục vụ cho nhân viên được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng 30% trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng và được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp nêu trên được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương có quản lý các cơ sở nuôi dưỡng tập trung, bảo trợ xã hội của Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
2. Cán bộ, nhân viên công tác tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước trong thời gian hưởng chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này thì không được hưởng các chế độ phụ cấp khác (trừ phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp làm đêm và phụ cấp đắt đỏ nếu có).
Phụ cấp phục vụ người tàn tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không được dùng để tính các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2002.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu giải quyết.
|
Nguyễn Trọng Điều (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây