Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 161/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 20/10/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/11/2010 | Số công báo: | 612-613 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 161/2010/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 20/10/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/11/2010 |
Số công báo: | 612-613 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/2010/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày
27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách
xã hội;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại
Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày
28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo
Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg) như sau:
Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Khách hàng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Hộ nghèo.
b) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
c) Các đối tượng vay vốn Quĩ quốc gia về việc làm.
d) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
đ) Các đối tượng được vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
e) Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
g) Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
h) Các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng về nhà ở tại các vùng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
i) Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
k) Các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro
1. Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
b) Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.
c) Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.
2. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 3. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro trong trường hợp khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo và có mua bảo hiểm.
1. Trường hợp khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội có tài sản bảo đảm theo quy định gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, Ngân hàng Chính sách xã hội được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg.
2. Trường hợp tài sản của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (tài sản bảo đảm, cây trồng, vật nuôi, gia súc, gia cầm và tài sản khác) có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền của bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg.
Điều 4. Quy định cụ thể về các nguyên nhân khách quan.
1. Các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1 Điều 5 quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
a) Thiên tai và các tác động do biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến vốn, tài sản của khách hàng gồm: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm rét hại, cháy rừng, địch họa, hỏa hoạn.
b) Các dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng.
2. Các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 2 Điều 5 quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
a) Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng như không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật hoặc khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài như: Doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; Doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
3. Các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 3 Điều 5 quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
Khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích; mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
4. Các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 4 Điều 5 quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 5. Xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản
1. Khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và có đơn đề nghị xử lý rủi ro, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng.
2. Biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng có xác nhận của lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, Tổ trưởng tốt tiết kiệm vay vốn; Lãnh đạo tổ chức chính trị xã hội địa phương nhận ủy thác cho vay; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường nơi khách hàng cư trú; xác nhận của các cơ quan chuyên ngành tại địa phương (nếu có) như cơ quan phòng chống lụt bão, cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan y tế dự phòng, cơ quan thú y. Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành mẫu biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng để áp dụng thống nhất trong cả nước.
3. Việc xác định mức độ (tỷ lệ) thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng để áp dụng biện pháp xử lý nợ được căn cứ trên cơ sở số vốn, tài sản thực tế của khách hàng bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan (được các cơ quan thẩm tra xác nhận) so với số vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc đơn xin vay vốn của khách hàng. Trường hợp học sinh sinh viên vay vốn để theo học tại các trường hoặc đối tượng chính sách vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài thì việc xác định mức độ thiệt hại được căn cứ trên cơ sở số vốn và tài sản thực tế bị tổn thất so với tổng số vốn khách hàng đang vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 6. Hồ sơ pháp lý để xử lý nợ bị rủi ro
1. Đối với gia hạn nợ, khoanh nợ.
a) Đơn đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ của khách hàng. Trong đơn, khách hàng nêu rõ nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Ngân hàng; số tiền đề nghị khoanh nợ, gia hạn nợ.
b) Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay lập có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
c) Bản sao Hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn có rút số dư nợ (gốc, lãi) đến ngày bị rủi ro (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y, đóng dấu).
d) Trường hợp khách hàng vay là tổ chức kinh tế thì ngoài các văn bản nêu trên, cần có các giấy tờ sau:
- Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật kèm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của tổ chức kinh tế.
- Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế.
2. Đối với xóa nợ
a) Đơn đề nghị xóa nợ nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ Ngân hàng; số tiền gốc và lãi đề nghị xóa nợ. Trường hợp khách hàng vay chết, mất tích mà không còn người thừa kế thì không cần phải có đơn đề nghị xóa nợ.
b) Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng. Trên biên bản phải thể hiện nội dung: đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán của khách hàng; khách hàng không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc còn người thừa kế nhưng người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
c) Các giấy tờ liên quan của khách hàng, học sinh sinh viên, người đi lao động nước ngoài bị rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp khách hàng vay vốn hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) vẫn không có khả năng trả nợ: Trên biên bản xác nhận nợ vay bị rủi ro phải đánh giá cụ thể về khả năng trả nợ của khách hàng và thể hiện nội dung: món vay đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp khoanh nợ bổ sung) mà khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán do các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này xác nhận.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài mất năng lực hành vi dân sự: Bản sao có chứng thực của Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc giấy xác nhận cụ thể, rõ ràng về việc mất năng lực hành vi dân sự của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần: Giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe (bản sao có chứng thực) của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa: Có xác nhận rõ ràng của Ủy ban nhân dân cấp xã trên biên bản về hoàn cảnh cụ thể của khách hàng: khách hàng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài chết, mất tích: Bản sao có chứng thực Giấy chứng tử, bản sao có chứng thực Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài bị tuyên bố là chết, mất tích: Có xác nhận rõ ràng của Ủy ban nhân dân cấp xã và công an xã trên biên bản về các nội dung sau: họ và tên, hộ khẩu thường trú, thời gian, địa điểm chết, mất tích.
- Trường hợp người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài: Các giấy tờ về mức độ thương tích hoặc hồ sơ bệnh án do doanh nghiệp tiếp nhận lao động ở nước ngoài hoặc cơ quan y tế nước ngoài xác nhận.
- Các giấy tờ liên quan khác: Trường hợp không còn người thừa kế phải có các giấy tờ sau: Giấy chứng tử người thừa kế (nếu người thừa kế chết), hoặc xác nhận cụ thể của Ủy ban nhân dân xã trên biên bản: người thừa kế chết hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế mất tích hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ.
d) Trường hợp khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể phải có Quyết định phá sản, giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án (bản sao có chứng thực) và các văn bản có liên quan đến việc thanh lý tài sản của đơn vị bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
đ) Bản sao giấy nhận nợ, bản sao hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn có rút số dư nợ (gốc và lãi) đến ngày bị rủi ro (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y, đóng dấu).
e) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Điều 7. Nguồn vốn để xử lý rủi ro
1. Nguồn vốn để xóa nợ gốc cho khách hàng được sử dụng từ quĩ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội không đủ bù đắp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Nguồn vốn để gia hạn nợ, khoanh nợ cho khách hàng được tính trong tổng nguồn vốn hoạt động hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Trong thời gian gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội tính lãi, thu lãi đối với khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và theo chế độ quy định.
- Trong thời gian khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội không tính lãi, không thu lãi đối với khách hàng. Khi tính toán, xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm, đối với số dư nợ cho vay được khoanh Ngân hàng Chính sách xã hội được tính lãi suất cho vay bằng 0% trong thời gian khoanh nợ.
1. Định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội lập báo cáo kết quả xử lý nợ bị rủi ro theo mẫu biểu đính kèm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Nội dung báo cáo về kết quả xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội được lập theo từng biện pháp xử lý nợ gồm gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) chi tiết danh mục theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo từng chương trình tín dụng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số: 01/TT |
TỔNG HỢP CÁC KHOẢN NỢ BỊ RỦI RO DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ĐƯỢC XỬ LÝ
Đến………………………..
Chương trình: ………………………………………..
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chi nhánh tỉnh, TP |
Gia hạn nợ |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
1 |
Chi nhánh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi nhánh B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chi nhánh C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi nhánh D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…., ngày … tháng …
năm |
Mẫu số: 02/TT |
TỔNG HỢP CÁC KHOẢN NỢ BỊ RỦI RO DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ĐƯỢC XỬ LÝ
Đến………………………..
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chương trình |
Gia hạn nợ |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
1 |
Hộ nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Giải quyết việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Nước sạch và VSMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Học sinh sinh viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Xuất khẩu lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…., ngày … tháng …
năm |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây