Thông tư 15-LĐ/TT năm 1961 về việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch tuyển sinh, đào đạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
Thông tư 15-LĐ/TT năm 1961 về việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch tuyển sinh, đào đạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
Số hiệu: | 15-LĐ/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động | Người ký: | Lê Minh Hiền |
Ngày ban hành: | 10/08/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 06/09/1961 | Số công báo: | 35-35 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 15-LĐ/TT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động |
Người ký: | Lê Minh Hiền |
Ngày ban hành: | 10/08/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 06/09/1961 |
Số công báo: | 35-35 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 15-LĐ/TT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1961 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi:
|
Các Bộ, các ngành ở Trung
ương, |
Nền kinh tế ở miền Bắc phát triển có kế hoạch và cân đối, với một tốc độ nhanh, yêu cầu sử dụng nhân lực ngày càng nhiều; trong lúc đó, sức lao động xã hội ngày càng được tổ chức và quản lý chặt chẽ; muốn thoả mãn đầy đủ nhu cầu nhân công, thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, thì việc điều phối nhân công phải có kế hoạch.
Vì vậy, ngày 7-1-1961 Thủ tướng Chính phủ có ra Chỉ thị số 041-CN đồng ý cho Bộ Lao động được ban hành các biểu mẫu về lập kế hoạch bổ sung nhân công, và ngày 17-4-1961 Thủ tướng Chính phủ lại có Chỉ thị số 149-TTg bổ sung Chỉ thị số 440-TTg ngày 9-1-1959 về việc lập kế hoạch đào tạo công nhân và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công.
Nay Bộ Lao động ra thông tư này giải thích và hướng dẫn chi tiết thi hành.
I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH BỔ SUNG NHÂN CÔNG
Kế hoạch bổ sung nhân công gồm có ba phần: kế hoạch bổ sung nhân công phục vụ công tác xây dựng cơ bản, kế hoạch bổ sung nhân công vào các nhà máy, các nông, lâm trường sản xuất và kế hoạch tuyển sinh đào tạo công nhân.
Hàng năm, các ngành, các địa phương căn cứ kế hoạch, số lượng nhân viên công tác của năm kế hoạch và số nhân công hiện có để xác đinh số người thừa thiếu và cân đối nguồn nhân công bổ sung, bao gồm: điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu, phân phối số công nhân học nghề ở các trường lớp và tuyển người mới ở ngoài vào (biểu AI, AIV).
Căn cứ kế hoạch bổ sung hàng năm lập kế hoạch tuyển dụng từng quý (biểu AII, AV) kế hoạch này có thể ít hơn nhưng không được vượt quá kế hoạch cả năm. Số lượng nhân viên công tác bổ sung từng quý phải ăn khớp với kế hoạch sản xuất và nên có sự điều hòa giữa các quý, không nên dồn việc tuyển dụng vào một lúc; mặt khác không được vượt quá chỉ tiêu nhân viên công tác trung bình của năm kế hoạch.
Việc cân đối nguồn nhân công bổ sung và lập kế hoạch tuyển dụng từng quý mỗi năm làm một lần. Hàng quý các Bộ, các ngành, các địa phương căn cứ nhiệm vụ sản xuất hoặc xây dựng, căn cứ tình hình nhân công hiện có thực tế... mà lập kế hoạch bổ sung nhân công từng quý (biểu AIII, AV) để báo cho Bộ Lao động và Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố chuẩn bị phân phối nguồn nhân công tuyển dụng.
Ngoài việc tuyển nhân công để bổ sung vào sản xuất hoặc xây dựng cơ bản, các ngành, các địa pương hàng năm còn căn cứ vào chỉ tiêu của Nhà nước giao cho, có trách nhiệm tuyển thêm một số người để đào tạo thành những người công nhân có nghề ở các trường, lớp hoặc ở ngay xí nghiệp, công trường. Vì vậy, muốn biết được hàng năm cần tuyển sinh bao nhiêu, để chuẩn bị nguồn học sinh và thanh niên cung cấp; Bộ Lao động ban hành thêm hai biểu phụ a1/ĐT và a2/ĐT về kế hoạch tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật hàng năm và từng quý kèm theo thông tư này.
Các Bộ, các ngành, các địa phương nếu cần tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật thì dựa vào các biểu mẫu nói trên để lập kế hoạch. Đi đôi các bảng kế hoạch theo các biểu mẫu nói trên cần thuyết minh rõ ràng về các biện pháp thực hiện kế hoạch bổ xung nhân công , nhất là các biện pháp để tăng năng suất lao động và tận dụng hợp lý mọi khả năng sức lao động sẵn có; đồng thời nêu rõ tiêu chuẩn tuyển dụng v.v... Yêu cầu của việc lập kế hoạch bổ sung nhân công phải được chính xác, cụ thể, kịp thời và thống nhất theo đúng nội dung các biểu mẫu đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua; nhằm giúp cho các ngành, các địa phương tổng hợp được kế hoạch, và trên cơ sở này mới tiến hành được việc điều hòa lực lượng thừa thiếu trong ngành trong địa phương; đồng thời Bộ Lao động và các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố mới lập được kế hoạch điều phối nhân công, giao nhiệm vụ cung cấp nhân công cho các huyện, quận xã, hợp tác xã thực hiện.
Cách tính toán lập kế hoạch bổ sung nhân công xem bảng phụ lục kèm theo Thông tư này.
II. PHẠM VI TRÁCH NHIỆM VÀ THỦ TỤC XÂY DỰNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN PHỐI KẾ HOẠCH BỔ SUNG NHÂN CÔNG
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 149-TTg ngày 17-4-1961 đã quy định rõ trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch bổ sung nhân công: Bộ lao động giải thích rõ thêm một số điểm chi tiết:
1. Chỉ thị quy định: "Các Bộ, các ngành Trung ương và các địa phương có tuyển dụng nhân công vào các việc sản xuất, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp và các cơ quan sự nghiệp, cần tuyển thêm người mới đều phải lập kế hoạch bổ sung nhân công hàng năm và từng quý"; cụ thể là: các ngành cần tuyển thêm thợ các loại và lao động phổ thông kể cả học sinh ở thành phố cũng như ở nông thôn, vào làm việc hay học nghề ở các nhà máy, các công, nông, lâm trường, các cửa hàng mậu dịch quốc doanh hay hợp tác xã, các trạm biến thế, các kho tàng, các bệnh viện, các trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật, hoặc đào tạo nhân viên nghiệp vụ : kế toán, cung ứng... các cơ quan hành chính v.v... đều phải lập kế hoạch bổ sung nhân công ; không phân biệt khu vực sản xuất vật chất hay khu vực không sản xuất vật chất ; không phân biệt vào làm công nhân trực tiếp sản xuất hay làm nhân viên hành chính, tạp vụ:
Riêng thợ cơ khí hiện nay ở ngoài không còn bao nhiêu, chủ yếu là phải đào tạo, nên trước khi lập kế hoạch bổ sung nhân công, cần trao đổi trước với ngành lao động.
Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh cần tuyển thêm người mới, thì các ngành chủ quản như Công nghiệp, Thương nghiệp v.v... cũng phải lập kế hoạch bổ sung nhân công như đã quy định của Bộ lao động trong thông tư số 21 ngày 17-11-1959.
Nếu Bộ, Tổng cục uỷ nhiệm cho các Cục, Vụ v.v... xây dựng và duyệt kế hoạch bổ sung nhân công cho các cơ sở thì phải báo cho Bộ lao động biết.
Bộ lao động và Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố chỉ phân phối nhân công cho các xí nghiệp, công, nông, lâm trường v.v... khi nào đã có văn bản phê chuẩn chính thức về chỉ tiêu nhân viên công tác của các Bộ, các ngành (nếu thuộc trung ương quản lý) hoặc của Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố (nếu thuộc địa phương quản lý).
Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố chỉ được phân phối nhân công cho các cơ sở thuộc trung ương quản lý, khi có văn bản phê chuẩn chính thức của Bộ chủ quản, và kế hoạch phân phối của Bộ Lao động.
3. Chỉ thị quy định : "Bộ Lao động và cơ quan Lao động các khu, tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổng hợp các dự án kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân..." cụ thể là:
- Bộ Lao động tổng hợp và phân phối kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch tuyển sinh đào tạo công nhân của các Bộ, các ngành ngang Bộ, và của các khu, tỉnh, thành phố.
- Các Sở, Ty, Phòng Lao động tổng hợp và phân phối kế hoạch bổ sung và kế hoạch tuyển sinh, đào tạo công nhân của các ngành thuộc địa phương quản lý và của các huyện châu, thị xã. Ngoài ra, các Sở, Ty, Phòng Lao động tổng hợp những bảng dự thảo kế hoạch bổ sung nhân công của các xí nghiệp thuộc trung ương quản lý nằm trong địa phương, để nắm được tình hình sử dụng và nhu cầu nhân công của các xí nghiệp, đề xuất với cấp uỷ, Uỷ ban hành chính và Bộ Lao động về phương hướng và biện pháp giải quyết.
4. Trong chỉ thị có nói "... Trong quá trình xây dựng kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân... các Bộ, các ngành nhất là Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban kế hoạch địa phương có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với ngành Lao động để trao đổi những tài liệu cần thiết nhằm giúp Bộ Lao động thực hiện được nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch..."; cụ thể là cung cấp cho ngành Lao động về:
- Nhiệm vụ: sản xuất, kinh doanh, đào tạo, xây dựng cơ bản v.v... năm (hoặc quý) kế hoạch;
- Tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương năm (hoặc quý) báo cáo và kế hoạch lao động tiền lương năm (hoặc quý) kế hoạch, bao gồm: việc sử dụng thời gian lao động; số nhân viên công tác; năng suất lao động; khả năng tiềm tàng trong các ngành để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động; tình hình nhân công thừa, thiếu chung của các ngành, các địa phương sắp tới so với kế hoạch, phương hướng và các nguồn nhân công cần chú ý để bổ sung vào các xí nghiệp v.v...
5. Điểm 2 trong chỉ thị: "... Bộ Lao động và cơ quan Lao động khu, tỉnh, thành cần kiểm tra lại số liệu và tham gia ý kiến về biện pháp thực hiện kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công.nhân .. Sau đó tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công... và lập dự án phân phối nhiệm vụ cho các địa phương...", Bộ Lao động giải thích như sau:
- Các Bộ, các ngành, các địa phương phải bảo đảm việc tuyển thêm nhân công đúng theo yêu cầu sản xuất, theo kế hoạch năng suất lao động Nhà nước giao, đúng theo phương hướng bổ sung nhân công và không được vượt quá chỉ tiêu số lượng nhân viên công tác.
Trường hợp vì một lý do nào đó, các ngành, các địa phương cần tuyển thêm nhân công vượt quá số lượng nhân viên công tác trên giao : về tiêu chuẩn và đối tượng tuyển dụng không thể theo đúng phương hướng bổ sung nhân công của Chính phủ, hoặc có khi không thực hiện được chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo công nhân kỹ thuật, thì phải báo cáo cụ thể lên Phủ Thủ tướng và Bộ Lao động (nếu thuộc kế hoạch trung ương) hoặc Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố (nếu thuộc kế hoạch địa phương) để xin hướng giải quyết.
- Bộ Lao động và các cơ quan lao động địa phương sẽ tham gia ý kiến với các ngành, các cơ sở về phương hướng và tiêu chuẩn tuyển dụng thích hợp đối với từng ngành, từng nghề, từng địa phương, từng đối tượng nhân công ; giúp đỡ về mặt tổ chức, quản lý và điều chỉnh sử dụng hợp lý sức lao động, giúp đỡ về phương pháp vận động nhân công tham gia thực hiện kế hoạch Nhà nước v.v...
- Căn cứ nhu cầu bổ sung nhân công và nhu cầu tuyển sinh, đào tạo công nhân của các ngành, các địa phương, Bộ Lao động cùng với Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố ; Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh cùng với các huyện, châu, thị xã v.v... thống nhất với nhau về kế hoạch phân phối, cung cấp nhân công cho từng địa phương. Khi có kế hoạch phân phối nhân công thì các khu, tỉnh, thành phố, các huyện, châu, thị xã, xã, các hợp tác xã phải thực hiện đầy đủ ; nếu gặp mắc mứu khó khăn gì, thì cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục, nhằm cung cấp thoả mãn nhu cầu nhân công thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.
6. Chỉ thị còn quy định: "Các Bộ, các ngành, các địa phương có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân, từng tháng, từng quý và hàng năm với Bộ Lao động" Bộ Lao động giải thích rõ thêm:
Sau mỗi lần điều chỉnh hay tuyển dụng nhân công ở một đơn vị hay một địa phương nào, thì giữa ngành sử dụng cùng với đơn vị hoặc địa phương có nhân công đều lập biên bản bàn giao hay ký kết hợp đồng. Những văn bản này phải gửi cho cơ quan Lao động, nơi có nhân công và nơi nhân công đến làm việc, ngoài ra sẽ gửi cho Bộ Lao động, nếu những yêu cầu ấy do Bộ Lao động trực tiếp phân phối.
Hàng năm và từng quý, các Bộ, các ngành, các cơ sở phải báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bổ sung nhân công, ghi rõ kết quả số nhân công và số học sinh tuyển dụng theo sự phân phối của ngành Lao động, nhận xét việc quản lý, điều phối nhân công của ngành Lao động v.v... cho Bộ Lao động (nếu thuộc kế hoạch trung ương) và cho Uỷ ban hành chính và cơ quan Lao động khu, tỉnh, thành phố (nếu thuộc kế hoạch địa phương).
Các Sở, Ty, Phòng Lao động hàng tháng, quý và hàng năm phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê đầy đủ và thường xuyên về tình hình điều phối, cung cấp nhân công, tình hình tuyển sinh, đào tạo công nhân... về Bộ. Trong quá trình thực hiện việc điều phối nhân công, nếu gặp trở ngại khó khăn gì, không thể cung cấp đủ số nhân công cho các ngành, thì phải báo cáo bất thường về Bộ, để kịp thời giải quyết.
III. THỜI GIAN BÁO CÁO KẾ HOẠCH BỔ SUNG NHÂN CÔNG CHO NGÀNH LAO ĐỘNG
Theo sự quy định của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, hàng năm vào khoảng đầu quý IV các Bộ, các ngành, các địa phương phải lập xong dự thảo kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động tiền lương gửi cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước để kịp tổng hợp, trình ra Hội đồng Chính phủ xét duyệt.
Vì vậy, đồng thời với việc dự thảo kế hoạch lao động tiền lương, các Bộ, các ngành, các địa phương phải tiến hành dự thảo kế hoạch bổ sung nhân công, kế hoạch tuyển sinh, đào tạo công nhân gửi cho ngành Lao động chậm nhất cuối tháng 11 của năm báo cáo, đúng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định.
Sau khi kế hoạch đã được Chính phủ phê chuẩn, các ngành, các địa phương kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch bổ sung nhân công, nếu kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động tiền lương có sự thay đổi, xong gửi cho ngành Lao động, chậm nhất không quá 1 tháng kể từ ngày Chính phủ phê chuẩn kế hoạch.
Cuối bản chỉ thị số 149 Thủ tướng Chính phủ quy định: ..."các Bộ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban hành chính các cấp nghiên cứu kỹ chỉ thị này và thi hành nghiêm chỉnh những điều đã quy định...". Bộ Lao động hướng dẫn cụ thể như sau:
- ỞTrung ương, các Bộ, các ngành chỉ thị cho bộ phận kế hoạch, thống kê, bộ phận lao động tiền lương hoặc tổ chức nhân sự, tổ chức nghiên cứu nắm vững nội dung của các điều trong chỉ thị của Phủ Thủ tướng số 440 ngày 17-4-1961, số 49 ngày 17-4-1931 và số 04 ngày 7-1-1961 và Thông tư hướng dẫn giải thích của Bộ Lao động về việc xây dựng, tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân ; sau đó đề ra kế hoạch và biện pháp thực hiện.
Mặt khác các Bộ, các ngành cần có văn bản hướng dẫn cho các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, các cửa hàng, các đơn vị trực thuộc v.v..., nắm vững yêu cầu nội dung, trách nhiệm và phương pháp tính toán lập các biểu mẫu kế hoạch ; đồng thời kết hợp phổ biến hướng dẫn trong những cuộc hội nghị thảo luận về việc xây dựng kế hoạch năm 1962. Nếu không có điều kiện phổ biến hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc, các Bộ, các ngành có thể đề nghị Uỷ ban hành chính các địa phương hướng dẫn giúp đỡ cho các đơn vị ở trong địa phương mình, để giúp cho các đơn vị làm tốt các kế hoạch nói trên.
- Ở địa phương, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố chỉ thị cho các cơ quan kế hoạch, thống kê, lao động cùng nhau nghiên cứu thảo luận và đặt kế hoạch thực hiện vấn đề này. Uỷ ban hành chính và Uỷ ban Kế hoạch khu, tỉnh, thành phố cần kết hợp phổ biến hướng dẫn cho các ngành, các cơ sở trong những cuộc họp bàn về xây dựng kế hoạch năm 1962. Cơ quan Lao động địa phương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn giúp đỡ cho các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, các cửa hàng v.v... về phương pháp tính toán và lập các biểu kế hoạch ; nhất là giúp đỡ cho những cơ sở nào thường sử dụng nhiều nhân công, những cơ sở gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch như Kiến trúc, Giao thông, Thương nghiệp v.v.. và giúp đỡ cho những cơ sở mới.
Trong quá trình thực hiện có những mắc mứu gì, có vấn đề nào chưa rõ, các Bộ, các ngành, các địa phương báo cáo kịp thời cho Bộ Lao động, để giải thích hoặc bổ sung thêm.
Bộ, ngành.... Biểu phụ: a1/ĐT
Nơi gửi: Bộ Lao động 1 bản
Ngày gửi: Trước ngày 10-11 năm báo cáo
|
Lê Minh Hiền (Đã ký) |
BẢNG KẾ HOẠCH TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT NĂM...
Số TT |
Loại thợ đào tạo |
Chỉ tiêu kế hoạch đào tạo |
Thời gian đào tạo cho từng loại thợ |
Hướng tuyển sinh |
Bị chú |
|||
|
|
|
|
Điều chỉnh trong ngành |
Xin ngành Lao động cấp |
|
||
|
|
|
|
Tổng số |
Trong đó số nữ |
Tổng số |
Trong đó số nữ |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
tháng năm 19
Thủ trưởng ký tên và đóng dấu
Bộ, ngành ................. |
Biểu
phụ: a2/ĐT |
Số TT |
Đơn vị tuyển sinh |
Loại thợ đào tạo |
Thời gian đào tạo |
Tổng số học sinh cần tuyển trong quý |
Hướng tuyển sinh |
Bị chú |
|||
|
|
|
|
|
Điều chỉnh trong ngành |
Xin ngành Lao động cấp |
|
||
|
|
|
|
|
Tổng số |
Trong đó số nữ |
Tổng số |
Trong đó số nữ |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày....
tháng...... năm 196...
Thủ trưởng ký tên và đóng dấu
BẢN KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT NĂM 196....
Cột 1.- Loại thợ sắp xếp theo ngành, nghề như: cơ khí, kiến trúc, vận tải, khảo sát, địa chất v.v...
Cột 2.- Chỉ tiêu này đã được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước duyệt và Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Cột 3.- Thời gian đào tạo mỗi loại thợ có khác nhau, nếu cần thuyết minh rõ thời gian đào tạo của mỗi loại thợ là mấy tháng, mấy năm.
Cột 4.- Trong tổng số người điều chỉnh trong ngành, cần thuyết minh rõ điều chỉnh những lực lượng nào : số ở công trường, số bộ đội chuyển ngành, Việt kiều, miền Nam, số người ngoài biên chế, số anh em dân tộc ít người v.v...
Số liệu của hai cột 4 và cột 6 cộng lại phải bằng số liệu ở cột 2.
BẢN KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT QUÝ...
Cột 1.- Ghi rõ Bộ, hoặc Tổng cục, Cục, xí nghiệp, công trường hay Trường kỹ thuật chịu trách nhiệm tuyển sinh.
Cột 2.- Ghi rõ từng loại thợ như nguội, tiện, điện, mộc, rèn v.v... Số liệu của hai cột 5 và cột 7 cộng lại phải bằng số liệu ở cột 4.
Các cột khác, cách tính toán ghi chép cũng như sự hướng dẫn trong biểu a1/ĐT.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây