42575

Thông tư 15-BT/TT-1996 hướng dẫn Nghị định 87/CP và Chỉ thị 814/TTg về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành

42575
LawNet .vn

Thông tư 15-BT/TT-1996 hướng dẫn Nghị định 87/CP và Chỉ thị 814/TTg về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành

Số hiệu: 15-BT/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam Người ký: Phùng Ngọc Hùng
Ngày ban hành: 26/02/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 15-BT/TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Người ký: Phùng Ngọc Hùng
Ngày ban hành: 26/02/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15-BT/TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM SỐ 15-BT/TT NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 87/CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ 814/TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ, BÀI TRỪ MỘT SỐ TỆ NẠN XÃ HỘI NGHIÊM TRỌNG

Thời gian gần đây, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn trong trẻ em và trẻ em cũng là nạn nhân trực tiếp của các tệ nạn xã hội. Một trong các nguyên nhân là do ảnh hưởng của tệ nạn ma tuý, mại dâm và ảnh hưởng của các sản phẩm văn hoá độc hại. Những tệ nạn này gây tác hại lâu dài cho sự phát triển thế hệ tương lai. Để đấu tranh lại trừ các tệ nạn xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05, 06/CP, Nghị định 87/CP và Thủ tướng Chính phủ đề ra Chỉ thị 814/TTg về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; quy định những biện pháp cấp bách để thực hiện Nghị định, Quy chế lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán - cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn boá và dịch vụ văn hoá nơi cộng cộng; quảng cáo viết - đặt biển hiệu. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, thực hiện tốt sẽ góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội nói chung, tạo môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp tổ chức các hoạt động nhằm cùng toàn xã hội tạo ra môi trường lành mạnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để đạt được các mục tiêu: giáo dục phòng ngừa và làm giảm sự gia tăng số trẻ em phạm pháp, trẻ em bị lạm dụng tình dục, lợi dụng làm môi giới mại dâm, bị hành hạ; trẻ em đánh bạc, nghiện hút; cải thiện một bước công tác giáo dục đạo đức - nếp sống, xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ em.

I. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp tích cực tham gia các hoạt động triển khai thực hiện Nghị định 87/CP ở địa phương, đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông đến tận địa bàn dân cư, làm cho từng gia đình và toàn xã hội hiểu rõ tác hại của các tệ nạn xã hội, văn hoá phẩm độc hại đối với sự phát triển của trẻ em để tự giác thực hiện Nghị định 87/CP và Chỉ thị 814/TTg...

2. Tham mưu với chính quyền các cấp, Ban bảo vệ chăm sóc trẻ em xã, phường cùng với Mặt trận Tổ quốc và ngành Văn hoá - Thông tin triển khai ký cam kết với từng gia đình, thực hiện tốt 6 điểm sau đây:

2.1. Không tàng trữ, sử dụng và để con em sử dụng các loại sách báo, tranh ảnh, băng nhạc, băng karaoke có nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực, mê tín dị đoan.

2.2. Không đánh bạc và để con em tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức như xóc đĩa, đánh bài, trò chơi điện tử, bia a, số đề ăn tiền.

2.3. Không sử dụng và để con em sử dụng chất bạch phiến và các chất cồn, rượu dưới mọi hình thức.

2.4. Không thể con em rơi các tệ nạn mại dâm và không tham gia vào các hoạt động môi giới, chứa chấp, hành nghề mại dâm. Tích cực đấu tranh, phát hiện các tệ nạn lợi dung tình dục trẻ em ở cơ sở.

2.5. Hạn chế việc để con em đi lang thang kiếm sống, bỏ học, không có sự chăm sóc của gia đình. Tạo điều kiện cho con cháu học hành, vui chơi, phát triển về thể chất và trí tuệ, được bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

2.6. Quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục đạo đức - nếp sống cho con em để các em trở thành những con ngoan, trò tốt.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp cơ sở: Tổ chức tốt việc triển khai ký cam kết, giữa các gia đình với chính quyền địa phương, phân công trách nhiệm từng ngành trong việc theo dõi, giám sát việc thực hiện và triển khai các hoạt động phối hợp giữa Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp và các ban, ngành, đoàn thể nhằm thực hiện tốt các nội dung cam kết, theo dõi thi đua, sơ kết, định kỳ đánh giá và biểu dương - khen thưởng các gia đình thực hiện tốt, phát hiện các gia đình thực hiện chưa tốt để uốn nắn, nhắc nhở và có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Ở cấp tỉnh, thành, quận, huyện:

+ Tiến hành lồng ghép các hoạt động truyền thông ở cơ sở với các chương trình quốc gia xuống tận các gia đình.

+ Hướng dẫn Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp tổ chức ký kết, cam kết với các cấp chính quyền.

+ Tổ chức phân công trách nhiệm và tổ chức các hoạt động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, ngành Văn hoá - Thông tin, với Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội cũng như ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động... để thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá "người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan", vận động được đông đảo các gia đình tham gia ký cam kết.

+ Phân công việc theo dõi từng ban - ngành thành viên ở cơ sở để nắm bắt các hoạt động và hướng dẫn kịp thời, biểu dương những gia đình làm tốt, góp ý với những gia đình chưa làm tốt và có biện pháp tác động kịp thời.

3. Cấp Trung ương:

- Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam sẽ ký các văn bản liên tịch với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Tổng Liên đoàn lao động, Hội Nông dân... để thực hiện cuộc vận động "người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan" trên địa bàn dân cư, phối hợp với Cục phòng chống tệ nạn xã hội để khảo sát, nắm tình hình và phối hợp hoạt động nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tệ nạn xã hội tác động đến trẻ em.

- Phối hợp với ngành văn hoá thông tin, đoàn thanh niên, ngành thể dục thể thao phát triển nhiều điểm vui chơi cho trẻ em ở những nơi có điều kiện. Những nơi chưa có điều kiện xây dựng điểm vui chơi, cần cố gắng tận dụng mọi cơ hội giúp trẻ em có chỗ vui chơi lành mạnh.

- Phối hợp với các ngành đưa vào kế hoạch năm 1996 và những năm tới sản xuất nhiều đồ chơi lành mạnh bổ ích cho trẻ em.

- Khuyến khích các nhà văn, nhạc sĩ, các nhà khoa học viết sách, sáng tác bài hát, mẫu đồ chơi... phục vụ trẻ em, thay thế những sản phẩm văn hoá độc hại, những đồ chơi không mang tính giáo dục.

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam yêu cầu Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ngành chỉ đạo tốt những nội dung trên và thường xuyên báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị định 87/CP từng tháng, quý (ngắn, gọn, có số liệu cụ thể) về Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Trung ương.

 

Phùng Ngọc Hùng

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác