22745

Thông tư 12-LĐ/TT năm 1959 về việc thuê mướn, giãn thải nhân công trong khu vực kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh do Bộ Lao Động ban hành.

22745
LawNet .vn

Thông tư 12-LĐ/TT năm 1959 về việc thuê mướn, giãn thải nhân công trong khu vực kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh do Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu: 12-LĐ/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 04/07/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 29/07/1959 Số công báo: 28-28
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 12-LĐ/TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 04/07/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 29/07/1959
Số công báo: 28-28
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THUÊ MƯỚN, GIÃN THẢI NHÂN CÔNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ BẢN TƯ DOANH

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh
Các Sở, Ty, Phòng Lao động

 

Vấn đề thuê mướn, giãn thải người làm công ở các xí nghiệp tư bản tư doanh đã được quy định trong bản điều lệ tạm thời số 646-TTg ngày 27 tháng 12 năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 2-LĐ-TT ngày 13 tháng 1 năm 1956 giải thích và hướng dẫn việc thi hành; tiếp đến Thông tư số 23-LĐ-TT ngày 10 tháng 12 năm 1956 và Thông tư số 05-LĐ-TT ngày 09 tháng 02 năm 1957 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành chính sách lao động trong các xí nghiệp tư bản tư doanh.

Hiện nay công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh đang tiến hành ngày càng mở rộng. Một số chủ công thương nghiệp tư bản tư doanh (kể cả chủ thầu khoán) đã và đang có những thủ đoạn tiêu cực, phản ứng chính sách tìm cách giãn người làm công, đưa người trong gia đình chủ vào làm trong các xí nghiệp, không theo đúng thủ tục thuê mướn giãn thải người làm công đã được Nhà nước quy định do đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch quản lý nhân công của Nhà nước và đời sống của công nhân, lao động.

Vì vậy để tiến hành thuận lợi công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng trên.

Nay Bộ Lao động ban hành thông tư này để hướng dẫn một số nguyên tắc quản lý việc thuê mướn, giãn thải nhân công trong khu vực kinh tế tư bản tư doanh nhằm mục đích: tăng cường việc quản lý nhân công trong các xí nghiệp công thương nghiệp tư bản tư doanh trong lúc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chống những thủ đoạn tiêu cực trong kinh doanh, ngăn cấm những hành động xấu làm thiệt hại đến quyền lợi của công nhân lao động, thực hiện tốt công tác điều hòa phân phối nhân công theo kế hoạch Nhà nước.

I. THUÊ MƯỚN NHÂN CÔNG

1. Chủ xí nghiệp tư bản tư doanh được thuê mướn nhân công làm thường xuyên, làm tạm thời, làm theo mùa đúng với tính chất và yêu cầu sản xuất. Yêu cầu sản xuất có tính chất thường xuyên thì chủ xí nghiệp phải thuê mướn nhân công làm thường xuyên, sử dụng lâu dài; và chỉ được thuê mướn công nhân tạm thời để làm những việc bất thường hoặc chỉ làm một thời gian ngắn.

2. Khi cần thuê mướn nhân công, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh phải đề nghị cơ quan Lao động nơi đặt cơ sở kinh doanh phân phối nguồn nhân công để thuê mướn. Nếu không đủ nhân công cần thiết cho nhu cầu sản xuất, thì chủ lại đề nghị cơ quan Lao động phân phối cho nguồn nhân công khác. Người mà chủ định thuê mướn phải là những người phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện nay đang thiếu việc làm. Khi thuê mướn nhân công trước tiên chủ phải sử dụng trở lại những người làm công mà trước đây chủ đã cho thôi việc vì xí nghiệp gặp khó khăn về sản xuất.

Sau khi thuê mướn được nhân công thì chủ xí nghiệp phải báo cáo kết quả và danh sách nhân công thuê mướn cho Ủy ban hành chính khu phố hoặc xã nơi nhân công ở và cơ quan Lao động.

3. Những cổ đông muốn vào làm công trong xí nghiệp (với điều kiện là xí nghiệp cần tuyển thêm người) thì cũng phải do cơ quan Lao động xét và sắp xếp; người trong gia đình chủ muốn làm công trong xí nghiệp thì phải chờ công tư hợp doanh xong, cơ quan Lao động sẽ xét và giải quyết.

4. Các chủ thầu khoán khi cần thuê mướn nhân công không kể hình thức nào đều phải đề nghị cơ quan Lao động phân phối cho nguồn nhân công. Từ nay cấm chỉ mọi người đứng ra làm trung gian thuê nhân công cho các cơ quan hoặc chủ thầu khoán để lấy tiền công của chủ hoặc để bớt xén tiền công của công nhân.

5. Trong mọi hình thức thuê mượn nhân công, thu nhận thêm người vào các cơ sở công thương nghiệp tư bản tư doanh, đều phải có sự tham gia ý kiến của Công đoàn cơ sở, hoặc đại diện công nhân (nơi chưa có công đoàn) và được cơ quan Lao động đồng ý. Trừ trường hợp yêu cầu sản xuất đột xuất, cấp bách không dự trù trước được nhân công và chỉ thuê mướn tạm thời năm, bảy ngày, thì chủ trao đổi với Công đoàn để thuê mướn người cho kịp, liền sau đó phải báo cáo lên cơ quan Lao động biết.

6. Các khoản về chế độ tiền lương thuê mướn nhân công làm tháng, làm khoán hay công nhật, v.v…, các chủ tư doanh phải lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở và được cơ quan Lao động xét duyệt mới được thi hành.

II. GIÃN THẢI NHÂN CÔNG

1. Trong thời gian tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, các chủ xí nghiệp, chủ tiệm buôn, chủ thầu khoán không được vô cớ giãn thải người làm công và những người giúp việc gia đình chủ.

2. Trường hợp chủ xí nghiệp gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh thì phải tìm mọi cách khắc phục để làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định đảm bảo kế hoạch Nhà nước và công ăn việc làm cho công nhân. Trường hợp đặc biệt chủ đã tìm mọi cách mà không thể duy trì sản xuất và kinh doanh được buộc phải rút hẹp, thì chủ không được tự động giãn thải người làm công mà phải báo cáo với cơ quan Công thương và cơ quan Lao động xét, nghiên cứu giải quyết và đề nghị Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành quyết định.

3. Chủ xí nghiệp công thương nghiệp tư bản tư doanh tự động giãn thải người làm công và người giúp việc gia đình chủ mặc dù dưới hình thức nào đều là vi phạm luật lệ lao động hiện hành, tùy từng trường hợp mà Ủy ban Hành chính tỉnh hoặc thành xét, quyết định chủ phải trả lương những ngày người làm công phải nghỉ việc phải nhận lại và đảm bảo công việc làm thường xuyên cho những người làm công đó.

4. Trong mọi trường hợp chủ tư doanh muốn cho người làm công và người giúp việc gia đình chủ thôi việc, đều phải có lý do chính đáng, có sự thỏa thuận của Công đoàn cơ sở, sự xác nhận của cơ quan Lao động và được Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành xét và chuẩn y. Trong thời gian chờ đợi sự giải quyết của Ủy ban hành chính (hoặc cơ quan được Ủy ban hành chính ủy quyền) chủ tư doanh vẫn phải sắp xếp việc làm cho người làm công. Sau khi được Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành chuẩn y thì chủ phải báo cho người làm công biết trước 15 ngày, phải trả tiền trợ cấp thôi việc và các khoản quyền lợi khác theo những thể lệ đã ban hành.

III. PHẠM VI THI HÀNH

Thông tư này thi hành kể từ ngày ban hành. Áp dụng trong tất cả các cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, thương nghiệp, kiến trúc, vận tải và phục vụ kể cả các chủ ngoại kiều.

Không áp dụng cho những cơ sở dưới đây:

- Các tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp hoặc tập đoàn sản xuất do công nhân tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và quản trị dân chủ được cơ quan quản lý sản xuất xác nhận.

- Những người lao động độc lập vì một mình không thể sản xuất được cần thuê mướn thêm một hai người phụ việc và học nghề.

Để thực hiện tốt thông tư này Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố lưu ý lãnh đạo chặt chẽ, có kế hoạch tổ chức hướng dẫn cho các ngành có trách nhiệm thực hiện, phối hợp với Mặt trận, Liên hiệp Công đoàn, Hội Liên hiệp Công thương phổ biến rộng rãi cho công nhân và các chủ tư doanh thông suốt để chấp hành.

Các cơ quan Lao động địa phương có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các chủ tư doanh thực hiện, trong khi tiến hành gặp những khó khăn mắc mứu gì báo cáo về Bộ góp ý kiến.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác