Thông tư 1196-TTg năm 1956 giải thích và bổ sung chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Phủ Thủ Tướng ban hành
Thông tư 1196-TTg năm 1956 giải thích và bổ sung chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Phủ Thủ Tướng ban hành
Số hiệu: | 1196-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Phan Kế Toại |
Ngày ban hành: | 28/12/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 11/01/1957 | Số công báo: | 1-1 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1196-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Phan Kế Toại |
Ngày ban hành: | 28/12/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 11/01/1957 |
Số công báo: | 1-1 |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 1196-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1956 |
VỀ VIỆC GIẢI THÍCH VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN ĐỊNH THÀNH PHẦN GIAI CẤP Ở NÔNG THÔN.
Ngày 01-3-1955 Thủ tướng phủ đã ban hành bản điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn và ngày 9-10-1955 lại có bản bổ sung quy định việc phân định thành phần giai cấp ở các vùng ngoại thành.
Trung tuần tháng 5-1955 Hội đồng Chính phủ lại thông qua “Mấy vấn đề bổ sung vào chính sách cải cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng ” trong đó có một số vấn đề về phân định thành phần giai cấp.
Kiểm điểm lại trong đợt cải cách ruộng đất vừa qua, việc phân định thành phân giai cấp đã phạm nhiều lệch lạc nhất là đã quy lầm một số nông dân và thành phần khác lên địa chủ.
Để bảo đảm việc sửa chữa sai lầm về phân định thành phần được đúng đắn, nay giải thích rõ những văn bản đã ban hành trứơc đây và bổ sung thêm một số điểm về chính sách phân định thành phần giai cấp như sau:
I. - NHỮNG ĐIỂM CẦN GIẢI THÍCH THÊM
Mục đích ý nghĩa của việc phân định thành phần giai cấp ở nông thôn.
Trong bản điều lệ, có nói “Phân định thành phần giai cấp là một việc rất quan trọng trong khi tiến hành cải cách ruộng đất. Mục đích của việc này là để phân rõ ranh giới giữa nông dân và địa chủ, do đó đoàn kết giai cấp nông dân lao động, phân hoá và đánh đỗ giai cấp địa chủ, thi hành đúng đường lối chính sách của Chính phủ ở nông thôn”.
Chúng ta cần nhận rõ tầm quan trọng và mục đích ý nghĩa của việc phân định thành phần giai cấp, nắm vững chính sách và tiêu chuẩn, đề cao tinh thần trách nhiệm, dựa vào quần chúng để sửa chữa sai lầm về phân định thành phần được đúng, đảm bảo không quy oan thành phần một người nào, cũng như không hạ lầm một địa chủ nào xuống nông dân.
Về việc phân định thành phần có mấy vấn đề cần chú ý:
1) Tiêu chuẩn để phân định thành phần giai cấp ở nông thôn:
Trong bản điều lệ đã nói rõ “Tiêu chuẩn cốt yếu để phân định thành phần giai cấp là nguồn sống chính của mọi người, mọi gia đình, do ở chỗ họ có hay không có ruộng đất, trâu bò, nông cụ, nhà cửa…. có những gì ? Có bao nhiêu? Sử dụng thế nào (tự làm lấy, thuê người làm hoặc phát canh thu tô), mà định họ thuộc vào hạng bốc lột, bị bóc lột hoặc tự lao động”.
Về tiêu chuẩn địa chủ, bản điều lệ đã quy định “Địa chủ là những người chiếm hữu nhiều ruộng đất, tự mình không tham gia lao động chính hoặc chỉ tham gia lao động phụ, nguồn sống chính nhờ vào bóc lột nông dân theo lối phát canh thu tô hoặc thuê người làm. Địa chủ có người kiêm cho vay lãi, kiêm công thương nghiệp nhưng cách bóc lột chính và thông thường của địa chủ là phát canh thu tô”.
Như vậy, cần phải chú ý:
Tiêu chuẩn để phân định thành phần một gia đình là nguồn sống chính của gia đình đó, không thể căn cứ vào tội ác, thái độ chính trị, lịch sử (làm hào lý, ngụy quyền…) của người đó, cũng không thể chỉ căn cứ vào mức sinh hoạt của người đó mà vạch thành phần của họ.
Trong khi vạch một gia đình là địa chủ, phải cân nhắc cả ba mặt chiếm hữu, lao động, bóc lột của gia đình đó. Không nên chỉ nhìn một mặt như thấy không lao động là quy lên địa chủ, mà không xét mặt chiếm hữu và mức bóc lột của gia đình đó thế nào. Trong khi xét các tiêu chuẩn trên đây phải chú ý đến tiêu chuẩn thời gian (xem điều 6 của bản thông tư này).
2) Phân biệt lao động chính với lao động phụ:
Bản điều lệ quy định “Lao động chính là làm công việc sản xuất chính như cày, bừa, cấy, gặt… lao động phụ là làm công việc phụ như giúp cào cỏ, tát nước([1]), chăn trâu, hái rau… Một người tuy tham gia lao động chính nhưng không đủ 4 tháng trong một năm thì vẫn gọi là lao động phụ”.
Nay giải thích và bổ sung thêm những điểm sau đây:
a) Lao động chính là làm những công việc có quan hệ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cấy, gặt, làm cỏ, bón phân, tát nước và làm đủ 120 ngày trong một năm.
b) Lao động phụ là quanh năm chỉ làm những công việc không quan hệ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: thổi cơm, nấu nước, dọn dẹp nhà cửa, chăn trâu … (hoặc làm công việc thuộc về lao động chính nhưng không làm tới 120 ngày trong một năm).
Không bắt buộc phải làm đủ mọi công việc cày, bừa, cấy, gặt, làm cỏ, tát nước mới coi là lao động chính; một người chỉ làm một vài việc trong các việc trên mà làm đủ 120 ngày trong một năm thì cũng coi là có lao động chính.
Trong khi xét về lao động chính của một người phải căn cứ theo mức lao động bình thường, không thể lấy mức lao động vất vả của bần cố nông làm tiêu chuẩn.
c) Phải căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và cân nhắc từng trường hợp cụ thể trong khi xét về lao động chính. Nhiều nơi, phụ nữ không biết cày bừa, chỉ cấy gặt rồi trồng dâu, nuôi tằm hoặc dệt cửi thêm…vẫn phải coi là có lao động chính. Vùng trồng rau, trồng hoa (như ở ngoại ô các thành thị) thì việc tưới rau, tưới hoa phải coi là lao động chính. Vùng trồng chè không cày bừa, thì việc làm cỏ chè, hái chè cũng phải coi là lao động chính.
d) Thời gian lao động chính trong một năm nói chung là 4 tháng hai 120 ngày. Có người làm công việc lao động chính không đủ 120 ngày còn thiếu một số ít ngày nữa, nhưng lại làm thêm các công việc khác như làm nghề phụ… thì vẫn coi là có lao động chính. Có những vùng, ruộng chỉ cấy một vụ, thời gian lao động nông nghiệp trong một năm không đến 120 ngày thì cũng không máy móc tính đủ số ngày đó, mà phải căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, do quần chúng ở địa phương đó bàn, rồi đề nghị lên Uỷ ban Hành chính tỉnh xét duyệt.
e) Có những người trước vẫn có lao động chính, nhưng sau vì già yếu, bận con mọn, cho nên lao động ít đi, hoặc người nhà bị hy sinh, vì kháng chiến, đi bộ đội, làm cán bộ thoát ly… cho nên phải phát canh hoặc thuê người làm, thì vẫn phải coi gia đình đó là có lao động chính và vạch theo thành phần cũ của họ.
g) Lao động chính nói ở đây là chỉ vào lao động nông nghiệp, cốt để phân biệt giữa địa chủ với phú nông và nông dân lao động. Ở nông thôn có những người làm nghề khác như thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, giáo học… thì phải coi họ là những người lao động, đối đãi với họ như nhân dân lao động. Nếu họ có ruộng đất cho phát canh hoặc thuê người làm thì trong khi phân định thành phần giai cấp phải rất thận trọng theo như điểm 4 trong bản thông tư này.
Trong gia đình địa chủ có người làm nghề nghiệp khác, khi vạch giai cấp phải vạch họ theo nghề của họ và đối đãi với họ như đối đãi với người thuộc từng lớp đó, không nên gộp họ vào gia đình địa chủ.
h) Việc phân biệt lao động chính với lao động phụ rất là quan trọng, gặp trường hợp khó phân biệt cần phải mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến quần chúng và nghiên cứu kỹ càng rồi mới quyết định.
3) Vấn đề vợ lẽ, con nuôi, con dâu, người ở rễ:
Bản điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn đã quy định “Vợ lẽ, con nuôi, người ở rễ trong gia đình địa chủ, phú nông, mức sống chỉ ngang cố nông và bị đối đãi như cố nông, không thể tính họ là nhân khẩu lao động trong gia đình địa chủ hay phú nông”.
Trong gia đình, người vợ lẽ, con nuôi, con dâu thường bị đối đãi không bình đẳng, đó là tình trạng thông thường ở nông thôn trước đây. Cho nên không thể vì sự đối đãi chênh lệch trong gia đình mà nhất thiết quy họ là cố nông, không tính vào nhân khẩu lao động trong gia đình họ (tất nhiên nếu thật họ bị bóc lột và bị đối đãi như người ở thì phải quy họ là cố nông).
Trường hợp em ruột ở với anh em thì không vạch là cố nông; trường hợp chán ở với chú, bác, cô, dì, thì nói chung cũng không vạch là cố nông.
Vì hiếm con mà lấy vợ lẽ, nuôi con nuôi, thì nói chung người vợ lẽ và con nuôi đó không quy định là cố nông. Ở miền núi có phong tục ở rễ và nuôi con nuôi, thì lại càng không thể quy con rể, con nuôi là cố nông.
Trong nhưng trường hợp khó xét, cần dựa vào ý kiến quần chúng và bản thân người con nuôi, vợ lẽ, người cháu đó mà quy định cho đúng.
4) Đối với những người kiêm làm nghề khác:
Đối với những người làm nghề khác đồng thời có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm, cần chú ý tinh thần chính sách của Chính phủ là chiếu cố nghề nghiệp của họ. Trừ người nào vẫn ở nông thôn có làm nghề khác mà có nhiều ruộng đất phát canh thì gọi là kiêm địa chủ, sau khi cải cách ruộng đất xong thì gọi theo nghề mới của họ.
Cụ thể là:
- Nếu bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu trong gia đình không quá gấp 3 lần số bình quân chiếm hữu của mỗi nhân khẩu ở địa phương hoặc gia đình chỉ có 2 nhân khẩu mà bình quân chiếm hữu không quá gấp 4 lần số bình quân chiếm hữu của mỗi nhân khẩu ở địa phương thì nhất thiết không vạch là địa chủ (mức bình quân ruộng đất ở địa phương tính theo đơn vị xã khi đang cải cách ruộng đất).
Trường hợp ruộng đất có nhiều hơn số này, nhưng nguồn sống chủ yếu dựa vào nghề nghiệp khác, hoặc do bình quân ruộng đất ở địa phương quá thấp, tuy bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình có quá gấp 3 gấp 4 lần, nhưng tổng số ruộng đất không nhiều thì không vạch là địa chủ, cũng không nên gọi là người có ít ruộng đất phát canh mà gọi theo nghề của họ (tiểu thương, tiểu chủ, công nhân…).
- Những người như thầy lang, thầy thuốc, giáo học ở xã có nhiều quan hệ với đời sống của quần chúng, nói chung nên chiếu cố.Nếu gia đình thầy lang, thầy thuốc, giáo học ở xã có nhiều ruộng đất cho phát canh đúng tiêu chuẩn là địa chủ thì chỉ vạch gia đình họ là địa chủ, còn bản thân những người đó không bị vạch là địa chủ.
Ở miền núi, thầy mo, thầy cúng có nhiều quan hệ với quần chúng, dù có ruộng đất phát canh, nói chung cũng không vạch là địa chủ.
- Những người có ruộng đất khá nhiều, nhưng không ở nông thôn, gia đình cũng ở thành phố, nguồn sống chính dựa vào một nghề nghiệp nhất định ở thành phố thì nói chung không quy định thành phần ở nông thôn, nghĩa là không vạch là địa chủ nhưng họ vẫn phải chấp hành đúng chính sách ruộng đất như thoái tô, trưng mua ruộng đất… (xem bản “Quy định tạm thời về việc phân định thành phần giai cấp ở các vùng ngoại thành, số 600-TTg ngày 9-10-1955”).
5) Ở vùng nhiều ruộng công:
Những gia đình tuy không có hoặc có ít ruộng tư, sống dựa vào uy thế của mình chiếm đoạt nhiều ruộng công, không lao động, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ thì nay vẫn quy là địa chủ. Trong thời gian kể từ khi sửa sai ngược về trước 5 năm liền, nếu họ đã trả lại nhiều ruộng công và đã tham gia lao động chính, xét không cần thiết thì không vạch là địa chủ.
6) Về vấn đề thay đổi thành phần:
a) Bản điều lệ quy định: tính từ tháng 12-1953 (ngày ban hành luật cải cách ruộng đất) ngược về trước 5 năm liền (tức là từ đầu năm 1949) địa chủ nào đã tham gia lao động chính hoặc làm nghề khác, không bóc lột hoặc bóc lột ít, thì trong cải cách ruộng đất không bị vạch là địa chủ và được thay đổi theo thành phần mới.
Vì vậy trong khi sửa chữa sai lầm về phân định thành phần không thể chỉ xét tình hình ruộng đất và lao động của gia đình đó trong thời gian gần đây. Có trường hợp năm 1949 có nhiều ruộng đất, không lao động nhưng phân tán dần qua các năm, đến lúc cải cách ruộng đất chỉ làm ít ruộng đất, hoặc có lao động chưa đủ 5 năm (kể từ năm 1949) thì trong cải cách ruộng đất cũng cần phải vạch là địa chủ, nhưng khi sửa sai cần tính ngược về trước nếu đã lao động được 5 năm liền thì được thay đổi thành phần.
Còn việc thay đổi thành phần địa chủ sau cải cách ruộng đất thì theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng 10-1956 về “chính sách đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất”.
Trong khi sửa chữa sai lầm, những địa chủ nào đã đến thời hạn được thay đổi thành phần thì tuyên bố chho thay đổi thành phần. Cần phân biệt việc thay đổi thành phần (đúng là địa chủ nhưng đến nay đủ điều kiện cho đổi thành phần) với việc sửa chữa vạch sai thành phần.
b) Trường hợp trước vốn không phải địa chủ, nhưng liên tiếp ba năm bóc lột theo lối địa chủ và sinh hoạt như địa chủ thì vẫn vạch là địa chủ.
c) Trong vùng mới giải phóng, có một số người trước thuộc các thành phần khác, nhưng trong thời gian tạm bị chiếm dựa vào đế quốc chiếm đoạt nhiều ruộng đất, trở nên không lao động, bóc lột theo lối địa chủ liên tiếp ba năm thì vẫn phải vạch là địa chủ.
Song có những người vốn trước là nông dân lao động, trong thời gian tạm bị chiếm đi ngụy quân, có ít ruộng đất cho phát canh hoặc thuê người làm, sau khi lập lại hòa bình, lại trở lại lao động thì không bị vạch là địa chủ.
Những người vốn trước là nông dân lao động, mà địa phương bị địch tạm chiếm phải tản cư ra vùng tự do làm ăn, ruộng đất ở quê đem phát canh thu tô, nhưng khi lập lại hòa bình lại về tiếp tục cày cấy lấy thì cũng không bị vạch là địa chủ.
7) Về tiêu chuẩn địa chủ cường hào gian ác:
Như trong điều lệ đã quy định, cần chú ý:
- Địa chủ cường hào gian ác chỉ hẳn trong giai cấp địa chủ. Nếu không thuộc thành phần giai cấp địa chủ thì không gọi là địa chủ cường hào gian ác. Không quy “ác bá cá biệt”.
- Những người đúng tiêu chuẩn là địa chủ cường hào gian ác có con đi bộ đội, làm cán bộ thì vẫn phải vạch là địa chủ cường hào gian ác, nhưng được chiếu cố trong việc xét xử và trong việc tịch thu, trưng thu.
1) Trường hợp có con đi bộ đội, làm cán bộ
a) Nếu trước khi đi bộ đội, làm cán bộ, nhân viên cơ quan hoặc cán bộ xã nửa thoát ly, người đó có tham gia lao động chính, thì nay vẫn phải coi là nhân khẩu lao động chính trong gia đình họ.
b) Trước khi đi bộ đội, làm cán bộ, nhân viên cơ quan, hoặc cán bộ nửa thoát ly, người con chưa tham gia lao động chính nhưng gia đình này vốn là gia đình có lao động chính thì nay người con cũng được coi là nhân khẩu lao động chính của gia đình.
Ví dụ: một gia đình có lao động chính và bóc lột thêm 300 công, có một người con đi bộ đội, làm cán bộ… thì được trừ 120 công như vậy quy là trung nông mà không quy là phú nông.
Một ví dụ khác: một gia đình có lao động chính và bóc lột 500 công, có một người con đi bộ đội, làm cán bộ… thì được trừ 120 công như vậy còn lại trên 240 công, gia đình này vẫn là phú nông.
c) Gia đình vốn có lao động chính, có con đi bộ đội, bố mẹ ở nhà già yếu phải phát canh hoặc thuê người làm thì vạch theo thành phần cũ, chứ không vạch là địa chủ.
d) Trước đây khi ở nhà người con không tham gia lao động chính quyền mà xét gia đình này từ trước đến nay rõ ràng không có ai tham gia lao động chính, nay người con đi bộ đội, làm cán bộ thoát ly, nhân viên cơ quan, thì coi người con là người có lao động, song không tính người con đó là nhân khẩu lao động nông nghiệp của gia đình (về nhân khẩu thuế nông nghiệp thì bộ đội, thương binh, liệt sĩ, vẫn được tính). Còn gia đình đó vạch là thành phần gì phải căn cứ vào cả các mặt tiêu chuẩn khác như bóc lột, chiếm hữu mà định.
2) Về phân định thành phần phú nông:
a) Trong khi tính số bóc lột của phú nông, không tính những công thuê mướn không trực tiếp dùng vào sản xuất nông nghiệp như thuê lợp nhà, làm chuồng trâu, quét dọn…
b) Về thời gian thay đổi thành phần của phú nông thì tính từ ngày sửa sai ngược về trước phú nông nào thời bóc lột theo lối phú nông 3 năm liền và sinh hoạt như trung nông thì được thay đổi thành phần xuống trung nông.
Việc sửa chữa sai lầm về phân định thành phần phải đảm bảo được đúng đắn. Có sai thì phải kiên quyết sửa, đồng thời phải ngăn ngừa tình trạng có thể xảy ra là trước đã vạch đúng, nay lại sửa thành sai.
Việc sửa chữa sai lầm về phân định thành phần có nhiều khó khăn:
- Trình độ giác ngộ của quần chúng chưa cao, bần có nông sợ bị trả thù, không dám nói sự thật, không dám bênh vực lẽ phải, một số nông dân thì bàng quan. Ngược lại một số nông dân đã được chia ruộng đất, tài sản vì không được giải thích kỹ có thể không muốn hạ thành phần cho những người bị quy sai lên địa chủ; một số cốt cán phạm sai lầm sợ trách nhiệm, không muốn sửa chữa; một số cán bộ nhân dịp này tìm cách hạ thành phần cho gia đình họ hàng mình (đúng là địa chủ) để tránh tiếng “liên quan” với địa chủ.
- Mặt khác, một số địa chủ lợi dụng việc sửa sai lôi kéo họ hàng bà con kêu ca thành phần cho chúng, làm cho việc xét định thêm khó khăn, phức tạp.
Trước tình hình đó, muốn cho việc sửa chữa được tốt phải mở rộng dân chủ, phải dựa hẳn vào quần chúng, giáo dục cho quần chúng thông suốt mục đích ý nghĩa việc vạch thành phần, có ý thức bảo đảm việc sửa đúng và lắng nghe ý kiến của mọi người. Cần tránh chỉ nghe ý kiến một bên rồi kết luận hấp tấp. Phải khách quan đi sâu nghiên cứu phân tích kỹ càng trước khi kết luận về thành phần của một người. Mặt khác, phải nghiên cứu nắm vững chính sách phân định thành phần của thông tư giải thích và bổ sung này và của các văn bản đã ban hành trước đây.
|
K.T
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây