Thông tư 1187-TTg năm 1956 ban hành Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong các cuộc phát động quần chúng ở các xí nghiệp, công trường, nông trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 1187-TTg năm 1956 ban hành Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong các cuộc phát động quần chúng ở các xí nghiệp, công trường, nông trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1187-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phan Mỹ |
Ngày ban hành: | 22/12/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1187-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Mỹ |
Ngày ban hành: | 22/12/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1187-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1956 |
Kính gửi: Các Uỷ ban hành chính liên khu, khu, Thành, Tỉnh.
Để thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ họp kỳ tháng 10 về việc sửa chữa sai lầm trong phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, Thủ tướng phủ thảo bản kế hoạch sửa chữa sai lầm gửi kèm đây.
Các Uỷ ban hành chính liên khu, khu, thành, tỉnh cần nghiên cứu kỹ kế hoạch của Thủ tướng phủ để định kế hoạch thực hiện trong địa phương mình.
Các Bộ Nông lâm, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông và bưu điện, Bộ Thuỷ lợi và kiến trúc,Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần phối hợp với ủy ban hành chính địa phương để thực hiện kế hoạch sửa chữa sai lầm
Những sai lầm trong phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức đã làm cho một số cán bộ và công nhân bị đau khổ về tinh thần và thiệt thòi về quyền lợi vật chất, do đó ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.
Vì vậy các Uỷ ban và các Bộ sở quan cần thi hành chu đáo, khẩn trương và thận trọng kế hoạch này để hàn gắn những tổn thất vừa qua nhằm ổn định tình hình, củng cố đoàn kết nội bộ, đẩy mạnh sản xuất, góp phần vào việc khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Trong khi thi hành gặp khó khăn gì và kết quả thế nào, cần báo cáo kịp thời về Thủ tướng phủ.
Kế hoạch này phổ biến đến cấp tỉnh và đến các ban quản đốc xí nghiệp, nông trường, công trường ở những nơi đã xảy ra sai lầm trong cuộc phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức vừa qua.
Từ tháng 9-1955 đến tháng 7-1956, ở khu 4, một số tỉnh Việt Bắc và Khu 3, Hà Nội, đã tiến hành phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở một số xí nghiệp, công trường và nông trường. Đồng thời một số xí nghiệp, công trường, nông trường khác tuy không tiến hành phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức, nhưng vì có những vụ hiềm nghi phá hoại cho nên cũng đã xảy ra những vụ danh dịch và cũng phạm sai lầm.
Việc phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các nơi nói trên đã làm cho nội bộ công nhân mất đoàn kết, sản xuất giảm sút, các quyền tự do dân chủ của quần chúng bị vi phạm, một số cán bộ, công nhân bị quy lầm là phản động, thậm chí có những người bị bắt giam, hoặc đã bị xử trí oan; uy tín của các cấp lãnh đạo bị giảm sút. Ở những nới có anh em miền Nam, và bộ đội phục viên công tác, thì việc phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức cũng đã làm cho một số anh em miền Nam bị thiệt thòi về quyền lợi vật chất và tinh thần.
Đi đôi với những sai lầm trong phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức, việc thi hành chế độ lao động ở các xí nghiệp, công trường nhất là các nông trường có nhiều thiếu sót, do đó đời sống của anh chị em gặp nhiều khó khăn, sinh ra kém hăng hái và phấn khởi sản xuất.
Những sai lầm kể trên là do:
1. Chủ trương phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, công trường và nông trường rập khuôn theo nội dung, phương châm và phương pháp phát động quần chúng cải cảch ruộng đất là không đúng.
2. Việc chỉ đạo thực hiện không chặt chẽ, đã áp dụng những kinh nghiệm sai của cải cách ruộng đất vào phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, công trường, nông trường.
Về phần lãnh đạo, Thủ tướng phủ và các Bộ khi biết được có những sai lầm nói trên, đã không tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo để nắm tình hình và không kiên quyết đình chỉ kịp thời.
II- MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH CÁC XÍ NGHIỆP, NÔNG TRƯỜNG, CÔNG TRƯỜNG
Xí nghiệp, nông trường, công trườnglà những cơ sở quốc doanh trong đó không có những giai cấp đối địch. Thành phần trong các xí nghiệp, nông trường, công trường bao gồm phần lớn là cán bộ, bộ đội phục viên và anh chi em miền Nam. Hiện nay, công nhân đang đòi hỏi giải quyết gấp những sai lầm
Việc sửa chữa sai lầm tiến hành trong lúc các chế độ lao động, các chính sách đối với anh chi em miền Nam và bộ đội phục viên không được thi hành đầy đủ, do đó trong khi sửa chữa sai lầm, phải đồng thời thực hiện các chế độ và chính sách đã ban hành để cải thiện dần đời sống của công nhân.
Xí nghiệp, công trường, nông trường một mặt chịu sự chỉ đạo của các ngành chuyên môn về quản lý sản xuất, chế độ lao động, tài chính...; mặt khác chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban địa phương.
Do đó việc sửa chữa phải do các địa phương và các ngành phối hợp tiến hành dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng phủ.
Những khó khăn trong khi tiến hành sửa chữa sai lầm:
- Nội bộ công nhân ở các xí nghiệp, nông trường, công trườngđã phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức, hiện nay kém đoàn kết.
- Đời sống công nhân thiếu thốn, khổ cực.
- Công tác sửa chữa sai lầm khó khăn phức tạp; uy tín của các cấp, nhất là một số khu, tỉnh giảm sút; một số cán bộ chưa nhận định đúng mức những sai lầm nghiêm trọng trong phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức để quyết tâm sửa chữa sai lầm.
Song bên cạnh những khó khăn, ta cũng có những thuận lợi:
- Giai cấp công nhân và cán bộ ta tốt, có truyền thống đấu tranh gian khổ và anh dũng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảng và Chính phủ đã nhận rõ sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm.
- Cán bộ và công nhân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ và mong đợi sửa chữa sai lầm.
III- YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG CHÂM SỬA CHỮA
Yêu cầu:
1. Ổn định tư tưởng cán bộ và công nhân, đoàn kết cán bộ, đoàn kết công nhân, đoàn kết cũ mới, đoàn kết Bắc Nam. Giải quyết quyền lợi chính trị và quyền lợi vật chất cho những người bị xử trí sai, trước hết là trả lại quyền lợi chính trị; khôi phục mọi mặt sinh hoạt bình thường trong xí nghiệp, công trường và nông trường.
2. Bước đầu, củng cố các tổ chức, mở rộng sinh hoạt dân chủ trong các cơ sở quốc doanh, đi đôi với tăng cường giáo dục về kỷ luật lao động tự giác.
3. Kết hợp thực hiện các chế độ lao động đã ban hành và các chính sách đối vứi anh chị em miền Nam và bộ đội phục viên; kết hợp đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1956 và chuẩn bị thực hiện kế hoạch năm 1957.
Phương châm sửa chữa:
1. Kiên quyết, khẩn trương, đồng thời phải kiên nhẫn, thận trọng, có kế hoạch, có lãnh đạo chặt chẽ.
2. Phải lấy việc giáo dục tư tưởng làm cơ sở để sửa chữa sai lầm. Muốn thế phải mở rộng dân chủ, thực hiện phê bình và tự phê bình, kết hợp với việc giáo dục ý thức trách nhiệm sửa chữa sai lầm cho quần chúng.
3. Sửa chữa sai lầm phải do Uỷ ban hành chính khu, tỉnh phụ trách là chủ yếu; các ngành có liên quan phải có kế hoạch phối hợp với các địa phương để sửa chữa sai lầm.
4. Trên cơ sở kiện toàn các tổ chức, dựa vào các tổ chức đó và công nhân mà tiến hành sửa chữa sai lầm. Cán bộ do cấp trên phái xuống giúp đỡ sửa sai, phải tránh bao biện làm thay.
1. Trả lại quyền lợi chính trị cho những cán bộ công nhân bị xử trí sai:
- Những cán bộ, công nhân bị tình nghi, bị quy lầm là phản động và bị bắt giam nay phải được trả lại tự do, trả lại danh dự, công quyền theo thông tư 3983-P1 ngày 9-9-1956của Thủ tướng phủ. Đối với những người tuy không bị bắt, những bị kết luận sai là "nghi vấn", "phản động", "quốc dân đảng", "liên quan"... cũng phải tuyên bố trước quần chúng xoá bỏ những danh từ nói trên cho họ.
- Phải đặc biệt chú ý minh oan cho những anh chị em miền Nam bị xử trí sai.
- Đối với những người bị xử trí oan đã được đưa đi các cơ sở, các ngành khác hoặc đưa về địa phương, phải báo cho cơ quan ấy để minh oan cho họ.
- Huỷ bỏ những kết luận sai, những tài liệu và lý lịch đã làm trong chỉnh đốn tổ chức và tuyên bố việc này cho anh chị em công nhân rõ.
- Về công tác tuỳ theo khả năng mà giao công tác thích đáng. Nếu là cán bộ phụ trách bị xử trí sai thì nay căn cứ vào đức, tài của cán bộ cũ và cán bộ mới hiện đang giữ những chức vụ đó mà bố trí công tác cho hợp lý để kiện toàn tổ chức.
- Đối với những cán bộ đã trực tiếp chỉ đạo việc phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức, phạm nhiều sai lầm, sau đó tham gia ban quản đốc, không được quần chúng công nhân tín nhiệm thì phải tự phê bình trước công nhân và nên đổi đi nơi khác
- Đối với một số ít cán bộ phạm sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, như đánh đập, tra tấn công nhân, cố ý làm sai trái chủ trương của Đảngvà Chính phủ, thì phải xét và đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật thích đáng. Việc điều động cán bộ trong Ban quản đốc do các Bộ sở quan quyết định sau khi hỏi ý kiến của khu và tỉnh.
- Phải trả lại các huy hiệu, bằng khen... cho những người bị xử trí sai.
- Đối với chiến sĩ thi đua thì tuyên bố họ vẫn là chiến sĩ thi đua như trước.
- Đối với những người bị xử trí sai, hoăc bị truy bức mà tự tử, thì tuyên bố trả lại danh dự, chức vụ, giấy khen, bằng khen, huân chương... cho họ; cần tổ chức săn sóc mồ mả của những người ấy. Đối với gia đình họ, các cấp cần thăm viếng, an ủi, giúp đỡ tìm công ăn việc làm ,giúp đỡ một số tiền nhiều nhất bằng 15 tháng lương của người bị chết. Đối với con cái của họ, nếu gia đình túng thiếu thì cần tìm cách giúp đỡ.
- Đối với những người bị quy sai là phản động trong cải cách ruộng đất thì các địa phương phải liên lạc với xí nghiệp, nông trường, công trường, để xoá bỏ việc quy sai cho họ.
2. Trả lại quyền lợi vật chất cho những người bị xử trí sai:
Đối với những người bị xử trí sai đã bị bắt giam, nay được trả lại tự do, phải cho anh em truy lĩnh lương và các khoản phụ cấp suốt trong thời gian bị bắt giam, không trừ số tiền ăn trong thời gian bị bắt giam. Người nào bị đau ốm thì cấp thuốc men; nếu cần thiết thì giới thiệu đi bệnh viện hay phòng chữa bệnh (xem Thông tri số 970-TC-HCP ngày 28-9-1956 của Bộ Tài chính). Nếu có công nhân bị xử trí sai ở xí nghiệp, nông trường cũ, nay đưa đến một xí nghiệp, nông trường khác thì xí nghiệp, nông trường nơi công nhân đó mới đến phải trả tiền truy lĩnh và các khoản phụ cấp nói trên.
- Đối với những đồ dùng riêng của anh chị em như xe đạp, đồng hồ, bút máy, nếu còn thì trả cho anh em, thứ nào không còn thì giải thích cho anh em thấy khó khăn chung về tài chính hiện nay, không đặt vấn đề Chính phủ bồi thường (theo Thông tri số 970-TC-HCP của Bộ Tài chính).
- Đối với những công nhân cũ bị đuổi nhầm, nếu họ không muốn trở lại, thì phải giao công tác cho họ. Ban quản đốc xí nghiệp, các Bộ sở quan phải nghiên cứu sắp xếp công việc hợp lý cho mọi người cũ và mới để tránh lãng phí nhân lực.
- Đối với những người bị truy bức, nhục hình mà thành tàn tật thì phải an ủi, giúp đỡ, nuôi dưỡng thích đáng. nếu họ còn khả năng lao động, thì bố trí công tác thích hợp cho họ.
3. Thực hiện các chế độ lao động đã ban hành:
Để ổn định tư tưởng công nhân trong khi sửa chữa sai lầm, phải tích cực thực hiện các chế độ lao động đã đề ra như: sắp xếp bậc lương, nhà ở, bồi dưỡng những người bị đau ốm ...
Nơi nào có anh chị em miền Nam và bộ đội phục viên thì phải thực hiện đúng các chính sách đối với anh chị em đó.
4. Củng cố tổ chức:
Sau khi mở hội nghị nghiên cứu chỉ thị của Thủ tướng phủ, trả lại quyền lợi chính trị và quyền lợi vật chất cho những người bị xử trí sai, cần củng cố lại cơ quan lãnh đạo, đặt kế hoạch tiếp tục giúp đỡ những người bị xử trí sai về tinh thần và vật chất; đặt kế hoạch ổn định và đẩy mạnh sản xuất...
V- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH SỬA CHỮA SAI LẦM
Muốn sửa chữa sai lầm được tốt, cần phải chú ý những điểm sau đây:
1. Các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh ở các địa phương có quan hệ với vấn đề này, phải mở hội nghị nghiên cứu chỉ thị và kế hoạch này để nhận rõ tinh thần chỉ thị và đặt kế hoạch thực hiện. Đồng thời phải chỉ định cán bộ phụ trách theo dõi chặt chẽ vấn đề này và phái một số cán bộ có năng lực đến giúp đỡ cấp dưới sửa chữa sai lầm. Các Bộ Nông lâm, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông và bưu điện, Bộ Thuỷ lợi và kiến trúc, Bộ Lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Tài chính, Ban quan hệ Bắc Nam ... phải có kế hoạch phối hợp giúp đỡ các địa phương thực hiện chỉ thị này.
2. Ở các xí nghiệp, nông trường, công trường xảy ra sai lầm cần mở hội nghị để đánh thông tư tưởng cho cán bộ, công nhân làm cho anh chị em tin tưởng vào việc sửa chữa, tránh những hành động có hại cho đoàn kết và sản xuất. Phải giáo dục cho cán bộ và công nhân có thái độ đoàn kết trong khi sửa chữa sai lầm.
3. Phải kiên nhẫn giải thích cho những người bị tố sai, bị xử trí sai và gia đình họ nhận rõ sai lầm của việc phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức để tránh thành kiến, thù oán những người tố sai. Giáo dục cho những người tố sai nhận rõ sai lầm, làm cho họ yên tâm sản xuất, tránh đả kích họ, thực hiện đoàn kết giữa người tố và người bị tố, giáo dục cho mọi người nhận rõ trách nhiệm trong việc sửa chữa sai lầm. Dùng quần chúng giáo dục quần chúng. gây tinh thần đoàn kết tương trợ trong sản xuất.
4. Trong khi sửa chữa sai lầm, các cấp chính quyền và các ngành chuyên môn phải nắm vững tình hình tư tưởng của cán bộ và công nhân để lãnh đạo cho chặt chẽ. Nếu có vấn đề gì mới thì cần phải kịp thời báo cáo, đề nghị cách giải quyết thiết thực và xin chỉ thị cấp trên.
Cứ 5 ngày 1 lần khu, thành, tỉnh phải báo cáo tình hình sửa sai cho Trung ương.
5. Kế hoạch này áp dụng cho những nơi đã phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức, còn ở những nơi xảy ra một vài vụ danh dịch lẻ tẻ, thì các địa phương nghiên cứu từng trường hợp, dựa theo kế hoạch của Thủ tướng phủ mà giải quyết; gặp việc gì mới, không giải quyết được, thì báo cáo xin chỉ thị của Thủ tướng phủ.
|
Phan Mỹ (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây