21393

Thông tư 100-BYT/TT năm 1958 về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành dân y do Bộ Y Tế ban hành

21393
LawNet .vn

Thông tư 100-BYT/TT năm 1958 về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành dân y do Bộ Y Tế ban hành

Số hiệu: 100-BYT/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Hoàng Tích Trí
Ngày ban hành: 25/02/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/03/1958 Số công báo: 8-8
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 100-BYT/TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Hoàng Tích Trí
Ngày ban hành: 25/02/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/03/1958
Số công báo: 8-8
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 100-BYT/TT

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU HIỆU HỒNG THẬP TỰ TRONG NGÀNH DÂN Y.

Sau khi Chính phủ ta đã tuyên bố thừa nhận các Công ước Genève về Tổ chức Hồng thập tự quốc tế và Hội Hồng thập tự Việt nam đã được công nhận là Hội viên chính thức của Tổ chức Hồng thập tự quốc tế, các công ước nói trên phải được tôn trọng.

Vì thế, trong ngành ta, dấu hiệu Hồng thập tự cần được sử dụng đúng theo tinh thần Công ước Genève. Bộ đã nghiên cứu các điều khoản cần thiết và nhận thấy cần phải hướng dẫn các cơ quan các cấp thi hành.

Theo tinh thần Công ước Genève thì dấu hiệu Hồng thập tự (Chữ thập đỏ trên nền trắng) chủ yếu dành cho các cơ quan quân y (Điều 38)  (1)– Công ước Genève ngày 12 tháng 8 năm 1949: Cải thiện số phận bệnh nhân và nạn nhân chiến tranh) và các cơ quan của Hồng thập tự quốc tế (Điều 44).

Riêng về dân y, dấu hiệu Hồng thập tự cũng được sử dụng trong những trường hợp nhất định.

Trong thời kỳ chiến tranh, những bệnh viện dân y tổ chức để cứu chữa săn sóc những người bị thương, đau ốm, tàn tận và sản phụ (điều 18), những xe cộ, tàu thuyền dùng vào việc chuyên chở bệnh nhân (điều 20) những nhân viên y tế dân y phục vụ ở vùng bị chiếm đóng hoặc khu vực hành quân, nhân viên các bệnh viện dân y trong khi thừa hành nhiệm vụ (điều 20, Công ước Genève năm 1949- bảo vệ thường dân trong khi có chiến tranh) được dùng dấu hiệu Hồng thập tự.

Trong Thời bình, phạm vi sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự rút hẹp lại. Điều 44 Công ước Genève  quy định dấu hiệu Hồng thập tự có thể sử dụng trong thời bình cho những cơ sở và những trạm cứu thương có nhiệm vụ săn sóc cứu chữa không lấy tiền những người bị thương, bị nạn, bị bệnh, và cho những xe cấp cứu (ambulance).

Căn cứ vào tinh thần Công ước Genève, Bộ tạm quy định trong thời kỳ hòa bình hiện nay, ngành ta chỉ sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong những trường hợp dưới đây:

1. – Bệnh viện có nhiệm vụ cấp cứu, cứu chữa bệnh nhân nghèo không lấy tiền.

2. – Các phòng khám bệnh phát thuốc (hiện vẫn đảm nhiệm công tác cấp cứu.).

3. – Các xe cấp cứu và chống dịch.

Ngoài ba trường hợp nói trên, tất cả các cơ sở, xe cộ, nhân viên thuộc các cơ quan y tế dù công hay tư đều không mang dấu hiệu Hồng thập tự.

Bộ đề nghị các cơ quan y tế các cấp nghiên cứu thi hành Thông tư này và áp dụng đúng những điều khoản đã quy định với tinh thần tôn trọng những Công ước mà Chính phủ đã tuyên bố thừa nhận.

Tất cả những văn kiện về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành từ trước đến nay trái với Thông tư này đều coi như không còn giá trị.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Hoàng Tích Trí

(1)Điều 38: Dấu hiệu Hồng thập tự mầu đỏ trên nền trắng được coi là tiêu biểu và dấu riêng của cơ quan y tế các quân đội.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác