Thông tư 10-TTg năm 1963 giải thích Thông tư 73-TTg 1962 quy định việc quản lý đất tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 10-TTg năm 1963 giải thích Thông tư 73-TTg 1962 quy định việc quản lý đất tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 10-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Kim Cương |
Ngày ban hành: | 04/02/1963 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 10-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Kim Cương |
Ngày ban hành: | 04/02/1963 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 10-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 1963 |
I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ ĐẤT Ở NỘI THÀNH, NỘI THỊ
Đát ở đô thị, chủ yếu là dùng để phục vụ nhu cầu về xây dựng cơ bản, mở mang đô thị, phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay một số tư nhân vẫn còn chiếm hữu đất để cho thuê bóc lột; một số khác lại chiếm hữu bất hợp pháp một số đất công (kể cả đất sa bồi), đất vắng chủ để tự sử dụng, hoặc để cho thuê và để mua đi, bán lại lấy tiền lại...Việc cho thuê đất và quản lý đất không hợp pháp của tư nhân nói trên đã gây trở ngại đến đời sống của người lao động thuê đất, đến việc xây dựng và mở mang thành phố. Hình thức bóc lột về cho thuê đất hiện nay là không phù hợp với giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.
Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành việc quản lý toàn bộ đất đai ở đô thị. Trước mắt là phải quản lý đất cho thuê của tư nhân, đất vắng chủ, đất bỏ hoang nhằm xoá bỏ tàn dư bóc lột lạc hậu về đất đai, chấm dứt tình trạng chiếm hữu không hợp pháp của tư nhân về các loại đất công (kể cả đất sa bồi), đất vắng chủ, để góp phần thuận lợi vào sự nghiệp chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành thị. Tinh thần Thông tư số 73-TTg ngày 7 -7 -1962 của Thủ tướng Chính phủ là nhằm đáp yêu cầu đó.
II - VỀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐẤT
1. Chuyển quyền sở hữu về đất cho thuê của tư nhân (kể cả bất động sản trên mặt đất như ao, hồ, cây ăn quả lưu niên, cây cổ thụ, giếng nước và các di tích lịch sử) thành quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước trực tiếp quản lý, phân phối và sử dụng.
2. Chấm dứt tình trạng chiếm hữu bất hợp pháp của tư nhân về các loại đất công (kể cả đất sa bồi), đất vắng chủ và sử dụng hợp lý các loại đất bỏ hoang.
3. Tất cả các loại đất nói ở trên (kể cả bất động sản có trên mặt đất) đều do Nhà nước trực tiếp quản lý không phải bồi hoàn tiền cho các chủ có đất. Những ngườihiện đang sử dụng đất hợp lý đều được phép tiếp tục sử dụng, không phải trả tiền thuế đất mà chỉ phải đóng thuế thổ trạch hoặc thuế nông nghiệp.
Về phương châm chính sách:
- Dựa vào quần chúng, tiến hành việc giáo dục những chủ có đất tự nguyện chấp hành chính sách.
- Tuỳ thành phần giai cấp, tuỳ hoàn cảnh sinh sống của từng người mà đối xử khác nhau.
- Làm nhanh, gọn và tranh thủ hoàn thành căn bản trong quý I năm 1963.
Dựa vào các chính sách và đường lối giai cấp của Đảng và Nhà nước, mục II của Thông tư 73/TTg đã quy định các đối tượng cần giao đất qua Nhà nước quản lý. Đấy là vấn đề quan trọng, Phủ Thủ tướng thấy cần thiết phải giải thích và hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với thành phần bóc lột:
Tất cả các chủ có các loại đất cho thuê, các loại đất mà chủ có đất không dùng và cho người khác dùng nhờ sau đây, dù diện tích ấy nhiều hay ít (kể cả bất động sản trên mặt đất ấy) đều do Nhà nước trực tiếp quản lý và không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào:
- Những địa chủ trước đây đã quy trong cải cách ruộng đất (không kể việc cải biến thành phần của họ hiện nay);
- Những phú nông có đất cho thuê ở thành thị;
- Những nhà tư sản đã qua cải tạo công thương nghiệp tư doanh bằng hình thức công tư hợp doanh hoặc bằng các hình thức cải tạo khác (kể cả số tư sản gác lại và tư sản kinh doanh vàng bạc);
- Những chủ có nhà cho thuê thuộc diện cải tạo nhà cửa.
2. Đối với các hội hè, tôn giáo:
Tất cả các hội hè, tôn giáo có đất cho thuê, đất cho người khác sử dụng nhờ sau đây, dù diện tích ấy nhiều hay ít (kể cả bất động sản trên mặt đất) đều do Nhà nước trực tiếp quản lý và không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào:
- Của các đình, đền, phe giáp, bản làng...
- Của các tổ chức tư nhân và hội hè khác.
- Của các tổ chức Thiên chúa giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
Riêng đất cho thuê, cho sử dụng nhờ của các tổ chức tôn giáo thì chúng ta cần chú ý làm tốt về mặt chính trị, cho nên tuỳ từng trường hợp của từng loại đất cho thuê của họ mà giải quyết như sau:
Đất cho thuê, cho sử dụng nhờ thuộc phạm vi ngoại tự thì Nhà nước quản lý theo chính sách.
Đất cho thuê, cho sử dụng nhờ thuộc phạm vi nội tự thì Nhà nước không quản lý đất này, nhưng Nhà nước xoá bỏ quan hệ thuê mượn đối với đất đó, người chủ đất không được thu tiền thuê đất nữa. Nhà nước chỉ cho phép người nào hiện đang sử dụng đất đó được tiếp tục sử dụng và đóng thuế. Mặt khác, nếu người sử dụng đất đó là người tín đồ muốn giúp đỡ cho nhà thờ, nhà chùa là tuỳ thuộc họ.
Ruộng đất nào trước đây, trong cải cách ruộng đất, có để lại cho nhà thờ, nhà chùa để dùng trong việc thờ cúng và cho những người tu hành có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo mà nay họ đem cho thuê thì: nếu những người thuê đất này là xã viên hợp tác xã thì nên vận động họ đưa ruộng đất đó vào hợp tác xã; nếu người thuê đất đó không phải là xã viên hợp tác xã thì Nhà nước quản lý đất này và cho phép người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và đóng thuế.
Trong khi thực hiện quản lý đất cho thuê của các tổ chức tôn giáo thì cần chú ý: những người tu hành chuyên nghiệp mà hiện nay già yếu mất sức lao động, nguồn sống chỉ dựa vào tiền cho thuê đất thì Nhà nước tạm hoãn quản lý đất cho thuê của họ. Nếu trường hợp đất cho thuê của họ quá nhiều thì chỉ hoãn cho họ một số diện tích đất đủ cho việc thờ cúng và cho người tu hành già yếu này có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo. Mức ruộng đất để lại bao nhiêu do Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh xét và quyết định.
3. Đối với các tư nhân khác:
Tư nhân có các loại đất cho thuê, cho sử dụng nhờ thuộc thành phần nhân dân lao động thì về nguyên tẵc xoá bỏ việc cho thuê đất để Nhà nước quản lý và phân phối việc sử dụng đất này. Tuy nhiên cần làm cho họ thông hiểu chính sách, giáo dục, động viên tinh thần giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho họ để họ tự nguyện chấp hành chính sách. Nhưng về mặt kinh tế, trong cụ thể cần đi sâu vào hoàn cảnh sinh sống của từng người có đất cho thuê mà có biện pháp giải quyết thích hợp.
a) Trường hợp cần giao đất cho thuê qua Nhà nước quản lý:
Những người đã có nghề nghiệp để làm nguồn sống chính, mức sống gia đình của họ tương đối khá hơn so với mức sống bình thường của nhân dân nơi đó, thì động viên họ nên làm thủ tục bàn giao đất qua Nhà nước quản lý và phân phối việc sử dụng.
b) Trường hợp được tạm hoãn:
- Những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những người già yếu mất sức lao động, nguồn sống chính chỉ dựa vào tiền thuê đất, nói chung những người trên đây đều được tạm hoãn.
- Những người tuy có sức lao động nhưng gia đình đông con nhỏ, bình quân thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn (mức thu nhập thấp thì do Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh tuỳ từng vùng mà quyết định).
Những cháu mồ côi (không phân biệt là con của thành phần nào) chưa thành niên không người trông nom, hoặc đã thành niên nhưng hiện nay còn đang theo học tại trường mà không được phụ cấp học phí và chỉ sống vào tiền cho thuê đất.
c) Trường hợp được miễn:
- Những người có ít diện tích đất vừa để tự sử dụng vừa cho thuê hoặc sử dụng nhờ (diện tích cho thuê hoặc cho sử dụng nhờ vào khoảng 100m2) trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau thì Nhà nước không quản lý phần đất này.
- Những người có ruộng đất cho thuê với thời hạn nhất định rồi thôi, khi hết hạn họ lấy lại để tự sử dụng.
- Những người cho thuê từng vụ, ví dụ trong một năm cho thuê một vụ còn một vụ tự sử dụng.
- Những người vì lý do nào đó đem cầm cố một thời hạn nhất định, hết hạn rồi lấy đất lại để tự sử dụng.
d) Đất của một số nhân dân lao động thành thị đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến mà nay đất đó đã do người khác sử dụng:
Trong thời kỳ kháng chiến, những người còn ở lại thành thị mà tự ý chiếm đất của người khác, nay người có đất muốn đòi lại đất thì người chiếm đất đó phải trả lại cho chủ cũ. Nếu người đang sử dụng đất muốn được tiếp tục sử dụng thì do hai bên thương lượng; còn những đất do chính quyền ta đã xây dựng cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã phân phối cho nhân dân xây dựng nhà ở, nay người chủ đất muốn trở về quê cũ làm ăn thì Uỷ ban hành chính các khu, thành, tỉnh xét cấp cho họ một diện tích đất khác. Nếu đất còn để trồng trọt hoa màu thì địa phương nên vận động người đang sử dụng đất đó trả lại cho chủ cũ để họ cư trú làm ăn.
4. Đối với tư nhân chiếm hữu đất không hợp pháp:
Những người chiếm hữu không hợp pháp về các loại đất công, đất sa bồi, đất vắng chủ (kể cả sản vật trên mặt đất ấy) đều phải trả đất ấy lại Nhà nước quản lý. Sau khi họ kê khai rõ ràng, Nhà nước sẽ giải quyết cụ thể như sau:
- Nếu đất ấy họ sử dụng hợp lý như tự lao động sản xuất v.v... thì Nhà nước cho phép họ được tiếp tục sử dụng .
- Nếu đất ấy họ đem cho thuê lấy tiền thì Nhà nước sẽ không để họ cho thuê nữa mà cấp giấy phép sử dụng cho người nào hiện đang sử dụng đất ấy.
- Nếu đất ấy họ dùng để mua đi bán lại, cầm cố, chuyển nhượng thì Nhà nước nghiêm cấm và chỉ thừa nhận và cho phép những người nào hiện đang sử dụng đất ấy; còn những quan hệ mua bán, cầm cố, chuyển nhượng trước đây đều không giá trị.
5. Đối với đất bỏ hoang:
Đất bỏ hoang ở đô thị (có chủ hoặc vô chủ) đều do Nhà nước quản lý. Trong trường hợp chưa sử dụng đến đất đó, thì Nhà nước tạm thời phân phối cho nhân dân hoặc cho các hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức sản xuất của các cơ quan, xí nghiệp gần đó để họ tạm thời sử dụng để trồng trọt hoa màu. Người trực tiếp sản xuất trên đất này phải chấp hành các chế độ thuế khoá hiện hành.
6. Đối với những người hiện đang sử dụng đất:
Sau khi Nhà nước đã trực tiếp quản lý đất thì đối với những người hiện đang sử dụng các loại đất nói ở Thông tư này, Uỷ ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh sẽ xét việc sử dụng đất của họ có hợp lý hay không để cấp giấy phép sử dụng cho họ. Nhà nước sẽ lấy lại đất đó mỗi khi cần dùng cho công cuộc xây dựng các lợi ích công cộng trong thành phố. Tuyệt đối không ai được dùng đất này để làm phương tiện cầm cố, mua bán, chuyển nhượng cho người thứ hai, bất cứ lý do nào.
Nếu trên mặt đất có những bất động sản như: ao, hồ, cây ăn quả lưu niên, cây cổ thụ, giếng nước và các di tích lịch sử... thì người hiện đang sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ. Tuyệt đối không được tự ý phá huỷ, Uỷ ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh cần có nội quy bảo vệ những bất động sản này. Đối với những bất động sản như cây cối, giếng nước, hoa màu... có trên mặt đất ấy là của những người hiện đang sử dụng đất ấy tự lao động làm ra thì họ có quyền hưởng hoàn toàn hoa lợi, lúc cần cho việc xây dựng cơ bản mà những bất động sản đó cần phá đi thì Nhà nước sẽ bồi thường cho họ theo tinh thần Nghị định số 151/TTg ngày 14-4-1959 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu những bất động sản có trên mặt đất không phải của người hiện đang sử dụng đất ấy làm ra thì do cơ quan quản lý nhà, đất các địa phương trực tiếp quản lý và thu hoa lợi nếu có.
Trên đây là những điều giải thích và hướng dẫn cụ thể trong khi thực hiện chính sách quản lý đất. Phủ Thủ tướng nhắc các Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần lãnh đạo chặt chẽ công tác này và cần dựa vào Thông tư này mà đặt ra các biện pháp tiến hành cho tốt, cố gắng hoàn thành trong quý I năm 1963. Trong khi thực hiện, nếu có vấn đề gì mới hoặc mắc mứu thì các địa phương cần báo cáo về Phủ Thủ tướng giải quyết.
Thông tư này không phổ biến ra ngoài nhân dân.
|
Nguyễn Kim Cương (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây