Thông tư 09-LĐ/TT năm 1959 quy định việc điều hòa phân phối nhân công theo từng khu vực do Bộ Lao Động ban hành.
Thông tư 09-LĐ/TT năm 1959 quy định việc điều hòa phân phối nhân công theo từng khu vực do Bộ Lao Động ban hành.
Số hiệu: | 09-LĐ/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động | Người ký: | Nguyễn Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 16/06/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/07/1959 | Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 09-LĐ/TT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động |
Người ký: | Nguyễn Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 16/06/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/07/1959 |
Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 09-LĐ/TT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 1959 |
QUY ĐỊNH VIỆC ĐIỀU HÒA PHÂN PHỐI NHÂN CÔNG THEO TỪNG KHU VỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
- Các Uỷ ban Hành chính các
khu, tỉnh và thành phố |
Kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng cơ bản ngày càng to lớn, đòi hỏi công tác điều hoà phân phối nhân công phải được cân đối, hợp lý và kịp thời, thống nhất dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và Ủy ban Hành chính khu, tỉnh và thành phố.
Vì vậy, nếu để mọi kế hoạch điều phối nhân công, đều tập trung vào Bộ Lao động, thì không hợp lý, gây ra chậm trễ so với yêu cầu của các ngành và cũng gây khó khăn cho địa phương.
Căn cứ nghị quyết Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 05 tháng 02 năm 1959: “Bộ Lao động cần có kế hoạch chỉ đạo toàn diện việc huy động nhân lực ở các địa phương, giao nhiệm vụ cho từng địa phương về mặt huy động nhân lực” sau khi thảo luận thống nhất với các địa phương trong cuộc hội nghị toàn ngành Lao động từ 27-2 đến 05-3-1959, và các Bộ, các ngành trong cuộc hội nghị ngày 08-4-1959 tại Bộ Lao động, Bộ Lao động ra thông tư này quy định:
- Bộ Lao động điều hoà phân phối nhân công giữa các khu vực và hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch nhân công.
Việc phân chia khu vực dựa vào những căn cứ sau đây:
1. Khả năng nhân công và tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương, có chú ý đến tập quán đi lại làm ăn của nhân dân.
2. Sự phân chia khu vực đảm nhiệm kế hoạch kiến thiết cơ bản do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ đã quy định.
3. Điều kiện địa dư gần giũ và giao thông thuận lợi.
Ngoài ra chú ý đến đặc điểm tình hình dân cư hiện nay của miền Bắc: ở vùng đồng bằng và các thành phố mật độ dân số quá đông, ruộng đất ít, ở vùng núi đất rộng nhưng mật độ dân số quá thấp, Nhà nước cần có sự điều hòa sử dụng hợp lý các nguồn nhân công vào công cuộc kiến thiết.
II. CÁC KHU VỰC TẠM THỜI PHÂN ĐỊNH NHƯ SAU:
1. Hà nội, Hà đông, Hoà bình
2. Hải phòng, Hồng quảng, Kiến an, Hưng yên, Hải dương.
3. Hà nam, Nam định, Thanh hoá, Ninh bình, Thái bình.
4. Phú thọ, Vĩnh phúc, Sơn tây, Tuyên quang, Yên bái,
5. Thái nguyên, Bắc giang, Lạng sơn, Bắc ninh.
6. Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Vĩnh linh.
Riêng khu Tự trị Thái Mèo và năm tỉnh Hà giang, Hải ninh, Lào cai, Bắc cạn, Cao bằng, mỗi khi cần tuyển dụng thêm nhân công các địa phương khác đến phục vụ, thì từng quý báo cáo kế hoạch nhân công cụ thể về Bộ Lao động để Bộ nghiên cứu giải quyết.
Ngoài việc phân phối nhân công theo khu vực, ba thành phố Hà nội, Hải phòng, Nam định và các tỉnh: Thanh hoá, Thái bình, Hà tĩnh, Hà đông, Bắc ninh, dân số đông, ruộng đất ít, khả năng nhân công có nhiều, tuỳ theo nhu cầu của việc kiến thiết cơ bản, từng quý Bộ Lao động sẽ phân phối các địa phương này chịu trách nhiệm giải quyết thêm một số yêu cầu nhân công cho các khu công nghiệp các tỉnh miền núi như: Thái nguyên, Phú thọ, Thái Mèo, Bắc cạn, Lào cai, v.v… và những kế hoạch đột xuất.
1. Các kế hoạch nhân công cần tuyển dụng để phục vụ công tác kiến thiết cơ bản ở tại khu, tỉnh hoặc thành phố nào đều phải tập trung vào Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố đó. Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố thống nhất việc quản lý điều hòa phân phối nhân công cho các công trình thuộc Trung ương quản lý và các công trình do địa phương quản lý.
2. Các Bộ, các ngành đều phải báo cáo kế hoạch nhân công và kế hoạch thi công các công trình tại những địa phương cho Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố những nơi đó đồng thời báo cáo cho Bộ Lao động biết. Ban chỉ huy các công trường phải thực hiện theo kế hoạch phân phối nhân công của Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh, hoặc thành phố.
3. Uỷ ban Hành chính chỉ đạo Khu, Sở, Ty, Phòng Lao động dựa theo phương hướng sau đây để định kế hoạch cung cấp nhân công cho các công trình làm việc trong địa phương mình:
a) Trước hết tổ chức vận động mọi khả năng nhân công trong địa phương mình để phục vụ (gồm cả việc huy động dân công).
b) Trường hợp nhân công trong địa phương không cung cấp đủ, Uỷ ban Hành chính và cơ quan Lao động trực tiếp với các tỉnh hoặc thành phố trong phạm vi khu vực quy định để xin nhân công. Uỷ ban Hành chính những địa phương cùng một khu vực có trách nhiệm phân phối nhân công theo yêu cầu của địa phương xin nhân công, không phải chờ sự phân phối của Bộ Lao động trên tinh thần phối hợp lẫn nhau để thực hiện hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
c) Trường hợp đã xin nhân công trong khu vực quy định mà không đủ, thì Uỷ ban Hành chính nơi có cơ sở yêu cầu nhân công cần giới thiệu về Bộ Lao động để Bộ giải quyết.
4. Trường hợp yêu cầu nhân công của các ngành cấp thiết, Bộ xét khả năng nhân công ở trong khu vực không cung cấp đủ, hoặc sẵn có nhiều nguồn nhân công có thể điều hoà được v.v…, thì Bộ Lao động sẽ thảo luận với các địa phương và các ngành để tuyển dụng nhân công nơi khác.
5. Trong phạm vi quản lý của mình, Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố và Sở, Ty, Phòng Lao động, phụ trách điều hoà giữa các công trường mọi lực lượng nhân công thuê mướn tạm thời để sử dụng hợp lý vào công tác kiến thiết cơ bản, tránh tình trạng trong cùng một địa phương, công trường này thừa nhân công nằm chờ công tác hoặc về, công trường kia lại thiếu nhân công, lãng phí công quỹ (không kể công trường thuộc ngành nào, hoặc thuộc Trung ương hay địa phương quản lý).
Các ngành sử dụng, mỗi khi công trường hết việc, phải chịu trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh trong ngành mình, hoặc chuyển sang các ngành khác số nhân công cố định và số nhân công tạm tuyển hợp đồng từ phương xa đến mà các ngành quản lý.
Khi giải quyết, cần báo cho Bộ Lao động, Uỷ ban Hành chính và các Sở, Ty lao động biết nơi công nhân đã ở và nơi công nhân sắp được điều động đến công tác.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG VIỆC ĐIỀU HÒA PHÂN PHỐI NHÂN CÔNG THEO TỪNG KHU VỰC.
1. Việc phân chia khu vực nhằm phân phối nhân công cho nhu cầu kiến thiết cơ bản.
2. Hiện nay Nhà nước quản lý nhiều nguồn nhân công trong biên chế cần phải điều chỉnh và sắp xếp công tác, vì vậy những xí nghiệp cũ hoặc mới xây dựng cần tuyển dụng thêm công nhân vào sản xuất, đều phải gửi báo cáo kế hoạch cho Bộ Lao động. Căn cứ nhu cầu của các ngành và chính sách nhân công của Đảng và Chính phủ trong từng thời gian, Bộ Lao động sẽ phối hợp với các Bộ, các địa phương thống nhất kế hoạch tuyển chọn. Trường hợp xét cần tuyển dụng nhân công ở ngoài địa phương. Bộ Lao động sẽ có kế hoạch phân phối cho các Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh và thành phố thực hiện.
3. Đối với những loại thợ chỉ có những loại vùng nhất định như thợ cơ khí tập trung ở các thành phố Hà nội, Hải phòng… thợ gạch ở Hưng yên, Nam định… thợ đá ở Ninh bình, v.v… thì Bộ Lao động sẽ tuỳ nhu cầu của các ngành và các địa phương, từng quý hoặc hàng tháng mà giao cho Uỷ ban Hành chính các tỉnh hoặc thành phố đó cung cấp. Uỷ ban Hành chính tỉnh hoặc thành phố sẽ phân phối số thợ trong địa phương mình cho các ngành theo kế hoạch của Bộ Lao động.
4. Thực hiện phân phối nhân công theo khu vực, giữa các địa phương có sự liên đới trách nhiệm với nhau; nhưng trong tình hình phát triển kinh tế và yêu cầu quốc phòng hiện nay, đang hình thành các khu công nghiệp như Thái nguyên, Việt trì, Thái mèo v.v… do đó Uỷ ban Hành chính tỉnh ở những địa phương khác mà công việc kiến thiết công nghiệp còn ít, cần cố gắng vận động nhân dân hăng hái tham gia công cuộc kiến thiết ở những vùng nói trên, theo sự phân phối của Bộ Lao động nhằm đảm bảo việc thực hiện hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
5. Giữa các tỉnh trong một khu vực, không có tổ chức phụ trách chung, nhưng trong công tác các tỉnh, thành phố cần có tinh thần phối hợp và liên hệ chặt chẽ với nhau, nên từng quý hoặc từng tháng, giữa các địa phương trong một khu vực, cần có sự trao đổi, báo cáo cho nhau biết về khả năng nhân công, về kế hoạch yêu cầu nhân công thừa thiếu, cần xin thêm hoặc có thể điều chỉnh cho các tỉnh bạn v.v… để giúp nhau nắm được tình hình chung và tranh thủ chủ động trong việc vận động cung cấp nhân công, hết sức tránh tình trạng cần đến đâu mới xin đến đó.
Từng quý hoặc 6 tháng một lần, Bộ Lao động sẽ ủy nhiệm ở mỗi khu vực, một tỉnh hoặc một thành phố chịu trách nhiệm mời các tỉnh, thành phố trong cùng một khu vực tổ chức hội nghị, để kiểm điểm và trao đổi kinh nghiệm thực hiện công tác nhân công lẫn nhau.
6. Việc điều phối nhân công theo khu vực thực hiện được tốt, dần dần sẽ hướng nhân công địa phương phục vụ một số vùng nhất định, tránh tình trạng nhân công đi lại quá xa, không hợp lý; vì vậy Uỷ ban Hành chính và Sở, Ty, Phòng Lao động các cấp quan tâm đúng mức công tác giáo dục chính trị, vận động nhân dân hăng hái phục vụ đồng thời cần lưu ý tập quán đi lại làm ăn của nhân dân, nhằm bảo đảm cung cấp nhân công cho công cuộc kiến thiết.
7. Những quy định về thủ tục điều phối nhân công trong thông tư số 21-LĐ-NC ngày 11-10-1957 của Bộ Lao động, khác với những điều quy định trên đây, từ nay trở đi việc quản lý điều phối nhân công thực hiện theo đúng thông tư này.
Việc điều phối nhân công theo khu vực, mới bắt đầu thực hiện, Bộ Lao động đề nghị các Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh và thành phố, các Sở, Ty, Phòng Lao động và các Bộ, các ngành nghiên cứu thực hiện được tốt, nếu gặp khó khăn trở ngại gì báo cáo kịp thời về Bộ Lao động để ngiên cứu bổ sung.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây