22162

Thông tư 06-TC/HCP/P3 năm 1960 về việc thanh toán các trường hợp tồn tại về công phiếu, công trái do Bộ Tài Chính ban hành.

22162
LawNet .vn

Thông tư 06-TC/HCP/P3 năm 1960 về việc thanh toán các trường hợp tồn tại về công phiếu, công trái do Bộ Tài Chính ban hành.

Số hiệu: 06-TC/HCP/P3 Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 25/02/1960 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 16/03/1960 Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 06-TC/HCP/P3
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 25/02/1960
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 16/03/1960
Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06-TC/HCP/P3

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THANH TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN TẠI VỀ CÔNG PHIẾU, CÔNG TRÁI

Kính gửi:

Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố
Các khu, Sở, Ty Tài chính.

 

Hiện nay, đợt 1 trả công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia căn bản đã kết thúc.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 464-TTg ngày 26-12-1959 cho trả tiếp đợt 2, nhằm giải quyết các trường hợp tồn tại, theo nguyên tắc sau đây:

I. NGUYÊN TẮC

1. Có vay có trả, nhưng phải trả đúng, không trả một phiếu hai lần hoặc trả lầm cho người không phải là chủ phiếu. Do đó, đối với phiếu chính thức hợp lệ và biên lai hợp lệ thì thanh toán, đối với các giấy tờ chứng nhận khác do các cơ quan hay cá nhân biên nhận đều không coi là biên lai hợp lệ và không thanh toán.

2. Đối với phiếu của tư sản cũng thanh toán, nhưng cơ quan tài chính chuyển toàn bộ số tiền sẽ thanh toán sang Ngân hàng để Ngân hàng giải quyết theo thể lệ quản lý tiền mặt.

3. Đối với phiếu của địa chủ kháng chiến, địa chủ thường thì cũng thanh toán, nhưng chỉ thanh toán đến 500 đồng; đối với số tiền còn lại, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh phải xét kỹ từng trường hợp cụ thể để quyết định xem có nên thanh toán không, và nếu cho thanh toán, thì cũng chỉ thanh toán dần.

Đối với phiếu của địa chủ cường hào gian ác thì không thanh toán.

Đối với phiếu tịch thu của địa chủ trong giảm tô và cải cách ruộng đất, cũng không thanh toán, theo đúng chính sách sửa sai.

Căn cứ vào những nguyên tắc trên đây, thì chỉ những trường hợp có phiếu chính thức hợp lệ, biên lai hợp lệ, của các cơ quan phụ trách bán công phiếu kháng chiến và công trái quốc gia cấp mới được thanh toán.

Vì vậy các địa phương cần nắm vững nguyên tắc trên để giải quyết những trường hợp cụ thể, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người cho vay, đồng thời tránh trả lầm lẫn, gây thiệt hại cho công quỹ.

II. GIẢI QUYẾT NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Dưới đây là những trường hợp cụ thể và hướng giải quyết:

A. TRƯỜNG HỢP CÓ PHIẾU

1. Phiếu để quá hạn còn sót lại trong đợt 1 hiện chưa được thanh toán:

Địa phương sẽ tiếp tục báo cáo theo tinh thần Thông tư số 752-TC/HCP/P3 ngày 07-09-1959 để Bộ giải quyết nốt các phiếu đó, trong đợt 2 này.

2. Phiếu ghi bí danh:

Phiếu ghi bí danh thường là phiếu bán ở vùng hậu dịch. Nếu xác minh người có phiếu đúng là chủ phiếu thì trả được.

3. Phiếu còn nguyên cả cuống, phiếu không đề tên, không có dấu, lại không có chữ ký. Phiếu chữa tên, ngày tháng năm. Phiếu không ghi ngày tháng năm:

Phiếu bán ở tỉnh nào sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh đó điều tra, xác minh và quyết định trả hay không cho trả.

Đối với các phiếu tẩy chữa, có vết tích cụ thể, thì địa phương sẽ giữ phiếu lại, không thanh toán, đồng thời cảnh cáo chủ phiếu (Xem Thông tư số 314-TC/HCP/P3 ngày 12-02-1958).

Đối với công phiếu kháng chiến không ghi ngày tháng năm, sẽ giải quyết theo tinh thần Thông tư số 132-TC/TDT ngày 15-01-1957.

4. Phiếu tập thể:

Giải quyết theo tinh thần Thông tư số 1809-TC/HCP/P3 ngày 31-08-1958.

Đối với phiếu đứng tên cá nhân đại diện cho tập thể, cũng giải quyết như trên.

5. Phiếu rách nát:

Nếu còn đủ các phần chính, nghĩa là còn có căn cứ chính xác thì có thể trả. Nếu các phần chính không đủ, nhưng còn 3/4 tấm phiếu có thể xác minh được chắc chắn, thì cũng có thể thanh toán (ít nhất phải còn 3/4 phiếu, không nhận trả 1/2 phiếu, vì nếu trả theo 1/2 phiếu, thì một phiếu dứt đôi có thể lĩnh 2 lần hoặc trả lầm 2 lần).

6. Phiếu của tư sản:

Đối với phiếu của tư sản cũng thanh toán, nhưng không trả thẳng tiền mặt cho chủ phiếu như đã quy định trước đây trong Thông tư số 1272-TC/HCP/P3 ngày 19-11-1958 mà sẽ chuyển toàn bộ số tiền được thanh toán sang Ngân hàng để Ngân hàng hành giải quyết theo thể lệ quản lý tiền mặt.

7. Phiếu của địa chủ:

Trước đây, thể thức thanh toán phiếu của địa chủ đã được quy định trong Thông tư số 1272-TC/HCP/P3 ngày 19-11-1958, nhưng nay hủy bỏ những thể thức đó và quy định lại như sau:

Đối với phiếu của địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, cũng thanh toán, nhưng chỉ thanh toán đến 500 đồng, đối với số tiền còn lại, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, phải xét kỹ từng trường hợp cụ thể để quyết định xem có nên thanh toán không, và nếu cho thanh toán thì cũng chỉ nên thanh toán dần.

Đối với phiếu của địa chủ cường hào gian ác, thì hủy bỏ, không thanh toán.

8. Phiếu của địa chủ ở vùng thượng du:

Ở những miền núi, chưa cải cách ruộng đất, Ủy ban hành chính tỉnh sẽ căn cứ vào thành phần của các chủ phiếu phát hiện trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với cải cách dân chủ mà cho thanh toán theo thể lệ đã quy định.

9. Phiếu tịch thu trong giảm tô, cải cách ruộng đất hiện địa phương còn giữ:

Nếu là phiếu của nhân dân lao động, thì trả lại cho chủ phiếu.

Nếu là phiếu của địa chủ thì sẽ hủy bỏ, không thanh toán theo đúng chính sách sửa sai.

10. Phiếu của người đi Nam:

Tạm hoãn chưa thanh toán, chỉ giải quyết khi chủ phiếu có mặt (Thông tư số 1272-TC/HCP/P3 ngày 19-11-1958).

11. Phiếu mua ở miền Nam, đứng tên người khác (do gia đình hay bạn bè cho lúc tập kết ra Bắc) trước đây đã khai, hiện nay chưa được thanh toán:

Nếu có giấy ủy quyền hay giấy tờ chứng thực, thì thanh toán. Trường hợp không có giấy tờ nói trên, người có phiếu xin thanh toán phải làm giấy cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự gian dối, giấy cam đoan này phải được Ban Liên lạc đồng hương tỉnh chứng thực, người thay mặt Ban Liên lạc đồng hương để chứng nhận phải là một đồng chí trong Ban thường trực hay một đồng chí phụ trách chính quyền cũ (Chủ tịch hay Phó Chủ tịch tỉnh hoặc một đồng chí tỉnh ủy viên), chữ ký của người chứng nhận phải có xác nhận của cơ quan hiện người chứng nhận đang công tác.

Nếu giấy cam đoan không có đủ chứng nhận thì tạm hoãn, khi có đủ chứng nhận mới giải quyết.

B. TRƯỜNG HỢP CHỈ CÓ BIÊN LAI, KHÔNG CÓ PHIẾU

Có nhiều loại biên lai: biên lai mua phiếu, biên lai nhận phiếu để quy vốn ra thóc, biên lai nhận phiếu để thanh toán hay để giữ hộ, v.v…

1. Biên lai mua phiếu:

Những biên lai mua phiếu hợp lệ là những biên lai có ghi rõ ràng đầy đủ chi tiết không bị tẩy xóa sửa chữa, có đánh số, đóng dấu của Ban phụ trách bán phiếu.

a) Biên lai mua phiếu ở miền Bắc:

Hội đồng nhân dân tỉnh có thể ủy cho Ủy ban hành chính huyện và Hội đồng nhân dân xã điều tra, nếu xác nhận đúng là khi mua phiếu, chỉ mới phát biên lai, chưa phát phiếu chính thức thì có thể cho thanh toán, cần điều tra kỹ để tránh tình trạng phiếu chính thức đã lĩnh một nơi rồi, nay lại trả theo biên lai một lần nữa.

Nếu xét trả được thì địa phương sẽ căn cứ vào ngày tháng năm ghi trên biên lai để tính trả.

Đối với những biên lai mua chung phiếu, chỉ ghi có một phần tiền, thì cần phải xuất trình phiếu, mới có thể thanh toán được.

Nếu không tìm được phiếu, thì cần điều tra thêm, khi có đủ căn cứ mới giải quyết.

b) Biên lai mua phiếu, cấp ở Nam Bộ:

Hiện nay các biên lai đứng tên người cầm phiếu đều đã được thanh toán xong theo thể thức quy định trong Thông tư số 122-TC/HCP/P3 ngày 23-12-1958, chỉ còn những biên lai mua phiếu đứng tên người khác (do gia đình hay bạn bè cho lúc tập kết) là chưa được thanh toán. Đối với các biên lai đứng tên người khác này, cũng có thể thanh toán theo giấy cam đoan của người có biên lai xin thanh toán, chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu xét ra có sự gian lận. Giấy cam đoan phải do Ban Liên lạc đồng hương tỉnh chứng thực, như đã nói ở điều 11.

Đối với những khoản tiền mà Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ đã nhận theo giấy biên lai chính thức do đồng chí Phạm Văn Bạch ký, nếu xét các biên lai đó đúng là để sau này đổi lấy công phiếu kháng chiến, nhưng chưa kịp đổi lấy phiếu, phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ. Trong trường hợp này, cần lấy các chứng nhận sau đây:

- Chứng nhận các biên lai đúng là để sau này đổi lấy công phiếu kháng chiến.

- Chứng nhận đương sự có lý do chính đáng chưa được đổi kịp biên lai lấy phiếu chính thức.

Cần phải một trong các ông sau đây chứng nhận: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh phụ trách kinh tế tài chính hay Trưởng ban kinh tế tài chính hiện nay tập kết ra Bắc, chữ ký và chức trách cũ của người chứng nhận phải có xác nhận của cơ quan hiện đang công tác.

Nếu không biết địa chỉ hiện thời của các cấp phụ trách, có thể hỏi Ban Liên lạc đồng hương.

2. Biên lai nhận phiếu đề quy vốn ra thóc (chưa quy hay quy rồi, nhưng chưa trả lại phiếu):

- Biên lai nhận phiếu để thanh toán mà chưa kịp thanh toán.

- Biên lai nhận phiếu để giữ hay chuyển hộ, v.v… nay để phiếu thất lạt.

Đối với các loại biên lai trên, thì cơ quan, cá nhân nhận phiếu có trách nhiệm tìm phiếu để trả lại cho người gửi phiếu. Nếu không tìm ra được, thì cần điều tra thêm và chỉ khi có đủ căn cứ mới giải quyết. Nếu phát hiện cá nhân tham ô thì phải bồi thường và thi hành kỷ luật.

C. TRƯỜNG HỢP MẤT PHIẾU, CÓ CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN, CÁ NHÂN HAY CÓ BẰNG KHEN, CUỐNG PHIẾU, SỔ VÀNG, V.V…

1. Trường hợp mất phiếu vì phiếu chôn bị mủn, phiếu bị mối xông, phiếu bị cháy, phiếu để thất lạc, v.v…

Đối với các trường hợp trên, nói chung, không thể thanh toán, mặc dầu các trường hợp đó có chứng nhận đã mua phiếu do cơ quan hay cá nhân cấp, hay có căn cứ như tài liệu, sổ sách, cuống phiếu, bằng khen, sổ vàng, v.v…

Sở dĩ không đặt vấn đề thanh toán là vì có những khó khăn sau đây:

Khó khăn trong việc điều tra xem có đúng đương sự đã mua phiếu hay không.

Việc mua phiếu đến nay đã hơn 10 năm, tài liệu hồ sơ về việc phát hành phiếu sưu tầm rất khó, có trường hợp có thể xác minh được, có trường hợp không thể xác minh được. Ngoài ra, hầu hết, những giấy chứng nhận cấp cho người mất phiếu đều không cụ thể, chỉ nói chung chung có mua phiếu, nhưng không ghi rõ mua bao nhiêu phiếu, loại nào, số mấy, ở đâu, ngày nào, tổng số bao nhiêu tiền.

Mặt khác, việc kiểm tra lại lời khai đánh mất phiếu xem có đúng hay không đúng, cũng gặp khó khăn, vì có thể thực tế đương sự có mua phiếu, nhưng mua bao nhiêu, đương sự đã đánh mất phiếu bao giờ hay không đánh mất phiếu, đã lĩnh phiếu hay chưa cũng không ai biết, hay có biết, cũng không thể biết rõ được.

Ngoài ra, theo sắc lệnh của Chính phủ, loại công phiếu kháng chiến vô danh được lưu hành như giấy bạc, nên bất cứ ai cầm phiếu vô danh cũng có thể lĩnh tiền được cả, do đó không thể kiểm tra các trường hợp mất phiếu vô danh được.

Còn cuống phiếu, bằng khen, hay sổ vàng cũng không thể dùng làm căn cứ để thanh toán các trường hợp mất phiếu được, vì cuống phiếu, bằng khen hay sổ vàng, cũng như các giấy chứng nhận kể trên, chỉ chứng minh có hay không mua phiếu, nhưng không chứng minh đã được trả hay chưa được trả.

Trước đây, địa phương không những cấp bằng khen cho người mua công phiếu kháng chiến loại lớn, mà còn cấp cả cho những người có công trong việc vận động bán phiếu, do đó không thể căn cứ vào bằng khen để thanh toán tiền công phiếu được.

Chủ trương trên áp dụng cho mọi trường hợp mất phiếu, kể cả những trường hợp mất phiếu ở miền Nam.

2. Trường hợp phiếu bị mất, tịch thu hay thiêu hủy trong giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức:

Chủ trương thanh toán công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia không tách rời chính sách sửa sai của Đảng và Chính phủ được. Nếu thanh toán cho những người bị quy oan mất phiếu trong cải cách ruộng đất, trong lúc những người khác bị quy oan mất nhiều tài sản không được thanh toán, thì không hợp lý và trái với chủ trương chính sách.

Vì vậy, tất cả các trường hợp trên, kể cả phiếu của người quy đúng hay quy oan, của nhân dân lao động hay của địa chủ, mặc dầu có chứng nhận của các cấp chính quyền địa phương, của các đội giảm tô, cải cách ruộng đất hay của cá nhân đều không đặt vấn đề thanh toán mà chỉ giải quyết theo đúng chính sách sửa sai.

D. TRƯỜNG HỢP KHAI CÓ MUA PHIẾU, NHƯNG KHÔNG CÓ PHIẾU HAY BIÊN LAI

Ở một vài vùng thượng du, nhân dân khai có mua phiếu nhưng không có phiếu hay biên lai, thì nhất thiết không thể thanh toán được.

III. CÁCH TIẾN HÀNH THANH TOÁN

1. Phổ biến chủ trương:

- Kế hoạch trả và giải thích:

Rút kinh nghiệm đợt 1 và để kịp thời tiến hành trả đợt 2, đề nghị các địa phương:

- Một mặt phổ biến chủ trương sâu rộng để nhân dân được biết.

- Mặt khác, bố trí kế hoạch để khi bắt đầu trả, nhân dân không phải đi lại chờ đợi (sắp xếp lực lượng cán bộ, chuẩn bị tài liệu, sổ sách để tiện việc tra cứu, xác minh…).

Ngoài ra, trong đợt 2 này, có thể có nhiều thắc mắc vì có những trường hợp không được trả. Vậy các địa phương cần có kế hoạch giải thích trước cho nhân dân ngay từ xã, huyện, để nhân dân thông cảm, chủ yếu là tránh để nhân dân đi lại đòi hỏi nơi này, nơi khác, vừa mất thì giờ, vừa tốn kém tiền lộ phí (kế hoạch cụ thể như thế nào là do địa phương nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương).

2. Ứng tiền thanh toán:

Địa phương sẽ ứng tiền trả nhân dân như thường lệ, rồi báo cáo để Bộ cấp kinh phí điều chỉnh.

3. Thời gian thanh toán:

Đợt 2 này sẽ kết thúc trong toàn quốc vào cuối tháng 09 năm 1960. Khi phổ biến chủ trương, đề nghị các địa phương lưu ý nhân dân về thời hạn này để tránh tình trạng kéo dài thời hạn như trong đợt 1.

4. Báo cáo tổng kết:

Sau khi đã trả xong đợt 2, địa phương cần làm ngay báo cáo tổng kết, theo đề cương dưới đây:

a) Phần số liệu:

Báo cáo số tiền đã trả từ ngày kết thúc đợt 1 (01-07-1959) đến ngày kết thúc đợt 2 (30-09-1960).

Chú ý phân tích số tiền trả phiếu hay biên lai phát hành ở miền Bắc, và phiếu hay biên lai phát hành ở miền Nam.

b) Phần tình hình:

Phần tình hình gồm các điểm sau đây:

- Kế hoạch trả, ưu khuyết điểm, kinh nghiệm.

- Ảnh hưởng trong nhân dân.

- Vấn đề tồn tại (nếu còn).

Trong đề cương trên, Bộ chỉ nêu lên một số điểm chính để nhắc địa phương chú ý. Còn khi làm báo cáo thì tùy tình hình từng nơi mà thêm bớt cho sinh động, không nhất thiết phải gò bó trong khuôn khổ ấy.

Trong đợt 1, có một số địa phương chưa thật chú ý làm báo cáo tổng kết (đến nay, cũng còn có địa phương chưa làm, mặc dầu Bộ đã nhắc nhiều lần).

Vì vậy, về đợt 2 này, đề nghị các địa phương chú ý hơn trong việc làm báo cáo, tránh tình trạng kéo dài như đợt 1, ảnh hưởng đến việc làm báo cáo chung cho toàn quốc.

Trên đây là hướng giải quyết một số trường hợp tồn tại về công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia phát hành ở miền Bắc cũng như ở miền Nam trước đây.

Trong khi tiến hành thanh toán nếu còn phát hiện những trường hợp khác rõ ràng cụ thể, đề nghị địa phương nghiên cứu giải quyết; nếu gặp mắc mứu khó khăn thì báo cáo để Bộ góp ý kiến giải quyết.

Yêu cầu các địa phương tiến hành khẩn trương việc trả đợt 2 để có thể kết thúc gọn và tốt việc thanh toán công phiếu kháng chiến và công trái quốc gia trong thời hạn đã quy định. 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bính

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác