Thông tư 04-BXD/XDCB/DT năm 1990 hướng dẫn Chỉ thị 239-CT 1989 về việc đình chỉ trả nhà do Nhà nước quản lý cho tư nhân do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 04-BXD/XDCB/DT năm 1990 hướng dẫn Chỉ thị 239-CT 1989 về việc đình chỉ trả nhà do Nhà nước quản lý cho tư nhân do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 04-BXD/XDCB/DT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Phạm Sĩ Liêm |
Ngày ban hành: | 12/10/1990 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 04-BXD/XDCB/DT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Phạm Sĩ Liêm |
Ngày ban hành: | 12/10/1990 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-BXD/XDCB/DT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 1990 |
Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tình hình sử dụng nhà cửa tại các đô thị có nhiều bất hợp lý. Trong khi một số người có nhiều nhà cho thuê, một số nhà bỏ trống do chủ nhà đã bỏ đi, thì nhiều người khác có nhà bị chiến tranh tàn phá, các cơ quan Nhà nước và cán bộ cách mạng vào tiếp quản đô thị chưa có nơi làm việc và nhà ở.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, xoá bỏ bóc lột về nhà cửa, sắp xếp hợp lý việc sử dụng nhà cửa sau chiến tranh và bảo vệ quỹ nhà ở tại các đô thị, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất tại các thành phố, thị xã. Với kết quả đạt được sau khi thực hiện các chính sách nói trên, chúng ta đã cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước đối với nhà cửa trong toàn quốc.
Hiện nay, hầu hết những nhà của tư nhân do Nhà nước trực tiếp quản lý đã bố trí làm trụ sở các cơ quan hoặc làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động.
Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về nhà ở nói trên, đã có một số trường hợp làm không đúng thủ tục qui định, cá biệt có trường hợp xử lý chưa chính xác. Nhưng, nếu nay đem ra xem xét trả lại nhà cho tất cả những người có đơn thư khiếu nại thì sẽ tạo nên sự xáo trộn lớn không phù hợp với thực tế và cũng không có điều kiện để giải quyết. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số địa phương đã chủ động xem xét và trả nhà cho tư nhân trong khi chưa có chủ trương mới của Nhà nước nên việc xét trả lại nhà không được thực hiện thống nhất, nơi trả, nơi không, phương thức trả cũng khác nhau, có tửờng hợp trả nhà không đúng chính sách, đã gây khó khăn cho việc quản lý thống nhất về nhà cửa của trung ương.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên ngày 26-4-1989 Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đã có công văn số 698-TH và ngày 9-9-1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị số 239-CT yêu cầu các địa phương đình chỉ việc trả nhà do Nhà nước đang quản lý cho tư nhân, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương bàn với Bộ Xây dựng để trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Bộ xây dựng xin hướng dẫn cụ thể như sau :
1. Những trường hợp không xét trả lại nhà :
Căn cứ Điểm 1 và 2 của Chỉ thị 239-CT, những trường hợp không xét trả lại nhà bao gồm tất cả các trường hợp trước đây các cơ quan Nhà nước đã xử lý đúng với các chính sách lúc bấy giờ về quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất tại các đô thị.
2. Những trường hợp đặc biệt được xét trả lại nhà :
2.1 Chủ nhà là cán bộ cách mạng, trước đây hoạt động trong bộ máy cai trị của ngụy quân nguỵ quyền và đảng phái phản động, có nhà bị chính quyền địa phương quản lý theo chính sách. Đến nay đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân tỉnh) xác nhận là cán bộ cách mạng được cử vào hoạt động trong bộ máy của địch;
2.2. Chủ nhà đi tham gia cách mạng, do yêu cầu công tác phải vắng mặt ở địa phương, nhà cửa bị chính quyền địa phương quản lý theo diện "nhà vắng chủ". Đến nay, đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xác nhận nguyên nhân chủ nhà vắng mặt đúng với lý do nêu ở trên.
2.3. Một số trường hợp đặc biệt khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và đặc điểm riêng của từng địa phương.
3.1. Các địa phương cần tiến hành kiểm kê, phân loại nhà cửa của tư nhân do địa phương đang quản lý, thành lập Hội đồng giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, xác định các trường hợp không thuộc diện xét trả lại nhà để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho Nhà nước, và các trường hợp đặc biệt được xét trả lại nhà để làm thủ tục trả lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu. Trường hợp chủ sở hữu đã chết thì xét trả lại nhà cho người thừa kế trực hệ theo Luật.
3.2. Việc trả lại nhà cho tư nhân có thể thực hiện theo một trong ba phương thức sau đây :
- Trả nhà của chủ sở hữu cho chủ sở hữu
- Trả nhà khác tương đương với giá trị nhà cũ của chủ sở hữu cho chủ sở hữu.
- Trả tiền cho chủ sở hữu tương đương với giá trị nhà của chủ sở hữu.
Người nhận nhà phải thanh toán các khoản duy tu, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà từ khi Nhà nước bắt đầu quản lý đến lúc nhận nhà (qui ra thời giá) và phải thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý nhà, đất của Nhà nước.
3.3. Việc trả lại nhà cho tư nhân chỉ được thực hiện sau khi các địa phương đã bàn với Bộ Xây dựng và có quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các địa phương căn cứ vào tính chất đặc biệt của từng trường hợp để lên danh sách và lập kế hoạch trả dần nhà cho các chủ sở hữu theo thứ tự ưu tiên, trước hết xét trả nhà cho những người thực sự có nhu cầu về nhà ở tại nơi có nhà của người đó do Nhà nước đang quản lý. Thời gian và mức trả tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng của từng địa phương.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 6 tháng đầu năm 1990.
|
Phạm Sĩ Liêm (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây