Thông tư 02-BYT/TT năm 1961 về chương trình đào tạo cán bộ y tế xã do Bộ Y Tế ban hành.
Thông tư 02-BYT/TT năm 1961 về chương trình đào tạo cán bộ y tế xã do Bộ Y Tế ban hành.
Số hiệu: | 02-BYT/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Ngọc Thạch |
Ngày ban hành: | 21/02/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/03/1961 | Số công báo: | 10-10 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02-BYT/TT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Phạm Ngọc Thạch |
Ngày ban hành: | 21/02/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/03/1961 |
Số công báo: | 10-10 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
Y TẾ |
VIỆT
|
Số: 02-BYT/TT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 1961 |
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ XÃ
Kính gửi: |
- Các Khu, Sở, Ty Y tế, |
Sơ bộ rút kinh nghiệm công tác đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho xã từ ngày hòa bình lập lại đến nay, sau khi trao đổi ý kiến với các Viện nghiên cứu và một số Ty Y tế, theo các đề nghị của các hội nghị chuyên khoa, Bộ có tiến hành việc tu chỉnh bước đầu chương trình đào tạo cán bộ cơ sở ở xã, theo mấy hướng sau đây:
Nhiệm vụ của các cán bộ y tế xã và y tá xã hiện nay khác với nhiệm vụ, chức trách công tác của các y tá phục vụ ở các bệnh viện. Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ xã là:
- Vệ sinh, phòng bệnh cho nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi các tập quán sống cũ, và theo các tập quán mới hợp vệ sinh hơn nhằm bảo vệ sức lao động để phục vụ cho sản xuất.
- Chống các bệnh dịch.
- Chống các bệnh xã hội.
- Điều trị một số bệnh cấp cứu và bệnh thông thường và trên công tác điều trị đó xây dựng cơ sở tốt cho công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, chống các bệnh xã hội.
Cho nên chương trình của cán bộ xã phần chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh.
II. ĐƠN GIẢN VIỆC ĐÀO TẠO CÁN BỘ
Từ trước đến nay ngoài đợt đào tạo và 2 đợt bổ túc ra để thành y tá, thì các Ty, các Viện vẫn triệu tập thường xuyên cán bộ xã lên bổ túc 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. Có tình trạng là cán bộ cứ phải đi học liên miên bỏ công tác và bỏ cả sản xuất. Hoàn cảnh hiện nay không cho phép kéo dài tình trạng này lâu nữa. Bộ thấy cần phải đưa tất cả các chương trình đào tạo, bổ túc chuyên khoa và các bệnh xã hội lồng vào trong 3 đợt đào tạo và bổ túc cho gọn, (trừ mổ quặm có chương trình riêng). Chủ trương này có 5 điều lợi sau đây:
- Không phải triệu tập cán bộ xã nhiều lần quá, ảnh hưởng đến đời sống và sự hoạt động của cán bộ.
- Cán bộ biết trước việc đào tạo của mình từ lúc bắt đầu bước chân vào ngành Y tế nhân dân cho đến lúc thành y tá xã ra sao, do đó có thể phần nào bố trí công tác và công việc riêng của mình được.
- Do đưa các chương trình chuyên khoa vào các đợt đào tạo, nên có thể huấn luyện các kiến thức chuyên khoa về các bệnh xã hội (mắt hột, sốt rét, hoa liễu, v.v…) cho toàn thể cán bộ cơ sở, do đó các Viện sẽ có một cơ sở cán bộ rộng lớn ở nông thôn, có khả năng không xảy ra tình trạng cơ sở trắng một khi cán bộ được đề bạt đi học hay bỏ công tác.
- Các đội lưu động có thể phối hợp không khó khăn lắm công tác huấn luyện với các Ty và Trường Cán bộ y tế địa phương, và do đó đặt kế hoạch công tác của đội với công tác huấn luyện của địa phương được.
- Thời gian đào tạo cũng rút ngắn được hơn trước.
III. KẾT HỢP ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỚI BỔ TÚC VĂN HÓA
Nâng cao dần chất lượng, trình độ cán bộ xã, bằng cách kết hợp việc đào tạo chuyên môn, việc bổ túc văn hóa cho cán bộ.
Từ trước tới nay phần nhiều các Ty chỉ chú ý đào tạo về chuyên môn, và ít chú ý đến việc bồi dưỡng văn hóa cho anh chị em. Lúc mới bắt đầu đào tạo là vệ sinh viên trình độ văn hóa là lớp 1 hay 2; đến lúc đào tạo thành cán bộ y tế xã ba tháng, rồi sáu tháng, rồi chín tháng thì trình độ văn hóa cũng vẫn chỉ là lớp 1 hay 2 hay 3 là cùng, nhất là đối với chị em phụ nữ. Hiện tượng văn hóa kém ảnh hưởng rất nhiều đến sự thu nhận kiến thức của anh chị em học viên, làm cho công tác huấn luyện khó khăn và phức tạp.
Vì thế cần quy định trên các nét lớn, việc đào tạo cán bộ cơ sở như sau:
a) Trình độ văn hóa:
- Đào tạo cán bộ y tế xã: học viên có trình độ văn hóa lớp 3 cho miền xuôi. Nếu vì hoàn cảnh đặc biệt thì có thể lấy lớp 2.
Sau khi đào tạo xong cán bộ về công tác ở địa phương một năm thì bổ túc văn hóa lên một lớp. Ở địa phương, vừa sản xuất, vừa công tác và vừa học tập.
- Bổ túc đợt 1: học viên có trình độ văn hóa lớp 4 hay hết lớp 3 sau khi đào tạo cán bộ về công tác ở địa phương một năm, trong một năm đó thì bổ túc văn hóa lên một lớp.
- Bổ túc đợt 2: học viên có trình độ văn hóa lớp 5 hay hết lớp 4.
Nên coi việc bổ túc văn hóa hiện nay là một công tác cách mạng rất khó khăn, nhưng rất cần thiết và cần phải phát triển việc bổ túc văn hóa thì mới có thể xây dựng ngành được, và mới có thể nâng cao chất lượng cán bộ được.
Có rất nhiều biện pháp bổ túc văn hóa cho cán bộ:
- Theo học tại các trường bổ túc ở địa phương với các cán bộ xã của các ngành khác.
- Ty hay huyện có thể tập trung theo các đợt ngắn ngày để bổ túc.
- Dành 1 buổi hay 2 buổi hàng tuần để học văn hóa trong 3 tháng đào tạo hay bổ túc; sau lớp học, học viên sẽ ôn tập củng cố bài ở nhà. Nếu cố gắng nâng cao thực sự trình độ văn hóa lên được một lớp trong các thời gian đào tạo hay bổ túc chuyên môn thì rất tiện cho anh chị em học viên.
Ty và trường cán bộ y tế địa phương nên coi việc bổ túc văn hóa cho cán bộ xã là một nhiệm vụ của mình, cũng ngang với việc bổ túc văn hóa cho cán bộ trong biên chế. Nó là một công tác cách mạng hết sức cấp bách, quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn.
Việc ấn định thời gian 1 năm giữa các đợt đào tạo bổ túc có mục đích là cho cán bộ có thì giờ tương đối đủ để bổ túc văn hóa thêm và tích lũy kinh nghiệm.
Tuy nhiên tùy hoàn cảnh của địa phương (cán bộ ít, nhu cầu nhiều, v.v…) có thể rút ngắn thời gian này lại dưới 1 năm, hoặc có thể đào tạo thành 2 đợt, mỗi đợt 4 tháng rưỡi, hoặc có thể đào tạo một mạch 9 tháng cả 3 chương trình, nếu hoàn cảnh cho phép (học viên có khả năng thoát ly sản xuất địa phương, có trình độ văn hóa lớp 4, v.v…). Điểm căn bản là phải đảm bảo chất lượng của cán bộ lúc xong lớp.
Đối với miền núi thì yêu cầu văn hóa có thể thấp hơn một lớp hay hơn tùy theo trình độ văn hóa chung của nhân dân. Tuy nhiên đường lối chung cũng vẫn là bổ túc văn hóa nhịp nhàng với việc bổ túc chuyên môn.
b) Quản lý cán bộ đào tạo:
Bộ nhắc các Ty là cần đặc biệt lưu ý để quản lý cho được số cán bộ đào tạo ra hàng năm. Muốn như vậy thì mỗi học viên cần có 3 quyển sổ nhỏ:
- 1 quyển do học viên giữ lấy.
- 1 quyển do bộ phận huấn luyện giữ (nếu đào tạo ở huyện).
- 1 quyển do Ty giữ hay trường Cán bộ y tế.
Sau mỗi lần đào tạo, bổ túc thì sẽ ghi vào sổ chứng nhận học lực, kết quả học tập của học viên v.v… Việc đăng ký học sinh đề ra hiện nay là một vấn đề mới đối với địa phương, cho nên sẽ xuất hiện ra một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên chúng ta cần cố gắng thực hiện cho được, để sau này có thể nắm chắc được tình hình đào tạo cán bộ. Kèm theo bản thông tư này có các chương trình cho miền núi và miền xuôi.[1]
- Đào tạo cán bộ y tế xã 3 tháng.
- Bổ túc đợt một 3 tháng lên 6 tháng.
- Bổ túc đợt hai 6 tháng lên 9 tháng (thành y tá sơ cấp).
Bộ đề nghị các Ty, các trường cán bộ y tế địa phương nghiên cứu thông tư và các chương trình đào tạo để bắt đầu thi hành cho 1961, và trên cơ sở công tác thực tế góp các ý kiến bổ khuyết để sau một thời gian công tác có thể xây dựng được những chương trình hoàn chỉnh hơn.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
[1] Không đăng trong Công báo này
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây