Thông tư 02-BXD/QLXD năm 1993 hướng dẫn quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 02-BXD/QLXD năm 1993 hướng dẫn quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 02-BXD/QLXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 26/01/1993 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02-BXD/QLXD |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 26/01/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02-BXD/QLXD |
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1993 |
Thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 28-HĐBT ngày 6-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Thực hiện Điều lệ quản lý Xây dựng cơ bản (XDCB) ban hành theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và các Quy định, Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư của nước ngoài;
Sau khi đã thoả thuận với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và các Bộ có liên quan, Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
1. Công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài là công trình có sử dụng vốn của các tổ chức hay cá nhân người nước ngoài đầu tư để xây dựng theo các hình thức đầu tư được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các công trình hợp tác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài (kể cả Khu chế xuất) và các công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam.
2. Công trình xây dựng nêu trong Thông tư này bao gồm xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, trung tu, phục hồi các công trình sản xuất và phi sản xuất.
3. Xác định chủ đầu tư:
Chủ đầu tư các công trình xây dựng nói trên phải là người đại diện hợp pháp (hay là người được uỷ quyền đủ tư cách pháp nhân) của doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài có công trình xây dựng tại Việt Nam.
Chủ đầu tư phải tuân theo luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định về quản lý xây dựng ở Thông tư này.
1. Tất cả các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài đều phải lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật như quy định tại Nghị định 28-HĐBT ngày 6-2-1991 và phải được thẩm định theo Quyết định 366-HĐBT ngày 7-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Khi chọn địa điểm để lập dự án chủ đầu tư phải thảo luận với chính quyền cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) để có thoả thuận về địa điểm chọn phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, điều kiện an toàn và sử dụng công trình kỹ thuật hạ tầng.
Trường hợp công trình thuộc dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ xét duyệt hoặc công trình xây dựng ở nơi chưa có quy hoạch chung được duyệt thì phải có sự thoả thuận về địa điểm của Bộ Xây dựng và Tổng cục Quản lý ruộng đất.
3. Chủ đầu tư có thể tự làm hoặc thuê các tổ chức tư vấn của Việt Nam hay nước ngoài lập dự án và luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Cơ quan lập dự án nước ngoài khi thu thập tài liệu về tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và các tài liệu kỹ thuật khác của Việt Nam để lập dự án, chọn địa điểm cần hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam có tư cách pháp nhân để thực hiện.
1. Chủ đầu tư có thể trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn của Việt Nam hay nước ngoài để tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu thiết kế.
1.1. Các tổ chức thiết kế Việt Nam dự thầu hoặc nhận thầu thiết kế phải có tư cách pháp nhân và có giấy phép hành nghề được cấp theo quy chế của Bộ Xây dựng và được ưu tiên khi chọn thầu thiết kế trong điều kiện kỹ thuật và thương mại như nhau.
1.2. Các tổ chức thiết kế nước ngoài phải có tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề của nước sở tại hoặc được quốc tế công nhận. Tổ chức thiết kế nước ngoài có thể liên kết với tổ chức thiết kế Việt Nam thông qua hợp đồng kinh tế để đấu thầu hoặc giao lại một phần công việc thiết kế đã trúng thầu cho tổ chức thiết kế Việt Nam để thực hiện.
1.3. Khuyến khích việc thành lập các liên doanh về thiết kế giữa tổ chức thiết kế nước ngoài và tổ chức thiết kế Việt Nam để nhận thầu thiết kế công trình.
1.4. Việc khảo sát phục vụ thiết kế công trìnnh (bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, môi trường) phải do tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của tổ chức thiết kế thông qua hợp đồng kinh tế.
Việc thiết kế công trình phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam, trong trường hợp dùng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận.
1.5. Cơ quan thiết kế chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về thiết kế công nghệ, tính toán kết cấu, đảm bảo an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi thi công cũng như khi vận hành công trình.
2. Thẩm định thiết kế.
2.2. Hồ sơ nộp cho cơ quan thẩm định thiết kế Nhà nước Việt Nam là ba bộ mỗi bộ gồm:
- Bản thuyết minh và đồ án thiết kế kỹ thuật;
- Bản sao giấy phép đầu tư;
- Tài liệu khảo sát;
- Hợp đồng thiết kế và các văn bản có liên quan khác.
2.3. Phân cấp thẩm định thiết kế.
Dựa trên nhóm công trình được phân loại theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 366-HĐBT ngày 7-11-1991 việc phân cấp thẩm định thiết kế như sau:
- Đối với các công trình thuộc nhóm A, B, Bộ Xây dựng chủ trì hội đồng thẩm định;
- Các công trình thuộc nhóm C:
+ Nếu các bên Việt Nam trong liên doanh thuộc các ngành Trung ương có công trình thuộc chuyên ngành xây dựng nào thì các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đó chủ trì Hội đồng thẩm định.
+ Nếu bên Việt Nam trong liên doanh thuộc địa phương hoặc tư nhân thì Sở Xây dựng cấp tỉnh tổ chức thẩm định.
2.4. Nội dung thẩm định:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế (tư cách pháp nhân của tổ chức thiết kế, sự phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy hoạch và kiến trúc công trình).
- Các giải pháp kết cấu chính đảm bảo tính ổn định và bền vững của công trình.
- Các biện pháp an toàn công nghệ và thi công bảo vệ môi trường và phòng chống hoả hoạn.
Ngoài các nội dung quy định trên, chủ đầu tư có thể yêu cầu thẩm định thêm các nội dung khác của đồ án thiết kế.
2.5. Văn bản kết luận của tổ chức thẩm định phải nêu rõ mức độ thoả mãn của đồ án thiết kế đối với từng nội dung nêu ở điểm (2.4) và phải kết luận về khả năng thực thi của đồ án.
2.6. Thời hạn thẩm định thiết kế là 45 ngày đối với các công trình thuộc nhóm A, B, và 30 ngày đối với công trình thuộc nhóm C, trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc phải bổ sung hoàn chỉnh theo yêu cầu trên thì thời gian thẩm định kéo dài tương ứng với thời gian bổ sung hồ sơ.
2.7. Kinh phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Việc xây lắp công trình phải áp dụng nguyên tắc đầu thầu trừ những trường hợp đặc biệt do Bộ Xây dựng và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quyết định. Khi xây lắp công trình cần ưu tiên sử dụng tổ chức xây dựng Việt Nam, các loại vật tư thiết bị có tại Việt Nam cũng như cán bộ kỹ thuật và lao động Việt Nam.
Chủ đầu tư không có tổ chức xây lắp hợp pháp là đơn vị trực thuộc của mình thì không được tự thi công công trình (trừ trường hợp sửa chữa và cải tạo nhỏ).
2. Việc đấu thầu phải tiến hành theo quy chế đấu thầu của Việt Nam.
3. Các tổ chức xây dựng Việt Nam tham gia dự thầu hoặc nhận thầu xây dựng công trình phải có tư cách pháp nhân và có giấy phép hành nghề xây dựng được cấp theo quy định của Bộ Xây dựng.
Các tổ chức xây dựng nước ngoài muốn tham gia dự thầu hoặc nhận thầu công trình tại Việt Nam đều phải được Bộ Xây dựng cấp giấy phép.
4. Các tổ chức xây dựng phải thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, phải thực hiện công nghệ xây lắp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi sinh, môi trường tại khu vực xây dựng.
D. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân theo Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Quyết định số 102-BXD-GD ngày 15-6-1992 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Thực hiện chế độ bảo hiểm xây lắp công trình:
Các tổ chức thiết kế và xây lắp phải mua bảo hiểm xây lắp đối với từng công trình theo quy định của Nhà nước.
3. Nghiệm thu công trình.
3.1. Công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp theo Điều 32 Điều lệ quản lý và xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định 385-HĐBT ngày 7-11-1990 và tiêu chuẩn Việt Nam quy định;
3.2. Công trình thuộc nhóm A (theo Quyết định 366-HĐBT) do Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thực hiện;
3.3. Công trình thuộc nhóm B do Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ hoặc tỉnh thực hiện;
3.4. Các công trình thuộc nhóm C do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện với sự chứng kiên của cơ quan giám định xây dựng tại địa phương;
3.5. Công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài do chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu có sự chứng kiến của giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước;
3.6. Hệ số hoàn công do các tổ chức xây lắp theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Trong thời hạn chậm nhất là 3 tháng sau khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ về xây dựng công trình cho cơ quan lưu trữ quốc gia, theo quy định về lưu trữ tài liệu Nhà nước.
Công trình chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã hoàn thành đầy đủ việc nghiệm thu theo các quy định trên.
4. Đăng ký quyền sử dụng.
Các công trình xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư phải đăng ký quyền sử dụng tại Sở xây dựng hoặc Sở Nhà đất của tỉnh, thành phố.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng thống nhất trong cả nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ đầu tư xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện Thông tư này.
|
Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây